Giác Minh Luật - Nhà sư trẻ mê viết sách cho tuổi mới lớn

15/09/201712:46 SA(Xem: 14188)
Giác Minh Luật - Nhà sư trẻ mê viết sách cho tuổi mới lớn

GIÁC MINH LUẬT -
NHÀ SƯ TRẺ MÊ VIẾT SÁCH CHO TUỔI MỚI LỚN

blank
Giác Minh Luật
Có thể nói trào lưu trong những năm gần đây về sự ra đời của nhiều quyển sách viết riêng cho người trẻ đã chiếm được lòng của đông đảo bạn đọc là những thế hệ 8X và 9X trong thị trường xuất bản sách tại Việt Nam.

Dường như là một ý tưởng mới với sự nỗ lực không ngừng để thực hiện của một tác giả trẻ vừa là một nhà sư trẻ 9X đang lần lượt cho ra đời những quyển sách mang âm hưởng Phật giáo dành riêng cho người trẻ yêu quý đạo Phật đã hoà vào dòng chảy của văn học tuổi teen với cách viết nhẹ nhàng, vui nhộn và gần gũi đã mang đến một sinh khí mới khá thú vị để đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận giới trẻ muốn quan tâmtìm hiểu đạo Phật thông qua cách diễn đạt khá sinh động này.

“Khổ răng mà khổ rứa” là cuốn sách thứ 3 của tác giả - nhà sư trẻ Giác Minh Luật, sau hai tác phẩm: Nếu trở thành tu sĩ…, Chú tiểu Pháp Đăng. Đã để lại những ấn tượng khá đặc biệt về số lượng liên tục tái bản sau 2 tuần phát hành.

Để nói về sức hút và thành công của quyển sách, sư Giác Minh Luật cho rằng: “Có lẽ sách được mọi người yêu thích vì những câu chuyện về những nhân vật đời thường được phản ảnh qua lăng kính lạc quantrong sáng. Để rồi mỗi hoàn cảnh, mỗi con người như một bức tranh lòe loẹt với những gam màu sáng tối đang được hòa lẫn vào nhau thành một thứ hỗn độn để thách thức những ai phải ngồi lại chiêm nghiệm và thưởng thức nó một cách sâu sắc cũng như lặng yên để tìm ra cái tạm gọi là nghệ thuật sống của riêng mình”. 

Sư chia sẻ thêm: “Là người xuất gia, tôi nhận thấy mình như là nơi để những ai đang có những nỗi niềm sầu muộn, khó khăn và bế tắc có thể dễ dàng tìm đến để mở lòng và sẻ chia. Từ đó, đã giúp cho tôi nhận ra thêm nhiều điều hơn về cuộc sống, về con người và về cả những góc khuất của cuộc đời vốn được dựng xây từ chất liệu của nước mắt và đau thương. 

blank
Sách: Khổ răng mà khổ rứa.

Nhưng cũng chính từ đó, tôi đã bắt gặp được những con người thật hạnh phúc, những tâm hồn thật cao đẹp và những ước mơ thật hồn nhiên vẫn còn đang cháy bỏng trong chính con người của họ”.

Chân dung về một nhà sư trẻ

Không dừng lại ở đó, câu chuyện về một nhà sư trẻ đam mê viết sách cho người trẻ càng được sống động hơn khi chúng tôi có duyên tìm hiểutiếp xúc trò chuyện với sư để hiểu hơn về những hạnh nguyện mà sư đang làm.

Sư thế danh (tên đời) là Lê Văn Trúc, sinh năm 1992, sư xuất gia từ nhỏ tại tịnh xá Ngọc Minh (Bình Thuận) thuộc Hệ phái Khất sĩ, năm lên 18 tuổi sư đã bắt đầu thành lập tổ chức Câu lạc bộ Nhân Sinh nơi quy tụ đông đảo những bạn trẻ là sinh viên, học sinh…cùng tham gia tình nguyện dấn thân trong các hoạt động từ thiện và giao lưu kết bạn tìm hiểu về đạo Phật qua những chương trình thực tập thiền và nghe pháp thoại trong mỗi chương trình do Câu lạc bộ tổ chức đến nay đã trở thành một tổ chức tình nguyện lớn mạnh dành cho giới trẻ yêu quý đạo Phật tại Sài Gòn với hơn 5 năm kể từ ngày đi vào hoạt động. Năm 2013, sư được chính thức công nhậntài năng trẻ Việt Nam về lĩnh vực văn hoá và hoạt động xã hội, cũng như sư đã liên tục nhận được nhiều giải thưởng báo chí, bằng khen và học bổng có giá trị.

Khi chúng tôi hỏi về những điều này, sư chia sẻ: “Con trò thật sự chỉ cố gắng hết mình để từng ngày, từng giờ tự mình hoàn thiện bản thânnỗ lực tu học, ngoài ra là một người xuất gia được Thầy bổn sư (người Thầy làm lễ thế phát) truyền trao cho mình những hoài bão, những kỳ vọng là phải luôn giữ vững tinh thần trách nhiệm của một vị Tỳ-kheo luôn tâm tâm niệm niệm nỗ lực giúp đời và phụng sự nhân sinh, vì thế con trò cứ cố gắng học tu và làm việc theo khả năng có thể để hầu đền đáp ân đức của Tổ-thầy và những người thân yêu bên cạnh đang kỳ vọng ở mình, còn những gì đạt được thì xem nhưđộng lực nho nhỏ để mình nhìn lại và cố gắng hơn thôi, chứ với người xuất gia học Phật thì lý tưởng giải thoát giác ngộ mới thật sự là quan trọng hơn hết còn những việc còn lại chỉ là phương tiện độ đời”.

Thử thách và những ước mơ

Nếu ai có duyên được một lần tiếp xúc hay trò chuyện với nhà văn, nhà sư trẻ này, thì ít nhiều gì họ cũng cảm nhận được ở chính bên trong con người của sư luôn cháy bỏng sự nhiệt thành, chăm chỉ, giản dị và luôn nỗ lực phụng sự không ngừng trong công việc để từ đó sư đã truyền tải cảm hứng này cho rất nhiều bạn trẻ đã có lần gặp mặt hay qua những quyển sách do sư viết, sư gửi gắm.

Nghệ sĩ Đại Nghĩa người đã có duyên viết lời giới thiệu cho hai tác phẩm của sư chia sẻ: “Đọc những quyển sách do sư viết, để chúng ta chợt nhìn lại, chợt hiểu hơn mà càng thương, càng quý hơn lý tưởng cao đẹp mà sư đang cố gắng nỗ lực từng ngày, từng giờ để bước đi vào đời bằng chính đôi chân và hạnh nguyện”.

Khi hỏi về những khó khăn trên con đường tu học với tâm lý là một người trẻ mà sư đã trải quađối diện:

Sư nhẹ nhàng chia sẻ với chúng tôi: “Quả thật, trên bước đường tu học ai cũng phải gặp những khó khăn và chướng duyên nhất định nhưng nếu ta đã xác quyết được lý tưởngniềm tin thì dẫu như thế nào đi nữa ta cũng dễ dàng xem nhẹ và vượt qua nó, hồi còn là chú tiểu tôi cũng được luân chuyển hay tự bỏ đi xin học tu ở nhiều chùa, vì nơi nào mà tôi thấy mình có duyên và có thể nương tựa thật sự ở một người Thầy đức độ để tiến tu trên con đường học đạo thì tôi mới quyết định trụ lại để nương tựa. Có một kỷ niệm và cũng là thử thách đáng nhớ của tôi và mẹ, hồi đó khi còn là chú tiểu tôi đã bỏ “đi bụi” lang thang ở Sài Gòn, mẹ với tôi đi khắp nơi để xin các chùa cho mình ở lại tu học nhưng khi ấy do tôi còn quá nhỏ nên không nơi nào nhận, sau đó do quá mỏi mệt nên mẹ với tôi núp dưới chân tháp chùa Vĩnh Nghiêm ăn mấy ổ bánh mì trong cơn mưa lạnh, xong rồi đành bỏ về lại quê xin vào nương tựa tu học tại tịnh xá Ngọc Minh (Bình Thuận) do Đại Đức Thích Giác Hiếu trụ trì cho đến nay. Nhờ trải qua những lúc khó khăn như vậy mà đã giúp cho tôi mạnh mẽ và chín chắn hơn sau này”.

Được biết, dẫu là một người xuất gia trẻ nhưng sư đã tổ chức rất nhiều khoá tu học dành cho người trẻ như: Hội trại Thanh niên Phật giáo, lớp học Phật pháp tại Việt Namgần đây nhất là khoá tu “Returning Home” và “Young Lotus” được tổ chức tại Hoa Kỳ với đông đảo bạn trẻ người Mỹ gốc Việt trở về tham dự và theo đó là những khoá tu học thiền chánh niệm do sư hướng dẫn.

Công việc hiện tại và những dự định sắp tới?

Sư chia sẻ: “Hiện nay con trò đang theo học tại Mỹ, việc học bên đây cũng khá nhiều áp lực do mình mới tiếp xúc với môi trường mới nên còn khá nhiều điều lạ lẫm cần phải thích nghi dần và trong thời gian này mình đặc biệt tập trung cho việc học cũng như cố gắng thường xuyên tạo điều kiện tổ chức những khóa tu học vào các ngày chủ nhật, ngoài ra thời gian còn lại mình sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất có thể tiếp tục cho ra mắt quyển sách tiếp theo để phục vụ bạn đọc gần xa đặc biệt là giới trẻ và những ai muốn quan tâm tìm đọc”.

Với những gì mà sư đã làm và nỗ lực đã giúp cho những lời khuyên, những trang sách do sư viết đều được gửi gắm từ những kinh nghiệm thực tiễn tận đáy lòng mình để những bạn trẻ thế hệ 8X; 9X có dịp đọc qua hay tiếp cận sẽ ít nhiều nhận được những bài học giá trị trong mỗi trang sách mang lại và thiết nghĩ sư và những vị xuất gia trẻ đang tu học trong chốn thiền môn như những “nhánh bồ đề” đáng quý để mỗi chúng ta luôn trân trọng, dưỡng nuôi và ghi nhận với những gì mà các vị đã làm, đã nỗ lực để mang giới trẻ quay về với đạo Phật.

Để đúc kết lại câu chuyện về nhà sư trẻ Giác Minh Luật với niềm đam mê viết sách cho người trẻ, chúng tôi xin được trích lại một đoạn trả lời phỏng vấn của sư trên số báo Giác Ngộ:

“Tôi cũng như các bạn, những người trẻ nên còn nhiều khuyết điểm, lỗi lầm... nhưng quan trọng là mình có dám can đảm để vượt qua nó, mỉm cười để chấp nhận nó hay không. Cuộc sống là cả một chặng đường dài để hoàn thiện bản thân mình về nhân cách, đạo đức. Vì thế tôi đang từng bước đi trên con đường đó, còn các bạn thì sao? Hãy chọn cho mình một con đường đi mà các bạn đã biết đó là con đường cao thượng”. 

Hoàng Phong thực hiện
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2010(Xem: 27569)
20/07/2010(Xem: 21285)
20/07/2010(Xem: 19478)
05/12/2015(Xem: 14079)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.