Cảnh Giác Với Một Số Cách Lạ Dùng Để Trị Covid-19

01/09/20217:52 SA(Xem: 8454)
Cảnh Giác Với Một Số Cách Lạ Dùng Để Trị Covid-19
CẢNH GIÁC VỚI
MỘT SỐ CÁCH LẠ DÙNG ĐỂ TRỊ COVID-19


Hỏi: Tình cờ, tôi được biết trên internet, dạo gần đây có một nhóm người truyền dạy nhau cách niệm số, đọc dãy số 126002600 kèm với Nam-mô Dược Sư Phật để trị bệnh Covid-19. Một nhóm khác thì truyền dạy nuốt trùn đất sống (địa long) cũng để phòng trị dịch bệnh Covid-19. Điều đáng nói là cả hai nhóm này đều bàn đến triết lý và tu hành Phật giáo, thậm chí mặc y phục của cư sĩtu sĩ Phật giáo. Xin hỏi quan điểm của Phật giáo về vấn đề này thế nào? (TRÍ HOÀN, tri.hoa...@olamnet.com; THẢO NGUYÊN, boconganh…@gmail.com)

Bạn Trí Hoàn và Thảo Nguyên thân mến!

Đức Phật xác định bệnh khổ là một thực tại tất yếu của đời sống con người. Thân và tâm, theo Phật giáo, có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng giáo pháp đặc biệt chú trọng đến trị liệu tâm bệnh, chữa trị cho tâm hết tham ái, vô minh, chấp thủ để thành tựu giải thoát.

Thời Đức Phật còn tại thế, khi thân bị bệnh, ngoài việc điều phục nội tâm, Ngài vẫn chữa trị theo các phương pháp của y học. Sự kiện bác sĩ Kỳ-bà (quan ngự y của nước Ma-kiệt-đà) đã phát nguyện chăm sóc sức khỏe cho Đức Phật, trị liệu bệnh tật cho chư Tăng là minh chứng điển hình.

Trong kinh Phật, rải rác vẫn còn lưu lại một số cách trị bệnh theo trình độ y học thời bấy giờ. Vài trường hợp đặc biệt, như dịch bệnh ở Tỳ-xá-ly (kinh Châu báu, Tiểu bộ kinhdo các loài phi nhơn quấy nhiễu gây ra, Đức Phật dạy tán thán uy đức Tam bảo khiến chư thiên hoan hỷ, nhiếp phục loài phi nhơn, đẩy lùi dịch bệnh. Trường hợp khác, Đức Phật thường khuyên các Tỳ-kheo bị bệnh trì niệmthực hành Thất giác chi để vượt qua tật bệnh (Kinh Tương ưng bộ, thiên Đại phẩm).

Như vậy, về căn bản, đối với việc trị liệu thân bệnh, quan điểm của Đức Phậtđiều phục tâm và trị liệu theo y học. Có thể xem đây là cơ sở để hàng Phật tử ứng dụng nhằm đối phó với dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành hiện nay. Điều phục tâm để bớt hoang mang lo lắng, thấy rõ bệnh tật là do nghiệp để tích cực chuyển nghiệp, kể cả khi nghiệp đã chín muồi thì tùy duyên thuận pháp với sinh tử mà không hề sợ hãi. Trị liệu theo y học là chữa trị bệnh theo huớng dẫn của thầy thuốc, dựa trên cơ sở khoa học, phát huy tuệ giác để nói không với các liệu pháp thiếu trí tuệ, phản khoa học, mê tín, tà kiến.

Như vậy, việc đọc một dãy số, theo những người chủ trương đó là “Phương pháp chữa bệnh đơn giản theo tượng số Chu dịch”. Chúng ta không bàn về tượng số ở đây, chỉ đối chiếu với kinh Phật thì không thấy đề cập đến cách chữa bệnh này. Theo quan điểm của y học hiện đại thì việc đọc các con số (kể cả niệm danh hiệu Phật) dường như chẳng liên hệ gì đến vấn đề trị liệu Covid-19 cả.

Việc nuốt trùn sống (địa long) cũng vậy, theo y học cổ truyền, địa long chỉ có một số công năng như thanh nhiệt hạ sốt, trấn kinh, thông kinh, hoạt lạc, bình suyễn, hạ huyết áp, lợi niệu, tiêu phù... Với y học hiện đại, mặc dù có một số nghiên cứu về các dược tính của địa long được công bố nhưng từ nghiên cứu đến thực nghiệm và cho đến khi được các cơ quan y tế có thẩm quyền chuẩn y là cả một câu chuyện dài. Do vậy, những ai chủ trương nuốt trùn sống để phòng trị Covid-19 là không đúng với quan điểm y học hiện hành.

Riêng vấn đề những người chủ trương trị bệnh theo các cách nói trên “đều bàn đến triết lý và tu hành Phật giáo, thậm chí mặc y phục của cư sĩtu sĩ Phật giáo”, nếu thực sự là đệ tử Phật thì cần nhớ đến hai nguyên tắc căn bản của giáo pháptừ bitrí tuệ. Ở đây, xét kỹ các phương pháp trị liệu này, từ bitrí tuệ đều thiếu vắng thì cần tỉnh thứctừ bỏ. Hãy học theo Đức Phật, điều phục tâm và trị liệu theo y học đối với các loại bệnh tật.

Chúc các bạn tinh tấn!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.