Chương 3 Đại Sự (mahavastu)

02/12/20154:10 CH(Xem: 6634)
Chương 3 Đại Sự (mahavastu)
LỊCH SỬ VĂN HỌC PHẬT GIÁO TIẾNG SANSKRIT 
LITERARY HISTORY OF SANSKRIT BUDDHISM
J. K. NARIMAN
Thích Nhuận Châu dịch

CHƯƠNG III
ĐẠI SỰ (MAHAVASTU)

  

Thuộc về cựu phái Tiểu thừa, trước hết chúng ta dành để đề cập đến Đại sự (Mahavastu).[23]

Le Mahavastu, bản tiếng Sanskrit, lần đầu tiên được xuất bản với lời giới thiệu của E. Senart với biểu đồ chi tiết nội dung trong phần Dẫn nhập, Paris 1882-1897. Một bài của trong tạp chí A. Barth trong RHR., 11, 1885, p. 160; 42, 1900, p. 51 và trong tập san Journal des Savants 1899, p. 459, p. 517, p. 623. Tác phẩm the Composition of the Mahavastu của E. Windisch, Leipzig 1909. Một tổng quan về nội dung Đại sự cũng được Rajendralal Mitra đưa ra trong Nepalese Buddhist Literature, pp. 113-161

Tác phẩm tự đưa ra nhan đề là ‘Luật tạng theo văn bản của Thuyết xuất thế bộ (Lokottaravāda) thuộc Ma-ha tăng-kỳ (Mahāsangikas).’ Ma-ha tăng-kỳ (Mahāsangikas) nầy, có nghĩa là, hậu duệ của Đại chúng bộ (Mahasangha; Great Order) theo như các ghi chép đương thời là nhóm có khuynh hướng ly khai nhất trong giáo đoàn nguyên thuỷ.

Đây chính là điều xác thực duy nhấtchúng ta có thể biết chắc về sự sinh khởi của các bộ phái Phật giáo từ sự mâu thuẫnrắc rối. (Đối chiếu tác phẩm Manual of Buddhism, p. 105 của Kern).

Một chi phái trong đó là Thuyết xuất thế bộ (Lokottaravadis), có nghĩa là, những phái nầy có giáo lý chủ trương Đức Phật là siêu xuất thế gian (Lokottara; e: Supra-Mundane) và chỉ có mối liên hệ bên ngoài với hiện hữu phàm trần này.

“Không có điều gì trong Đấng Giác ngộ viên mãn có thể sánh với mọi thứ trên thế gian, nhưng mọi hiện tượng đều có liên hệ với bậc Đạo sư vĩ đại (Rishis) là điều thù thắng trên cả thế gian.” Họ rửa sạch chân mặc dù bụi chẳng hề lấm chân họ, họ ngồi dưới bóng râm mặc dù mặt trời chẳng áp bức họ, họ để dành thực phẩm mặc dù họ chẳng bao giờ bị phiền toái bởi cái đói, họ dùng dược phẩm mặc dù họ không hề bệnh hoạn. (Windisch loc. cit. p. 470). Theo trong Đại sự, Thuyết xuất thế bộ (Lokottaravadis) thuộc về Madhyadesha hay 16 quốc gia nằm giữa dãy Hy-mã-lạp-sơn và dãy núi Vindhya (Mahavastu V. 1, p. 198.)

Hoàn toàn thích ứng với giáo lý nầy, phần tiểu sử Đức Phật hình thành nội dung chính của Đại sự (Mahavastu) được thuật lại như một ‘Avadana[24] hay một lịch sử thần diệu. Do vậy, rõ ràng nó không khác biệt nhiều với kinh văn tạng Pāli vốn dành để trình bày về cuộc đời Đức Phật. Ở đây trong kinh văn Sanskrit nầy cũng như trong bản đối chiếu Pāli, chúng ta nghe những sự huyền nhiệm cùng với các ý niệm hạ sinh, giác ngộgiảng pháp lần đầu do Đức PhậtĐại sự khế hợp vớiNidanakatha của văn hệ Pāli, trong đó đã phân chia cuộc đời Đức Phật thành ba giai đoạn, phần thứ nhất bắt đầu bằng cuộc đời của Bồ-tát vào thời của Đức Phật Nhiên Đăng[25] (Dīpaṅkara (V. 1, 193) và thuật lại cuộc đời của ngài trong thời của các Đức Phật khác trong quá khứ. Phần hai (V. 2,1) cho chúng ta biết cõi trời Đâu-suất, nơi Bồ-tát đã thọ sinh ở đó quyết định tìm một nơi khác để đầu thai là ở Hoàng hậu Ma-da (Maya) và thuật lại sự mầu nhiệm trong ý niệm và đản sanh của hoàng tử, về việc xuất gia của ngài, cuộc chiến đấu của ngài với Ma vương (Mara), và sự giác ngộ của ngài đạt được dưới gốc cây bồ-đề. Phần ba (V. 3) kể lại những chi tiết sau cùng, tương ứng với những khía cạnh chính trong Mahāvagga của Luật tạng (Vinayapiṭaka), lịch sử của việc chuyển pháp luân lần đầu tiên và sự ra đời của Tăng đoàn. Và đây cũng là lý do tại sao Đại sự được mô tả là thuộc về Luật tạng (Vinayapiṭaka), mặc dù trừ ra một vài điểm về khởi nguyên của Tăng đoàn, sau đó chẳng có gì bao hàm về riêng giới luật hay là điều luật riêng của giới xuất gia.  

 Đại sự (Mahavastu) không có những diễn tả có tính chuyên môn Pāli, Durenidana, Avidurenidana and Santikenidana. Xem Windisch loc. cit . p. 473, 476 fi.

Tuy nhiên, khi chúng ta nói rằng Đại sự thuật lại chi tiết đề cương chính về cuộc đời Đức Phật theo Thuyết Xuất thế bộ (Lokottara-vāda), đó không có nghĩa hàm ý rằng điều nầy chiếm toàn bộ nội dung tác phẩm; cũng chẳng phải đưa ra một ý tưởng thích đáng về cấu trúc của nó.

Khác với một tác phẩm văn học nghệ thuật, Đại sự đúng hơn là một mê cung, trong đó chúng ta chỉ có thể bằng nỗ lực khám phá sợi chỉ xuyên suốt chuyện kể cuộc đời Đức Phật. Mô tả nầy thường xuyên bị ngắt quãng bởi những sự kiện khác, đặc biệtvô số chuyện Bản sanh[26] và Avadāna [27]và còn xen bởi những giáo điều trong kinh. Chúng ta thấy không có trật tự. Đôi khi có nỗ lực để ghép chúng lại với nhau trong một kiểu thức không chặt chẽ các bộ phận của tác phẩm lại với nhau. Hơn nữa, cùng một câu chuyện thường xuyên được lập lại dù nó là một tình tiết trong cuộc đời Đức Phật hay là truyện Bản sanh, được lập lại hai lần kế tiếp nhau, lần đầu bằng văn xuôi (trường hàng) lần sau bằng văn vần ( thi kệ),[28] dù ít nhiều có sự khác biệt nhau. Nhưng trong vài đoạn văn, cùng một tình tiết tái diễn với chi tiết vặt vãnh khác nhau. Thế nên truyện ký về đản sanh của Đức Phật được kể lại không  ít hơn bốn lượt (Windisch, Buddha's Birth, p: 106, 124 ff.). Lại nữa, ngôn ngữ cũng không đồng bộ. Không nghi ngờtoàn bộ tác phẩm, cả văn xuôi lẫn thi kệ, được viết bằng ngôn ngữchúng ta gọi là Sanskrit hỗn chủng (mixed Sanskrit), nhưng dạng phương ngữ (dialect) lại nầy tạo nên những sự tiếp cận đa dạng với tiếng Sanskrit. Càng khác biệt với tiếng Sanskrit, ngôn ngữ ấy càng cổ xưa hơn. (Oldenberg ZDMG 52, 663).

 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠI SỰ

 

Mặc dù vậy và bất kể trường hợp nào, qua tác phẩm nầy, chúng ta hầu như học được vài điều mới về cuộc đời Đức Phật hay về Thuyết xuất thế bộ, nó có tầm quan trọng nhất là vì nó giữ gìn cho chúng ta nhiều truyền thống nguyên thuỷ và các kinh văn nguyên thuỷ cũng xuất hiện trong tạng Pāli. Thế nên việc viễn ly đời sống gia đình của Thái tử Siddhartha, việc xuất gia (abhinishkramana) [29] nổi bật được thuật lại trong tác phẩm tiếng Sanskrit, cũng như trong Trung bộ kinh(Majjhimanikāya) bằng tiếng Pāli (26 và 36) trong hình thức cổ điển nhất. Như một ví dụ về những tầng bậc khác nhau của tác phẩm, chúng ta có thể lưu ý đến phiên bản khác của cùng tình tiết về cuộc đời Đức Phật và thuộc về một thời kỳ sau đó vốn tiếp theo ngay sau phần đầu tiên và cổ xưa hơn chuyện được kể lại trong Đại sự. Tương tự, chúng ta tìm thấy cựu bản của ‘thời thuyết pháp ở Benares’ nổi tiếng và những miêu tả về những bản kinh nổi bật trong tạng Pāli: Mahagovinda Sutta(trong Trường bộ kinh–Dighanikāya 19), Digkanakha sutta (trong Trung bộ kinh–Majjhima nikāya, 74), Sahassavagga của Pháp cú (Dhammapada), Kinh Khud-dakapatha, Kinh Pabajja, Kinh Padhana và KinhKhaggavisana Suttas thuộc Kinh Tập (Suttanipata), và các bản kinh rời từ Vimana Vatthu (Thiên cung sự) và Buddha Vamsa (Phật chủng tính) (Oldenberg ZDMG 52, 659 f. 665 f. Wmdisch Mara and Buddha, 316 f, 322 f). Lại nữa, còn có những thi kệ, về đản sinh của Đức Phậtdấu tích của những tán khúc Phật giáo cổ xưa mà chúng ta cũng thường gặp.

 

TRUYỆN BẢN SINH CỦA ĐẠI SỰ

 

Tuy nhiên, giá trị hoàn toàn đặc biệt là, Đại sự là một kho tàng của các truyện Bản sanh (Jataka) và các truyện khác. Những chuyện nầy đã được khai thác từng phần bởi Serge d'Oldenberg (JRAS 1896, p. 335 f.) và Barth (Journal des Savants 1889, p. 625 f.). Charpentier đã thảo luận về một vài truyện Bản sanh (Jataka) trong Đại sự trong cuốn lịch sử về Bích chi Phật (Pacceka Buddhas; p. 2f. 12 f, 25 f.)  của ông. Hơn một nữa cuốn sách gồm có truyện Bản sanh (Jataka) được thuật lại phần lớn bằng văn xuôi và thi kệ được thêm vào, hoặc ban đầu bằng văn xuôi, kế đến là thi kệ. Lại nữa, bây giờ chúng ta thấy Bồ-tát như là một đấng tối cao trùm khắp, khi là con trai của một thương gia, rồi là một người Bà-la-môn, rồi lại là hoàng tử của Long vương, là sư tử, là voi, v.v... Nhiều truyện Bản sanh (Jataka) là phiên bản của cùng một câu chuyệnchúng ta thấy trong truyện Bản sanh (Jataka) thuộc tạng Pāli. Các chuyện ấy khế hợp từng chữ với chuyện trong tạng Pāli và nhiều khi thời gian có phần khác nhau. Như vậy, chẳng hạn, chuyện Shyamaka jataka (V. 2, p. 209 L), chuyện thống thiết của con trai người Bà-la-môn bị bắn chết bởi mũi tên của vua Peliyaksha chỉ là phiên bản của chuyện Shyamaka jātaka quá quen thuộc đối với chúng ta. Chuyện Kinnarijataka (V. 2, p., 94 f.) tương ứng về nét đặc sắc, dù không phải về nội dung với truyện ký về loài Khẩn-na-la (Kinnara) trong truyện Bản sanh (Jataka). Truyện Kushajataka xuất hiện một lần (V. 2, p. 420 f.) trong bản duyệt lại là hoàn toàn khác với bản Pāli, lần thứ hai (V. 1, p. 3 f.) trong thể thi kệ, là không tương đồng vớikệ (gāthā) của trong Pāli. Câu chuyện về Amara, con gái của người thợ rèn, (V. 2, p. 83G) là khớp với Jātaka số 387,Markatajataka (V. 2, p. 246 f.) trong tạng Pāli, là truyện ngụ ngôn của con khỉ và con cá sấu mà chúng ta biết qua chuyện số 208 trong Jātaka của Pāli. Câu chuyện Nalini bị Eka Shringa quyến rũ phát triển cao độ thành truyền thuyết trong Mahavastu (Y. 3, p. 143 f.). Nhưng nó vẫn còn giữ lại vài đặc điểm cổ tích vốn đã xuất hiện trong Jātaka văn xuôi của Pāli về chuyện Isisinga (Luders, .NGGW 1901, p. 20 f.)

 

Mahavastu và Puranas.

 

Tuy vậy, có nhiều truyện Bản sanh (Jataka) và Thí dụ (Avadāna) trong Đại sự vốn không tương đồng với nhau trong tạng Pāli. Trong số nầy là những tán dương đặc biệt liên tục về xu hướng xả thânbao dung rộng lượng của hàng Bồ-tát. Chẳng hạn, như  vua Arka, Bồ-tát dâng cúng cho Đức Phật hiện đời 80,000 đền thờ bằng bảy loại đá quý (1, 54). Trong một dịp khác, vua đã hy sinh vợ và con mình chỉ để được họ một câu châm ngôn thông thái (1, 91 f.). Là một người ăn xin, người còn tin đạo hơn cả vua Kriki, vì ngài không bao giờ giết hại sinh vật và đặt nồi đựng đầy thức ăn nơi những ngã tư đường cho những người đói; và khi ngài nghe tin cha mẹ, trong lúc mình vắng mặt, đã dâng tặng cho Đức Phật những cọng rơm mà trước đó dùng để lợp cho căn lều của mình, ngài đã vui mừng suốt một tháng trời (1, 317 f.).

Nhiều chuyện kể chứa dựng dấu ấn đặc tính của người Bà-la-môn và Puranic. Chẳng hạn, đó là chuyện của Brahmadatta không có con và cấu khẩn một vị Rishi, vị nầy ban cho anh ba con chim khi sinh ra biết nói tiếng người và nói những lời lẽ rất khôn ngoan. Câu chuyện nầy gợi cho chúng ta khởi nguyên của Markandeya Purana. Và ngẫu nhiên, câu chuyện được xem nhưmiêu tả cảnh địa ngục trong thời kỳ đầu của Đại sự đã có những điểm gặp gỡ với chuyện về Purana. Tuy nhiên, đó là, chúng ta thấy trong truyền thống kinh tạng Pāli về cuộc viếng thăm tầng ngục thứ 8 của ngài Mục-kiền-liên (Maudgalyāyana) cũng như là sự lưu trú của ngài trong các cõi giới súc sinh, địa ngục, ngạ quỷ và trong vô số cõi giới các vị thần. Vì trong truyền thống Pāli, còn có Moggalana là một vị thánh đã đi qua các cõi trờiđịa ngục và khắp các cõi giới. Tuy nhiên, trong Vương sự (Rajavamsha; History of the Kings) có triều đại vào thời của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, hoàn toàn bắt đầu từ dạng thức của Purana với mô tả về sự sáng tạo (1, 338 ff.). Tinh thần của Purana còn mang hơi thở của Bản sanh Jataka (1, 283 ff.), trong đó một vị Rishi có tên Rakshita là một Bồ-tát, ngài đã chứng đắc nhiều thần thông kỳ diệu như một đạo sĩ đến mức ông ta có thể dùng tay chạm đến mặt trờimặt trăng. Tinh thần của Purana rất giống với những chuyện trong truyền thống Đại thừa và nhiều chuyện trong Đại sự khác hẳn với sự mê say tính chất huyễn tượng (phantasmagorial)– khiến cho các thầy sững sốt bởi sự thể hiện những điều thần diệu của các bậc thánh, điều ấy rất đặc biệt trong kinh Đại thừa. Thuộc về loại nầy là “Chuyện cái dù; Chattravastu I, 253 ff.) Sau khi Đức Phật đã thoát khỏi tai hoạ bệnh dịch ở thành Śravasti do loài Dạ-xoa (Yakṣa) gây ra, chư thiênthiện thần dùng lọng che chung quanh Đức Phật với lòng cung kính. Tuy vậy, sau đó, với lòng từ bi thường có, liền hiện ra dưới mỗi cây dù là mỗi Đức Phật do thần thông của ngài, khiến cho chư thiênthiện thần tin rằng chính Đức Phật đang ngồi dưới cây dù của họ.

 

Nhiều mối quan hệ với Đại thừa

 

Và, mặc dù Đại sự thuộc Tiểu thừa đã  tiếp cận với nhiều điều có thể hoặc thực sự đã xảy ra trong tạng Pāli của các nhà thuộc Thượng toạ bộ (Theravadis), nó thể hiện một mối quan hệ tốt để tạo nên sự tiếp cận với Đại thừa. Chẳng hạn, chúng ta thấy trong quyển đầu (1, 63-193), một chương khá dài nói đến Thập địa (bhumi), nơi mà một vị Bồ-tát phải trải qua và sự mô tả các công hạnh mà các ngài phải đạt được trong mười giai vị nầy. Trong chương đó, đã có sự tự ý thêm vào chuyện Buddhanusmriti (1, 163 ff.), đó là một bài tán ca dành cho Đức Phật, nhân vật ở đây chẳng khác gì với thần Viṣṇu hoặc Śiva trong các stotra của Purana. Điều ấy cũng trung thành với ý tưởng Đại thừa khi cho rằng năng lực của Đức Phậtvô cùng to lớn đến mức chỉ riêng lòng tôn kính Thế tôn (Exalted One) cũng đủ cho sự chứng nhập niết-bàn (II, 362 ff.), và người ta tạo vô lượng công đức cho chính mình khi họ chỉ cần đi nhiễu quanh một ngôi tháp và cúng dường hương hoa, v.v... Từ nụ cười của Đức Phật đã phát ra những hào quang rực sáng chiếu khắp các cõi nước Phật (Buddha kśetra) được diễn ra rất nhiều lần trong kinh văn Đại thừa (III, 137 ff). Đó cũng là quan niệm của các nhà Đại thừa khi đề cập đến vô số Phật và khi họ xác định rằng các vị Bồ-tát sinh ra không từ nơi cha mẹ, mà sinh ra trực tiếp từ nguyện lực của chính mình (Windisch, the Buddha's Birth, p. 97 Note, p. 100 f. and p. 193 f.).

 

 Di tích của Đại sự

 

Đặc chất việc cấu thành Đại sự dẫn đến cái khó là thời kỳ nó được hình thành là không dễ xác định. Nhiều trường hợp đưa đến một dấu tích rất cổ xưa, Chẳng hạn, thực tế là nó thuộc về trường phái Thuyết xuất thế bộ (Lokottaravāda) và ngôn ngữ của bộ phái nầy. Tác phẩm hoàn toàn được viết bằng loại ‘Sanskrit hỗn chủng’, trong khi kinh văn Đại thừa thì phương ngữ nầy lại được thay bằng tiếng Sanskrit, là một dấu hiệu về tính cổ xưa hơn của nó. Chẳng hạn, Barth nói rằng tiếng Sanskrit trong kinh điển đạo Phật chỉ là sự xâm nhập khiên cưỡng (interloper).[30] Chắc chắn vô số những bản rời của Đại sự là xưa cũ đã thông dụng trong tạng Pāli và có nguồn gốc cổ xưa của tạng Pāli. Kệ (gāthā) trong Kinh Khadgaviṣna Sutra(I. 357,) có thể xưa cổ hơn bản tương ứng là Kinh Khaggavisana Sutta trong Kinh Tập (Suttanipata) thuộc tạng Pāli. Tuy nhiên, khi trong Đại sử, những dòng kệ nầy được tụng bởi 500 vị Bích chi Phật sắp tịch diệt, nên trên môi họ vẫn còn vang vọng điệp khúc: ‘Ngài đi một mình cô đơn như con kỳ lân’ âm thanh vang lên không phù hợp một cách khác thường và nó trở nên không chắc thực rằng phần văn xuôi có thể là cổ xưa như phần kệ tụng (gatha). Đến thế kỷ thứ I stl. tương tự như vậy, quan điểm đặc trưng của các nhà Đại thừa đã biểu thị cho thấy, cũng như qua vài bản văn, dường như đã có ảnh hưởng bởi nền kiến trúc nghệ thuật  Càn-đà-la (Gandhara). Chẳng hạn, khi trong hình ảnh loài  hoa  vi diệu (miracle flower), hoa sen trong hình dáng vòng hoa đã rơi xuống chung quanh hào quang Đức Phật, có thể lưu ý rằng hào quang lần đầu tiên được giới thiệu cho người Ấn Độ bởi các nghệ sĩ Hy lạp.[31] Bên cạnh đó, hình ảnh nhiều Đức Phật dưới các lọng báu gợi cho chúng ta về các tượng điêu khắc. Sự liên quan của Đại sự với Du-già hành phái (Yogācāra) đưa chúng ta trở lại với thế kỷ thứ IV (I, 120); và cũng như vậy với ám chỉ đến Huns và điều quan tâm nhất đối với ngôn ngữ tiếng Hán và chữ viết cùng những đặc điểm của nhà chiêm tinh Horapathaka" (III, 178). Những cốt tuỷ của Đại sự là xưa cổ và có lẽ đã được tập thành hai thế kỷ trước Tây lịch, và thậm chí lẽ sau đó nữa. Vì sự thêm thắt chỉ được vay mượn từ Đại thừa, trong khi mặt khác, đó chỉ là điểm pha trộn mơ hồ của riêng giáo lý Đại thừa mà không phải là huyền thoại Đại thừachúng ta đã thấy trong Đại sự.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/05/2010(Xem: 144011)
16/05/2010(Xem: 92332)
13/03/2017(Xem: 8292)
19/03/2016(Xem: 20686)
13/05/2010(Xem: 170520)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.