Thư Viện Hoa Sen

● Các Thách Đố Của Phật Giáo Nhật Bản: Hai Bộ Mặt Của Thiền

13/02/201212:00 SA(Xem: 8904)
● Các Thách Đố Của Phật Giáo Nhật Bản: Hai Bộ Mặt Của Thiền

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức


Các thách đố của Phật giáo Nhật Bản:
Hai bộ mặt của Thiền
GSTS. Steven Heine, Đại học Quốc tế Florida, Hoa Kỳ


Trong vài năm gần đây, lịch sửtư tưởng Thiền Zen của Phật giáo Nhật Bản đã được khảo sát và phân tích từ nhiều góc độ phê phán. Các nhà phân tích đã sử dụng nhiều phương pháp để đặt vấn đề và để bác bỏ dần tính cách tự định nghĩa theo truyền thống của Nhật. Điều này đã tạo ra sự tranh luận đáng kể về vấn đề đâu là bản chất thật của Thiền Zen. Thiền Zen có thể được xem là một vấn đề mang tính hai mặt; một mặt mang tính tích cực, phúc lợi và hữu ích trong việc giải quyết những vấn đề xã hội như nguy cơ phá hủy môi trường qua việc thực hành lòng từgiữ giới; mặt khác nó mang tính tiêu cực và phản tác dụng trong việc gây ra một vài chứng bịnh của xã hội Nhật hiện đại như bịnh khoa trương cho mình là đế quốc và bịnh kỳ thị phân biệt trong xã hội.

Qua giáo lý thiền Zen Phật giáo, ta thấy thói quen kỳ thị vẫn được duy trì trong các sử dụng. Như từ Kaimyo – là từ quen dùng trong nghi thức tang lễ của Phật giáo – mang ý nghĩa khinh miệt được sử dụng để chỉ những người burakumin thuộc giai cấp hạ tiện, chứng tỏ rằng thiền Zen đã đồng tình trong sự kỳ thị xã hội. Ngoài ra, thiền Zen còn góp phần tạo ra các vấn đề chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, nhất là trong thời thuộc địa và thời tiền chiến của Nhật Bản. Một phần của vấn đề có lẽ do sự mơ hồ của thiền Zen không nêu rõ ý nghĩa của việc nỗ lực thực hiện điều thiện chống lại điều ác mà chỉ nhấn mạnh rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ hỗ tươngthẩm thấu lẫn nhau. Thế thì, bản thật của thiền Zen là gì? Thiền Zen phải chăng là một quan điểm truyền thống theo chủ nghĩa duy tâm của cộng đồng tăng lữ tự duy trì để sinh tồncống hiến đời mình cho đạo, hay đó là một bức tranh rất khác hẳn đang mô tả Phật giáo như một hệ thống tăng lữ hỗn độn, lãnh đạm, và có lẽ là hệ thống của những người đạo đức giả, đồi bại đầy mâu thuẫn và bất công?

Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.