ĐẶC SAN SUỐI NGUỒN Chủ biên:
HT. Thích Minh Cảnh
Thực hiện:
Nguyên Hiền, Trần Văn Chánh, Nguyên Trang,
Nguyễn Đức Thành, Viên Lộc, Tắc Phú, Liên Mãn, Tịnh Ý, Tánh Thuần
Thư ký:
Không Hạnh
Phát hành:
Sách Hà Nội
245 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP. HCM
ĐT: (08) 38322047 / Fax: (08) 3925 7801
Bìa, trình bày: Trương Bảo Hòa
Phụ bản: Hồ Công Khanh
Thư và bài xin gửi về:
Tu viện Huệ Quang, 116 Hòa Bình, P. Hòa Thạnh,
Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: 01698727108
Email: suoinguonhuequang@gmail.com
khonghanhthich@yahoo.com
Suối Nguồn Bộ Mới - Số 03 & 04
(Còn tiếp đang cập nhật) DOWNLOAD VỀ MÁY NHÀ SỐ MỚI NHẤT: Suối Nguồn Bộ Mới - Số 18 Tháng 8 năm 2015 (PDF) Suoinguon 18_5 (3) MỤC LỤC SỐ 18 THÁNG 8 NĂM 2015 • Thư Ban biên soạn
☸ KỶ NIỆM 250 NĂM NGÀY SINH NGUYỄN DU
• Nguyễn Du từ “một ai đó” đến “không ai cả”
• Những con sóng và chốn bình an
• Bài văn tế của một nhân vật tiểu thuyết cho một nhân vật tiểu thuyết: Văn Kim Trọng tế Thúy Kiều...
☸ HÁN NÔM
• Ngũ luân ký 五倫記, một tiểu phẩm bằng chữ Nôm rất đáng đọc
☸ PHẬT HỌC
• Lược thuyết về giáo nghĩa của tông Hoa Nghiêm
• Cấu trúc phủ định trong thiền ngữ Vô môn quan
• Theo chân các nhà chiêm bái người Trung Hoa thời xưa đến các thánh tích Phật giáo
• Phật giáo Thái Lan nhìn lại 50 năm
☸ BIÊN KHẢO
• Rồng Lý Trần: Biểu tượng lưỡng trị của Nho giáo-Phật giáo thế kỷ 11-14
Bàn về danh xưng Varella
• Tên chữ Hán các loài thực vật trong thơ Đường
• Nhân 150 năm Gia Định Báo ra đời: Nhà báo Huỳnh Tịnh Của
☸ MÔI TRƯỜNG
• Tâm hồn của cây xanh đô thị
☸ VĂN HÓA VĂN NGHỆ
• Ngày rằm tháng 7 và lễ Vu Lan
• Xin hãy lắng nghe đời sống quanh ta...
• Tuyết trên đỉnh Timberline
• Đêm. Vẫn Mưa. Như Thế.
• Nước chảy chân cầu
• Một tiếng chuông chùa
• Ngày này năm trước
• Cây hồng
• Người bạn già và cô gái Huế
• Tết Bính Thìn bói Kiều
• Bầu trời lông-gà-lông-vịt
• Chim đất
• Thơ viết ở chân cầu
• Thơ giặt đồ
• Đọc thơ Đường
• Thức tỉnh trăm năm
• Chơi vơi
• Mỹ Khê
Quê xưa gồng gánh hoa vàng
THƯ BAN BIÊN SOẠN Cuộc khủng hoảng môi sinh toàn cầu dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu giờ đây không còn là “viễn cảnh” như lối diễn đạt suy đoán của mấy mươi năm về trước, mà đã trở thành một thực tế rõ rệt trước mắt, tác động cụ thể hằng ngày lên đời sống và ảnh hưởng trực tiếp đến số phận con người trên phạm vi toàn thế giới, trong đó Việt Nam được dự đoán là một trong vài quốc gia sẽ nhận lãnh hậu quả nặng nề nhất. Mặc dù vậy, trong khi vẫn nhắm mắt chạy theo những mục tiêu thực dụng ngắn hạn, con người tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở những nước nghèo, đang phát triển hoặc phát triển thiếu bền vững (như Việt Nam, Trung Quốc…), tình trạng nhận thức tính cấp bách của vấn đề sống còn này trong cộng đồng dân cư cũng như trong các giới hữu trách trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khoảng chênh lệch đáng ngại, vì thế vẫn phổ biến xảy ra tình trạng săn bắt không thương tiếc hàng loạt động vật hoang dã, nạn giết mổ động vật thực phẩm gây đau đớn cho con vật, nạn phá rừng như cơm bữa, nạn chặt cây xanh trong các đô thị, việc sử dụng các loại nông dược và phân bón hóa học hủy hoại sinh thái, cũng như việc triển khai bừa bãi từ nhiều năm nay hàng trăm công trình thủy điện mà không xem xét đầy đủ đến khía cạnh nguy hiểm về tác động môi trường… Sớm nhận thức tầm quan trọng của tình trạng phá hủy môi sinh đã và đang diễn ra tại Việt Nam với tốc độ ngày càng báo động mà sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật dường như rất ít hiệu quả, đặc san Suối Nguồn ngay từ những số đầu tiên đã có một số bài viết liên quan tới vấn đề đang xét. Nay trong Suối Nguồn 18 này của mùa Vu lan 2015, chúng tôi xin được tiếp tục thảo luận, nêu lên sự cảnh báo cho vấn đề khẩn cấp môi trường, với ba nội dung lớn của thời đại gồm biến đổi khí hậu, năng lượng sạch và phát triển bền vững, trong chiều hướng muốn gợi ý tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề nan giải nhất này của nhân loại theo cách các tôn giáo lớn trên thế giới đã từng nêu ra, đặc biệt giải pháp Phật giáo mà tổ chức Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần nhắc nhở. Chúng tôi muốn đặc biệt giới thiệu hai bài viết: “Tâm hồn của cây xanh đô thị” của Huệ Viên, và “Cái chết của Mekong, dòng sông Phật giáo” của nhà nghiên cứu Trần Tiễn Khanh. Bài sau này vốn là một tham luận được trình bày tại Hội nghị Vesak Liên Hiệp Quốc từ 27 đến 30.5.2015 tại Bangkok, Thái Lan, hi vọng có thể cung cấp sự tham khảo hữu ích cho mọi người và cho các giới hữu trách, vì một khi tình trạng biến đổi khí hậu tiếp tục tăng cao không kìm hãm lại được do những kế hoạch phát triển thiếu bền vững thì chẳng những bao nhiêu nỗ lực “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của nhà cầm quyền đều trở nên vô ích, mà ngay như đời sống hằng ngày của người tu hành, cho đến các loài động-thực vật khác cũng bị đe dọa, nói chi đến việc hoằng dương giáo pháp! Ngoài ra, năm 2015 này đối với Việt Nam chúng ta cũng đánh dấu vài mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hóa. Đó là kỷ niệm 250 năm ngày sinh của thi hào Nguyễn Du (1765-2015), và 150 năm ngày báo chí Việt Nam (1865-2015), mà một số bài viết khác trong Suối Nguồn 18 này cũng muốn tham gia ghi nhận, tuy rằng chưa được tập trung đầy đủ lắm. Chúng tôi trông đợi sắp tới sẽ nhận được nhiều bài viết cộng tác thuộc hai loại chủ đề trên, cũng như chủ đề về môi trường, để có thể lần lượt tiếp tục phổ biến. Kính chúc quý độc giả, quý cộng tác viên và các vị mạnh thường quân một mùa Vu lan đầy ý nghĩa, trong sự thanh bình và an lạc. BBS 8.2015 |