Sn 5.14 Posala-manava-puccha Các Câu Hỏi của Posala

28/10/201810:13 SA(Xem: 3046)
Sn 5.14 Posala-manava-puccha Các Câu Hỏi của Posala
NGUYÊN GIÁC
Dịch Việt & Chú Giải
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Sn 5.14: POSALA-MANAVA-PUCCHA

CÁC CÂU HỎI CỦA POSALA

 

 

Bài Kệ 1113 có câu nói rằng: Thấy cả trong và ngoài đều là “không có gì hết”…

Hình như  câu vừa dẫn có vẻ Bát Nhã Tâm Kinh, khi nói sáu nội xứ (mắt tai mũi lưỡi thân ý) và sáu ngoại xứ (sắc thanh hương vị xúc pháp) đều là rỗng rang, đều là thực tướng vô tướng?

Đức Phật trong bài Kệ 1115 nói rằng thấy như thế, tuệ quán được như thế, tức là giải thoát, không cần làm gì thêm.

Nơi đây, có thể dẫn ra Kinh SN 12.67 (Nalakalapiyo Sutta), khi Đức Phật dạy rằng các pháp hệt như những sợi cỏ tranh nương vào nhau, cột vào nhau, duyên vào nhau, và chỉ cần rút ra một sợi tranh là toàn bộ bó tranh đó tan rã (khi thức tịch diệt, thì tâm/thân hay danh/sắc đều đoạn tận; bản dịch Bodhi: with the cessation of consciousness comes cessation of name-and-form). Đó là Pháp Duyên Khởi.

Tuy nhiên, chữ “nothingness” được ngài Thanissaro ghi chú rằng “không có gì hết” (nothingess) là tầng định thứ 7, gọi là định “vô sở hữu”… Có đúng hay không, cũng là chỗ để tranh luận.

Nên dẫn ra Kinh MN 52 (Kinh Bát Thành -- Aṭṭhakanagara Sutta) trong đó nói rằng "định vô sở hữu"  vẫn còn là pháp hữu vi, chưa phải giải thoát, vì định vô sở hữu sẽ tan rã, cần bước thêm để phá lậu hoặc.

Bản dịch ngài Minh Châu, trích MN 52: “Vô sở hữu xứ định này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt.”

Bản dịch ngài Bodhi: “This attainment of the base of nothingness is conditioned and volitionally produced. But whatever is conditioned and volitionally produced is impermanent, subject to cessation.”

Do vậy, chữ “nothingness” nơi đây không chỉ vào pháp định vô sở hữu xứ, mà chỉ vào Tánh Duyên Khởi – tức là cái nhìn thấu suốt “ngũ uẩn giai không” và chúng ta có thể đoán rằng Kinh Sn 5.14 này cũng là một cội nguồn của Bát Nhã Tâm Kinh, khi Đức Phật dạy nhìn vào cái rỗng rang vô tướng ở cả nội và ngoại xứ.

Chúng ta cũng sẽ thấy như thế, khi đối chiếu với kinh kế tiếp, là Kinh Sn 5.15.

 

Tóm lược ý kinh: Khi thức không còn nơi trú, là giải thoát

Kinh này gồm các bài kệ từ 1112 tới 1115.

 

1112. [Posala] Đối trước người đã chỉ ra quá khứ, người đã bất động, người đã cắt đứt mọi ngờ vực, người toàn hảo trong mọi pháp, con tới với một câu xin hỏi:

 

1113. Đối với người đã đoạn tận tưởng về sắc, người đã buông bỏ thân toàn bộ, người thấy cả trong và ngoài đều là “rỗng rang, không có gì” – người như thế có sẽ bị dẫn dắt đi đâu?

 

1114. [Đức Phật] Hỡi Posala. Như Lai biết tận tường tất cả các nơi trú của thức, biết nơi thức trụ vào, nơi thức sẽ được giải thoát, hay sẽ bước qua bờ giải thoát.

 

1115. Biết rõ cội nguồn của cái không có gì hết (origin of nothingness), do vậy hỷ chính là lậu hoặc trói buộc, biết trực tiếp tận tường như thế, nhìn bằng tuệ quán vào nơi đó. Đây là tri kiến thực của bậc Phạm chí, người đã thành tựu việc phải làm.

 

Hết Các Câu Hỏi của Posala

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/07/2016(Xem: 111870)
21/01/2015(Xem: 6348)
07/09/2011(Xem: 99995)
07/09/2011(Xem: 53835)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.