Phẩm tính của một bậc đại nhân qua hình ảnh chén thuốc độc ban cho Socrates và bát cháo nấm của cunda dâng lên đức Thế tôn

28/03/20205:40 CH(Xem: 5586)
Phẩm tính của một bậc đại nhân qua hình ảnh chén thuốc độc ban cho Socrates và bát cháo nấm của cunda dâng lên đức Thế tôn
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ SƯƠNG
MHV: CQ2224
Môn: Các Khái Niệm Phật Học
ĐỀ TÀI:
PHẨM TÍNH CỦA MỘT BẬC ĐẠI NHÂN
QUA HÌNH ẢNH CHÉN THUỐC ĐỘC BAN CHO
SOCRATES VÀ BÁT CHÁO NẤM CỦA CUNDA DÂNG
LÊN ĐỨC THẾ TÔN
Giảng viên phụ trách:
TT. ThS. Thích Chúc Phú
 
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

MỤC LỤC

I. DẪN NHẬP
II. NỘI DUNG
1. Vài Nét Về Bối Cảnh Xã HộiCuộc Đời Của Triết Gia Socrates
1.1. Bối Cảnh Xã Hội
1.2. Vài Nét Đặc Thù Về Cuộc Đời Triết Gia Socrates
1.3. Vì Sao Socrates Nhận Uống Chén Thuốc Độc?
1.4. Phẩm Chất Của Một Nhân Cách Lớn Qua Việc Socrates Tự Biện Hộ Cho Mình Và Những Quan Điểm Chủ Đạo Của Ông
2. Vài Nét Về Cunda Và Bát Cháo Nấm Dâng Lên Đức Phật.
2.1. Cư Sĩ Cunda Qua Các Nguồn Thư Tịch, Từ Hán Tạng Đến Nikaya
2.2. Truy Nguyên Món Cháo Nấm Của Cunda Và Những Lý Giải Liên Quan Về Các Loại Nấm Quý Hiếm.
2.3. Thể Trạng Của Đức Phật Trước Khi Nhận Bát Cháo Nấm Của Cunda
2.4. Vì Sao Biết Bát Cháo Nấm Nhiễm Độc Nhưng Đức Thế Tôn Vẫn Thọ Dụng?
2.5. Tình Thương Của Đức Phật Đối Với Cư Sĩ Cunda.
III. NHẬN ĐỊNH
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

I. DẪN NHẬP

Những hành xử kỳ đặc của những bậc vĩ nhân có khả năng làm chấn động lòng người. Dù biết rõ là sẽ chết, nhưng các bậc đại nhân luôn sẵn sàng và an nhiên đón nhận cái chết. Với Đức Phật, bậc tự chủ hoàn toàn lẽ sống chết, dù có thọ dụng hay không thọ dụng bát cháo nấm, thì Ngài vẫn nhập Niết Bàn, nhưng vẫn tận lực hóa độ chúng sanh, dù việc hóa độ đó là thiên hùng ca bi tráng. Cũng như nhà hiền triết Socrates (469-399) biết rằng chén thuốc độc nhưng đã ung dung uống cạn, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc cho con người và mọi loài. Có thể nói, mặc dù biết rõ thức ăn có độc, thế nhưng vì muốn lợi lạc hữu tình, cụ thể là đem lại phước quả lớn cho thợ rèn Cunda, Đức Thế Tôn đã không ngại ngần thọ dụng bữa ăn cuối.

Theo Đức Phật thì những ai cúng dường Đức Phật bữa cơm đầu tiên ngay trước khi Ngài thành đạo, hay bữa cơm sau cùng trước khi Ngài nhập Niết Bàn, sẽ được vô lượng công đức. Và bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường, trong đó có món ăn sūkara-maddava như là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ngài. Qua đó người viết chọn đề tài “Phẩm Tính Của Một Bậc Đại Nhân Qua Hình Ảnh Chén Thuốc Độc Ban Cho Socrates Và Bát Cháo Nấm Của Cunda Dâng Lên Đức Thế Tôn” làm nghiên cứu. Cũng chính vì tài liệu về bữa ăn cuối cùng của Đức Thế Tôn rất nhiều và được các học giả nghiên cứu nhưng chưa có bài viết nào hay bài luận nào nghiên cứu chuyên sâu về phẩm tính của bậc đại nhân qua hình ảnh này. Đó cũng là điểm nổi bật của đề tài mà người viết muốn mang đến cho các học giả nghiên cứu học phật có thêm thông tin và nguồn sử liệu.

 

 

 

 

II. NỘI DUNG

1. Vài Nét Về Bối Cảnh Xã HộiCuộc Đời Của Triết Gia Socrates

1.1. Bối Cảnh Xã Hội

- Triết Học Hy Lạp Cổ Đại[1]

Khoảng hai ngàn năm trăm năm trước, một điều lạ thường đã xảy ra ở Hy Lạp và các thuộc địa Hy Lạp trong các vùng biển Aegea. Trong khi các nền văn hóa Địa Trung Hải từ trước tới giờ vẫn sử dụng những câu chuyện thần thoại về các vị thần để giải thích hoạt động của thế giớibản ngã cá nhân, thì một số người Hy Lạp bắt đầu khám phá ra những cách thức mới để cắt nghĩa các hiện tượng này. Thay vì suy tư dựa vào bản kinh thánh hay các tác phẩm thi ca cổ xưa, bây giờ họ bắt đầu sử dụng các lý trí, suy niệm và quan sát giác quan để tìm hiểu về thực tại.

Câu chuyện bắt đầu với những người Hy Lạp sống ở vùng duyên hải Tiểu Á (nay là Thổ Nhĩ Kỳ). Các dân tộc thuộc địa tại đây, như Thales, tìm cách khám phá ra một yếu tố chung duy nhất trong sự đa dạng của tự nhiên. Các nhà tư tưởng tiếp theo họ, như Anaximenes, không chỉ tìm kiếm một yếu tố chung, mà còn tìm kiếm cái qui trình từ đó một dạng thực tại thay đổi sang một dạng thực tại khác. Các nhà tư tưởng khác, như Pythagoras, quay về bản chất của chính dạng thức thực tại chứ không đi vào chất liệu cơ bản ẩn dưới các dạng thức ấy.

Với Socrates, việc tìm kiềm trí thức quay vào trong tâm hồn khi ông không đi tìm sự giải thích về vũ trụ nhưng tìm sự giải thích về bản thân ông. Lời kêu gọi của ông, “hãy tự biết mình”, cùng với công việc tìm kiếm trung thực của ông, đã gợi hứng cho biết bao thế hệ các nhà tư tưởng sau ông. Với các tác phẩm Plato và Aistotle, tư tưởng Hy Lạp đã đạt tới tột đỉnh của nó. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã làm kinh ngạc những đầu óc suy tư của biết bao thế kỷ, và các tác phẩm của họ đã là một trong những ảnh hưởng chủ yếu đối với sự phát triển nền văn minh phương Tây. Các tác phẩm Plato và Aistotle đặc biệt đã xác định các vấn đề và đề nghị nhiều câu trả lời cho các thế hệ sau. Như nhà chính khách vĩ đại Hy Lạp Pericles dự báo, “các thế hệ tương lai sẽ kinh ngạc về chúng ta, giống như bây giờ thế hệ hiện tại đang kinh ngạc về chúng ta.”

- Triết Học Hy Lạp Thời Cực Thịnh[2]

Khi những thành bang Hy Lạp lớn mạnh, triết học lan tỏa khắp thế giới Hy Lạp Ionia. Athens nhanh chóng trở thành trung tâm văn hóa của toàn cõi Hy Lạp. Ở nơi đây các triết gia đã mở rộng phạm vi triết học để thêm vào những câu hỏi mới như “làm sao ta biết cái mình biết?” “ta nên sống đời mình thế nào?” Chính một người Athens Socrates đã khơi mào thời kỳ cực thịnh của triết học Hy Lạp ngắn ngủi mà gây ảnh hưởng sâu rộng này. Dù không để lại di cảo nào, tư tưởng của ông vẫn quá đổi quan trọng đến mức chúng định hướng cả tiến trình triết học này, và mọi triết gia trước ông được gọi là những triết gia tiền-Socrates. Học trò Plato của ông sáng lập một trường triết học ở Athens gọi là Academy (từ “học viện” – academy từ đó mà ra) nơi vị này giảng dạy và phát triển những tư tưởng của thầy mình, truyền thụ chúng cho những môn sinh như Aristole, người học và dạy ở đó trong 20 năm. Những tư tưởng và những phương pháp tương phản của ba nhà tư tưởng vĩ đại này – Socrates, Plato và Aristole – tạo thành nên móng triết học phương Tây như ngày nay ta biết, và những ý kiến trái chiều giữa họ vẫn tiếp tục chia rẻ các triết gia đời sau xuyên suốt chiều dài lịch sử.

Thời kì cực thịnh của Hy Lạp cổ đại nhanh chóng đi đến hồi kết với cái chết của Alexander Đại đế năm 323 TCN, người đã thống nhất Hy Lạp trước đó hòa hiệp với nhau, nay lại chuyển sang đối đầu. Sau cái chết của Aristole năm 322 TCN, triết học bị chia tách thành những trường phái rất khác nhau với các phái khuyến nho, hoài nghi, khoái lạc và khắc kỉ cùng khẳng định vị trí của mình. Suốt vài thế kỉ tiếp theo, văn hóa Hy Lạp suy tàn dần trước sự trỗi dậy của Đế quốc La Mã. Người La Mã ít quan tâm đến triết học Hy Lạp ngoài chủ nghĩa khắc kỉ, tuy vậy những tư tưởng Hy Lạp cổ đại vẫn được bảo tồn, chủ yếu nhờ được giữ gìn trong những thư tịch và bản dịch của thế giới Ả Rập. Về sau chúng hồi sinh trong thời Trung Cổ với sự trổi dậy của đạo Cơ Đốc và đạo Hồi.

1.2. Vài Nét Đặc Thù Về Cuộc Đời Triết Gia Socrates

Socrates (469-399 TCN), sinh ở Athens năm 469 TCN, Socrates là con trai một thợ đá và một bà mụ. Hẳn ông đã theo nghề cha và có cơ hội nghiên cứu triết học trước khi bị gọi vào quân ngũ. Sau khi lập công trong chiến tranh Peloponnesus, ông quay về Athens và tham gia hoạt động chính trị một thời gian. Tuy nhiên, sau khi cha mất, ông được thừa kế đủ tiền sống với vợ Xanthippe mà không phải làm việc. Từ đó trở đi, Socrates trở thành một hình ảnh quen thuộc ở Athens và tham gia các cuộc thảo luận với các công dân thành phố và được nhiều học trò theo. Sau cùng ông bị buộc tội làm băng hoại đầu óc giới trẻ Athens và bị kết án tử. Dù được trao cho cơ hội để chọn án lưu đày, nhưng ông đã chấp nhận phán quyết có tội và được ban một chén thuốc độc cần chết người vào năm 339 TCN.[3]

Socrates thường được nhắc tới như một trong những người khai sinh triết học phương Tây, dù ông không viết, không lập ra trường học nào và không có một học thuyết gì cho riêng mình. Tuy nhiên, điều ông đã làm là kiên trì hỏi những câu cho ông hứng thú, nhờ đó phát triển một cách tư duy mới, một phương thức mới để kiểm tra những gì ta nghĩ. Kỹ thuật này được gọi là phương pháp Socrates hoặc phương pháp truy vấn biện chứng (gọi là “truy vấn biện chứng” vì nó được tiến hành như kiểu một đối thoại giữa các quan điểm trái chiều), và nó mang lại cho ông nhiều kẻ thù ở Athens nơi ông sống. Ông bị vu là triết gia ngụy biện (người tranh luậnmục đích yếm trá)kết án tử hình với cáo buộc làm băng hoại giới trẻ bằng những tư tưởng đi ngược truyền thống. Nhưng ông cũng được nhiều người theo, trong số đó có Plato, người ghi lại những tư tưởng của Socrates trong một chuỗi tác phẩm gọi là Những Đối Thoại, trong đó Socrates tiến hành truy vấn nhiều tư tưởng khác nhau. Phần lớn nhờ những đối thoại này – trong đó có Socrates Tự Biện, Phaedo và Tiệc Rượu Đêm – mà tư tưởng Socrates được truyền lại và tiếp tục dẫn lối cho triết học phương Tây.

Socrates sống ở Athens vào nửa sau Thế Kỉ 5 TCN. Người ta tin rằng thời trẻ ông đã nghiên cứu triết học tự nhiên, xem xét nhiều lối giải thích khác nhau về bản chất vũ trụ, nhưng rồi ông tham gia vào hoạt động chính trị của thành bang và trở nên quan tâm đến những vấn đề đạo đức thực tiễn hơn, ví dụ như bản chất của công lí. Tuy nhiên, ông không hứng thú với việc chiến thắng các cuộc tranh luận hay tranh luận để kiếm tiền – như nhiều người cùng thời. Ông cũng không kiếm những đáp án hay giải thích – ông chỉ đơn giản muốn kiểm tra nền tảng những quan niệm ta áp dụng cho chính mình (như “tốt”, “xấu” và “công bằng”), vì ông tin rằng hiểu được bản thânnhiệm vụ đầu tiên của triết học. Vậy nên quan tâm chính của Socrates là thẩm tra về cuộc đời và chính lối truy vấn không khoan nhượng những niềm tin trân quý nhất của con người (phần lớn về chính họ) đã mang lại cho ông kẻ thù – nhưng ông vẫn gắn bó với nhiệm vụ của mình cho tới lúc cuối cùng

1.3. Vì Sao Socrates Nhận Uống Chén Thuốc Độc?

Năm 400-399 TCN, Socrates bị đưa ra tòa và bị khép vào các tội danh, theo Diogenes Laertius ghi lại, đó là: “tội thứ (1) không thờ phụng các thần mà nhà nước thờ phụng nhưng lại cỗ vũ những việc thực hành tôn giáo mới và xa lạ; tội thứ (2) làm hư hỏng thanh niên. Và công bố yêu cầu bản án tử hình cho ông”[4].

Socrates có thể tự ý đi đày khi nghe những lời buộc tội ông. Nhưng không ông đã ở lại Athens và tự biện hộ trước một tòa án gồm khoảng năm trăm bồi thẩm. Lời biện hộ của ông được Plato ghi lại trong tác phẩm Biện hộ, là một biện hộ xuất sắc về những hoạt động trí tuệ của ông và phơi bày một cách thuyết phục những động cơ của những kẻ tố cáo ông và sự thiếu cơ sở trong các lời tố cáo của họ.... Và khi bị quy là có tội, ông được phép chọn bản án cho mình. Nhưng vì tin chắc sự vô tội của mình về giá trịnếp sống và những lời giảng dạy ông đã cống hiến cho Athens, ông đề nghị Athens phải trọng thưởng ông vì những đóng góp xứng đáng của ông. Trước sự kiêu hãnh của ông, bồi thẩm đã kết án tử hình ông. Tuy các người bạn của ông tìm cách giúp ông trốn thoát, nhưng ông không muốn thế. Socrates tin rằng nếu ông trốn đi, đó sẽ là hành động thách thức và phá hoại Athens và thủ tục tư pháp của nó. Như thế sẽ bắn sai mục tiêu. Luật pháp không có trách nhiệm trong vụ xét xửbản án của ông, là Anytus và Meletus, là những người phải chịu trách nhiệm. Vì thế, ông khẳng định sự tôn trọng của ông đối với luật pháp và các thủ tục bằng cách thi hành bản án của tòa.

Theo biên bản lời bào chữa trước tòa của Socrates được Plato ghi lại, ông chọn cái chết chứ không chịu đối mặt với cuộc sống vô tri: “cuộc đời không tự vấn là cuộc đời không đáng sống.”[5] Nhưng chính xác thì việc “tự vấn” cuộc đời này là gì? Với Socrates, đó là quá trình truy vấn ý nghĩa những quan niệm cơ bản ta sử dụng hằng ngày nhưng không bao giờ thực sự nghĩ về chúng, nhờ đó hé lộ ý nghĩa thực sự của chúng và trí thức đích thực – hay sự vô tri – của ta.[6]

Socrates là một trong những triết gia đầu tiên xem xét điều gì tạo nên một cuộc đời “tốt đẹp”; với ông nó có ý nghĩa đạt được sự yên bình nội tâm nhờ làm điều đúng đắn, hơn là sống theo những nguyên tắc đạo đức của xã hội. Và “điều đúng đắn” chỉ có thể xác định thông qua sự thẩm tra nghiêm khắc. Từ những quan điểm này, ông kết luận rằng: chỉ có một cái tốt: tri thức; và một cái xấu: sự vô tri; trí thức gắn với đức hạnh không rời – nó chính là “cái tốt duy nhất” – và vì lí do này ta phải luôn luôn “tự vấn” về cuộc đời mình.

Chính vì thế Socrates chấp nhận chén thuốc độc để kết thúc một đời người hơn là trao cơ hội lưu đày nhưng ông đã chấp nhận phán quyết có tội và được ban một chén thuốc độc cần chết người vào năm 339 TCN. (hình : Socrates bị xử tử)

 

(Socrates bị xử tử năm 399 TCN, cái kết cho việc truy vấn nền tảng đạo đức của thành Athens. Trong hình, ông chấp nhận uống chén thuốc độc cần sẽ làm ông mất mạng, dáng điệu ngang tàng chỉ tay lên thiên đường).

Khi mô tả những giây phút cuối cùng của Socrates sau khi uống chén thuộc độc, Plato viết trong Phaedo rằng: “Socrates tự cảm thấy và nói rằng khi thuốc ngấm vào tim, ông sẽ ra đi, người ông đã lạnh… và ông nói những lời cuối cùng. Ông nói, anh Crito, tôi còn nợ Asclepius một con gà; anh nhớ trả lại anh ấy dùm tôi… đó là kết cục của người bạn chúng ta, một con người mà tôi nghĩ là tốt nhất, thông minh nhất và chính trực nhất giữa những con người của thời đại ông.”[7]

1.4. Phẩm Chất Của Một Nhân Cách Lớn Qua Việc Socrates Tự Biện Hộ Cho Mình Và Những Quan Điểm Chủ Đạo Của Ông

Nhiều người Athens đã tưởng lầm Socrates là một nhà ngụy biện. Sự thật ông là một trong những người phê bình phái Ngụy biện tinh tế nhất. Ông say mê theo đuổi sự thật và nghĩ rằng việc tìm kiếm nền tảng cho tri thức chắc chắnvững bềnsứ mạng của ông. Ông cũng cố gắng tìm kiếm nền tảng cho một đời sống tốt. Khi theo đuổi sứ mạng, Socrates nghĩ ra một công cụ để đạt tới chân lý, bằng cách kết nối Tri (biết) và Hành (làm) với nhau sao cho có thể chứng minh được rằng biết cái thiện chính là làm cái thiện, rằng: “tri thức là đức hạnh”. Không như các nhà ngụy biện, Socrates dấn mình vào lý luận, vào “biện chứng pháp”, không nhằm mục đích hủy diệt chân lý hay phát triển những kỹ năng thực dụng của các luật gia hay chính trị gia, mà nhằm đạt những khái niệm sáng tạochân lý và cái thiện.[8] Và với những tư tưởng đạo đức của ông đã tạo nên một nền tảng triết học mới.

     Tư tưởng đạo đức của Socrates.[9]

Theo Socrates, tri thứcđức hạnh là một. Nếu đức hạnh liên quan tới việc “lo cho linh hồn trở nên tốt đến mức nhiều nhất có thể,” thì điều cần thiết trước hết là phải biết cái gì làm cho linh hồn trở nên tốt. Vì thế cái thiện và tri thức có tương quan mật thiết với nhau. Nhưng không chỉ có thế, Socrates còn đồng nhất giữa cái thiện và tri thức, ông nói biết cái thiện tức là làm cái thiện, tri thứcđức hạnh. Khi đồng hóa tri thức với đức hạnh, ông muốn nói rằng thói xấu, hay cái ác, là sự thiếu vắng tri thức. Cũng như, trí thứcđức hạnh, thì cái xấu là sự ngu dốt. Lý luận này dẫn tới hệ quả là theo Socrates, không ai hành động xấu hay phạm điều ác một cách có ý thức. Ông nói, làm điều xấu luôn luôn là do vô tình, là sản phẩm của sự ngu dốt.

Do đó, nói rằng thói xấu là sự ngu dốt và không cố ý thì tương đương với nói rằng không ai cố tình chọn cách làm thiệt hại, làm méo mó hay phá hoại bản tính con người của mình. Cả khi một người muốn sự đau khổ, người đó làm thế với hi vọng sự đau khổ sẽ dẫn tới đức hạnh, tới sự hoàn thiện bản tính con người, một bản tính luôn tìm kiếm sự tốt lành cho chính mình. Người ta luôn nghĩ mình hành động đúng, nhưng các hành động của họ có đúng thật hay không còn tùy theo chúng có hòa hợp với bản tính đức thực của con người hay không, và đây là vấn đề nhận thức. Hơn nữa, vì Socrates tin rằng cơ cấu bản tính con người là vĩnh hằng, nên ông cũng tin rằng một số cách thức hành động và một số giá trị đạo đức cũng là vĩnh hằng. Đây là cơ sở để ông chiến thắng chủ nghĩa hoài nghichủ nghĩa tương đối của các nhà ngụy biện. Socrates đã vạch ra hướng đi cho triết học đạo đức trong lịch sử văn minh phương Tây. Tư tưởng của ông đã được Plato, Aristotle và các nhà thần học Kitô giáo sửa đổi, nhưng nó luôn là truyền thống trí tuệđạo đức trội vượt mà các biến thể khác được khai triển xoay quanh nó.

2. Vài Nét Về Cunda Và Bát Cháo Nấm Dâng Lên Đức Phật.

Cunda (S) Người thợ rèn xứ Pava cúng dường Phậtchư Tăng một bữa cơm. Đó là bữa cơm cuối cùng của đức Phật, nhờ đó mà được hưởng vô lượng công đức, trọn vẹn đạo Bồ tát. Thời Phật Ca Diếp, Thuần Đàđệ tử Phật Ca Diếp, khi Phật Ca Diếp thọ ký người thành Phật kế tiếpThích Ca Mâu Ni, ngài Thuần Đàphát nguyện “phụng thí ẩm thực lần cuối cùng”.

2.1. Cư Sĩ Cunda Qua Các Nguồn Thư Tịch, Từ Hán Tạng Đến Nikaya

Theo Phật Quang Đại Từ Điển – Tập 5[10]: Cunda là tên gọi một cư sĩ Thuần đà (Phạm, Pali: Cunda). Cũng gọi là Chuẩn đà, Chu na. Tên người thợ rèn ở thành Ba bà (Phạm, Pali: Pava) thuộc Trung Ấn Độ vào thời đức Phật còn tại thế, ông là người cuối cùng cúng dường đức Phật.

Theo Kinh Du Hành trong Trường A-hàm quyển 3 thì Thuần Đà dâng nấm cây chiên đàn cúng dường Phật. Nấm cây chiên đàn (pali: sukaramaddava) mà Thuần Đà cúng dường đức Phật là một loại nấm ở Trung Quốc gọi là Mộc nhĩ. Kinh Trường A-hàm theo thuyết này, còn các bản dịch như Kinh Niết-bàn… thì cho là thức ăn thơm ngon. Các học giả phương Tây thời gần đây. Căn cứ theo Kinh Đại Bát Niết Bàn tiếng Pali, thức ănThuần Đà cúng dường cho Phật thuở ấy là thịt lợn. (Kinh Tạp A-Hàm-quyển 37, Luận Đại Tì Sa Ba-quyển 66, điều Câu Thin A Yết La Quốc Trong Đại Đường Tây Vực Ký)[11].

Trong tác phẩm “Những Vấn Đề Cốt Lỗi Trong Kinh Trường A-Hàm – trang 70”, TS. TT. Thích Hạnh Bình có trích dẫn (số 2, “Kinh Du Hành”) nói về Cunda với tên gọi là Châu-na nhân duyên được gặp Phật và cúng dường bữa ăn cho tăng đoànĐức Thế Tôn được trích như sau:

Bấy giờ đức Thế Tôn sau khi tùy nghi trú ở thành Phụ-di lại bảo A-nan cùng đi đến thành Ba-bà. A-nan đáp: “Kính vâng”, rồi xếp y ôm bát, với đại chúng đi theo Thế Tôn, theo con đường Mạt-la đi vườn Xà-đầu, thành Ba-bà. Nơi đây có con trai của một người thợ tên là Châu-na nghe Phật từ Mạt-la kia đến thành này, liền y phục chỉnh tề tìm đến chỗ Phật, đầu mặt lễ chân Phật, rồi ngồi lại một bên. Phật theo thứ lớp thuyết pháp cho Châu-na, chỉ bày, giáo huấn, khiến cho lợi ích hoan hỷ. Châu-na sau khi nghe phát tín tâm hoan hỷ, bèn thỉnh Phật ngày mai đến nhà cúng dường. Phật làm thinh nhận lời. Châu-na biết Phật đã nhận lời, liền đứng dậy lễ Phật, rồi lui về. Ngay đêm đó ông sửa soạn thức ăn. Ngày mai, vào thời gian thích hợp, ông trở lại thỉnh Phật.

Bấy giờ, Thế Tôn khoác y cầm bát cùng với đại chúng tùy tùng đến nhà ông, ngồi lên chỗ ngồi dọn sẵn. Sau khi Phật và đại chúng đã an tọa, Châu-na đem món ăn dâng Phật và chúng tăng. Ông lại nấu riêng một thứ nấm chiên-đàn là thức ăn trân quý kỳ lạ ít thấy, đem dâng riêng cho Phật….[12]

Đặc biệt, khi nghiên cứu nếu không cẩn thận hoặc dễ bị nhầm lẫn nhận vật Cunda-Thuần Đà thành Cundaka[13] thị giả tôn giả Xá Lợi Phất. Châu-Na 周那, một Tỳ-Kheo, không phải người thợ sắt. Pali: Cundaka.

Trích dẫn đoạn kinh trong Trường Bộ Kinh nói về vị Thị giả Cundaka.

Này Cundaka, hãy xếp áo Sanghàti làm bốn cho Ta. Này Cundaka, Ta nay mệt mỏi, muốn nằm nghỉ.

- Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Đại đức Cundaka vâng lời Thế Tôn và xếp áo Sanghàti làm bốn.

Rồi Thế Tôn nằm xuống phía hông bên mặt như dáng điệu con sư tử, hai chân để trên nhau, chánh niệm, tỉnh giác, suy tư, với ý niệm ngồi dậy lại khi phải thời. Và đại đức Cundaka ngồi phía trước Thế Tôn.

Cho gọi vị Tỷ-kheo,

Tên họ Cundaka:

"Hãy gấp tư áo lại,

Trải áo cho ta nằm.

Nghe dạy, Cundaka

Lập tức vâng lời dạy,

Gấp tư và trải áo,

Một cách thật mau lẹ.

Bậc Đạo Sư nằm xuống

Thân mình thật mệt mỏi.

Tại đây Cundaka,[14]

Qua các thư tích, các nguồn trích dẫn trên cho thấy cư sĩ Thuần đà (Cunda), một vị cư sĩ có tín tâm muốn gieo nhân duyên cúng dường bữa ăn cho Đức Thế TônTăng đoàn với lòng cung kínhthành tâm. Mặc dù, món ăn đó có độc nhưng vị cư sĩ này hoàn toàn không biết và với tâm niệm món ăn quý để dâng lên cúng dường. Do đó, về sau nhiều vấn đề tranh cãi và đỗ lỗi đức Phật nhập Niết-bàn vì bát cháo nấm này. Cho nên người viết đưa ra những căn cứ, chứng minh rằng đức Phật không nhập Niết-bàn vì bát cháo nấm mà vị cư sĩ Cunda đã cúng dường.

2.2. Truy Nguyên Món Cháo Nấm Của Cunda Và Những Lý Giải Liên Quan Về Các Loại Nấm Quý Hiếm.

Kinh Đại Bát Niết Bàn trong Kinh Trường Bộ của Tam Tạng kinh điển Pāli với bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu với nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất về bữa ăn cuối cùng của Đức Phật (vào khoảng 483 trước Công nguyên). Trong bản Việt dịch, Hòa thượng dùng chữ sūkara-maddava một lầnchuyển ngữ chữ này thành “món ăn mộc nhĩ” 6 lần trong suốt bản văn kinh[15]. Song hành với Kinh Trường Bộ Pali là Kinh Trường A Hàm Sanskrit, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch[16] là “nấm chiên-đàn (chiên-đàn-thọ nhĩ)” và ghi chú là “Chiên-đà ở đây nên hiểu là quý báu. Thức ăn này theo chữ Pali là sūkara-maddavam, có nghĩa là một loại nấm hay rau mà loài heo ưa thích”.

Từ ngữ Chiên Đàn mà chữ Pali là sukara-maddava được các nhà học giả Tây phương dịch là Truffles.[17] Truffles có bốn nghĩa: (1) một loại thức ăn mềm cho heo, (2) một loại thức ăn mà heo rất ưa thích, (3) thịt heo mềm, và (4) bột thịt heo khô xay nhuyễn (pig-pound).

Từ Sukara-Maddava được kết hợp bởi hai từ Sukara có nghĩa là con heo và Maddava có nghĩa là phơi khô. Do nghĩa này mà một số người Tây phương đã cho rằng Thuần Đà đã dâng bát canh thịt heo phơi khô nấu nhuyễn cúng dường Phật, và đức Phật đã vì ăn bát canh thịt heo ấy mà ngộ độc. Tuy nhiên theo những nhà học giả khác thì chữ Maddava có nghĩa là ngon, một thức ăn mà giống heo rừng rất thích ăn.

Tuy nhiên, trong bài viết bằng Anh ngữ “How did the Buddha die?” Tiến sĩ Bình Anson, một học giả Phật Giáo Nam Truyền thời nay cho biết:

“Thuật ngữ sūkara -maddava có nghĩa là (1) phần mềm của lợn hay heo rừng, (2) một loại mà giống lợn/heo rừng thích ăn, được cho là một thứ nấm (mushroom) hay loại nấm truffle, khoai lang hay tuber (LND: truffle là quả thể phát sinh từ nấm tuber mọc hoàn toàn dưới mặt đất). Trong một số bài bình luận khác, sūkara -maddava cũng được nhắc đến như là một loại "cây thuốc" (dược thảo) trong y học cổ Ấn Độ, hoặc là "măng non bị chà đạp bởi lợn".

 (“Sūkara -maddava may mean: (1) the tender parts of a pig or boar,(2) what is enjoyed by pigs or boars, which may be referred to a mushroom or truffle, or a yam or tuber. In some other commentaries, sukara-maddava was also mentioned as a "medicinal plant" in classic Indian medicine, or as "young bamboo shoots trampled by pigs".[18]

Nhưng tác phẩm: “Phật Điển Phổ Thông-Dẫn Vào Tuệ Giác Của Phật” do Gs. Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ làm chủ biên; lại giải thích Sūkara -Maddava bằng cụm từ “thịt heo mềm”[19] như sau: …khi đêm đã tàn, thợ sắt Cunda liền cho sửa soạn tại nhà của mình các thức ăn loại cứng, loại mềm, cùng với nhiều thứ thịt heo mềm thượng vị, và báo tin cho thế tôn thời gian thọ thực, bạch đại đức, giờ ăn đã đến, thức đã dọn… này Cunda, hay dọn cho ta loại thịt heo mềm đã liệu lý, và hãy dọn cho chúng tỳ kheo các món khác. Kinh vâng, bạch Thế Tôn, thợ sắt Cunda vâng đáp.[20]

Và trong một số kinh điển như: Kinh Du Hành có nói đến món cháo nấm mà cư sĩ Cunda chuẩn bị như sau: …Bấy giờ, Thế Tôn khoác y cầm bát cùng với đại chúng tùy tùng đến nhà ông, ngồi lên chỗ ngồi dọn sẵn. Sau khi Phật và đại chúng đã an tọa, Châu-na đem món ăn dâng Phật và chúng tăng. Ông lại nấu riêng một thứ nấm chiên-đàn là thức ăn trân quý kỳ lạ ít thấy, đem dâng riêng cho Phật. Phật bảo Châu-na chớ đem thứ nấm ấy cho chúng tăng ăn. Châu-na vâng lời, không dám dọn cho chúng Tăng…

Và trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật cũng nói món cháo này: “Này Cunda, món ăn mộc nhĩ còn lại ngươi hãy đem chôn vào một lỗ. Này Cunda, Ta không thấy một ai, ở cõi Trời cõi Người, ở Ma giới, ở Phạm thiên giới không một người nào trong chúng Sa Môn và chúng Bà La Môn giữa những Thiên Nhân, món ăn mộc nhĩ này mà có thể tiêu hóa được, trừ Như Lai”. (Kinh Trường Bộ tập 1 trang 624, kinh Đại Bát Niết Bàn). (Mahàparinibbàna Sutta, DN.16)

Qua các nguồn tư liệu minh chứng trên, người viết đưa ra một số nhận định như sau: Biết rằng (1) Tại sao Phật dặn Thuần Đà đừng dọn cho các vị Tăng khác món ăn nấm và phải chôn phần còn dư của món này. Có phải Phật đã biết món ăn nấm đã bị nhiễm độc là cơ duyên cuối để Phật Niết Bàn nên không cho chư tăng khác ăn? Cho nên rất có thể đây là món ăn mộc nhĩ như Hòa Thượng Minh Châu dịch hay là món ăn nấm như đa số các học giả Phật Giáo thời nay đồng ý, vì loại nấm này, một loại nấm chỉ mọc ngầm dưới đất có thể bị nhiễm độc và chỉ có heo rừng mới tìm ra được mà thôi. (2) Một điều nữa cần biết thêm là vùng Pava[21], nơi cư ngụ của ông Thuần Đàtrung tâm truyền giáo của Kỳ Na Giáo thời Phật tại thế, một đạo giáo chủ trương triệt để ăn chay thuần, cấm sát sinh và cấm uống rượu. vì thế người viết đồng tình với ý nghĩa giải thích từ Sūkara –maddava của HT. Thích Minh Châu dịch hơn là tác phẩm “Phật Điển Phổ Thông-Dẫn Vào Tuệ Giác Của Phật” của nhiều tác giả với cụm từ “thịt heo mềm” thì nó hợp lý hơn và khoa học hơn.

2.3. Thể Trạng Của Đức Phật Trước Khi Nhận Bát Cháo Nấm Của Cunda

Kinh Đại Bát-Niết-Bàn (Mahà-parinibbàna Sutta) trong Trường Bộ kinh (Dìgha Nikàya) (II.72-168)bài kinh dài nhất trong thánh điển Pali. Kinh tường thuật ba tháng cuối đời đức Phật, khi Ngài tám mươi tuổi, kết thúc khi Ngài đại bát-niết-bàn (Maha-parinibabana): Niết-bàn tối hậu khi vị giác ngộ mạng chung.[22] Và trong bài kinh này đề cập đến mùa mưa trong mua an cư cuối cùng của Đức Thế Tôn có nói đến thể trạng của đức Phật khi lâm bệnh nặng.

Vào mùa an cư cuối cùng (mùa mưa cuối cùng), lời hứa với ma Ba Tuần[23], Đức Thế Tôn lâm trọng bệnh, chuyến hành trình cuối cùng của đức Phật được ghi chép trong Trường Bộ Kinh Tập 1- Số 16 – Kinh Đại Bát Niết Bàn Do HT. Thích Minh Châu dịch như sau:

Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ Kheo hãy an cư trong mùa mưa xung quanh Vesàli tại chỗ có bạn bè quen thuộcthân tín. Còn Ta sẽ an cư ở đây, tại làng Baluvà.

- Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Những Tỷ Kheo này vâng đáp Thế Tôn và tìm chỗ an cư mùa mưa xung quanh Vesàli tại chỗ có bạn bè quyến thuộcthân tín. Còn Thế Tôn an cư tại làng Baluvà.

-Trong khi Thế Tôn an cư trong mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, rất đau đớn, gần như muốn chết. Nhưng Thế Tôn giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán. Thế Tôn tự nghĩ: "Thật không hợp lẽ nếu Ta diệt độ mà không có một lời với các đệ tử hầu cận Ta, không từ biệt chúng Tỷ-kheo. Vậy Ta hãy lấy sức tinh tấn, nhiếp phục cơn bệnh này, duy trì mạng căntiếp tục sống". Và Thế Tôn với sức tinh tấn, nhiếp phục bệnh ấy duy trì mạng căn.

-Rồi Thế Tôn lành bệnh. Sau khi lành bệnh không bao lâu, đức Phật rời khỏi tịnh xá và ngồi trên ghế đã soạn sẵn, trong bóng mát của ngôi tịnh xá. Lúc bấy giờ tôn giả Ananda đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con được thấy Thế Tôn khỏe mạnh. Bạch Thế Tôn, con được thấy Thế Tôn kham nhẫn, bạch Thế Tôn, thấy Thế Tôn bệnh hoạn, thân con cảm thấy yếu ớt như lau sậy, mắt con mờ mịt không thấy rõ phương hướng, dầu cho, bạch Thế Tôn, con được một chút an ủi rằng, Thế Tôn sẽ không diệt độ, nếu Ngài chưa có lời di giáo lại cho chúng Tỷ-kheo.[24]

Điều đó cho thấy, thể trạng của Đức Thế Tôn trước khi nhận bát cháo của cư sĩ Cunda, đã không được tốt lắm và nhân lời hứa với Ma Ba Tuần cùng với thời điểm nhập diệt đã đến. Cho nên đức thế tôn gieo nhân duyên phước báu đến vị cư sĩ đã cúng bữa ăn cuối cùng này. Cũng xin trích đoạn kinh Ma Ba Tuần thỉnh đức Phật nhập diệtđức Phật đã nhận lời diệt độ.

- Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ. Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: "Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo của Ta chưa trở thành những vị đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháptùy pháp, sống chân chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích, và giải thích rõ ràng Chánh pháp, khi có tà đạo khởi lên chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá Chánh pháp thần diệu"…

Khi được nói vậy Thế Tôn nói với Ác ma: "Này Ác ma hãy yên tâm, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ".[25]

2.4. Vì Sao Biết Bát Cháo Nấm Nhiễm Độc Nhưng Đức Thế Tôn Vẫn Thọ Dụng?

Đức Phật biết nhân duyên tịch diệt của Ngài đã đến, lại thêm lòng từ bi muốn tạo phước đức cho Thuần Đà nên Ngài quyết định dùng bữa ăn do Thuần Đà cúng dường, cho dù không dùng bữa ăn ấy thì ngày giờ Niết Bàn của Đức Thế Tôn cũng được Ngài quyết định từ ba tháng trước.[26] Vốn người khiêm tốn, Ngài quyết định trút hơi thở cuối cùng trong một làng mạc xa hôi hẻo lánh như Kusinara[27], thay vì ở các đô thị lớn như Savatthi hay Rajagaha, những nơi mà Ngài thường lưu ngụ và có nhiều tín đồ. Theo lời chính của đức Phật, lúc tám mươi tuổi, cơ thể của Ngài tựa hồ như “một cái xe quá cũ”[28]. Dẫu tuổi đã già, sức đã yếu, nhưng với ý chí sắt đá dũng mãnh, Ngài đi bộ trên con đường dài dẵng và khó khăn.

Điều đó thể hiện qua phẩm tính của bậc đại nhânĐức Thế Tôn vốn có được các nhà tri thức thế giới ca ngợi và trong đó có Tiến sĩ Radhakrisnan nhận định đức Phật như sau: “HE DOES NOT SPEAK OF SIN”, Serenity of spirit and love for all sentient creation are enjoined by the Buddha. He does not speak of sin, but only of ignorance and foolishness which could be cured by enlightenment and sympathy. (Dr. S. Radhakrisnan 7, Gautama The Buddha). Được Thích Tâm Quang chuyển ngữ như sau: “NGÀI KHÔNG NÓI VỀ TỘI LỖI”, Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minhđiên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm.[29] Dù biết rằng, bát cháo mà Cunda dâng lên là có độc nhưng Ngài vẫn thọ dụng mà còn không trách phát hay nói bất cứ tội lỗi nào, điều đó thật đáng ca ngợi. Một Văn Hào Âu Châu A Europeen Writer đã tuyên bố Ngài “Con Người Vĩ Đại Nhất Chưa Từng Có”. Ánh hào quang của vị thầy vĩ đại này soi sáng cái thế giới đau khổtối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại.

2.5. Tình Thương Của Đức Phật Đối Với Cư Sĩ Cunda.

Đức Phật thọ nhận bữa ăn cuối cùng khiến phát sinh bệnh rồi sau đó nhập diệt, Phật trấn an mọi người, khuyến cáo rằng không ai được đỗ lỗi cho người đã cúng bữa ăn này. Để xóa tan nghi ngờ và niềm hối hận trong lòng của cư sĩ Thuần Đà vì nghĩ rằng chính thức ăn mà mình dâng cúng làm cho đức Thế Tôn Niết Bàn. Đức Phật bảo Ngài A Nan hãy đến trấn an tinh thần Thuần Đà.

Trong tác phẩm “Phật Điển Phổ Thông-Dẫn Vào Tuệ Giác Của Phật”; Khi đức Phật căn dặn: “Ông dâng Thế Tôn món thịt heo mềm, và dâng chúng Tỳ-kheo các thức ăn khác. Rồi Thế tôn nói với thợ sắt Cunda ‘này Cunda, hay đem chon món thịt heo mềm còn lại, bởi Ta không thấy một ai trong thế gian này bao gồm chu thiên, Ma, Phạm, và dân chúng, cùng với chúng sa-môn, Bà-la-môn, và mọi người, có thể ăn mà tiêu hóa được món thịt heo mềm này, trừ Như Lai’, ‘kinh vâng, Đại Đức’, thợ sắt Cunda vâng đáp. Ông đem chôn món thịt heo mềm còn lại xuống hố, rồi đi đến chỗ thế tôn, đảnh lể và ngồi xuống một bên. Thế tôn thuyết pháp cho ông, khai thị, khuyến khích, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Sau đó Cunda rời chỗ đứng dậy ra về…”[30] qua đoạn trích trên; cho thấy, đức Phật bày tỏ tình thương đối với vị thợ sắt này qua hành động nhận cúng dường bữa ăn cuối cùng và khi biết được thức ăn này cố độc vẫn thọ thực sau còn khia thị thuyết pháp cho vị cư sĩ.

Và khi đức Phật tắm lần cuối cùng trong dòng sông Kakuttha và sau khi Ngài nghỉ một lúc Ngài dạy đức Ananda rằng chuyện sau đây có thể xảy ra. Có người sẽ làm cho Cunda ăn năn hối hận vì họ nói: “Này Cunda ông thật là người có tội. Ông sẽ bị chìm đắm sa đọa, vì đức Thế Tôn đã lìa trần sau khi thọ thực lần cuối cùng với món vật thực do ông dâng”.

Mỗi lần Cunda, người thợ rèn, ăn năn hối hận như thế con phải giải thích như vầy: “Này Cunda, ông có thật nhiều phước báu thù thắng. Ông sẽ hưởng được nhiều lời lạc vì đức Phật đã độ ngọ lần cuối cùng với các vật thực do ông dâng lên. Này Cunda, ta có nghe chính đức Phật dạy rằng có hai vật thực cúng dường đem lại phước báu bằng nhau, tạo quả bằng nhau, và vô cùng quý báu hơn tất cả. Hai vật ấy là gì? Đó là vật thực cúng dườngBồ Tát thọ lần cuối cùng trước khi Chứng Ngộ Đạo Quả Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác, và vật thực cúng dườngđức Phật thọ nhận lần cuối cùng trước khi nhập diệt. Hai vật cúng dường ấy đem lại phước báu bằng nhau, tạo quả bằng nhau, và vô cùng quý báu hơn tất cả các món khác. Và vật thực cuối cùngĐức Thế Tôn thọ là chính tay của Cunda, người thợ rèn dâng lên.

Nghiệp tốt này sẽ trổ Quả trong sự Tái Sanh thuận lợi, tuổi thọ cao, gặt nhiều may mắndanh vọng, thọ hưởng nhiều phước báu trong các cõi thiên và trong các cảnh vua chúa, quyền quý cao sang”.

“Này Ananda hay khuyên lớn Cunda như thế ấy”.[31]

Qua các đoạn kinh trên, cho ta thấy đức Phật rãi tình thương đối với vị cư sĩ Cunda này rất nhiều, đức Phật biết trước được hậu quả về sau sẽ có người trách phạt và lên án món vật thực mà Cunda dâng lên Đức Thế Tôn. Vì thế mà đã căn dặn Ananda trân an tâmăn năn, hối hận của Cunda, tình thường này rãi khắp chúng sanh. Ngày nay chúng ta thường tìm cái cớ, nguyên nhân việc nhỏ hay lớn cũng muốn đỗ lỗi cho người khác chứ hiếm khi tự nhận ra bản thân mình có lỗi. do đó hình ảnh đức Phật dạy Ananda thật đáng ca ngợi của một Bậc Vĩ Nhân mà chúng sanh khó làm được.

Xin trích thêm đoạn Kinh Đại Bát Niết Bàn căn dặn Tôn Giả Ananda.

“Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, rất có thể có người làm cho thợ sắt Cunda hối hận: "Này Hiền giả Cunda, thật không lợi ích gì cho Ngươi, thật là tai hại cho Ngươi, vì Như Lai dùng bữa ăn cuối cùng từ Ngươi cúng dường, và nhập diệt". Này Ananda, cần phải làm tiêu tan sự hối hận ấy của thợ sắt Cunda: "Này Hiền giả, thật là công đức cho bạn, vì được Như Lai dùng bữa ăn cuối cùng từ bạn cúng dường, và nhập diệt. Này Hiền giả Cunda, tôi tự thân nghe, tự thân lãnh thọ lời nói này của Thế Tôn: "Có hai sự cúng dường ăn uống đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác? Thế nào là hai? Một là bữa ăn trước khi Như Lai chứng vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hai là bữa ăn trước khi Như Lai diệt độ Niết-bàn giới, không còn di hưởng sanh tử. Hai bữa ăn này đồng một quả báo, đồng một dị thực quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác. Nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng tuổi thọ; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng sắc đẹp; nhờ hành động này, Đại Đức, Cunda sẽ được hưởng an lạc; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng danh tiếng; nhờ hành động này, Đại Đức, Cunda sẽ được hưởng cõi trời; nhờ hành động này, Đại Đức, Cunda sẽ được hưởng uy quyền".

- Này Ananda, cần phải làm cho thợ sắt Cunda tiêu tan hối hận.

- Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu ý nghĩa này, liền thốt lời cảm khái như sau:

Công đức người bố thí,

Luôn luôn được tăng trưởng,

Trừ được tâm hận thù.

Không chất chứa, chế ngự,

Kẻ chí thiện từ bỏ.

Mọi ác hạnh bất thiện,

Diệt trừ tham, sân, si.

Tâm giải thoát thanh tịnh”[32]

 

III. NHẬN ĐỊNH.

“Phẩm Tính Của Một Bậc Đại Nhân Qua Hình Ảnh Chén Thuốc Độc Ban Cho Socrates Và Bát Cháo Nấm Của Cunda Dâng Lên Đức Thế Tôn”qua những nghiên cứu trên cho thấy; Một bên là muốn lấy cái chết để tỏ bày một thông điệp. Một bên là khẳng định lòng đại bi, hóa độ chúng sanh đến giây phút cuối của cuộc đời. Hai nhân vật vĩ đại, một vị là của tôn giáo và một người nền triết học phương Tây. Điều đáng nói ở đây, phẩm tính của mỗi vĩ nhân mang đến một ý nghĩa rất quan trọng. Đối với Socrates ông có thể chấp nhận chọn mức án lưu đày chứ không cần phải chọn cái chết, chỉ muốn chứng minh rằng cuộc đời mình đã cống hiến cho Athens muốn Athens công nhận những cống hiến đó. Cũng vì vậy mà qua hình ảnh chén thuốc độc khi Socrates uống nó ngấm từng bộ phận trên cơ thể ông nhưng ông không biểu hiện ra một sự đau đớn nào mà ngược lại còn bộc lộ nó với sự kiêu hãnh. Nhưng đối với Đức Thế Tôn thì ngược lại Ngài làm chủ được cái chết và lẽ sống, dù bất cứ một dị vật hay một nhân tố nào không thể xâm hại đến, nhưng cuối cùng Thế Tôn vẫn muốn kết thúc thân Ngũ Uẩn này có sanh có diệt. Cho nên bát cháo nấm của Cunda dâng lên Đức Thế Tôn, mặc dù có độc và trùng thời gian chuẩn bị nhập diệt. Đặc biệt Thế Tôn biết trước được việc, sau này đời sau sẽ trách lỗi cư sĩ Cunda nên đã căn dặn tôn giả Ananda khuyên răn tăng đoàn không nên trách Cunda cũng như dạy cho Cunda biết được phước báu đã cúng dường bữa ăn cuối trước khi Thế Tôn nhập diệt. Điều đó cho thấy Phẩm tính của bậc đại nhân không thể nói lên hết bằng lời nói hay chữ viết nào diễn tả được. Tất cả những hành động mang đến một ý nghĩa một cách nhìn một lối sống cho hậu thế nhìn nhận và tôn kính.

 

 

 

 

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Forrest E. Baird, Đỗ Văn Thuấn-Lưu Văn Hy (Dịch), “Tuyển Tập Danh Tác Triết Học Từ Plato Đến Derrida”, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Năm 2006.

- Lê Ngọc Tân Dịch, “Trích Triết Học-Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn”, Nxb Dân Trí-Đông Á, Năm 2019.

- Samuel Enoch Stumpe, Hiệu Đính; Nguyễn Việt Long, Đỗ Văn Thuấn-Lưu Văn Hy (Dịch), “Lịch Sử Triết Học Và Các Luận Đề”, Nxb Lao Động-Hà Nội, Năm 2004.

- Sa-Môn Thích Quảng Độ Dịch, “Phật Quang Đại Từ Điển-Tập 5” Nxb Phương Đông, Năm 2014.

- Thích Hạnh Bình, “Những Vấn Đề Cốt Lỗi Kinh Trường A-Hàm”, Nxb Hồng Đức, Năm 2018.

- H.T. Thiện Siêu Và HT. Thanh Từ Dịch, “Kinh Tạp A Hàm” Tập 1, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Ấn Hành Năm 1993.

- Tuệ Sỹ, “Kinh Trường A-Hàm Tập 1, 2. Kinh Du Hành”, Nxb Tôn Giáo-Hà Nội, năm 2007.

- HT. Thích Minh Châu Dịch, “Kinh Trường Bộ-1, 16. Kinh Đại Bát Niết Bàn”, Viện NCPHVN, Tp. Hồ Chí Minh, năm 1991.

- HT. Thích Thiện Siêu: “Kinh Trường A-Hàm”, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1986.

- GS. Lê Mạnh Thát, HT. Tuệ Sỹ làm chủ biên và nhiều tác giả , “Phật Điển Phổ Thông-Dẫn Vào Tuệ Giác Của Phật”, Nxb Hồng Đức, Năm 2019.

- Narada Maha Thera, Phạm Kim Khánh Dịch, “Đức Phật Và Phật Pháp”, Nxb Tổng Hợp-Tp Hcm, Năm 2019.

- Thích Tâm Quang chuyển ngữ, “Phật Giáo Dưới Mắt Các Nhà Tri Thức”, Nxb Tp Hcm, Năm 1997.

- Tâm Diệu, (https://thuvienhoasen.org/a17032/bua-an-cuoi-cung-cua-duc-phat)

- Bình Anson, (https://www.budsas.org/ebud/ebsut006.htm), How did the Buddha die ?



[1] Forrest E. Baird, Đỗ Văn Thuấn-Lưu Văn Hy (Dịch), “Tuyển Tập Danh Tác Triết Học Từ Plato Đến Derrida”, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Năm 2006, Trang 7~8.

[2] Lê Ngọc Tân Dịch, “Trích Triết Học-Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn”, Nxb Dân Trí-Đông Á, Năm 2019, Trang 20~21.

[3] Lê Ngọc Tân Dịch, “Trích Triết Học-Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn”, Nxb Dân Trí-Đông Á, Năm 2019, Trang 46.

[4] Samuel Enoch Stumpe, Hiệu Đính; Nguyễn Việt Long, Đỗ Văn Thuấn-Lưu Văn Hy (Dịch), “Lịch Sử Triết Học Và Các Luận Đề”, Nxb Lao Động-Hà Nội, Năm 2004, Trang 43.

[5] Xem Thêm: Sơ Đồ trang 47 trong tác phẩm “Trích Triết Học-Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn”, Nxb Dân Trí-Đông Á, Năm 2019.

[6] Lê Ngọc Tân Dịch, “Trích Triết Học-Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn”, Nxb Dân Trí-Đông Á, Năm 2019, Trang 47~48.

[7] Samuel Enoch Stumpe, Hiệu Đính; Nguyễn Việt Long, Đỗ Văn Thuấn-Lưu Văn Hy (Dịch), “Lịch Sử Triết Học Và Các Luận Đề”, Nxb Lao Động-Hà Nội, Năm 2004, Trang 43.

[8] Samuel Enoch Stumpe, Hiệu Đính; Nguyễn Việt Long, Đỗ Văn Thuấn-Lưu Văn Hy (Dịch), “Lịch Sử Triết Học Và Các Luận Đề”, Nxb Lao Động-Hà Nội, Năm 2004, Trang 35.

[9] Samuel Enoch Stumpe, Hiệu Đính; Nguyễn Việt Long, Đỗ Văn Thuấn-Lưu Văn Hy (Dịch), “Lịch Sử Triết Học Và Các Luận Đề”, Nxb Lao Động-Hà Nội, Năm 2004, Trang 41.

[10] Sa-Môn Thích Quảng Độ Dịch, “Phật Quang Đại Từ Điển-Tập 5” Nxb Phương Đông, Năm 2014, Trang 6607.

[11] Sdđ: Trang 6607.

[12] Thích Hạnh Bình, “Những Vấn Đề Cốt Lỗi Kinh Trường A-Hàm”, Nxb Hồng Đức, Năm 2018, Trang 70.

[13] Hán Dịch: Phật Đà Da Xá Trúc Phật Niệm, Việt Dịch: Tuệ Sỹ, “Kinh Trường A - Hàm Tập 1, 2. Kinh Du Hành”, Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, Trang 106.

[14] HT. Thích Minh Châu Dịch, “Kinh Trường Bộ-1, 16. Kinh Đại Bát Niết Bàn”, Viện NCPHVN, Tp. Hồ Chí Minh, 1991, Trang 635~636.

[15] Sđđ: tụng phẩm IV từ đoạn 16 đến hết đoạn 20:

[16] Thích Thiện Siêu: Kinh Trường A Hàm, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1986, trang 86.

[18] Bình Anson, How did the Buddha die? (https://www.budsas.org/ebud/ebsut006.htm )

[19]Sūkara –maddava”, nghĩa đen“heo mềm” (pig-milk): chú giải của Udana (trang 3999) nói rằng “đại chú giải” xem đây là thịt heo mềm có sẵn ở chợ, nhưng những chỗ khác coi đây là măng hoặc nấm mọc ở nơi bị heo dẫm đạp (maddita), hoặc một dạng thiên dược.

[20] GS. Lê Mạnh Thát, HT. Tuệ Sỹ làm chủ biên và nhiều tác giả , “Phật Điển Phổ Thông-Dẫn Vào Tuệ Giác Của Phật”, Nxb Hồng Đức, Năm 2019, Trang 191.

[21] Theo Tự điển Bách Khoa Wikipedia. Pava là thị trấn cổ Ấn Độ, nay là Fazilnagar, được biết với tên “Pawanagar”,trung tâm của đạo Kỳ Na và nơi giáo chủ Kỳ Na Giáo Lord Mahavir nhập diệt.

[22] GS. Lê Mạnh Thát, HT. Tuệ Sỹ làm chủ biên và nhiều tác giả , “Phật Điển Phổ Thông-Dẫn Vào Tuệ Giác Của Phật”, Nxb Hồng Đức, Năm 2019, Trang 185~186.

[23] “Ma Ba Tuần”: Bốn thứ được gọi là ma bao gồm: Ngũ uẩn (năm tổ hợp cấu thành nên thân và tâm), sự chết, Thiên ma Ba-tuần (một loại chúng sanh ở ở cõi trời Tha hóa tự tại) và phiền não (tham, sân và si).

[24] HT. Thích Minh Châu dịch, “Kinh Trường Bộ -1, 16. Kinh Đại Bát Niết Bàn”, Viện NCPHVN, TP. Hồ Chí Minh, 1991, trang 581~583.

[25] HT. Thích Minh Châu dịch, “Kinh Trường Bộ -1, 16. Kinh Đại Bát Niết Bàn”, Viện NCPHVN, TP. Hồ Chí Minh, 1991, trang 588~599.

[26] Đức Phật đã quyết định Niết Bàn vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch (vesakha) tức vào năm 483 trước Công nguyên. Sự việc này đã được ghi lại trong kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahàparinibbàna) và kinh Cunda.

[27] Theo Bản Chú Giải, đức Phật chọn Kusinara để nhập diệt vì ba lý do. Lý do đầu tiên là để thuyết bài pháp Mhasudassana Sutta nhằm khuyến khích đời sống Đạo Hạnh. Thứ hai là để dẫn dắt Suubhadda, người đệ tử cuối cùng của Ngài, vì ngoài đức Phật ra không ai có thể thuyết bài này được. Thứ ba là để cho vị Bà-la-môn Dona có thể phân chia Xá Lợi của Ngài một cách êm thấm giữa những người sùng mộ Ngài.

[28] Narada Maha Thera, Phạm Kim Khánh Dịch, “Đức Phật Và Phật Pháp”, Nxb Tổng Hợp-Tp Hcm, Năm 2019, Trang 146.

[29] Thích Tâm Quang chuyển ngữ, “Phật Giáo Dưới Mắt Các Nhà Tri Thức”, Nxb Tp Hcm, Năm 1997, Trang  38~39.

[30] Xem thêm: GS. Lê Mạnh Thát, HT. Tuệ Sỹ làm chủ biên và nhiều tác giả , “Phật Điển Phổ Thông-Dẫn Vào Tuệ Giác Của Phật”, Nxb Hồng Đức, Năm 2019, Trang 191.

[31] Narada Maha Thera, Phạm Kim Khánh Dịch, “Đức Phật Và Phật Pháp”, Nxb Tổng Hợp-Tp Hcm, Năm 2019, Trang 159.

[32] HT. Thích Minh Châu dịch, “Kinh Trường Bộ -1, 16. Kinh Đại Bát Niết Bàn”, Viện NCPHVN, TP. Hồ Chí Minh, 1991, trang 635~637.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/05/2012(Xem: 18984)
04/02/2012(Xem: 38972)
31/05/2013(Xem: 25830)
29/05/2019(Xem: 9356)
03/06/2022(Xem: 14674)
16/10/2023(Xem: 2703)
21/04/2013(Xem: 12583)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.