KINH THẮNG MAN
Pháp Sư TAM TẠNG đời nhà TỐNG (người Trung Ấn Độ) dịch
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt dịch
CHƯƠNG 4: NHIẾP THỤ
Bấy giờ Thắng
Man bạch Phật rằng :
"Nay
con lại nương theo oai thần của Phật xin nói về đại nguyện điều phục chân thật
không khác."
Phật bảo Thắng
Man :
"Cho
phép ngươi nói"
Thắng Man bạch
Phật:
"Bồ
tát có các nguyện lớn như cát sông Hằng tất cả nguyện ấy đều ở trong một
nguyện. Đó là nhiếp thụ chánh pháp. Nhiếp thụ chánh pháp thật là nguyện
lớn".
Phật khen Thắng
Man:
"Hay
thay ! Hay thay ! Trí tuệ phương tiện của ngươi sâu xa nhiệm mầu do ngươi đã
hằng lâu trồng các căn lành mới được như vậy. Đời sau chúng sanh nào có trồng
căn lành từ lâu mới hiểu được lời ngươi nói".
Nhiếp thụ chánh
pháp ngươi nói đây là điều mà quá khứ, hiện tại, vị lai chư Phật đã nói, đang
nói, sẽ nói. Ta nay được vô thượng Bồ đề cũng thường nói nhiếp thụ chánh pháp như
vậy. Ta nói nhiếp thụ chánh pháp có các công đức không bờ bến như thế nào thì
trí tuệ biện tài của Như Lai cũng không bờ bến như vậy.
Bởi vì sao ? Vì
nhiếp thụ chánh pháp này có công đức lớn, có lợi ích lớn.
Thắng Man bạch
Phật:
"Con
xin nương theo oai lực của Phật diễn lại ý nghĩa rộng lớn của nhiếp thụ chánh
pháp".
Phật bảo: Hãy
nói đi !
Thắng Man bạch
Phật:
"Ý nghĩa
rộng lớn của nhiếp thụ chánh pháp thì vô lượng, vĩ đại như đạt được tất cả Phật
pháp và bao la như nhiếp thụ tám vạn bốn ngàn pháp môn".
Ví như khi kiếp
mới thành mây lớn nổi lên khắp nơi mưa xuống các cơn mưa màu sắc và nhiều châu
báu. Cũng như thế nhiếp thụ chánh pháp mưa vô lượng phúc báu và vô lượng căn
lành.
- Thưa Thế
Tôn ! Lại như khi kiếp mới thành nước lớn tụ đọng sinh ra ba ngàn đại thiên thế
giới tạng và bốn trăm ức các châu. Cũng như thế nhiếp thụ chánh pháp sinh ra vô
lượng thế giới tạng đại thừa tất cả sức thần thông của Bồ tát, tất cả niềm vui
an ổn của thế gian, tất cả sự tự tại như ý của thế gian và sự an vui xuất thế gian
cho đến khi kiếp thành tất cả những gì cõi trời, cõi người chưa có, đều từ đó
phát sanh ra cả.
Lại như đại địa
gánh chở bốn việc lớn. Bốn việc là gì? Một là biển lớn. Hai là các núi. Ba là
cỏ cây. Bốn là chúng sanh. Cũng như thế, thiện nam tử, thiện nữ nhơn kiến lập
đại địa có thể gánh vác bốn trách nhiệm lớn như đại địa kia.
Bốn trách nhiệm
ấy là gì? Là đối với các chúng sanh xa lìa thiện tri thức, không nghe chánh
pháp, làm điều phi pháp thì đem căn lành cõi trời, cõi người mà thành thục họ,
đối với kẻ cầu Thanh văn thì trao cho pháp Thanh văn, đối với kẻ cầu Duyên giác
thì trao cho pháp Duyên giác, đối với kẻ cầu đại thừa thì trao cho pháp đại
thừa. Nhiếp thụ chánh pháp là như vậy.
Thiện nam tử,
thiện nữ nhơn kiến lập đại địa là có khả năng kham nỗi bốn trách nhiệm
lớn.
"Thưa
Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nhiếp thụ chánh pháp như thế là kiến lập
đại địa kham nổi bốn trách nhiệm lớn, khắp vì chúng sanh làm người bạn không
đợi mời thỉnh, đem lòng từ bi an ủi thương yêu chúng sanh, làm người mẹ pháp
cho thế gian.
Lại như đại địa
có bốn kho báu. Bốn kho ấy là gì ? Một là vô giá, hai là thượng giá, ba là
trung giá, bốn là hạ giá. Đó là bốn kho báu của đại địa. Cũng như thế, thiệân nam
tử, thiện nữ nhơn kiến lập đại địa làm được bốn thứ báu cao tột cho chúng sanh.
Bốn thứ ấy là gì? Là thiện nam tử, thiện nữ nhơn nhiếp thụ chánh pháp, đối với
chúng sanh không nghe chánh pháp làm điều phi pháp thì đem căn lành công đức
cõi trời cõi người mà giáo hóa chúng. Đối với kẻ cầu Thanh văn thì trao cho
pháp Thanh văn, đối với kẻ cầu Duyên giác thì trao cho pháp Duyên giác, đối với
kẻ cầu đại thừa thì trao cho pháp đại thừa, làm được của báu to lớn cho chúng
sanh như vậy là do thiện nam tử, thiện nữ nhơn nhiếp thụ chánh pháp mà được
công đức kỳ đặc hy hữu này.
Thưa Thế Tôn,
cái kho báu lớn đó là nhiếp thụ chánh pháp.
- Thưa Thế Tôn,
nhiếp thụ chánh pháp là gì?
Nhiếp thụ chánh
pháp không khác chánh pháp. Chánh pháp không khác nhiếp thụ chánh pháp. Chánh
pháp tức nhiếp thụ chánh pháp.
Thưa Thế Tôn,
nhiếp thụ chánh pháp không khác Ba la mật. Ba la mật không khác nhiếp thụ chánh
pháp. Nhiếp thụ chánh pháp tức Ba la mật. Bởi vì sao? Vì thiện nam tư,û thiện
nữ nhơn nào nhiếp thụ chánh pháp, nếu phải vì bố thí mà thành thục chúng sanh
thì thực hành bố thí để thành thục, kế đến xả bỏ từng chi tiết thân mạng khéo
thuận cơ duyên để đạt tới sự thành thục đó. Sự thành thục chúng sanh kiến lập
chánh pháp như thế gọi là đàn Ba la mật.