Buddhafest: Liên Hoan Phim Phật Giáo Tại Hoa Kỳ - Minh Phú

22/07/201112:00 SA(Xem: 18540)
Buddhafest: Liên Hoan Phim Phật Giáo Tại Hoa Kỳ - Minh Phú


BUDDHAFEST:
Liên hoan phim Phật giáo tại Hoa Kỳ
Minh Phú

buddhafestfilmfestivalBuddhaFest lần này không chỉ trình chiếu các phim về Phật giáo, hay các phim lấy nguồn cảm hứng từ đạo Phật; Ban Tổ chức còn mời các hành giả, diễn giả uy tín trình bày sự hiểu biết của họ về lời Phật dạy, về các pháp môn hành trì, cũng như chia sẻ kinh nghiệm tu học, tổ chức giao lưu, vấn đáp. Bên cạnh đó, các thời khóa hành thiền cũng được tổ chức cho khách tham dự, để họ có cơ hội trải nghiệm những phút giây an bình do các phương pháp thiền tập đơn giản đem lại.

BuddhaFest do Eric Forbis và Gabriel Riera đồng sáng lập và tổ chức lần đầu vào năm 2010. Tiếp nối thành tựu từ liên hoan phim Phật giáo năm 2010, BuddhaFest 2011 năm nay được tổ chức khá đa dạng về nội dung lẫn hình thức, thu hút hơn 3.000 người tham dự.

Phim ảnh, với thế mạnh của hình ảnh trực quan sinh động cộng với tính hấp dẫn của nội dung, có sức ảnh hưởng lớn của đối với nhận thức, tình cảm của con người. Trong việc truyền bá giáo lý đạo Phật, phương tiện này cũng đóng một vai trò quan trọng, góp phần chuyển tải những lời dạy của Đức Phật đến quảng đại quần chúng và khơi gợi trong lòng khán thính giả ý niệm sống hướng thượng, khơi dậy lòng thương yêu, vị tha.

Đêm khai mạc BuddhaFest 2011 diễn ra khá ấn tượng, mang đậm hương sắc Phật giáo. Khởi đầu là phần tụng niệm của các vị Tăng sĩ Phật giáo Nguyên thủy thuộc các nước: Thái Lan, Sri Lanka, Campuchia, Ấn Độ. Mặc dù đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng các vị đã cùng hòa âm, cất lên những lời kinh, những bài kệ bằng tiếng Phạn rất thiêng liêng, trầm hùng. Tiếp theo đó là bài phát biểu khai mạc BuddhaFest 2011 của Tiến sĩ Hugh Byrne, giáo thọ và cũng là người đồng sáng lập Tổ chức Phật giáo Hòa bình ở Washington.

Trong chương trình bốn ngày của Liên hoan phim Phật giáo BuddhaFest, Ban Tổ chức đã chọn trình chiếu nhiều bộ phim khá mới, thật sự gây xúc động và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán thính giả. Trong số đó, phải kể đến các phim: Tôi là như thế (I Am), Sự minh triết điên dại (Crazy Wisdom), Vì lợi ích của tất cả chúng sanh (For The Benefit of All Beings), Một Đức Phật (Un Buda - tiếng Argentina), Hang động trong núi tuyết (Cave In The Snow)…

Tôi là như thế (I am) tuy không phải phim Phật giáo, nhưng những lời dạy của Đức Phật lại bàng bạc ở trong phim, cho người xem hiểu rõ về tính phổ quát của những nguyên tắc về sự hợp tác, về tính phụ thuộc lẫn nhau và tình yêu thương, tạo nên điều cốt lõi của nhân loại. Phim do Tom Shadyac viết kịch bản và đạo diễn. Nhân vật chính cũng chính là Tom Shadyac. Chuyện kể về bước ngoặt trong cuộc đời của Tom Shadyac, một trong những đạo điễn hàng đầu của Hollywood, sau khi anh bị tai nạn giao thông vào năm 2007. Tai nạn ấy đã khiến cho Tom Shadyac bị chấn thương sọ não, rơi vào trạng thái hôn mê kéo dài, nhưng sau đó đã dần dần bình phục. Kể từ đó, anh bắt đầu thay đổi nếp sống cũng như mục đích sống của mình, anh quyết định chia sẻ những cảm nhận rất riêng tư về nếp sống trước đó - một nếp sống nhiều tham vọng và quá phung phí. Giờ đây, anh xây nhà cho những người vô gia cư, làm các việc phúc lợitìm cách cải thiện xã hội. Bộ phim hình thành nơi người xem hai vấn đề quan trọng, đó là: “Có điều gì bất ổn đối với thế giới của chúng ta?”, “Chúng ta có thể làm gì để cải thiện thế giới này cho tốt hơn?”. Theo như lời của Marianne Williamson thì: “Sự chuyển hóa đã diễn ra mạnh mẽ ở bên trong Tom Shadyac. Anh ấy đã truyền tải kiến thức uyên thâm đến công chúng, diễn tả sự giao thoa giữa minh triết cổ đại và tri thức hiện đại theo xu hướng vừa thú vị vừa sáng tỏ. Tôi là như thế là một tia sáng và là một tác phẩm của tình thương yêu”.

Sự minh triết điên dại (Crazy Wisdom) là bộ phim tài liệu về cuộc đời ngài Chogyam Trungpa Rinpoche - một nhân vật quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo Tây Tạng đến phương Tây, và là người sáng lập Shambhala - một tổ chức cộng đồng thiền tập mang tính quốc tế, sáng lập năm 1973.

Vì lợi ích của tất cả chúng sanh (For The Benefit of All Beings) là bộ phim tài liệu về cuộc đời Đức Garchen Triptrul Rinpoche, do Christina Lundberg đạo diễn. Christina Lundberg bày tỏ: “Đây là một bộ phim về tiềm năng của tâm giác ngộ trong mỗi chúng ta, tâm ấy có thể được phát sáng và lớn mạnh thông qua sự quán sát khéo léo. Tôi hy vọngcầu nguyện rằng câu chuyện về cuộc đời của Đức Garchen Triptrul Rinpoche có thể khiến cho người xem cảm độngđánh thức họ như nó đã là làm rung động trái tim của chính tôi vậy”.

Một Đức Phật (Un Buda) là một phim truyện đặc sắc đầu tiên của đạo diễn Diego Rafecas, một vị giáo thọ dạy thiền ở Argentina. Bộ phim đi theo dòng thời gian của hai anh em mồ côi và thất lạc nhau từ nhỏ, khi cha mẹ họ bị quân đội bắt trong “những cuộc chiến tranh dơ bẩn” vào thập niên 1970 ở Argentina. Người em, Tomas, là một gã lang thang và sống lãnh đạm, theo lối khổ hạnh và có bản tính thương người. Người anh, Rafael, là một giáo sư triết học của một trường đại học, sống độc thânvô tư. Cả hai đã phải vật lộn với sóng gió của cuộc đời để vươn lên, và không lúc nào họ lãng quên việc tìm kiếm người anh/em của mình. Bước ngoặt cuộc đời đã đến với hai anh em khi họ tìm thấy nhau tại một trung tâm thiền thuộc vùng nông thôn Buenos Aires. Un Buda mở rộng sự cảm nhận của chúng ta về đạo Phật trong thế giới ngày nay.

Hang động trong núi tuyết (Cave In The Snow) là một bộ phim về Ni sư Tenzin Palmo, người đã từ bỏ tất cả những gì đang có, dâng hiến trọn cuộc đời cho con đường tâm linh, cho sự trau dồi từ bitrí tuệ, hướng đến sự giải thoát. Bộ phim dựa trên cuốn sách cùng tên, viết về cuộc đời của Ni sư Tenzin Palmo, một trong những cuốn hồi ký bán chạy nhất trên thế giới. Ni sư Tenzin Palmo là người phụ nữ phương Tây thứ hai được thọ giới Tỳ kheo nitrở thành một vị nữ tu sĩ theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Ni sư đã ẩn tu trong một hang động trên dãy Hymalaya trong vòng 12 năm để chuyên tâm thực tập thiền định. Ở đấy, Ni sư phải đối diện với sự giá lạnh không thể tưởng, rồi những lần tuyết lở, những trận bão tuyết, những con chó sói, và Ni sư phải tự trồng cây lương thực để làm thức ăn cho mình. Đối với Ni sư, đấy là một khoảng thời gian rất hạnh phúc. Ni sư tâm sự: “Tôi đã chuẩn bị cho sự ẩn tu trong hang động của mình, nhưng cuộc sống tự nó có cách phục vụ cho bạn những gì bạn cần, chứ không phải là những gì bạn nghĩ là bạn muốn”.

Cùng với việc trình chiếu các bộ phim, Ban Tổ chức còn tổ chức chương trình giao lưu giữa các đạo diễn với khán giả sau khi kết thúc phim. Tại đấy, các vị đạo diễn trình bày những ý tưởng, những nguồn cảm hứng và cả những tình cảm của họ về bộ phim do họ đạo diễn, đồng thời trả lời những câu hỏi của khán thính giả.

Các thời pháp thoại và hướng dẫn hành thiền cũng là những hoạt động quan trọng, được được tổ chức xen kẽ với việc trình chiếu và trải dài trong suốt 4 ngày diễn ra liên hoan phim. Ban Tổ chức đã mời các diễn giả, hành giảuy tín đến trình bày, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn mọi người tu tập. Trong số đó, có các vị uy tín như: Lama Tsony, Ruth King, Tara Brach… 

Lama Tsony là một tu sĩ Phật giáo người phương Tây, theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Thầy đã hoàn tất khóa tu thiền 3 năm dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Lama Gendun Rinpoche. Thầy cũng từng trụ trì tu viện Kundreul Ling ở Pháp. Hiện thầy là một vị giáo thọuy tín ở các nước phương Tây, được nhiều trung tâm thiền mời đến thuyết giảng và hướng dẫn hành thiền cho các thiền sinh. Tại liên hoan phim lần này, Lama Tsony trình bày về đề tài “Liếm hết mật trên lưỡi dao lam”.

Ruth King là một chuyên gia tâm lý, là người tiên phong trong việc nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm. Ruth King đã nghiên cứu cả Phật giáo Nguyên thủyĐại thừa từ năm 1992. Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tập của mình, cô đã kết hợp tri thức về tâm lý học chuyên sâu và sinh lý thần kinh với những nguyên tắc thực tập chánh niệm; nhờ vậy mà khi hướng dẫn mọi người thực tập chánh niệm, cô đã giúp học viên nâng cao sự ý thức về xúc cảm của chính họ và ý thức đạo đức. Hiện cô là người hướng dẫn trong các khóa tu, là chuyên gia tư vấn tâm lý và làm cố vấn cho các tổ chức khác nhau. Đến với liên hoan phim lần này, cô trình bày về đề tài “Trí tuệ xúc cảm: chữa lành trái tim và tâm hồn”.

Tiến sĩ Tara Brach là một vị giáo thọ người phương Tây hàng đầu, chuyên giảng dạy về thiền, chữa trị cảm xúc và sự tỉnh thức tâm linh. Cô đã thực tập và hướng dẫn hành thiền hơn 35 năm, đặc biệt chú trọng vào thiền Minh sát tuệ. Tara Brach là một vị giáo thọ sư cao cấp và là người sáng lập Cộng đồng Chánh niệm ở Washington. Tara Brach còn là một nhà hoạt động vì hòa bình và là một Phật tử dấn thân. Tại liên hoan phim lần này, cô trình bày về đề tài “Tình thương yêu: Dược liệu tối ưu”. 

Nhìn chung, các buổi chiếu phim và các giờ pháp thoại, hành thiền trong chương trình của liên hoan phim đều thu hút khá đông người tham gia, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Các hoạt động này đã góp phần không nhỏ trong việc truyền bá giáo lý và các pháp môn tu tập của đạo Phật đến với công chúng. Và có một điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy, đó là phần lớn các phim được trình chiếu tại liên hoan phim lần này có nội dung liên quan đến các nhân vật thuộc truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Qua đó, chúng ta thấy sức ảnh hưởng và sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Tây Tạng ở Hoa Kỳ nói riêng và đối với cộng đồng người phương Tây nói chung như thế nào. 

(Theo Buddhafest.org)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/04/2012(Xem: 14176)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.