Một Nhà Sư giữa các Linh Mục

01/06/20201:00 SA(Xem: 5375)
Một Nhà Sư giữa các Linh Mục

MỘT NHÀ SƯ GIỮA CÁC LINH MỤC
Guoying Stacy Zhang | Cao Huy Hóa dịch
Nguyên tác: “Human Connection: Retired Catholic Priests and a Chinese Buddhist Monk”,
đăng trên Buddhistdoor Global, 8/4/2020. 

Guoying Stacy Zhang
Tác giả bài viết: Guoying Stacy Zhang

Viết bài này trong đại dịch coronavirus đang diễn ra, tôi có thể tự hỏi làm thế nào virus này, một trong vô số virus trên Trái đất, đã mang đến những điều xấu nhất và tốt nhất cho nhân loại? Coronavirus dường như là biểu tượng. Nó có thể là bất cứ điều gì khiến người ta sợ hãi và chia cách, gây ra thành kiến, thù hận, bạo lực… nhưng tôi có một niềm tin sâu sắc vào khả năng kết nối của con người. Hãy để tôi chia sẻ một câu chuyện với bạn.

Một mùa hè nọ, sau khi dự một đám cưới ở Oslo (thủ đô của Na Uy), tôi đi du lịch khắp châu Âu, đến những nơi cũ và mới, gặp gỡ bạn bè nơi này nơi kia: Sông Seine, Nhà hát Opera ở Vienna, Đảo Bảo tàng ở Berlin, Đền thờ Poseidon bên ngoài Athens… uống rượu gần như mỗi ngày. Tuy nhiên, tôi đã hoàn toàn tỉnh táo trong suốt thời gian ở Bỉ. Tôi đã đến thăm một nhà sư Phật giáo Trung Quốc, bạn của tôi, và các tu sĩ Phật giáo Trung Quốc, họ giữ hàng trăm giới, trong đó có giới không uống rượu.

Trên thực tế, đó là nhà sư Phật giáo đầu tiên mà tôi từng biết. Khi tôi nghiên cứu lịch sử nghệ thuật ở Luân Đôn, tôi đã viết một luận văn về gốm sứ được sử dụng làm đồ thờ tôn giáo ở cuối thời kỳ quân chủ Trung Quốc. Văn học về gốm sứ rất phong phú, nhưng làm gốm sứ đó như thế nào là chuyện bí ẩn. Tôi đã thấy nhà sư trong những chiếc áo tu quanh thư viện trường đại học một vài lần, cho đến khi tôi quyết định tiếp xúc sư để có kiến thức về thế giới nội tâm. Ngay sau đó, sư tiếp tục theo học tiến sĩ về nghiên cứu Phật giáo tại Bỉ. Đối với tôi, sự thâm nhập vào Phật giáo đã đưa tôi vào một hành trình ngoài mong đợi và đầy cảm hứng: Tôi đào sâu nghiên cứu về nghệ thuật Phật giáo, làm việc tại các tu viện Phật giáo, và thậm chí bắt đầu viết một chuyên mục về Phật giáo. Vì vậy, tôi đã luôn muốn theo đuổi bạn mình và tôi chưa bao giờ đến Bỉ.

Chỗ trọ của nhà sư thật là thú vị. Đó là một nhà dưỡng lão cho các linh mục Thiên Chúa giáo đã nghỉ hưu. Nằm trong một quận sung túc của thành phố, nơi cư trú được thiết kế chu đáo để cho người già thoải máithuận tiện. Hơn nữa, tiền thuê cho cư dân bên ngoài và khách rất hữu nghị. Vì mối liên hệ cá nhân của trưởng khoa Thần học tại trường đại học, nhà sư và sinh viên từ nước ngoài đã được cung cấp chỗ tiện Một nhà sư giữa các linh mục dịch nghi nơi đây. Được hưởng những điều kiện thuận lợi, tôi ở lại đây trong năm ngày, trong khi có thể đi đến các thành phố khác bằng tàu hỏa.

Vào ngày đầu tiên, sư hướng dẫn tôi đi xem xung quanh tòa nhà. Sư nói với tôi rằng tuổi trung bình của các linh mục nơi đây là hơn 80. Dâng hiến cho dòng tu Don Bosco, họ đã đi đến các nơi khác nhau trên thế giới, thành lập trường phổ thông, trường cao đẳng và giúp cải thiện giáo dục địa phương cho những người trẻ tuổi. Bây giờ họ trở về quê hương, nhưng hầu như không có người thân. Giáo xứ nhận trách nhiệm phụng dưỡng họ và các tình nguyện viên đến để nấu ăn và dọn dẹp giúp họ. Nhưng mỗi linh mục có phòng riêng và sống tự sức mình là chính.

Ban đầu, nhà sư đã cố gắng giúp họ những việc thiết thực, chẳng hạn như lấy các dụng cụ ăn: dao, muỗng, nĩa… bởi vì trong văn hóa Trung Quốc, đây là một cách thể hiện đạo đức chăm sóc người già. Nhưng sư sớm nhận ra rằng việc đó không được đánh giá cao ở đây, vì vậy sư đã thôi. Có nhiều sự khác biệt ở nơi này. Chẳng hạn, trong khi nhà sư và các linh mục đều độc thân, các tu sĩ Phật giáo Trung Quốc không ăn thịt. Tuy nhiên, sư dường như không cảm thấy phiền hà bởi sự bất tiện nào. Vào lúc tôi sắp hết chuyến tham quan, sư giải thích về giờ ăn và chỉ cho tôi nơi thức ăn và đồ uống ở trong bếp. “Tôi nghe nói ở đây cũng có một hầm rượu, nếu chị thích rượu vang”, sư nói thêm

 Ôi, rượu thì thích quá! Ngay cả cho đến ngày nay, mặc dù tôi đã trở thành một Phật tử, tôi không thể giữ giới không uống rượu. Tôi biết rằng các tu sĩ Thiên Chúa giáo uống rượu vang, và thậm chí họ còn làm rượu vang - làm rất ngon. Nhưng tôi không bao giờ đi vào hầm rượu. Tôi không muốn uống một mình, và tôi không biết liệu các linh mục nghỉ hưu có muốn uống với tôi hay không. Họ trông rất nghiêm khắc. Thật kỳ lạ, họ nói nhiều ngôn ngữ trên thế giới: Flemish, Pháp, Đức, Ý… ngoại trừ tiếng Anh. Tôi chỉ còn có chút ít tiếng Pháp của tôi, nhưng chúng ta sẽ nói về điều gì đây? Giữa chúng tôi không có gì chung, về văn hóa, tôn giáo hoặc giới tính. Có lẽ họ coi tôi là một phụ nữ Trung Quốc tội lỗi? Có lẽ họ sẽ muốn chuyển đổi đạo cho tôi?

Vì vậy, tôi giữ cho mình bận rộn. Nhà sư thì bận rộn với việc viết luận văn. Chúng tôi chỉ nói chuyện thích hợp vào buổi chiều. Thời gian còn lại, tôi cố gắng không làm phiền việc học tập và tu hành của sư. Vì vậy, một mình, tôi đã ghé thăm nhiều thắng cảnh và viện bảo tàng ở Bỉ.

Đến ngày thứ ba, vào bữa ăn sáng, sư giới thiệu tôi với hai linh mục nói được tiếng Anh. Cha David đã ở Bắc Mỹ 20 năm. Cha rất tự hào kể cho tôi về chuyện cha đã lái xe suốt cả nước Mỹ. Cha cũng đã từng đến Việt Nam và Hồng Kông, nhờ đó cha có một số kiến thức về châu Á. Còn Cha Anthony đã dành hơn một nửa đời mình ở Congo. Cha nói một cách xúc động rằng cha sẽ sớm trở lại Congo, mặc dù tuổi già, bởi vì cha xem đất nước này như là ngôi nhà thứ hai của mình.

“Họ vui vẻ thật!”, tôi nói với sư sau bữa ăn sáng. “Đúng thế”, sư trả lời. “Đôi khi họ cùng hát những bài hát vui nhộn, thật bất ngờ vào giữa một bữa ăn. Thật tốt khi họ giữ cho nhau tình cảm đồng hành, đồng đạo. Nhưng hai cha này sắp giã từ chúng ta”.

Cuộc sống là như thế, từ đó tôi suy nghĩ cho chính mình. Thế giới đã thay đổi rất nhiều. Vào thời cổ đại, những người chọn con đường tâm linh thì được đặt ở địa vị cao nhất trong hệ thống giai tầng xã hội, trên cả quý tộc, chiến binh, nông dânthương nhân. Bây giờ thứ tự hoàn toàn đảo ngược. Các vị tu sĩ nam nữ theo tôn giáo được coi như có căn cước lạ lùng. Những linh mục Thiên Chúa giáo nghỉ hưu này có lẽ là những người đàn ông có giáo dục nhất trong thế giới phương Tây, nhưng thuộc một loại hiếm. Người bạn tu sĩ Phật giáo của tôi cũng đã có nhiều thử thách. Viện đại học lâu đời nhất thế giới, Nalanda ở Ấn Độ, là một tu viện trung tâm, nhưng bây giờ nhà sư phải có bằng cấp về nghiên cứu Phật giáo tại một trường đại học phương Tây. Hơn nữa, đã thệ nguyện giữ nhiều giới luật nhà tu, thế mà sư lại sống trong một nền văn hóa khuyến khích tự do cá nhân. Thật vậy, để tu tập tâm linh trong thời đại của chúng ta đòi hỏi rất nhiều kỷ luật tự giác, sức mạnh ý chí, và khả năng tinh thần để đối phó với cô độc.

Vào ngày thứ tư, tôi bỏ bữa ăn sáng chính thức. Tôi thức dậy muộn vì mệt nhoài sau những chuyến đi trong ngày hôm qua. Bàn đã trống trơn. Tôi vào bếp và ăn sáng muộn ở đó. Bên cạnh tôi, một con chim hoàng yến màu vàng xinh đẹp đang hót líu lo trong lồng. Lần này, cha Anthony bước vào. “Xin chào chị!”, cha chào tôi và đi thẳng về phía chim hoàng yến. Cha bắt chước chim hót như thể cha đang nói chuyện với chim, và cười thầm.

Thật bất ngờ, cha quay về phía tôi. “Chị có biết chim đang nói gì không?”. “Thưa Cha, tôi không biết ạ. Có nhiều ngôn ngữ mà tôi không biết được”, tôi trả lời. “Ồ, tôi biết” .Cha có vẻ hơi tinh nghịch. “Có thật không? Xin cha cho biết”, tôi mỉm cười với cha. Cha Anthony hắng giọng: “Chim nói, còn sống là tốt!”. Đó có thể là một khoảnh khắc chợt ngộ trong Thiền tông. Bất ngờ một niềm hạnh phúc bao la và tôi cảm thấy nước mắt lưng tròng. “Thưa Cha, tôi thấy”, tôi lầm bầm.

“Còn sống là tốt”, cha lặp lại và nở nụ cười chân thành.

Sáng hôm sau, tôi đến ăn sáng đúng giờ, nhưng không thấy cha Anthony. Tôi nghe cha đã rời đây trong đêm qua để đi Congo. Tôi đã muốn nói lời chia tay, nhưng tôi tin rằng lời chia tay của chúng tôi đã được nói theo cách tốt nhất có thể. Bản thân tôi cũng rời đi vào sáng ngày hôm sau. Tôi không thể giải thích tại sao tôi cảm thấy buồn buồn. Có lẽ về thời gian thoáng qua? Có lẽ về chuyện rời khỏi nơi này mà ban đầu tôi cứ tưởng rất xa?

“Tôi sẽ đi Ý vào ngày mai và sẽ đến Vatican”, tôi lên giọng và loan báo với mọi người bằng tiếng Pháp. Cuối cùng, tôi nhận ra một cách để bày tỏ lòng tôn trọngđánh giá cao đối với cuộc đời phụng đạo của những linh mục. Trước khi rời đi, tôi muốn kết nối với những vị này. Khuôn mặt của họ sáng lên. Một số bắt đầu trò chuyện bằng những ngôn ngữ mà tôi không biết, một số hỏi tôi rằng tôi sẽ đến thăm nơi nào. “Chị có đến Turin không? Chúng tôi đều học ở đó. . .”. Cha Antoine hỏi tôi.

Bạn thấy đấy, thế giới này có thể rất phiền phức và đè nén con người. Đừng mong đợi giải quyết tất cả các rối ren với tâm của bạn. Tâm của chúng ta chỉ có thể phân tích dựa trên những điều chúng ta biết hoặc nghĩ rằng chúng ta biết. Cái biết chỉ thực sự bắt đầu với trái tim rộng mở. Cho dù có bao nhiêu sự khác biệt ở giữa chúng ta, chúng ta có cùng một tồn tại, đó là con người; và chúng ta có cùng bản năng kết nối với nhau. Hãy giữ đừng để xung đột bên trong bạn, đừng để xung đột giữa chúng ta. Chúng ta có thể cùng nhau tiến về phía trước.

Nguyên tác: “Human Connection: Retired Catholic Priests and a Chinese Buddhist Monk”, đăng trên Buddhistdoor Global, 8/4/2020. Tác giả: Guoying Stacy Zhang là nhà nghiên cứu nghệ thuật, rất tận tụy quảng bá nghệ thuật Phật giáo. Bà đã xuất bản nhiều sách, và đã tổ chức hoặc phụ tá tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày nghệ thuật Phật giáo. Bà đã đỗ hai văn bằng thạc sĩ về Distinction in Art History (Đối chiếu trong Lịch sử nghệ thuật) ở Đại học Fudan (Phục Đán, Thượng Hải, Trung Quốc) và Đại học UC Berkeley (California, Hoa Kỳ).

Văn Hóa Phật Giáo số 345 ngày 1-6-2020 | Thư Viện Hoa Sen nhập lưu 1-6-2020








.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.