Phần Chú Thích

02/12/20154:21 CH(Xem: 5369)
Phần Chú Thích
LỊCH SỬ VĂN HỌC PHẬT GIÁO TIẾNG SANSKRIT 
LITERARY HISTORY OF SANSKRIT BUDDHISM
J. K. NARIMAN
Thích Nhuận Châu dịch


CHÚ THÍCH


[2] Nguyên văn Anh ngữ: mixed Sanskrit. Edgerton gọi là Hybrid Sanskrit. (Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar Dictionary).
[3]舍 利; S: śarīra; Phần xương (tinh tuý) của đức Phật còn lưu lại sau khi trà tì. Thường gọi là Xá-lợi (舎 利), phiên âm từ tiếng Phạn śarīra. Còn gọi là Phật cốt (佛 骨; C: fógǔ; J: bukkotsu). Chỉ chung những gì còn sót lại sau khi thiêu thân Phật Thích-ca hoặc các bậc đắc đạo, thường được thờ trong các Tháp hay chùa chiền.Người ta cho rằng, tục thờ Xá-lị có lẽ bắt đầu với Phật Thích-ca. Tro của Ngài được chia ra nhiều phần cho các bộ tộc và lần đó có sự tranh chấp về vấn đề này. Danh từ Xá-lị cũng được dùng để chỉ Kinh (s: sūtra), Đà-la-ni (s: dhāraṇī) hay tranh tượng đức Phật, mang tính chất thiêng liêng. Tục thờ cúng Xá-lị được lưu truyền trong dân chúng, người ta tin rằng nhờ vậy mà trừ được rủi ro. Người ta đã tìm thấy Xá-lị của Phật Thích-ca tại quê hương của Ngài là Ca-tì-la-vệ (s: kapilavas-tu) và Vệ-xá-li (s: vaiśālī). Một răng của Phật được thờ tại Candy (Tích Lan), tóc của Ngài được thờ tại Miến Điện. Người ta cho rằng bình khất thực của Ngài ngày nay vẫn còn: theo Đại sử (p: mahāvaṃsa) của Tích Lan thì bình này được vua A-dục cho mang qua Tích Lan, sau thời Marco Polo thì vua Tích Lan Kublai Khan cho mang bình qua Trung Quốc.

[4] Lokottaravāda : Cũng gọi: Xuất Thế Gian Ngôn Ngữ bộ, Xuất Thế bộ. Cựu dịch: Thuyết Xuất Thế bộ. Một bộ phái thuộc Đại chúng bộ, 1 trong 20 bộ Tiểu thừa. Tông nghĩa của bộ này chẳng những trái với Nhất Thuyết bộ mà còn khác với Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ. Nhất Thuyết bộ chủ trương tất cả các pháp đều là giả, còn Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ thì lại cho các pháp là có thực. Xuất Thế Thuyết bộ thì chiết trung thuyết của 2 bộ trên mà cho rằng tất cả các pháp thế gian (Khổ đế, Tập đế) đều là giả danh, còn tất cả các pháp xuất thế gian (Diệt đế, Đạo đế) thì đều là chân thực. Vì chủ trương tông nghĩa ấy nên trong 6 tông Tiểu thừa, tông này được quy nạp làm Tục Vọng Chân Thực tông.

[9] S: Mahavastu, gọi đủ: Mahavastuavadana

Gồm 3 thiên, kể lại sự tích của cuộc đời Đức Phật.

Mahavastu, dịch ý là Đại Sự (việc lớn) chỉ cho việc xuất hiện của Đức Phật; avadana, tức là truyện ký, truyện cổ. Nội dung:

-Thiên thứ 1: Nói về các kiếp tiên thân của Đức Thích Tôn.

-Thiên thứ 2: Sự tích của Đức Thích Tôn từ khi sinh lên cung trời Đâu Suất cho đến khi thành đạo dưới gốc cây bồ-đề.

-Thiên thứ 3: Việc chuyển pháp luân đầu tiên của Đức Thích Tôn và truyện bản sinh của các vị đại đệ tử.

Hiện nay, kinh này không có bản dịch chữ Hán, cũng không có bản dịch Tây Tạng. Một số học giả cho rằng kinh này là bản dịch khác của kinh Phật Bản Hạnh Tập. Nhưng xét ra, nội dung của hai kinh này rất khác nhau, do đó, không thể cho là cùng một bản.

Nói một cách đại khái, nội dung kinh này rất lộn xộn, thiếu mạch lạc, không thống nhất, thường đưa vào nhiều truyện bản sinh, sự tích thí dụ, các kinh Thập Địa, Quán Thế v.v… đến nỗi khiến người ta có cảm tưởng như toàn kinh bị đứt quãng.

Theo học giả M. Winternitz, người nước Áo, thì kinh này được hoàn thành khoảng thế kỷ thứ V, nhưng phần nòng cốt thì đã hình thành từ khoảng thế kỷ thứ II. Đến khoảng năm 1882-1897, nguyên bản tiếng Sanskrit được một học giả người Pháp là ông E. Senart xuất bản. Rồi các học giả Nhật Bản là Địch Nguyên Vân Lai và Cửu Dã Phương Long tiến hành nghiên cứu các tư liệu bảng tiếng Nhật và Hán văn có liên quan đến kinh này.

Ngoài ra, có Luật Tạng Nghiên Cứu của Bình Xuyên Chương, Bản Sinh Kinh Loại Tư Tưởng Sử Chi Nghiên Cứu của Can Tích Long Tường v.v… đều là sách tham khảo nghiên cứu về sự quan hệ giữa kinh này với Luật Tạng và Bản Sinh Đàm. Còn nghiên cứu về nguyên bản tiếng Sanskrit của kinh này thì có hai tác phẩm là: Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar and Dictionary, 1953 của F. Edgerton và Die Sprach des Mahavastu 1942 của H. Gunther v.v…

[X. R. Mitra: Sanskrit Buddhist Literature of Nepal; M. Winternitz: Geschichte der indischen Literature, Bd. II; C. Rendall Catalogue of the Buddhist Sanskrit Manuscripts]

Đại sự 大 事; S, P: mahāvastu;

Một tác phẩm thuộc Tiểu thừa của Thuyết xuất thế bộ (s: lokottaravāda) nói về các tiền kiếp xa xưa của đức Phật Thích-ca. Tác phẩm này cũng nói đến bước đường tu học của một vị Bồ-tát (Thập địa) và vì vậy người ta xem tác phẩm này là một gạch nối giữa Tiểu thừa và Đại thừa.

[10] S: LalitavistaraPhổ diệu kinh 普 曜 經;  C: pŭyàojīng; J: fuyō kyō; còn được gọi là Thần thông du hí kinh (神 通 遊 戲 經), nguyên nghĩa là Trình bày chi tiết cuộc đời đức Phật, còn gọi Phương Đẳng Bản Khởi Kinh.

Gồm 8 quyển, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch ở chùa Thiên Thủy vào năm Vĩnh Gia thứ 2 (308) đời Tây Tấn, các ngài Khang Thù và Bạch Pháp Cự bút thọ. (Đại Chính Tạng, tập 3). Đây là bộ Phật truyện thuộc hệ thống Đại thừa, nội dung ghi thuật về sự tích của Đức Phật từ giáng sinh đến chuyển pháp luân lần đầu tiên. Kinh này còn có bản dịch khác là Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm (còn gọi Kinh Thần Thông Du Hí), do ngài Địa-bà-ha-la (s: Divakasa–Nhật Chiếu) dịch vào đời Đường, gồm 13 quyển , 27 phẩm, cũng được đưa vào Đại Chính Tạng tập 3. Đây được xem là bản dịch sớm nhất của Phương quảng đại trang nghiêm kinh (方 廣 大 莊 嚴經, s: lalitavistara). Pháp Hộ (法 護, s: dharmarakṣa) dịch vào thời Tây Tấn, năm 308; gồm 8 quyển, 33 phẩm. Đó là tác phẩm đề cập đến cuộc đời Đức Phật theo tinh thần Đại thừa. Kinh bao gồm nhiều đoạn văn trình bày hai đời cuối cùng của Phật Thích-ca Mâu-ni. Kinh mang tính chất tiếp nối giữa Tiểu thừa (s: hīnayāna) và Đại thừa (s: mahāyāna), được soạn giữa thế kỉ thứ hai trước và sau Công nguyên, chịu ảnh hưởng của phái Nhất thiết hữu bộ (s: sarvāstivāda) và về sau được Đại thừa hoàn chỉnh.

[13] Nghĩa Tịnh (635 – 713) 義 淨; C: yìjìng; 635-713;

Ngài là người huyện Trác, tỉnh Hà Bắc, (có tư liệu khác nói ngài là người Tế Châu, Sơn Đông), họ Trương, tên Văn Minh. Tuổi nhỏ đã xuất gia, tư chất thông minh đĩnh tuệ, tìm học khắp nơi với nhiều vị danh đức. Ban đầu, ngài nghiên cứu về luật qua các sớ giải của ngài Đạo Tuyên, lại cũng học tập các giáo lý khác. Năm 15 tuổi ngài đã hết lòng ngưỡng mộ những chuyến đi sang Ấn Độ của các vị Huyền Trang, Pháp Hiển. Năm 20 tuổi thọ giới cụ túc. Niên hiệu Hàm Hanh thứ 2 (671) đời Đường Cao Tôn, ngài theo đường biển khởi sự từ Quảng Châu đi qua xứ Thất-lỵ-phất-thệ đến Ấn Độ. Ngài đi khắp các nơi chiêm bái tất cả thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ, rồi đến Phật học viện Nālanda, lưu lại học tập ở đó 10 năm. Sau lại đến Tô-môn-đáp-lạp học 7 năm nữa, chu du qua hơn 30 nước rồi mới quay về Lạc Dương, Trung Quốc. Ngài mang về rất nhiều kinh điển Phạn ngữ, ước có đến 400 bộ, cùng với 300 hạt ngọc xá-lợi. Võ Hậu nghe tin ngài về đích thân ra tận bên ngoài cửa đông tiếp đón rất trọng thể, thỉnh ngài về chùa Phật Thọ Ký và ở đó phiên dịch kinh điển. Chỉ kể từ niên hiệu Thánh Lịch thứ 2 (699) cho đến niên hiệu Cảnh Vân thứ 2 (711), trải qua 12 năm, ngài đã dịch được 56 bộ kinh, gồm 230 quyển, trong đó các bản kinh thuộc Luật tạng và kinh văn của Nhất thiết hữu bộ chiếm đa số. Ngài cùng với các ngài Cưu-ma-la-thập, Huyền Trang và Chân Đế được tôn xưng là 4 dịch giả lớn nhất trong việc phiên dịch kinh điển sang Hán văn. Ngoài ra ngài còn có 2 trước tác quan trọng là Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện và Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện, đều hàm chứa rất nhiều tư liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu đời sau. Tháng Giêng niên hiệu Tiên Thiên thứ 2 nhà Đường (713), ngài thị tịch. Thời bấy giờ dựng tháp thờ ngài ở Long Môn, Lạc Dương. Trước tác và dịch phẩm của ngài để lại hiện còn được 66 bộ. Năm 695, Sư trở về Trung Quốc, mang theo khoảng 400 kinh, luận. Cùng hợp tác với Thật-xoa Nan-đà (s: śikṣānanda), Sư dịch kinh Đại phương quảng Phật hoa nghiêm (s: buddhāvataṃsaka-sūtra) và Luật tạng. Tổng cộng, Sư đã dịch 56 tác phẩm với 230 tập. Ngoài một tập du kí Ấn Độ, Sư còn ghi lại tiểu sử của 56 vị tăng đã đi tham bái đất Phật bằng đường biển. Trong các vị này có 4 vị là người Việt Nam (Giao Chỉ).

[14] Cam-châu-nhĩ/Đan-châu-nhĩ 甘 珠 爾 丹 珠 爾; T: kangyur/tengyur [bK'-'gyur/ bsTan-'gyur]; Tên của Đại tạng tại Tây Tạng, bao gồm toàn bộ kinh điển của Phật giáo Tây Tạng. Đại tạng này bao gồm hơn 300 bộ kinh, được dịch từ văn hệ Phạn ngữ (sanskrit). Cam-châu-nhĩ là Kinh tạng với những lời giáo hoá của Phật Thích-ca, gồm 92 bộ với 1055 bài; Đan-châu-nhĩ bao gồm các bộ luận của các Đại sư Ấn Độ, có thể gọi là Luận tạng, gồm 224 bộ với 3626 bài.

Kinh luận Phật giáo phát xuất từ Ấn Độ ngày nay hầu như chỉ còn trong dạng chữ Hán và Tây Tạng. Trong thời kì đầu của Phật giáo Tây Tạng, nhiều kinh sách được phiên dịch nhưng sau đó vì mất bản gốc chữ Phạn nên các bản dịch đó không được chính thức thừa nhận. Đến khoảng thế kỉ thứ 11, người ta mới xét lại các bản dịch và cho vào thư mục Đan-châu-nhĩ/Cam-châu-nhĩ.

Cam-châu-nhĩ được chia làm sáu phần: 1. Mật bộ ( Tan-tra); 2. Bát-nhã ba-la-mật bộ (s: prajñā-pāramitā); 3. Bảo tích bộ (s: ratnakūṭa); 4. Hoa nghiêm bộ (s: buddhāvataṃsaka); 5. Kinh bộ (s: sūtra, giáo pháp Đại thừa, Tiểu thừa) và 6. Luật bộ (s: vinaya).

Đan-châu-nhĩ được chia làm 3 phần: 1. Tán tụng (s: stotra); 2. Tan-tra; 3. Kinh luận. Các tập luận về kinh chứa đựng các tác phẩm Bát-nhã, Trung quán, Duy thức học cũng như A-tì-đạt-ma, và còn có thêm những luận giải về Nhân minh học (lí luận logic), thơ văn, y khoa và ngữ pháp. Văn học Tây Tạng cũng dựa vào các bản dịch mà dần dần phát triển một cách toàn diện.

[15] Trường bộ kinh 長 部 經; S: dīrghāgama; P: dīgha-nikāya; Là bộ đầu tiên của năm Bộ kinh trong Kinh tạng (p: sutta-piṭaka). Trường bộ kinh văn hệ Pā-li bao gồm 34 bài kinh. Trường bộ kinh của Đại thừa được viết bằng văn hệ Phạn ngữ (sanskrit), được dịch ra chữ Hán với tên gọi Trường A-hàm (s: dīrghāgama) với 30 bài kinh. Trường bộ kinh của hai văn hệ này không giống nhau hoàn toàn, có 27 kinh là giống nhau. Các kinh này tương đối dài nên được mang tên này. Các kinh quan trọng nhất của kinh Trường bộ văn hệ Pāli là: Phạm võng (s, p: brahma-jāla), nói về các quan điểm triết học và siêu hình thời Phật giáo sơ khai; Sa-môn quả (p:sāmaññaphala), nói về giáo lí của sáu đạo sư ngoại đạo thời Phật giáo sơ khai và về kết quả của đời sống Sa-môn; Ma-ha bát-đà-na (p: mahāpadāna), tích truyện về sáu vị Phật đã ra đời trước vị Phật lịch sử; Đại nhân duyên (mahānidāna), luận giảng về Mười hai nhân duyên (s: pratītya-samutpāda); Đại bát-niết-bàn kinh (p: mahāparinibbāna), kể lại những ngày tháng cuối cùng trước khi Phật Thích-ca nhập diệt; Giáo thụ thi-ca-la-việt (p: singālovāda), đặc biệt quan trọng cho giới Cư sĩ, nhắc nhở bổn phận của cha mẹ, thầy dạy, học trò v.v…

[17] 增 一 阿 含 經; C: zēngyī āhán jīng; J: zōichi agonkyō; S: ekottara-āgama-sūtra. Một trong 4 bộ kinh trong tạng A-hàm; gồm 51 quyển, do Cồ-đàm Tăng-già-đề (瞿 曇 僧 伽 提, s: gautama-saṃghadeva) dịch năm 397. Toàn kinh có 52 phẩm, gồm tất cả 451 kinh. Chi tiết các chủ đề được đánh số từ 1 đến 11 và các kinh được tập hợp theo nội dung.

Tăng-nhất bộ kinh

增 一 部 經; S: ekottarāgama; P: aṅguttara-nikāya;

Bộ kinh thứ tư của Kinh tạng. Bộ này gồm 11 tập, thường ngắn hơn các kinh khác và được sắp xếp thứ tự theo pháp số mà chủ đề của mỗi bài kinh được chia ra. Về mặt cấu trúc này thì Tăng-nhất bộ kinh khá giống A-tì-đạt-ma (s: abhidharma).

[20] Khuddaka-nikāya: Tiểu bộ kinh 小 部 經; P: khuddaka-nikāya; Bộ kinh thứ năm của Kinh tạng (p: sutta-piṭaka), gồm có 15 phần:

1. Tiểu tụng (小 頌; khuddaka-pātha): bao gồm quy định về thực hành nghi Lễ; 2. Pháp cú (法 句; dhammapada): gồm 426 câu kệ trong 26 chương về các nguyên lí căn bản đạo Phật, được lưu truyền rộng trong các nước theo Thượng toạ bộ; 3. Tự thuyết (自 說; udāna): gồm 80 bài giảng của đức Phật; 4. Như thị ngữ (如 是 語; Tôi nghe như vầy; p: itivuttaka) gồm các kinh dựa trên hỏi đáp với đức Phật; 5. Tập bộ kinh (集 部 經; sutta-nipāta): một trong những kinh điển cổ nhất, đặc biệt có giá trị văn chương cao; 6. Thiên cung sự (天 宮 事; vimāṇa-vatthu): kể lại 83 truyền thuyết nêu rõ, có một đời sống phạm hạnh sẽ được sinh vào cõi của chư Thiên (deva); 7. Ngạ quỷ sự (餓 鬼 事; peṭa-vatthu): nói về sự tái sinh làm Ngạ quỷ sau một cuộc đời nhiều ác nghiệp; 8. Trưởng lão tăng kệ (長 老僧 偈; thera-gāthā): ghi lại 107 bài kệ của các vị Thượng toạ (thera); 9. Trưởng lão ni kệ (長 老 尼 偈; therī-gāthā): gồm 73 bài kệ của các vị ni trưởng lão (therī); 10. Bản sinh kinh (本 生 經; jātaka); 11. Nghĩa thích (義 釋; niddesa): luận giải về Tập bộ kinh (sutta-nipāta), phần thứ 5; 12. Vô ngại giải đạo (無 礙 解 道; paṭisambhidā-magga): luận thuyết về vô ngại, theo phương pháp của A-tì-đạt-ma (abhidhamma); 13. Thí dụ (譬 喻; apadāna): kể lại tiền kiếp các vị sư danh tiếng; 14. Phật chủng tính (佛 種 性; buddha-vaṃsa): truyện thơ kể đời sống 24 đức Phật có trước Phật Thích-ca; 15. Sở hạnh tạng (所 行 藏; cariya-piṭaka): kể tiền kiếp đức Phật, trong đó nêu rõ trong các đời sống cũ, Ngài đã đạt mười Ba-la-mật-đa (pāramitā).

[21] A-tì-đạt-ma của Thượng toạ bộ được Phật Âm (佛 音; s: Buddhaghoṣa) hoàn chỉnh, được viết bằng văn hệ Pā-li và bao gồm bảy bộ: 1. Pháp tập luận (法 集 論; p: dhammasaṅgaṇi): nói về các tâm pháp, sắp xếp theo từng cách thiền định khác nhau và các pháp bên ngoài, xắp xếp theo nhóm; 2. Phân biệt luận (分 別 論; p: vibhaṅga): nêu và giảng nghĩa, phân biệt những thuật ngữ như Ngũ uẩn (五 蘊; p: pañcakhandha), Xứ (處; s, p: āyatana), Căn (根; s, p: indriya) v.v.; 3. Luận sự (論 事; p: kathāvatthu): nêu 219 quan điểm được tranh luận nhiều nhất và đóng góp nhiều cho nền triết lí Phật giáo; 4. Nhân thi thiết luận (人 施 設 論; p: puggalapaññati): nói về các hạng người và Thánh nhân; 5. Giới thuyết luận (界 說 論; p: dhātukathā): nói về các Giới (界; s, p: dhātu); 6. Song luận (雙 論; p: yamaka): luận về các câu hỏi bằng hai cách, phủ định và xác định; 7. Phát thú luận (發 趣 論; paṭṭhāna hoặc mahāprakaraṇa): nói về những mối liên hệ giữa các Pháp (p: dhamma).

Trong Nhất thiết hữu bộ, A-tì-đạt-ma được viết bằng Phạn ngữ (sanskrit) và Thế Thân (世 親; s: Vasubandhu) là người tổng hợp. A-tì-đạt-ma này cũng bao gồm bảy bộ khác nhau, cụ thể là: 1. Tập dị môn túc luận (集 異 門 足 論; s: saṅgītiparyāya): bao gồm những bài giảng theo hệ thống số, tương tự như Tăng-nhất bộ kinh; 2. Pháp uẩn túc luận (法 蘊 足 論; s: dharmaskandha): gần giống như Phân biệt luận trong A-tì-đạt-ma của Thượng toạ bộ; 3. Thi thiết túc luận (施 設 足 論; s: prajñaptiśāstra): trình bày dưới dạng Kệ những bằng chứng cho những sự việc siêu nhiên, thần bí; 4. Thức thân túc luận (識 身 足 論; s: vijñānakāya): nói về các vấn đề nhận thức. Có vài chương nói về những điểm tranh luận giống Luận sự (kathāvatthu), Giới luận (dhātukathā) và Phát thú luận (paṭṭhāna) trong A-tì-đạt-ma của Thượng toạ bộ; 5. Giới thân túc luận (界 身 足 論; s: dhātukāya): gần giống Giới thuyết luận (p: dhātukathā) của Thượng toạ bộ; 6. Phẩm loại túc luận (品 類 足 論; s: prakaraṇa): bao gồm cách xác định những thành phần được giảng dạy và sự phân loại của chúng; 7. Phát trí luận (發 智 論; s: jñānaprasthāna):

[46] Bản tập Phệ-đà (Saṃhitā) gồm 4 bộ: (1) Lê-câu Phệ-đà (Ṛg-Veda), (2) Sa-ma Phệ-đà (Sāma-Veda), (3) Dạ-nhu Phệ-đà (Yajur-Veda ) và (4) A-thát-bà Phệ-đà (Atharva-Veda). Trong 4 bộ nầy, Lê-câu Phệ-đà (Ṛg-Veda) là cổ nhất.

-Sa-ma Phệ-đà (Sāma-Veda) có một giá trị thực hành tương quan với nhau, vì nó bao gồm toàn bộ các bài tán ca có trong Lê-câu Phệ-đà (ngoại trừ 75 bài), dành cho việc tán tụng theo một nghi thức nhất định, có thể được gọi là sách dành cho lễ tế tự.

Dạ-nhu Phệ-đà (Yajur-Veda) gồm những bài kệ được thêm vào lấy từ Lê-câu Phệ-đà với nhiều thể thức văn xuôi từ nguyên bản chính. Sự sắp những bài tán ca trong Sa-ma Phệ-đà là chỉ dành riêng để tham khảo và sử dụng cho lễ hiến tế thần lửa Soma. Nội dung của Dạ-nhu Phệ-đà được sắp đặt theo thứ tự trong có các bài tán ca thực sự được áp dùng trong những buổi lễ tế khác nhau. Do vậy nó được gọi là Phệ-đà của Tế tự. Những điều nầy có lẽ trái ngược với sự sắp xếp trong Ṛg-Veda, trong đó những bài tán ca nầy thường được sắp xếp tuỳ thuộc theo thần thánh, chính là các vị được tôn vinh. Thế nên, chẳng hạn, trước hết ta có được những bài tán ca dành cho Thần Agni hay là Thần lửa (Fire-god), rồi đến bài tán ca dành cho thần Indra và tiếp theo.

-Bộ thứ tư là A-thát-bà Phệ-đà (Atharva-Veda), có lẽ đạt được hình thức như hiện nay phải là khá muộn so với Ṛg-Veda.

[47] Pháp Xứng 法 稱; S: dharmakīrti; Một trong những Luận sư quan trọng nhất của triết học đạo Phật, đại điện quan điểm của Duy thức tông (vijñānavāda) và Nhân minh học (s: hetuvidyā), sống trong thế kỉ thứ 7 (~ 600-650) tại Nam Ấn Độ và là môn đệ của Hộ Pháp (dharmapāla) tại Na-lan-đà ( Mười đại luận sư). Sư sinh ra trong một gia đình theo đạo Bà-la-môn (s: brāhmaṇa) và đã tinh thông tất cả những môn học thời đó lúc còn trẻ. Sau đó, Sư bắt đầu nghiên cứu, tu học Phật pháp với tư cách của một Cư sĩ. Phật học lôi cuốn Sư đến mức Sư bỏ đạo Bà-la-môn, đến viện Na-lan-đà thụ giới cụ túc và tham học với Hộ Pháp. Các tác phẩm của Trần-na (s: dignāga, diṅnāga) tại viện Phật học này chính là yếu tố ngộ đạo của Sư. Sau khi kết thúc giai đoạn tu tập, Sư bắt đầu công việc hoằng hoá, xiển dương đạo Phật, viết nhiều luận giải, đại diện Phật giáo tham dự nhiều cuộc tranh luận. Trong những cuộc tranh luận này, Sư dùng Nhân minh học để hàng phục đối phương và trong lĩnh vực này, truyền thống Tây Tạng đặt Sư lên một địa vị cao hơn cả Trần-na. Trong những năm cuối đời mình, Sư từ bỏ việc chu du đây đó và lui về một trụ trì một Tinh xá tại Orissa (bây giờ là Kālinga) và mất tại đây.

[48] Đại thừa khởi tín luận 大 乘 起 信 論; S: Mahāyāna-śraddhotpāda-śāstra; J: daijō kishinron; e: Rise of the Mahāyāna Faith /Discourse of the Awakening of Faith in the Mahāyāna. Một tác phẩm Đại thừa xuất hiện trong thế kỉ 5-6, tương truyền do ngài Mã Minh (s: Aśvaghoṣa) soạn. Nguyên bản chữ Phạn cũng như bản dịch Tạng ngữ không còn. Hiện nay người ta chỉ còn bản chữ Hán, được các học giả sau này xem là một tác phẩm Phật giáo Trung Quốc thuần tuý. Tác phẩm này là bộ luận về Đại thừa và được xem là căn bản nhập môn của giáo lí này. Đó là một tác phẩm trong số các kinh sách hiếm hoi được Thiền tông coi trọng. Luận này được chia làm 5 chương: 1. Lí do luận này ra đời: để giúp chúng sinh thoát khổ, truyền bá chính pháp, hỗ trợ người tu hành, làm tăng trưởng tín tâm của kẻ sơ căn, chỉ phương pháp đối trị tà kiến, dạy cách thiền định đúng đắn, chỉ ích lợi của niệm A-di-đà, chỉ cách tu tập thiền định; 2. Giảng giải các khái niệm quan trọng nhất của Đại thừa; 3. Trình bày giáo pháp Đại thừa: về ba tính chất của tâm, về giác ngộ và phi giác ngộ, về vô minh, đối trị tà kiến và các thành kiến khác, chỉ phương pháp đúng đắn đưa đến giác ngộ, Phúc đức và hạnh nghiệp của Bồ Tát; 4. Phép tu theo Đại thừa: Phát triển tín tâm bằng hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, trí huệ và phương pháp Chỉ-Quán; 5. Ích lợi của phép tu Đại thừa.

[49] Su-zu-ki, Dai-set-su 鈴 木 大 拙; J: Suzuki, Daisetsu [Daisetz]; 1870-1966; dịch nghĩa Hán Việt là Linh Mộc Đại Chuyết; Một học giả lừng danh người Nhật, người đã góp công rất nhiều trong việc truyền bá Thiền tông sang Tây phương. Ông viết rất nhiền sách về thiền và nổi danh nhất có lẽ là bộ Thiền luận (Essays in Zen-Buddhism), gồm ba quyển. Ngoài ra, ông còn viết những tác phẩm quan trọng như Nghiên cứu kinh Lăng-già (Studies in the Laṅkāvatāra-Sūtra), Thiền và phân tâm học (Zen-Buddhism and Psychoanalysis). Ông sinh trong một gia đình Hiệp sĩ (j: samurai), trong một thời kì Nhật bắt đầu tiếp xúc với nền văn hoá Tây phương. Mất cha sớm, ông sống cực khổ và chính cái khổ này đã thúc đẩy ông học hỏi nhiều để được dạy trong một trường phổ thông kiếm tiền nuôi mẹ. Sau khi mẹ qua đời, ông đến Đông Kinh (tōkyō), sau lại đến Liêm Thương (kamakura) tu học với một vị Thiền sư danh tiếng đương thời là Thích Tông Diễn (j: shaku sōen; cũng được gọi là Hồng Nhạc Tông Diễn; j: kōgaku sōen) tại Thiền viện Viên Giác (engaku-ji). Tông Diễn sớm nhận ra tài năng của ông và cho phép đi cùng đến tham dự Hội nghị tôn giáo thế giới (World’s Parliament of Religions) tại Chicago, Mĩ năm 1893. Tại hội nghị này, người Tây phương lần đầu tiên nghe được chút đỉnh về danh từ Thiền. Sau hội nghị này, ông ở lại Mĩ hơn mười năm để nghiên cứu, phiên dịch các tác phẩm triết học Đông phương sang Anh ngữ, với sự giúp đỡ của Eduard Hegeler, một nhà triệu phú kiêm xuất bản, người gốc CHLB Đức (Bremen). Trong thời gian này, ông bắt đầu học Phạn ngữ và hoàn tất tác phẩm quan trọng đầu tiên là Nghiên cứu về Đại thừa Phật giáo (Studies in Mahāyāna-Buddhism). Hegeler cũng gửi ông sang Paris để sao lại những tác phẩm quý giá được lưu trữ tại đây. Trước khi về Nhật, ông còn sang Anh và nơi đây phiên dịch các tác phẩm của Swedenborg sang Nhật ngữ. Các tác phẩm quan trọng của Su-zu-ki (trích): 1. Essays in Zen Buddhism (Thiền luận), First-Third Series, London 1950/1953; 2. Studies in the Lanka-vatara Sutra (Nghiên cứu kinh Lăng-già), London 1930; 3. Introduction to Zen Buddhism (Thiền pháp nhập môn), Kyoto 1931; 4. The Zen Doctrine of No-Mind (Giáo lí vô niệm), London 1949; 5. Living by Zen (Thiền sinh hoạt), London 1950; 6. Zen-Buddhism and Psychoanalysis (Thiền và Phân tâm học); 7. The Essence of Buddhism (Cốt tuỷ của đạo Phật), London 1947; 8. Zen and Japanese Culture (Thiền và văn hoá Nhật), Kyoto 1958; 9. Studies in Zen (Thiền bách đề), London 1955.

[50] 唯 識 宗; S: vijñaptimātravāda, yogācāra, cittamā-travāda;

Tên gọi tại Đông, Đông Nam Á của một trường phái Phật giáo. Tại Ấn Độ và Tây Tạng, tông này được gọi là Thức tông, Thức học (vijñānavāda), hoặc Du-già hành tông (s: yogācāra), tại Tây Tạng, người ta cũng gọi là Duy tâm tông (唯 心 宗; s: cittamātrin). Đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa do hai Đại sư Vô Trước (無 著; s: asaṅga) và người em là Thế Thân (世親; s: vasubandhu) sáng lập. Tương truyền rằng, chính Ứng thân ( Ba thân) Bồ Tát Di-lặc (彌 勒; s: maitreya) khởi xướng trường phái này ở thế kỉ thứ 4 sau Công nguyên.

Quan điểm trung tâm của trường phái này là – như tên đã nói – tất cả mọi hiện tượng con người cảm nhận được đều là »duy thức« (vi-jñāptimātratā), chỉ là thức (tâm); mọi hiện tượng đều là cảm nhận của thức, không có đối tượng độc lập, ngoài thức đang cảm nhận thì không có gì có thật. Như thế, »thế giới« bên ngoài thuần tuý chỉ là thức vì khách quan không có thật và chủ quan cũng không có thật nốt. Sự cảm nhận chỉ là quá trình của một tưởng tượng, một ảnh ảo của một khách quan bị tưởng lầm là có thật. Quá trình này được giải thích bằng khái niệm A-lại-da thức (阿 賴 耶 識; s: ālayavijñāna). Ngoài những quan điểm trên, khái niệm Ba thân Phật (三 身; s: trikāya) cũng được Duy thức tông giải thích trọn vẹn. Đại diện xuất sắc của Duy thức tông, ngoài các nhà sáng lập nói trên, là An Huệ (安 慧; s: sthiramati), Hộ Pháp (護 法; s: dharmapāla) – hai luận sư đã tạo thêm hai nhánh khác nhau trong Duy thức tông – và Trần-na (陳 那; s: dignāga), Pháp Xứng (法 稱; s: dharmakīrti, xem Mười đại luận sư).

Tên Phạn ngữ (sanskrit) khác của Duy thức tông là Du-già hành tông (yogācāra), vì lí do là đệ tử phái này rất chú trọng việc hành trì Du-già (s: yoga), quán tưởng thiền định để phát huy hạnh nguyện của một Bồ Tát.

[52] Nhập Lăng-già kinh 入 楞 伽 經; C: rù lèngqié jīng; J: nyū ryōga kyō; S: laṅkāvatāra-sūtra; Một bộ kinh Đại thừa, đặc biệt nhấn mạnh đến tính giác ngộ nội tại, qua đó mọi hiện tượng nhị nguyên đều biến mất, đạt tâm vô phân biệt. Đó là tâm thức đã chứng được Như Lai tạng (s: tathāgata-garbha) vốn hằng có trong mọi loài. Kinh này chỉ rõ văn tự không đóng vai trò quan trọng gì trong việc trao truyền giáo pháp.

Kinh này có ba bản dịch Hán ngữ: 1. Bản dịch của Cầu-na Bạt-đà-la (s: guṇabhadra) dưới tên Lăng-già A-bạt-đa-la bảo kinh (楞 伽阿 跋 佗 羅 寶 經) 4 quyển; 2. Bản của Bồ-đề Lưu-chi (s: bodhiruci) với tên Nhập Lăng-già kinh (入 楞 伽 經), 10 quyển; 3. Đại thừa nhập Lăng-già kinh (大 乘 入 楞 伽 經) của Thật-xoa Nan-đà (śikṣānanda), 7 quyển.

Những thuyết trong kinh này rất gần với quan điểm của Thiền tông. Cùng với kinh Kim cương bát-nhã ba-la-mật-đa và Đại thừa khởi tín luận (s: mahāyānaśraddhotpāda-śāstra), kinh Nhập Lăng-già là một trong những bộ kinh Đại thừa có ảnh hưởng lớn đến Thiền tông Trung Quốc. Người ta cho rằng bộ kinh này do Bồ-đề Đạt-ma (bodhidharma), Sơ tổ thiền Trung Quốc chính tay truyền cho Nhị tổ Huệ Khả. Ngay cả giáo pháp tiệm ngộ (giác ngộ từng bậc) của Thần Tú cũng bắt nguồn từ kinh Nhập Lăng-già này.

Kinh bao gồm 9 chương văn xuôi trộn lẫn với các câu kệ và một chương chỉ toàn văn vần. Kinh này lần đầu được dịch ra Hán văn trong thế kỉ thứ 5. Kinh Nhập Lăng-già được Phật thuyết tại Tích Lan, theo lời mời của một nhà vua xứ này, trong đó Phật trả lời những câu hỏi của Bồ Tát Đại Huệ (mahāmati). Giáo pháp trong kinh này là nền tảng của Duy thức tông (s: yogācāra, vijñānavāda).

[53] Đa La Na Tha; S: Taranatha, Tạng: Kun-dgah Snin-po (Cổn Cát Minh Ba). Tăng sĩ Tây Tạng thuộc phái Phật giáo Tước Nam (Jo-nan-pa). Sư sinh ở Tạng Châu, vào năm Vạn Lịch thứ 3 (1575, có thuyết nói Vạn Lịch năm đầu) đời Minh. Sư là tác giả của bộĐa La Na Tha Phật Giáo Sử, còn gọi là Ấn Độ Phật Giáo Sử. Sư soạn xong bộ sách này vào năm 1608 Tây lịch. Nội dung trình bày về 201 nhân vật, các Vương triều của vua A-xà-thế trở xuống và quá trình Phật giáo truyền đến Tích Lan, Tây Tạng. Đặc sắc nhất là nửa sau của bộ sách chép về tình hình Phật giáo Đại Thừa từ hậu kì đến thời đại Mật giáo. Bộ sử này đã sớm được giới học giả biết đến, vì đây là tư liệu trọng yếu về lịch sử Phật giáo Ấn Độ rất trân quý. Năm 1868, ông A. Schiefner đã dịch ra tiếng Đức dưới nhan đềTaranatha’s Geschichte des Buddhismus in Indien. Ngoài bản tiếng Đức còn có các bản dịch tiếng Nga và tiếng Nhật. Sau, Đức Đức Đạt-lại Lat-ma thứ 4 phái Sư đến Ngoại Mông Cổ truyền pháp, Sư được vua Mông Cổ tôn làm “Triết Bố Tôn Đan Ba”. Sư tịch ở Khố Luân, không rõ tuổi thọ. Thân chuyển sinh của Sư là Khố Luân Hoạt Phật (Phật sống ở Khố Luân).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2014(Xem: 28434)
05/08/2010(Xem: 97568)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.