Bồ-tát Quán Thế Âm Tên Gọi, Hình Tượng & Tín Ngưỡng - Thích Nguyên Hùng

03/04/201212:00 SA(Xem: 21702)
Bồ-tát Quán Thế Âm Tên Gọi, Hình Tượng & Tín Ngưỡng - Thích Nguyên Hùng

Bồ-tát Quán Thế Âm
Tên gọi, hình tượng & tín ngưỡng
Thích Nguyên Hùng

Tên gọi

Bồ-tát Quán Thế Âm vốn có tên tiếng Phạn là Avalokiteśvara. Đó là một vị Bồ-tát mà tại các nước Á châu ai cũng biết, vì Ngài có bổn nguyện từ bi cứu độ chúng sanh vô cùng rộng lớn. Trong tiếng Hán, Ngài còn được gọi với các tên như: Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại, Quán Thế Tự, Khuy Âm, Hiện Âm Thanh, Quán Âm… Ngoài ra, còn gọi là Cứu Thế Bồ-tát, Cứu Thế Tịnh Thánh (Duh!-kharaksaka), hoặc Thí Vô Úy Giả (Abhayamdada), hoặc Thí Vô Úy Giả Liên Hoa Thủ (Padmapāni), Phổ Môn (Saman-tamukha), Đại Bi Thánh Giả (Mahākārunikamuni).

Trong cuốn Bát-nhã tâm kinh khu tán, quyển thượng, ngài Khuy Cơ giải thích: Quán có nghĩa là chiếu, tức là trí tuệ thấy suốt lẽ có không; tự tại có nghĩa là tự do, tức là chỉ cho cái quả giải thoát đã đạt được. Xưa hành Lục độ, nay được quả viên mãn, mà sự viên mãn đó là nhờ vào trí tuệ quán chiếu, thành tựu được mười thứ tự tại. Mười tự tại đó là:

1. Thọ tự tại: Có thể kéo dài tuổi thọ tùy ý.

2. Tâm tự tại: Không nhiễm sanh tử.

3. Tài tự tại: Tài của dư dật, muốn là liền được, điều này do tu hạnh bố thí mà được.

4. Nghiệp tự tại: Chỉ làm việc thiện và khuyến khích người khác cùng làm.

5. Sanh tự tại: Tùy theo chỗ mong muốn mà thọ sanh, điều này do giữ giới mà được.

6. Giải thoát tự tại: Có thể tùy ý muốn mà biến hóa, do nhẫn mà được.

7. Nguyện tự tại: Muốn gì được nấy, do tinh tiến mà được.

8. Thần lực tự tại: Thần thông tối thắng, do định mà được.

9. Trí tự tại: Biết tất cả các ngôn ngữ, lời nói.

10. Pháp tự tại: Luôn khế kinh, khế lý, khế cơ, do tuệ mà được.

Ngài Khuy Cơ còn nói thêm rằng, Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát bổ xứ, là Đẳng giác Bồ-tát, không một nơi u tối, khổ đau nào mà ánh sáng từ bi của Ngài không soi thấu, mà nói đầy đủ là Ngài có mười thứ tự tại, cho nên gọi Ngài là Bồ-tát Quán Tự Tại.

Quán nhật kinh sớ, quyển 5 cũng nói, lúc Như Lai hành đạo Bồ-tát, nhờ quán sát đến chỗ cứu cánh mười thứ tự tại trên mà được con mắt liên hoa soi thấu khắp nơi.

Chú Duy-ma-cật kinh, quyển 1, dẫn lời của Cưu Ma La Thập giải thích rằng: “Ở đời có nguy nan gì thì xưng danh quy y, Bồ-tát quán sát nghe được âm thanh ấy liền tức thì đến cứu độ cho được giải thoát. Vì lý do đó cho nên tên gọi của Bồ-tát là Quán Thế Niệm, Quán Tự Tại”. (Đại chính 38, tr.331a).

Căn cứ vào giải thích này thì biết chính Cưu Ma La Thập cũng xác nhận từ Avalokiteśvara có nghĩa là Quán Tự Tại hoặc Quán Thế Tự Tại.

Trong cuốn Pháp hoa nghĩa ký, quyển 8, Pháp Vân cho rằng, ngoài danh hiệu Quán Thế Âm, Bồ-tát còn có ba danh hiệu khác, là Quán Thế Gian Âm Thanh, Quán Chúng Sanh Thân Nghiệp, Quán Chúng Sanh Ý Nghiệp, tên gọi tổng quát là Quán Thế Nghiệp. Trong đó, sở dĩ gọi tên Quán Thế Âm là bởi vì ở thế giới Ta-bà này lấy âm thanh để làm Phật sự.

Các kinh sớ như Pháp hoa kinh văn cú, quyển 10, Pháp hoa nghĩa sớ, quyển 12 (do các Cát Tạng biên soạn), Hoa Nghiêm kinh tham huyền ký, quyển 19, Pháp hoa kinh huyền tán, quyển 10… đều giải thích ý nghĩa của từ Avalokiteśvara theo ngài La Thập.

Các kinh Thành cụ quang minh định ý, Duy Ma Cật, Phóng quang bát-nhã, Quang tán bát-nhã, Đại bảo tích… là những kinh đầu tiên đề cập đến danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, nhưng những kinh này chưa nói đến bản duyênsự tích của Bồ-tát. Mãi đến khi Pháp hoa ra đời thì mới có một phẩm trình bày rõ ràng về hạnh nguyện lợi sanh của Bồ-tát ở thế giới Ta-bà này.

Hạnh nguyện

Căn cứ kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm Quán Thế Âm Phổ Môn tường thuật, thì người nào niệm danh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, người ấy lửa lớn không đốt được, nước lớn không cuốn trôi được, dạ-xoa, la-sát không hại được; những ai sợ hãi thì Bồ-tát ban tặng cho sự không sợ hãi ; những ai bị trói buộc bởi tham, sân, si thì Bồ-tát làm cho hết tham, sân, si; những ai muốn có con trai hay con gái thì Bồ-tát cho họ được như nguyện.

Bồ-tát Quán Thế Âm dùng vô số phương tiện để nhiếp hóa chúng sanh, tùy nghithị hiện, hoặc hiện bằng thân Phật, thân Phật Bích-chi, thân Thanh văn, thân Phạm Thiên… cho đến thân khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, thần Chấp kim cang… hễ với thân hình nào mà độ được chúng sanh thì Ngài đều biến hiện ra thân đó để mà hóa độ.

Bi hoa kinh, quyển 3, tường thuật sự kiện Bồ-tát Quán Thế Âm tự phát nguyện với Đức Phật. Kinh ghi: “Nguyện khi con hành Bồ-tát đạo, nếu có chúng sanh nào bị các khổ não, sợ hãi… có nguy cơ thối thất Chánh pháp, đọa vào đường dữ, ưu sầu, một mình côi cút, không người cứu hộ, không áo, không nhà, bần cùng cơ cực… nếu chúng sanh ấy có thể nhớ nghĩ đến con, niệm danh hiệu của con, vì chúng sanh ấy biết thiên nhĩ của con có thể nghe thấy, thiên nhãn của con có thể nhìn thấy, thì nếu chúng sanh ấy không thoát khỏi những khổ đau, ách nạn, con thề trọn không thành tựu quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề”. (Đại chính 3, tr.185c).

Bi hoa kinh còn cho biết, Quán Thế Âm là vị Bồ-tát Nhất sanh bổ xứ, Pháp thân Đại sĩ, đồng thời là vị Bồ-tát kế thừa vị trí của Phật A Di Đà. Công hạnh của Ngài cơ hồ đã viên mãn. Đã thành tựu công đức của mười phương chư Phật. Trong kinh có chỗ nói rằng, Quán Thế Âm vốn là Đức Chính Pháp Minh Như Lai ở đời quá khứ. Như vậy, Ngài là Phật mà hiện thân Bồ-tát. Ngài hiện thân trong vô lượng thế giới, dùng thân Bồ-tát để cứu chúng sanh gặp phải khổ nạn, thể hiện bi nguyện vô cùng rộng lớn của Ngài.

Bồ-tát Quán Thế Âm và Phật A Di Đà có một mối quan hệ vô cùng đặc biệt. Ngài không những là một trong ba vị Thánh ở phương Tây (Tây phương Tam thánh), mà có thuyết còn nói, chính Ngài là hóa thân của Phật A Di Đà.

Có người hỏi rằng, Bồ-tát Quán Thế Âm là người xứ nào? Đạo tràng của Ngài ở đâu? Kỳ thật, Quán Thế ÂmĐức Phật quá khứ hiện sinh trở lại thế giới này, cho nên không thể nói Ngài có đạo tràng cố định ở đâu, bởi vì không có chỗ nào mà Ngài không hiện thân (vô sát bất hiện thân). Ngài phụ giúp Phật A Di Đà tiếp độ chúng sanh về Tịnh độ. Cho nên, nếu có thể nói, thì đạo tràng của Ngài chính là thế giới Cực lạc. Tuy nhiên, theo kinh Hoa nghiêm và một số kinh khác thì đều cho rằng, đạo tràng của Ngài nằm ở núi Phổ-đà-lạc-dà, trên biển phía Nam Ấn Độ, đó chính là đạo tràng năm xưa của Bồ-tát Quán Thế Âm nơi thế giới Ta-bà này.

Hình tượng

Hoa nghiêm kinh, quyển 68, cho biết vị Bồ-tát này ở tại Nam hải Phổ Đà sơn, là nơi có vô lượng chư Bồ-tát vây quanh. Chỗ đó thuộc thế giới Ta-bà này. Nhưng Đại A Di Đà kinh, quyển thượng, Vô lượng thọ kinh, quyển hạ, thì cho rằng, Bồ-tát Quán Thế Âmthị giả của Đức Phật A Di Đà và hiện ở bên thế giới Tây phương Cực lạc, tùy duyên giáo hóa chúng sanh bên đó. Quán vô lượng thọ kinh còn nói rằng Bồ-tát Quán Thế Âm ở bên Tây phương Cực lạc sắc thân rất trang nghiêm.

Mật giáo cũng nói Bồ-tát Quán Thế Âmthị giả của Đức Phật A Di Đà. Nhưng thật ra Ngài là Vô Lượng Thọ Phật, do bổn nguyện mà thị hiện thân Bồ-tát đại từ bi. Mật giáo còn đem vị Bồ-tát này đặt vào trong thế giới thai tạng mạn-đà-la, ở giữa đài có tám viện, gồm Quán Âm viện, Biến Tri viện, Thích Ca viện, Văn Thù viện, Hư Không Tạng viện, Tô-tất-địa viện.

Tuy nhiên, cũng có không ít thuyết lại cho rằng Quán Âmthị giả của Đức Phật Thích Ca. Như Thanh Tịnh Quán Thế Âm Phổ Hiền Đà-la-ni kinh cho rằng, Phổ HiềnQuán Âmthị giả của Phật Thích Ca. Kinh ghi: "Bên phải họa tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, ngự trên tòa sen, đắp y màu trắng, quỳ gối chắp tay, mặt hướng nhìn Phật, nghe Phật thuyết pháp. Bên trái có ba cánh tay, một tay cầm hoa, một tay cầm tịnh bình, một tay cầm cuốn kinh. Bên phải có ba cánh tay, một tay bắt ấn vô úy thí, một tay cầm dây tơ, một tay cầm quả châu. Trên đảnh đầu có tượng Đức Phật". (Đại chính 20, p.22c).

Ngoài ra, trong kinh tạng Mật giáo, có rất nhiều kinh tường thuật hình tượng của vị Bồ-tát này. Như Đà-la-ni tập kinh, quyển 5, Bất ngôn quyến tác thần biến chơn ngôn kinh, quyển 2 và 9, nói tượng vị Bồ-tát này có 2 tay; Nhất thiết Phật nhiếp tương ưng đại giáo vương kinh thánh Quán Tự Tại Bồ-tát niệm tụng nghi quỹ nói Bồ-tát có tám tay, mười tay, thậm chí có 40 tay, 108 tay, cho đến ngàn tay… Do đó cho thấy vị Bồ-tát này thần biến vô cùng, cho nên hình tượng của Ngài cũng có rất nhiều.

Tựu trung, hình tượng vị Bồ-tát Quán Thế Âm vốn chỉ có hai tay, tất cả những hình tượng còn lại đều là lực dụng thị hiện sự thần biến tự tại của Ngài mà thôi. Các hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm gồm có: Thiên thủ thiên nhãn Quán Âm, Thập nhất diện Quán Âm, Chuẩn Đề Quán Âm, Như ý luân Quán Âm, Bất không quyến tác Quán Âm, Thanh cảnh Quán Âm, Hương vương Quán Âm…

Ngoài ra, Bất không quyến tác thần biến chơn ngôn kinh, quyển 3, 4, 19 và 25, còn kể tên Tứ diện đại bi Quán Âm, Trừ bát nạn tiên Quán Âm, Đại phạm thân tướng Quán Âm, Căn bản liên hoa đảnh Quán Âm, Quảng đại minh vương ương-cu-xá Quán Âm…

Kim cương khủng bố tập hội phương quảng quỹ nghi Quán Tự Tại Bồ-tát tam thế tối thắng tâm minh vương kinh cũng xưng danh hiệu Quán Tự Tại, Nguyệt thân Quán Tự Tại, Dũng kiện Quán Tự Tại…

Ma-ha chỉ quán, quyển 2, cũng nêu danh Đại bi Quán Thế Âm, Đại từ Quán Thế Âm, Hương vương Quán Âm,… tất cả 15 danh hiệu Quán Âm.

Thiên quan nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát bí mật pháp kinh nêu 25 danh hiệu Quán Âm, trong đó có Cứu Thế Quán Âm, Cứu Khổ Quán Âm, Cửu Diện Quán Âm, Bách Tế Quán Âm, Mộng Vi Quán Âm, Thuyền Trung Dũng Hiện Quán Âm… trong các hình tượng Quán Âm này, có không ít những hình tượng do tín ngưỡng dân gian của nhân dân Trung Hoa và Nhật Bản đời sau thêm vào, cho nên có những danh xưng và hình tượng mà không biết xuất xứ từ đâu và y cứ vào kinh nào để tạo nên.

Tín ngưỡng

Trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, các vị Bồ-tát như Đại Từ Bi Quán Thế Âm, Đại Trí Tuệ Văn Thù, Đại Hạnh Nguyện Phổ Hiền, đều là những vị Bồ-tát được quần chúng Phật tử tín ngưỡng. Trong đó, Bồ-tát Quán Thế Âm được tín ngưỡng nhiều hơn hết. Vị Bồ-tát này có nguồn gốc tín ngưỡng từ Ấn Độ, truyền qua Tây Tạng, đến Trung Hoa, Nhật Bản, Nam Hải, Việt Nam…

Truyện Cao tăng Pháp Hiển, trong Đại Đường Tây Vực ký… có ghi chép sự tích những địa phương sùng bái Bồ-tát Quán Thế ÂmẤn Độ và các nước thuộc Tây Vực, trong đó, Đại Đường Tây Vực ký, quyển 10, ghi rằng, tại miền Nam Ấn Độ, có quốc gia tên là Mạt-la-củ-trá (Malakūta), gần ngọn núi Bố-đát-lạc-ca, có linh tích của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Thời cận đại lại phát hiện ở Ellora, Kenheri, và Lộc Dã Uyển (Mrgadāva) có rất nhiều Thánh tượng Quán Âm. Trong đó, tại chùa Kenheri còn có rất nhiều bức tranh thể hiện sự cứu khổ cứu nạn của Bồ-tát, và cả tượng Bồ-tát Thập Nhất Diện nữa. Tất cả những hiện vật khai quật được đều chứng minh tín ngưỡng Quán Âm rất thạnh hành.

Tín ngưỡng Quán Thế ÂmTây Tạng cũng rất thạnh hành. Hiện nay, các Đạt-lai Lạt-ma (Dalai lama) đều được xem là hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Tại Trung Hoa, từ khi Trúc Phật Hộ đời Tây Tấn dịch Chính Pháp hoa kinh trở về sau mới bắt đầu hưng khởi tín ngưỡng Quán Thế Âm, như trong Pháp uyển Châu Lâm quyển 23 có thuật lại chuyện Trúc Trưởng Thư, trong khoảng niên hiệu Nguyên Khương (291-299), đời Tây Tấn, nhờ tụng kinh Quán Thế Âm mà thoát được nạn cháy. Ngoài ra, các sách như Tỳ-kheo-ni truyện, quyển 1, Danh Tăng truyện sao, Tục Cao Tăng truyện, quyển 25 đều có thuật chuyện của các vị Tông Ni, Trương Sùng, Từ Nghĩa, Khai Đạt, Pháp Trí, Trúc Pháp Thuần… nhờ xưng niệm danh hiệu của Bồ-tát Quán Âm mà được thoát khỏi các tai nạn nguy kịch.

Đến đời Dao Tần, ngài Cưu Ma La Thập (Kumārajīva) dịch kinh Diệu pháp liên hoa, thì tín ngưỡng Quán Âm lại càng thạnh hành hơn nữa. Các sách Danh Tăng Truyện Sao, Tục Cao Tăng truyện, Xuất tam tạng ký tập, Thái Bình ngự lãm, Kim thạch tục thiên… ghi chép không ít sự tích, lịch sử về tín ngưỡng Quán Thế Âm.

Nghệ thuật tạo hình và
nguồn gốc thờ Bồ-tát lộ thiên

Nhân tín ngưỡng Quán Âm thạnh hành nên phong trào tạo hình tượng của ngài cũng vô cùng phát triển. Từ thời Bắc Ngụy trở về sau, phong trào tạo tượng nổi tiếng nhất mà tác phẩm còn sót lại cho đến ngày nay phải kể là các vùng Đại Đồng, Long Môn, Đà Sơn. Thời Tùy, Đường, Mật giáo Tây Tạng truyền sang, bấy giờ mới tạo tượng Bồ-tát với các hóa thân Thập Nhất Diện, Thiên Thủ, Như Ý Luân.

Lại do có người vì dốc lòng tin nơi Bồ-tát mà có cảm ứng, từ những cảm ứng đó mà lưu hành các hình tượng của Bồ-tát gắn liền với những vật linh mà Ngài ngự tọa, như Cáp Lị, Mã Lang Phụ, Thủy Nguyệt, Ngư Lam…

Ngoài ra, vào thời Nguyên Ngụy còn xuất hiện những bản kinh không rõ nguồn gốc hoặc ngụy tạo liên quan đến Bồ-tát Quán Âm, như cuốn Cao vương Quán Âm kinh. Điều này cho thấy tín ngưỡng Quán Âm phổ cậpbiến hóa trong mọi giai tầng xã hội dân gian.

Vào đời nhà Lương, khoảng giữa niên hiệu Trinh Minh, Thiền sư Huệ Ngạc, người Nhật Bản đến Trung Hoa học đạo đã thỉnh một tôn tượng Quán Thế Âm để đưa về Nhật Bản phụng thờ. Nhưng không ai ngờ rằng, khi ông đi đến quần đảo Chu Sơn (thuộc huyện Định Hải, Chiết Giang) thì gặp phải cuồng phong, sóng dữ, nên phải dừng lại hành trình về cố hương. Bấy giờ, Huệ Ngạc bèn thỉnh tôn tượng Quán Thế Âm lên trên một hải đảo nhỏ, dựng lều tranh, thiết trí tôn thờ. Dường như Bồ-tát Quán Thế Âmnhân duyên với hòn đảo này, nên càng lâu ngày thì dân chúng đến chiêm bái, kính ngưỡng Thánh tượng càng đông; và rồi từ đó, hòn đảo này đã được đổi tên thành "Phổ Đà sơn", và trở thành đạo tràng của Bồ-tát Quán Thế Âm. Tín ngưỡng tôn thờ Quán Thế Âm lộ thiên cũng bắt nguồn từ đây.

Tuy nhiên, có thể nói rằng, đạo tràng của Bồ-tát Quán Thế Âm không có một nơi nào nhất định, mà ở đâu có tín ngưỡng vững chắc, ở đâu có tinh thần đại bi cứu thế của Bồ-tát Quán Thế Âm, thì ở đó chính là Phổ Đà, ở đó đích thực có Quán Âm.

Đại sư Thái Hư nói rằng: "Tâm thanh tịnh thì ở đâu cũng Phổ Đà, và lòng từ bi cứu độ chúng sanh chính là Quán Âm".

Tùy cơ ứng hóahạnh nguyện đặc sắc của Bồ-tát Quán Âm. Đại bi thần chú cho chúng ta biết Bồ-tát Quán Thế Âm có nghìn tay nghìn mắt. Nghìn tay biểu thị năng lực vĩ đại cứu giúp chúng sanh; nghìn mắt biểu thị trí tuệ sáng soi không nơi nào là không chiếu đến. Đây là hình ảnh biểu trưng cho trí tuệlòng từ bi của Bồ-tát, làm phương tiện tiếp dẫn chúng sanh quay về con đường Chánh giác. Có thể nói rằng, phương tiện giáo hóa của Bồ-tát Quán Thế Âm vô cùng rộng lớn, không một nơi hẻo lánh, xa xôi, bé nhỏ nào mà Ngài không đến. Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, tường thuật rất chi tiết về phương tiện giáo hóa của Bồ-tát Quán Thế Âm. Chẳng hạn, nếu có những chúng sanh cần đến thân Phật thì mới độ được thì Bồ-tát Quán Thế Âm liền hiện thân Phật để thuyết pháp cho chúng sanh ấy; cho đến, nếu có những chúng sanh cần đến thân dạ-xoa, a-tu-la, nhân, phi nhân… mới độ được họ, thì Ngài liền hiện ra thân loài đó để mà thuyết pháp; những chúng sanh hiện thật trong thế gian, như cư sĩ, nông phu, công thương, quân chính… cũng được Bồ-tát thị hiện ra những thân phận ấy để mà thuyết pháp độ cho họ. Phương tiện tùy loại ứng hóa là hạnh đồng sự nhiếp của chư Bồ-tát, không phải riêng Bồ-tát Quán Thế Âm.

Ngoài hình tượng nghìn tay, nghìn mắt, còn có hình tượng Quán Âm 18 tay, Quán Âm 4 tay. Nhưng có lẽ thực tế nhất và cũng là đẹp nhất chính là khi Ngài hiện thân con người với đầy đủ đức tướng trang nghiêm, mà tùy theo niềm tin và sự cảm ứng, mọi người thường thấy Ngài hiện thân như một người mẹ hiền! 

“Một trong tất cả, tất cả trong một" hay Tuyên ngôn hòa bình, bình đẳng & tự do
Hà Thúc Minh

Cuộc đời là khổ, ai cũng được tạo hóa ban cho một chữ “khổ” ở trên mặt rồi. Đôi lông mày, đôi mắt, mũi và miệng chẳng phải giống như chữ "khổ" còn gì? Sẽ không có giải thoát nếu không có "khổ". Có thể xuất phát từ kinh tế, từ đời sống vật chất để tìm nguyên nhân khổ đau, để giải thoát hay trả lại tự do cho con người và cũng có thể xuất phát từ đời sống tinh thần để tìm ngôi sao hạnh phúc tưởng chừng như chỉ còn khoảng cách ngắn là có thể với tới được. Nhưng mấy ai có thể với tới được! Vậy thì chẳng có lý do gì để khẳng định đâu là chân lý tuyệt đối và đâu là sai lầm tuyệt đối.

Vì sao con người khổ? Không phải vì ai khác mà khổ bởi chính mình. Nguyên nhân từ kinh tế chăng? Chẳng hạn như Rousseau cho rằng khi mà con người biết nói hai từ "của tôi" thì đó là lúc "khổ" bắt đầu đến với nhân loại. Hay là nguyên nhân, theo Nho giáo, là "loạn" chăng? "Loạn" nghĩa là lễ giáo bị đánh mất, tôn ti, trật tự xã hội bị xóa nhòa. Nói cách khác là do chưa nhận thức đầy đủ về sự khác biệt. Tam cương, ngũ thường là xương sống để duy trì sự khác biệt đó. Nho giáo bao giờ cũng bẻ đôi thế giới ra làm hai một cách rạch ròi: thiện-ác, đúng-sai, trên-dưới, sang-hèn, quân tử-tiểu nhân… Đó cũng là thói quen của con người, chia sự vật làm đôi, giữ cái này bỏ cái kia. Tuy nhiên không phải ai cũng đồng tình với nhận định đó. Theo Đạo gia thì hai mặt của vấn đề luôn cùng hiện hữu, trong họa có phúc, trong được có mất, trong tốt có xấu… Nếu không có cái này thì cũng sẽ không có cái kia (hữu vô tương sinh). So với Nho gia, Đạo gia đã có bước tiến đáng kể về nhận thức. Nhưng “hữu vô tương sinh” của Đạo gia e rằng vẫn chưa theo kịp “hữu vô bất nhị” của Phật giáo. Kinh Kim cương có câu: “Không có pháp nào để thuyết thế mới gọi là thuyết pháp” (Vô pháp khả thuyết thị danh thuyết pháp, 无法可说是名说法). Khó có thể tìm thấy trong kinh điển của bất cứ học thuyết hay tôn giáo nào trên thế giới lại có câu nói đầy trí tuệ như vậy. Nhận thức cũng là nguyên nhân của "khổ" nhưng đồng thời cũng là phương tiện "giải thoát". Từ quan niệm "biết khó làm dễ" (tri nan hành dị), Tôn Trung Sơn chẳng phải đã dựa vào chuẩn mực để phân chia xã hội loài người thành ba thời kỳ đó sao? Thời kỳ thứ nhất là làm mà không biết. Thời kỳ thứ hai, làm rồi mới biết. Thời kỳ văn minh hiện nay là biết rồi mới làm. Tôn Trung Sơn cho rằng động lực của lịch sử là khoa học (Tôn Văn học thuyết). Khoa học có thể giải phóng con người, khoa học cũng có thể làm cho con người trở thành nô lệ. Khoa học là sợi xích, cho dù đó là sợi xích bằng vàng. Tôn Trung Sơn khẳng định giá trị của “tâm” trong nhận thức luận và đã bị không ít những lời chỉ trích, đó là: “Tâm là bản nguyên của vạn sự” (Tâm dã giả vạn sự chi bản nguyên, 心也者万事之本原 - Tôn Văn học thuyết). Không ai không biết câu nói nổi tiếng trong kinh Hoa nghiêm, đó là: “Hết thảy do tâm tạo ra” (Nhất thiết duy tâm tạo, 一切唯心造). Về điểm này Tôn Trung Sơn hình như có họ hàng gần xa với Phật giáo Hoa Nghiêm thì phải? Quan điểm này của Hoa Nghiêm trước đây được xếp vào cái gọi là "duy tâm chủ quan" (Nhiệm Kế Dũ) hay "duy tâm khách quan" (Hoàng Tâm Xuyên) nhưng gần đây, nhận thức đã có chiều thay đổi (Thương Nhất Giới). Nếu xem xét quan điểm trên không phải theo bình diện bản thể luận mà theo bình diện nhận thức luận thì vấn đề lại khác. Thế giới này là thế giới như tôi nhận biết, thế giới cho tôi, đương nhiên là không bao giờ trùng khớp với thế giới tự nó. Như vậy, chẳng phải “tâm dã giả vạn sự chi bản nguyên” hay “nhất thiết duy tâm tạo” là gì?

Điều kiện tiên quyết của giải thoát là nhận chân thế giới hiện hữu. Nếu không nhận chân được thế giới hiện hữu thì dù cho có tu luyện như thế nào đi nữa cũng chẳng thể thành A-la-hán, thành Bồ-tát, thành Phật được. Cho nên, nhận thức luận (epistemology) và bản thể luận (Ontology) là hai mặt của một vấn đề.

Đức Phật Thích Ca đắc đạo sau khi thiền định dưới gốc cây Bồ-đề, kinh điển được Ngài thuyết pháp đầu tiên đó là kinh Hoa nghiêm (Avatamsaka Sutra). Tên gọi đầy đủ của kinh Hoa nghiêmĐại phương quảng đức hoa nghiêm kinh - 大方广德华严经 (Buddhavatamsakamahavaipulya Sutra). Kinh được hình thành sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn 500 năm. Ban đầu là những tập riêng rẽ lưu hành ở miền Nam Ấn Độ, dần dần lan truyền đến Bắc Ấn Độ và gộp lại thành một bộ tương đối hoàn chỉnh. Sau đó theo đường tơ lụa truyền vào Tây bắc Trung Quốc. Kinh Hoa nghiêm có ba bản dịch chữ Hán quan trọng, đó là bản dịch của Buddhabhadra năm 420 thời Đông Tấn, gồm 60 quyển, thường gọi là “Hoa nghiêm 60”; bản dịch của Siksamnanda năm 699 đời Đường, gồm 80 quyển, thường gọi là “Hoa nghiêm 80”; và bản dịch của Prajna năm 798 đời Đường, gồm 40 quyển, thường gọi là “Hoa nghiêm 40”. Trong ba bản dịch, bản dịch của Sikkamnanda tương đối đầy đủ, cho nên lưu hành phổ biến hơn cả. Thiền sư Pháp Tạng, vị Tổ thứ ba của Hoa nghiêm tông dâng tặng cho Hoàng đế Võ Tắc Thiên chính là bộ kinh này. Võ Tắc Thiên tuy chưa lãnh hội được “chân thật nghĩa” nhưng cũng đã có bài kệ tuyệt tác gọi là “Khai kinh kệ” mà cho đến nay, biết bao cao Tăng, Đại đức dù muốn có bài kệ khác thay thế nhưng vẫn không thể thực hiện được. Bài kệ như sau:

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.

无上甚深微妙法

百千万劫难遭遇

我今见闻得受持

愿解如来真实义

Tạm dịch:

Đạo lý tinh tế, sâu sắc tuyệt diệu chẳng ai bì kịp,
Trải qua muôn kiếp, nghìn kiếp cũng khó có dịp hạnh ngộ,
Nay những điều tai nghe mắt thấy may mắn được độ trì,
Nguyện tận tâm, tận lực tìm hiểu trí tuệ chân chính của Như Lai.

Ngay đến Võ Tắc Thiên, nhà chính trị tài ba, lỗi lạcđọc kinh Hoa nghiêm còn khó hiểu thay huống chi là người thường. Sự gặp gỡ giữa Pháp TạngVõ Tắc Thiên, một thiền sư uyên bác và một nhà chính trị lỗi lạc quả là hiếm có trong lịch sử. Đúng như Platon mơ ước trong Nước Cộng hòa rằng, nhà vua tốt nhất là nhà vua vừa là vua vừa là nhà triết học. Chẳng trách thời Đường là thời thịnh trị nhất trong lịch sử Trung Hoa, thời Lý - Trần ở Việt Nam chẳng phải cũng như vậy hay sao?

Kinh Hoa nghiêm Phật giáo Đại thừa tôn vinh là “vua của các kinh” quả là khó đọc, khó hiểu. Tuy khó nhưng không thể không đọc, không hiểu. Người ta cho rằng đọc kinh Hoa nghiêm thì có thể hiểu được toàn thân Đức Phật Thích Ca, đọc kinh Lăng nghiêm thì sẽ hiểu được đỉnh đầu, đọc kinh Pháp hoa thì sẽ hiểu được mình của Đức Phật. Ngay ở đời Đường, Đường Thái Tông hỏi nhà Phật học uyên bác lúc bấy giờ là Tôn Tư Mạo rằng, kinh điển Phật giáo hằng hà sa số như vậy nhưng kinh nào là quan trọng nhất? Đáp: Kinh Hoa nghiêm. Hỏi: Tại sao kinh Hoa nghiêm lại không có trong 600 quyển kinh Đại Bát-nhãThiền sư Huyền Trang dịch? Đáp: 600 quyển kinh Đại Bát-nhã chỉ có một pháp môn Bát-nhã còn kinh Hoa nghiêm thì vô lượng, vô biên pháp môn. Một đặc điểm nữa của kinh Hoa nghiêm, đó là kinh điển Phật giáo được Phật Thích Ca thuyết giảng đầu tiên ngay sau khi đắc đạo. Tịnh Không Pháp sư cho rằng, hóa ra Phật thiền định dưới gốc cây Bồ-đề là lúc mà Ngài suy tư về kinh Hoa nghiêm. Có lẽ cũng chẳng sai. Thiền sư Trí Nghiêm cho rằng chủ đề của kinh Hoa Nghiêm là “Pháp giới duyên khởi” 法界缘起. Đây là vũ trụ quan, cơ sở nhận thức luận của Phật giáo về con người, về xã hội, về triết lý nhân sinh. Theo Hoàng Tâm Xuyên, mở đầu của kinh Hoa nghiêmmiêu tả sự hình thành của thế giới từ “cảnh giới diệu hữu hiển hiện từ Bát-nhã chân không” (Lịch sử triết học Ấn Độ). “Duyên khởi” là sự tồn tại diệu hữu, dựa lẫn nhau của sự vật, hiện tượng, cho nên “pháp giới duyên khởi” có nghĩa là sự vật, hiện tượng không có “tự tính”.

Nhà triết học Kant (1724-1804) của Đức xem đây là vấn đề nan giải trong nhận thức của con người. Đây là một trong bốn vấn đề mà Kant gọi là “luật tương phản” (Atinomie)(1). Kant đặt nghi vấn về sự tồn tại của sự vật rằng bất cứ cái phức tạp nào cũng được hình thành từ cái đơn giản, nhưng trên đời này không có cái gì là đơn giản cả. Vấn đề quan hệ giữa cái đơn giản và cái phức tạp được Kant nói đến chính là triết lý cơ bản về quan hệ giữa “một và tất cả” hay “một và nhiều” trong kinh Hoa nghiêm hàng nghìn năm trước đó. Quan điểm triết học “một trong tất cả, tất cả trong một” (一即一切,一切即一) ảnh hưởng sâu rộng đến các trường phái Đại thừa về sau, nhất là Hoa nghiêm tông. Hoa nghiêm tông lấy kinh Hoa nghiêm làm kinh điển chủ yếu, tiếp tục phát triển quan niệm “một trong tất cả, tất cả trong một” bằng bốn luận thuyết chủ yếu được gọi là “Tứ Hoa nghiêm” 四华严, đó là "pháp giới duyên khởi", "Tứ pháp giới", "Thập huyền môn" và "Lục tướng viên dung". Tất cả nhằm thuyết minh mọi sự vật, hiện tượng không tách rời nhau, không sai biệt, "tương tức, tương nhập", viên dung, thống nhất. Chẳng hạn như "Tứ pháp giới" bao gồm bốn trình độ nhận thức thế giới từ thấp đến cao: 1) Sự pháp giới, là thế giới hiện tượng (dụng), thế giới của sự sai biệt. 2) Lý pháp giới, là thế giới bản thể (lý), thế giới được nhận thức về bản chất, thế giới vô sai biệt. 3) Lý sự vô ngại pháp giới, là thế giới thống nhất giữa hiện tượngbản thể, không sai biệt (vô ngại). 4) Sự sự vô ngại pháp giới, là trình độ nhận thức cao nhất, không còn bị chi phối bởi sự cách biệt trên dưới, cao thấp, to nhỏ… của pháp giới duyên khởi.

"Thập huyền môn" hay "Lục tướng viên dung" cũng cùng mục đích đó. "Thập huyền môn" bao gồm: 1) Đồng thời cụ túc tương ứng môn. 2) Nhất đa tương dung bất đồng môn. 3) Chư pháp tương tức tự tại môn. 4) Nhân Đà La cảnh giới môn. 5)Vi tế tương dung an lập môn. 6) Bí mật ẩn hiện câu thành môn. 7) Chư tạng thuần tạp cụ đức môn. 8) Duy tâm hồi chuyển thiện thành môn. 9) Thập thế cách pháp dị thành môn. 10) Thác sự hiển pháp sinh giải môn.

Lục tướng viên dung bao gồm "tổng" - "biệt", "đồng" - "dị", “thành" - "hoại". "Tứ pháp giới", "Thập huyền môn" hay "Lục tướng viên dung" tuy phương pháp có khác nhau nhưng đều cùng chung một mục đíchthuyết minh thế giới hiện hữu là thống nhất, vô sai biệt, là "một trong tất cả, tất cả trong một". (Xin tham khảo thêm giải thích của Phật học đại từ điển).

Võ Tắc Thiên thỉnh Thiền sư Pháp Tạng vào cung thuyết pháp nhưng Võ Tắc Thiên vẫn chưa lãnh hội được tinh thần Hoa nghiêm. Pháp Tạng bèn dùng hình tượng con sư tử vàng trong điện làm thí dụ để dễ hiểu. Thí dụ đó về sau gộp thành “Kim sư tử chương”, một quyển ngắn gọn, là tài liệu cần thiết để hiểu về Hoa nghiêm. Sau khi lãnh hội được “vi diệu pháp”, Võ Tắc Thiên đánh giá rất cao Pháp Tạng và phong cho Thiền sư là “Hiền Thủ Quốc sư”, danh hiệu cao quý nhất từ trước đến thời điểm đó chưa từng có.

Từ quan niệm triết học “một trong tất cả, tất cả trong một” của kinh Hoa nghiêm đến vấn đề xã hội - nhân sinh. Một trong những nỗi khổ thường trực của nhân loại là quan hệ giữa con ngườicon người. Không có xã hội thì con người chẳng bao giờ có thể trở thành người. Xã hội làm cho con vật trở thành người nhưng đồng thời cũng có thể làm cho con người trở thành con vật. Con người hơn con vật ở trí tuệ, nhưng con người giải quyết vấn đề giữa con người với nhau thì lại sử dụng bạo lực, tức là phương tiện của con vật không có trí tuệ.

Quả đất trở thành “thôn toàn cầu”, trở thành nhỏ bé bao nhiêu thì sự kỳ thị, xung đột càng lớn bấy nhiêu. Từ lâu kinh Hoa nghiêm đã đánh thức con người cần phải nhận ra rằng trong thế giới gọi là pháp giới duyên khởi, mọi hiện tượng sự vật đều nương tựa vào nhau, tất cả đều do nhân duyên hợp thành, con người cần phải sống hòa bình, bình đẳng, không kỳ thị, không phân biệt như “một trong tất cả, tất cả trong một”.

Phẩm Sơ phát tâm Bồ-tát công đức trong kinh Hoa nghiêm chép: “Trong toàn thể biết được một, trong một biết được toàn thể” (Nhất thiết trung tri nhất, nhất trung tri nhất thiết, 一切中知一,一中知一切). Kinh Hoa nghiêm nhất thừa giáo nghĩa phân tề chương, q.4 của Hoa nghiêm tông chép: “Nghĩa của nó là chỉ sự viên dung, một trong toàn thể, toàn thể trong một; chứ không phải nói về hiện trạng của nó” (Sơ nghĩa giả, viên dung tự tại, nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất, bất khả thuyết hiện trạng nhĩ 初义者,圆融自在,一即一切,一切即一,不可说其现状耳). Phật học đại từ điển(2) cho rằng “tức” 即 ở đây không phải là vị ngữ, vì vậy không có nghĩa là "là" mà chỉ nhằm thuyết minh về pháp giới duyên khởi. Hơn nữa, "một trong tất cả" còn được gọi là "nhất tức thập", "nhất tức đa", "nhất trung thập, thập trung nhất" hay "nhất trung đa, đa trung nhất"… Cho nên có lẽ không nên dịch "một là toàn thể, toàn thể là một"(3).

Theo Hoa nghiêm kinh nhất thừa giáo nghĩa phân tề chương, nội dung chủ yếu của “một trong tất cả, tất cả trong một” là chỉ ra từ sự đa dạng, sai biệt của các hiện tượng (dị thể) nhận thức sự thống nhất, vô sai biệt (đồng thể) của các hiện tượng. Tuy nhiên, sự thống nhất, vô sai biệt giữa con người không có nghĩa là xóa bỏ mọi khác biệt trong đời sống tinh thần của con người. Ngoài “pháp giới duyên khởi”, Pháp Tạng còn nói đến “pháp giới tính khởi”(4). Pháp Tạng cho rằng, tính khởi(5) là Phật tính và cũng là chúng sinh tính. Mỗi một chúng sinh đều có chuẩn mực chân lý từ bên trong chứ không phải chỉ có từ bên ngoài. Do đó mỗi chúng sinh đều có quyền tự do nhận thức theo chuẩn mực chân lý bên trong của mình, không ai có quyền phủ định điều đó. “Kiến tính thành Phật” trở thành giáo lý cơ bản của Thiền tông sau này. Lời dạy cuối cùng của Đức Phật Thích Ca trong kinh Di giáo vẫn là: “EhiPassiko!”(6) (Hãy đến và tự nhận thức). Sự cân bằng của thế giới bên trong và thế giới bên ngoài là điều không thể thiếu đối với xã hội ổn định. Sự đầy đủ của thế giới bên ngoài không thể tự nó xóa bỏ khoảng trống của thế giới bên trong. Nhật Bảnquốc gia rất quan tâm đến Phật giáo. Ngay ở Tokyo cũng đã có mười một Viện nghiên cứu Phật học. Hoa nghiêm tônghọc thuyết Vương Dương Minh ảnh hưởng rất sâu rộngNhật Bản. Không phải ngẫu nhiên mà thảm họa ở Fukuyama lại làm cho toàn thế giới vô cùng kính phục trước thái độ bình tĩnh của người Nhật, từ lâu đã quan tâm đến sự cân bằng của thế giới bên trong và thế giới bên ngoài.

“Một trong tất cả, tất cả trong một” phải chăng là bản tuyên ngôn về “Hòa bình - Bình đẳng - Tự do”? Thế giới thống nhất, vô sai biệt, không có kỳ thị, không có bạo lực nhưng không có nghĩa là phủ định tự do trong đời sống tinh thần của con người. Nhân loại không có nhận thức, không có hành động nào khác nếu muốn sống còn ở thế kỷ tiếp theo. n

 

(1) Bốn luật gọi là tương phản (Antinomies) mà Kant đề cập trong Phê phán lý tính thuần túy (Critique de la raison pure): 1) Vũ trụ là vô hạn, vụ trụ là hữu hạn, 2) Cái phức tạp là do cái đơn giản hợp thành, không có cái gì là đơn giản cả, 3)Thế giớitự do, thế giới là tất yếu, 4) Có nguyên nhân đầu tiên, không có nguyên nhân đầu tiên.

(2) Ngô Nhữ Quân, Đài Loan, 1992.

(3) Tiếng Anh dịch là: One is into All, All is into One.

One in All, All in One…

(4) Pháp giới tính khởi 法界性起còn gọi là Vô tận duyên khởi 无尽缘起hay Tính khởi duyên khởi 性起缘起.

(5) Tiếng Anh dịch là: Spiritual awakening.

(6) Tiếng Anh dịch là: Come to see and prove.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/04/2012(Xem: 14176)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.