Chương 15 Thắng Man

20/05/201012:00 SA(Xem: 20053)
Chương 15 Thắng Man

KINH THẮNG MAN
Pháp Sư TAM TẠNG đời nhà TỐNG (người Trung Ấn Độ) dịch
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt dịch

 
CHƯƠNG 15: THẮNG MAN

 

Bấy giờ Thắng Man bạch Phật rằng: "Còn có những lợi ích lớn nữa, con sẽ nương oai thần của Phật chỉ nói lại nghĩa này". 

Phật bảo: Hãy nói đi ! 

Thắng Man bạch Phật

"Có ba hạng thiện nam tử, thiện nữ nhơn đối với nghĩa lý sâu xa, lìa bỏ sự tự hủy thương, phát sanh công đức vào đại thừa đạo!" 

Ba hạng ấy là gì ? Đó là thiện nam tử, thiện nữ nhơn tự thành tựu thậm thâm pháp trí, là thiện nam tử, thiện nữ nhơn tùy thuộc pháp trí và là thiện nam tử, thiện nữ nhơn đối với pháp sâu xa không tự mình hiểu rõ, chỉ nhờ Thế Tôn, đây không phải cảnh giới của mình, chỉ nhờ Phật mới biết hạng đó gọi là thiện nam tử, thiện nữ nhơn chỉ nhờ Như Lai

Trừ các thiện nam tử, thiện nữ nhơn này, các chúng sinh khác đối với các pháp sâu xa, cố chấp cứng nhắc, nói quấy nói quá sai trái chánh pháp và các ngoại đạo hủ bại chủng tử, thì cần phải dùng sức của vua và sức của trời, rồng thần quỷ mà điều phục chúng. 

Bấy giờ Thắng Man cùng các quyến thuộc đảnh lễ dưới chân Phật, Phật bảo

- Hay thay ! Hay thay ! Thắng Man đối với chánh pháp sâu xa hãy dùng phương tiện bảo vệ hàng phục phi pháp cho khéo léo. Ngươi đã gần gũi trăm ngàn ức Phật mới thuyết minh được nghĩa lý này. 

Bấy giờ Thế Tôn phóng hào quang sáng chói chiếu khắp đại chúng, thăng thân lên hư không cao 7 cây đa la, đi bộ trên không trở về nước Xá Vệ

Khi ấy Thắng Man phu nhơn cùng các quyến thuộc chấp tay hướng về đức Phật chiêm ngưỡng không chán, mắt không rời Phật, cho đến khi quá tầm nhìn, ai nấy vui mừng hớn hở ca ngợi công đức của Như Lai, ghi nhớ tất cả về Phật trở vào thành đến nơi vua Hữu Xứng ca ngợi đại thừa, đem đại thừa giáo hóa nữ giới trong thành từ bảy tuổi trởø lên. Vua Hữu Xứng đem đại thừa giáo hóa nam giới trong thành từ bảy tuổi trở lên. Nhân dân cả nước đều hướng về đại thừa

Bấy giờ Thế Tôn vào rừng Kỳ Hoàn, bảo trưởng lão A Nan, và nghĩ đến trời Đế Thích, liền khi ấy Đế Thích cùng các quyến thuộc thoạt đến ngay trước mặt

Phật. Bấy giờ Thế Tôn nhìn trời Đế Thíchtrưởng lão A Nan giảng nói kinh này, giảng xong bảo Đế Thích rằng: 


"Ngươi hãy thụ trì đọc tụng kinh này, Kiều Thi Ca, thiện nam tử, thiện nữ nhơn trong số kiếp như cát sông Hằng tu hạnh Bồ đề thật hành sáu Ba la mật, nhưng lại có thiện nam tử thiện nữ nhơn nghe nhận đọc tụng cho đến gìn giữ quyển kinh, thì phúc báo còn nhiều hơn thiện nam tử, thiện nữ nhơn kia, huống chi còn vì người giảng nói rộng rãi. Cho nên Kiều Thi Ca ! Hãy thọ trì đọc tụng kinh này và giảng nói rộng khắp ba mươi ba cõi trời". 

Xong Phật bảo A Nan

"Ngươi cũng phải thọ trì đọc tụng, vì bốn chúng giảng nói rộng rãi". 

Khi ấy trời Đế Thích bạch Phật rằng : 

"Thưa Thế Tôn ! Kinh này tên chi, phụng trì như thế nào". 

Phật bảo

" Đế Thích ! Kinh này thành tựu vô lượng vô biên công đức, tất cả Thanh văn Duyên giác đều không thể quán sát một cách rốt ráo mà thấy biết được. 

- Kiều Thi Ca ! Phải biết kinh này rất sâu xa vi diệu, chứa nhóm công đức lớn. Nay ta vì ngươi lược nói tên kinh này. Ngươi hãy lắng nghe, ngươi hãy nghe và ghi nhớ kỹ. 

Bấy giờ trời Đế Thíchtrưởng lão A Nan bạch Phật rằng: 

"Hay thay ! Thế Tôn xin vâng lời dạy bảo". 

Phật nói: 

"Kinh này ca ngợi ý nghĩa chân thật đệ nhất công đức của Như Lai. Hãy thụ trì như vậy. 

- Ca ngợi sự nhận lãnh trọng đại không thể nghĩ bàn. Hãy thụ trì như vậy. 

- Ca ngợi tất cả nguyện đều thu nhiếp vào nguyện lớn. Hãy thụ trì như vậy. 

- Nói về nhiếp thụ chánh pháp không thể nghĩ bàn. Hãy thụ trì như vậy 

- Nói về sự hội nhập nhất thừa. Hãy thụ trì như vậy. 

- Nói về vô biên thánh đế. Hãy thụ trì như vậy. 

- Nói về Như Lai tạng. Hãy thụ trì như vậy. 

- Nói về pháp thân. Hãy thụ trì như vậy. 

- Nói về không nghĩa ẩn phú chân thật. Hãy thụ trì như vậy. 

- Nói về một thánh đế. Hãy thụ trì như vậy.

- Nói về một sở y thường trú an ổn. Hãy thụ trì như vậy 

- Nói về điên đảochân thật. Hãy thụ trì như vậy. 

- Nói về tâm tự tánh thanh tịnh ẩn phú. Hãy thụ trì như vậy. 

-Nói về đệ tử chân thật của Như Lai. Hãy thụ trì như vậy. 

- Nói về phu nhân Thắng Man rống tiếng rống sư tử. Hãy thụ trì như vậy. 

- Này Kiều Thi Ca ! Những điều kinh này giảng nói cắt đứt mọi nghi ngờ, quyết định rõ nghĩa, đưa vào đạo nhất thừa. 

- Kiều Thi Ca! Vì thế nay ta gọi là kinh Thắng Man phu nhơn sư tử rống, dặn bảo ngươi hãy thụ trì đọc tụng phân biệt giảng nói rộng rãi đến khi nào giáo pháp còn tồn tại". 

Đế Thích bạch Phật rằng: 

- "Hay thay, Thế Tôn ! Xin cúi đầu nhận lãnh lời chỉ dạy cao quý". 

Bấy giờ trời Đế Thích, trưởng lão A Nan, cùng các trời, người, A tu la, Càn thát bà trong đại hội nghe 

Phật nói đều hoan hỷ phụng hành.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/04/2010(Xem: 131430)
14/05/2010(Xem: 441460)
23/04/2023(Xem: 33122)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.