Sn 5.7 Nanda-manava-puccha Các Câu Hỏi của Nanda

28/10/201810:10 SA(Xem: 3003)
Sn 5.7 Nanda-manava-puccha Các Câu Hỏi của Nanda
NGUYÊN GIÁC
Dịch Việt & Chú Giải
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Sn 5.7: NANDA-MANAVA-PUCCHA

CÁC CÂU HỎI CỦA NANDA

 

 

Học nhiều kiến thức không thể giải thoát. Giữ giới cấm cũng vô ích (có khi, chỉ tăng ngã chấp, rằng có người đang giữ giới, rằng có giới đang được giữ). Rèn luyện tu tập cũng vô ích. Bởi vì, cái rèn luyện được, chi là pháp sanh diệt, pháp hữu vi, sẽ tới một lúc tan rã.

Có thể dẫn ra Kinh AN 6:60 (Citta Sutta), kể rằng Tỷ khưu Citta Hatthisariputta đã thành tựu tứ thiền bát định, nhưng rồi rơi trở lại niềm vui ái dục, nên xả giới để về đời thường, vui với cung đình vua quan, xã hội dân gian… Một thời gian sau nữa, mới nhớ đời tăng sĩ, nên xin xuất gia trở lại, sống đời cô tịch, tinh tấn, và rồi đắc quả A La Hán. Do vậy, rèn luyện tu tập không nên dựa vào pháp hữu vi.

Kinh Sn 5.7 đặc biệt nói là chớ làm vô lượng pháp này, đừng làm vô lượng pháp kia, không làm vô lượng pháp nọ… và không hề nói phải làm gì. Tất cả lời Đức Phật dạy nơi đây chỉ là phủ định. Đừng giữ giới cấm (ghi chú: không có nghĩa là phá hủy giới luật nhà Phật, chỉ có nghĩa là giới luật để qua bờ kia phải là giới của pháp ấn Vô ngã). Đừng dựa vào kiến thức hay truyền thống. Chớ dựa vào thấy nghe hay biết. Chớ tham ái. Chỉ khẳng định một điều trong kinh này là “hãy sống nơi cô tịch.”

Chữ “sống nơi cô tịch” trong bài Kệ 1078 có nhiều nghĩa.

Anandajoli dịch là: lives without company (sống với không ai/vật/pháp gì theo bên).

Bodhi dịch là: who live remote (người sống nơi xa, hẻo lánh).

Khantipalo dịch là: those foeless (người không có ai/vật/pháp gì thù nghịch).

Thanissaro dịch là: those who live disarmed (người đã buông vũ khí).

Fausboll dịch là: having secluded themselves (tự sống cô tịch).

Ngài Minh Châu dịch là: Những ai diệt quân lực.

Theo ngữ cảnh, nếu chúng ta tin rằng trong kinh này, Đức Phật dạy rằng chớ làm các pháp, rằng đừng làm các pháp, rằng không làm các pháp… thì chúng ta có thể dịch theo một công án  Thiền Tông, mang đầy đủ nghĩa nên là:

-- Hãy nghe tiếng vỗ của một bàn tay.

Và dịch như thế mới mang đủ ý nghĩa: sống trong tận cùng cô tịch, sống nơi hẻo lánh, không một ai/vật/pháp nào theo bên, đã buông trọn vũ khí, và đã diệt toàn bộ quân lực.

Tương tự, trong Thiền Tông có ghi lại sự tích khi mới gặp Thạch Đầu, Bàng Cư Sĩ hỏi, “Không cùng với vạn pháp làm bạn lữ là người như thế nào?” Chưa nói dứt lời đã bị Thạch Đầu bịt miệng. Phải chăng, cái “cô tịch” đó không có lời để nói? Làm sao mở miệng về cái không dính gì tới uẩn-xứ-giới bằng lời được?

Tóm lược ý kinh: Sống với tâm cô tịch, không gì dính mắc

Kinh này gồm các bài kệ từ 1077 tới 1083.

 

1077. [Nanda] Người ta nói rằng trong thế giới này có những bậc trí tuệ. Có như thế không? Có phải người ta gọi một người là bậc trí tuệ vì người này có kiến thức, hay vì nếp sống người này đang tuân thủ?

 

1078. [Đức Phật] Bậc thiện không nói rằng có ai là trí tuệ chỉ vì người đó có kiến thức (knowledge), hay có quan kiến (view), hay sống theo truyền thống (tradition). Ta nói, những người trí tuệ là người không còn tham ái, không phiền não, và sống nơi cô tịch.

 

1079. [Nanda] Một số ẩn sĩPhạm chí

nói rằng thanh tịnh tới từ những gì được thấy và nghe,

nói rằng thanh tịnh tới từ giới luậttuân thủ rèn luyện,

nói rằng thanh tịnh tới từ nhiều cách khác nữa.

Con xin Đức Phật trả lời rằng những người “có pháp để tu” như thế có ai đã vượt qua sinh và già? Kính xin Đức Phật trả lời cho con.

 

1080. [Đức Phật] Hỡi Nanda, bất kỳ ai trong các ẩn sĩPhạm chí này

nói rằng thanh tịnh tới từ những gì được thấy và nghe,

nói rằng thanh tịnh tới từ giới luậttuân thủ rèn luyện,

nói rằng thanh tịnh tới từ nhiều cách khác nữa,

mặc dù  họ đang sống kềm chế như thế,

ta nói họ vẫn chưa vượt qua sinh và già.

 

1081. [Nanda] Một số ẩn sĩPhạm chí

nói rằng thanh tịnh tới từ những gì được thấy và nghe,

nói rằng thanh tịnh tới từ giới luậttuân thủ rèn luyện,

nói rằng thanh tịnh tới từ nhiều cách khác nữa.

Nếu Đức Phật nói rằng những người vừa nói chưa qua được trận lụt, vậy thì ai trong thế giới cõi nhân thiên này đã vượt qua bờ sanh và già? Kính xin Đức Phật giảng cho con.

 

1082 [Đức Phật] Hỡi Nanda, ta không nói rằng tất cả các ẩn sĩPhạm chí bị bao trùm bởi sinh và già: bất kỳ ai nơi đây không còn dựa vào những gì được thấy, nghe, cảm thọ, không còn dựa vào giới cấmrèn luyện tu tập, và cũng đã rời bỏ toàn bộ vô lượng cách khác nữa – hễ ai biết rõ tận tường tham ái, không còn lậu hoặc nữa – ta nói những vị đó đã vượt qua trận lụt.

 

1083. [Nanda] Bạch ngài Gotama, con rất mực vui mừng nghe lời dạy của ngài đại đạo sư, dạy rõ ràng pháp giải thoát ra khỏi dính mắc. Bất kỳ ai nơi đây không còn dựa vào những gì được thấy, nghe, cảm thọ, không còn dựa vào giới cấmrèn luyện tu tập, và cũng đã rời bỏ toàn bộ vô lượng cách khác nữa – hễ ai biết rõ tận tường tham ái, không còn lậu hoặc nữa – con cũng nói những vị đó đã vượt qua trận lụt.

 

Hết Các Câu Hỏi của Nanda

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/07/2016(Xem: 111680)
21/01/2015(Xem: 6336)
07/09/2011(Xem: 99970)
07/09/2011(Xem: 53825)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.