Bát-nhã Ba-la-mật Tâm Kinh Quảng Bản Và Lược Bản Dịch Từ Nguyên Bản Sanskrit

10/03/20163:40 SA(Xem: 16154)
Bát-nhã Ba-la-mật Tâm Kinh Quảng Bản Và Lược Bản Dịch Từ Nguyên Bản Sanskrit


 BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT TÂM KINH QUẢNG BẢN VÀ LƯỢC BẢN
DỊCH TỪ NGUYÊN BẢN SANSKRIT

*******************************

BÁT NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH

(Bản ngắn, dịch từ nguyên bản Sanskrit)
Mahāyāna-sūtra-saṁgraha, ed. By Vaidya, The Mithila Institute, 1961, p.97.


Prajñāpāramitāhṛdayasūtram [saṃkṣiptamātṛkā]
प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम्।

[संक्षिप्तमातृका]

॥ नमः सर्वज्ञाय॥

आर्यावलोकितेश्वरबोधिसत्त्वो गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चरमाणो व्यवलोकयति स्म। पञ्च स्कन्धाः, तांश्च स्वभावशून्यान् पश्यति स्म॥

इह शारिपुत्र रूपं शून्यता, शून्यतैव रूपम्। रूपान्न पृथक् शून्यता, शून्यताया न पृथग् रूपम्। यद्रूपं सा शून्यता, या शून्यता तद्रूपम्॥

एवमेव वेदनासंज्ञासंस्कारविज्ञानानि॥

इहं शारिपुत्र सर्वधर्माः शून्यतालक्षणा अनुत्पन्ना अनिरुद्धा अमला न विमला नोना न परिपूर्णाः। तस्माच्छारिपुत्र शून्यतायां न रूपम्, न वेदना, न संज्ञा, न संस्काराः, न विज्ञानानि। न चक्षुःश्रोत्रघ्राणजिह्वाकायमनांसि, न रूपशब्दगन्धरसस्प्रष्टव्यधर्माः। न चक्षुर्धातुर्यावन्न मनोधातुः॥

न विद्या नाविद्या न विद्याक्षयो नाविद्याक्षयो यावन्न जरामरणं न जरामरणक्षयो न दुःखसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तित्वम्॥

बोधिसत्त्वस्य(श्च ?) प्रज्ञापारमितामाश्रित्य विहरति चित्तावरणः। चित्तावरणनास्तित्वादत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठनिर्वाणः। त्र्यध्वव्यवस्थिताः सर्वबुद्धाः प्रज्ञापारमितामाश्रित्य अनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुद्धाः॥

तस्माज्ज्ञातव्यः प्रज्ञापारमितामहामन्त्रो महाविद्यामन्त्रोऽनुत्तरमन्त्रोऽसमसममन्त्रः सर्वदुःखप्रशमनः सत्यममिथ्यत्वात् प्रज्ञापारमितायामुक्तो मन्त्रः। तद्यथा- गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा॥

इति प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रं समाप्तम्॥


blankBồ-tát Quán Tự tại (Avalokitésvara) trong khi thể hiện sự nghiệp Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, vị ấy đã chiêm nghiệm: Đây là năm uẩn (skandha); và vị ấy thấy chúng là Không trong tự tính.

Này Xá-lợi-phất (Śāriputra)! Sắc ở đây là không, không là sắc; sắc không khác không, không không khác sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy.”

“Này Xá-lợi-phất! Tất cả các pháp ở đây có đặc tướng là tính không: chúng không sinh, không diệt; không cấu nhiễm, không phải không cấu nhiễm; không tăng, không giảm. Vì vậy, này Xá-lợi-phất, trong tính Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có giới của con mắt, cho đến không có giới của ý thức; không có minh, không có vô minh, không có sự diệt tận của minh, không có sự diệt tận vô minh cho đến không có già và chết, không có sự diệt tận của già và chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí, không có đắc, và không có (hiện) chứng, bởi vì không có đắc. 
Do y chỉ trên hay trong Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát mà vị ấy an trú với tâm không bị bưng kín và bởi vì không có những sự bưng kín trong tâm mình, nên Ngài không có sợ hãi, và mộng tưởng điên đảo đã viễn ly, Niết-bàn đã được cứu cánh. Hết thảy chư Phật trong quá khứ, hiện tạivị lai, do y trên Bát-nhã ba-la-mật, mà chứng đắc giác ngộ viên mãn tối thượng.”

“Do đó, nên biết Bát-nhã ba-la-mậtthần chú (mantra) vĩ đại, là chú của minh huệ vĩ đại, là thần chú tối thượng, thần chú không gì có thể so sánh, có thể trừ diệt hết thảy mọi khổ đau; đó là chân thật vì không sai lầm; đây là thần chú được công bố trong kinh Bát-nhã ba-la-mật, điều ấy như vầy:
gate, gate, pāragate, pārasaṅgate, bodhi, svāhā! (Hỡi bậc giác ngộ! Đi qua, đi qua, qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kia, là phẩm vật hiến dâng)

_____________________________________________
QUẢNG BẢN: BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH
प्रज्ञापारमिताहृदयसुत्रम् Prajñāpāramitāhṛdayasutram| 
(Bản dài, dịch từ nguyên bản Sanskrit)

Bản Devanāgarī (Mahāyānasūtra-saṁgraha I 98)


Prajñāpāramitāhṛdayasutram [vistaramātṛkā]

प्रज्ञापारमिताहृदयसुत्रम्।
[विस्तरमातृका]

॥नमः सर्वज्ञाय॥

एवं मया श्रुतम्। एकस्मिन् समये भगवान् राजगृहे विहरति स्म गृध्रकूटे पर्वते महता भिक्षुसंघेन सार्धं महता च बोधिसत्त्वसंघेन। तेन खलु समयेन भगवान् गम्भीरावसंबोधं नाम समाधिं समापन्नः। तेन च समयेन आर्यावलोकितेश्वरो बोधिसत्त्वो महासत्त्वो गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चरमाणः एवं व्यवलोकयति स्म। पञ्च स्कन्धांस्तांश्च स्वभावशून्यं व्यवलोकयति॥

अथायुष्मान् शारिपुत्रो बुद्धानुभावेन आर्यावलोकितेश्वरं बोधिसत्त्वमेतदवोचत्- यः कश्चित् कुलपुत्रो [वा कुलदुहिता वा अस्यां] गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चर्तुकामः, कथं शिक्षितव्यः ? एवमुक्ते आर्यावलोकितेश्वरो बोधिसत्त्वो महासत्त्वः आयुष्मन्तं शारिपुत्रमेतदवोचत्- यः कश्चिच्छारिपुत्र कुलपुत्रो व कुलदुहिता वा [अस्यां] गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चर्तुकामः, तेनैवं व्यवलोकितव्यम्-पञ्च स्कन्धांस्तांश्च स्वभावशून्यान् समनुपश्यति स्म। रूपं शून्यता, शून्यतैव रूपम्। रूपान्न पृथक् शून्यता, शून्यताया न पृथग् रूपम्। यद्रूपं सा शून्यता, या शून्यता तद्रूपम्। एवं वेदनासंज्ञासंस्कारविज्ञानानि च शून्यता। एवं शारिपुत्र सर्वधर्माः शून्यतालक्षणा अनुत्पन्ना अनिरुद्धा अमला विमला अनूना असंपूर्णाः। तस्मात्तर्हि शारिपुत्र शून्यतायां न रूपम्, न वेदना, न संज्ञा, न संस्काराः, न विज्ञानम्, न चक्षुर्न श्रोत्रं न घ्राणं न जिह्वा न कायो न मनो न रूपं न शब्दो न गन्धो न रसो न स्प्रष्टव्यं न धर्मः। न चक्षुर्धातुर्यावन्न मनोधातुर्न धर्मधातुर्न मनोविज्ञानधातुः। न विद्या नाविद्या न क्षयो यावन्न जरामरणं न जरामरणक्षयः, न दुःखसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तिर्नाप्राप्तिः। तस्माच्छारिपुत्र अप्राप्तित्वेन बोधिसत्त्वानां प्रज्ञापारमितामाश्रित्य विहरति चित्तावरणः। चित्तावरणनास्तित्वादत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठनिर्वाणः। त्र्यध्वव्यवस्थिताः सर्वबुद्धाः प्रज्ञापारमितामाश्रित्य अनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुद्धाः। तस्माद् ज्ञातव्यः प्रज्ञापारमितामहामन्त्रः अनुत्तरमन्त्रः असमसममन्त्रः सर्वदुःखप्रशमनमन्त्रः सत्यममिथ्यत्वात् प्रज्ञापारमितायामुक्तो मन्त्रः। तद्यथा- गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा। एवं शारिपुत्र गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यायां शिक्षितव्यं बोधिसत्त्वेन॥

अथ खलु भगवान् तस्मात्समाधेर्व्युत्थाय आर्यावलोकितेश्वरस्य बोधिसत्त्वस्य साधुकारमदात्- साधु साधु कुलपुत्र। एवमेतत् कुलपुत्र, एवमेतद् गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यं चर्तव्यं यथा त्वया निर्दिष्टम्। अनुमोद्यते तथागतैरर्हद्भिः॥

इदमवोचद्भगवान्। आनन्दमना आयुष्मान् शारिपुत्रः आर्यावलोकितेश्वरश्च बोधिसत्त्वः सा च सर्वावती परिषत् सदेवमानुषासुरगन्धर्वश्च लोको भगवतो भाषितमभ्यनन्दन्॥

इति प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रं समाप्तम्।


blankQuy kỉnh Bát-nhã ba-la-mật vượt ngoài ngôn thuyết, tư tưởng và tán ngữ, vì tự tính như hư không, không sinh, không diệt, là cảnh giới của huệ và giới, hiển nhiên trong nội tâm chúng ta, và là mẹ của tất cả các đức Thế Tôn trong quá khứ, hiện tạivị lai [1] .

Kính lễ bậc Nhất Thiết Trí.

Tôi nghe như vậy:
Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành Vương xá (Rājagṛha), trên đỉnh Linh thứu (Gṛdhrakūta), cùng với đại Bí-sô Tăng và Bồ-tát Tăng.

Bấy giờ, đức Thế Tôn nhập vào tam-muội Chánh giác thậm thâmcùng lúc đó Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại (Āryāvalokiteśvara) trong khi thể hiện sự nghiệp Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, vị ấy đã chiêm nghiệm: Đây là năm uẩn (skandha); và vị ấy thấy chúng là Không trong tự tính.


Rồi thì, trưởng lão Xá-lợi-phất nương theo uy thần của Phật mà bạch (Bồ-tát) Thánh Quán tự tại rằng: “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn thể hiện sự nghiệp trong Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu thẳm, thì phải nên chiêm nghiệm như thế nào?”

Khi ấy, Thánh Quán Tự Tại, là vị Bồ-tát Đại sĩ, nói với trưởng lão Xá-lợi-phất rằng:

“Này Xá-lợi-phất, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào muốn thể hiện sự nghiệp trong Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu thẳm này, người ấy hãy nên chiêm nghiệm như vậy: đây là năm uẩn, và người ấy luôn luôn quán sát chân chính (=trực tiếp) chúng như là Không trong tự tính.

(Thế nào nói là tự tính năm uẩn đều Không? Đó là) [2] Sắc là Không. Không là sắc. Sắc không khác Không. Không không khác sắc. Cái nào là Sắc cái đó là Không, cái nào là Không cái đó là Sắc. Thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy là Không trong tự tính.

Này Xá-lợi-phất! Đặc tướng Không như vậy của tất cả các pháp này vốn không có cái gì được sinh, không có cái gì bị diệt, không cấu nhiễm, không thanh tịnh, không tăng trưởng, không tổn giảm.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Do đó, trong tính Không không tồn tại sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không tồn tại mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không tồn tại sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không tồn tại giới của mắt, cho đến: không tồn tại giới của ý thức; không có vô minh, cũng không có sự tận diệt của vô minh, cho đến, không có tuổi già và sự chết, cũng không có sự tận diệt của tuổi già và sự chết; không Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không Trí, không đắc và vô đắc.

Vì vậy, này Xá-lợi-phất! Do tính vô đắc, Bồ-tát y chỉ trên Bát-nhã ba-la-mật mà vị ấy an trú với tâm không bị bưng kín và bởi vì không có những sự bưng kín trong tâm mình, nên Ngài không có sợ hãi, và mộng tưởng điên đảo đã viễn ly, Niết-bàn đã được cứu cánh. Hết thảy chư Phật trong ba đời quá khứ, hiện tạivị lai, do y trên Bát-nhã ba-la-mật, mà chứng đắc giác ngộ viên mãn tối thượng.”

Do đó, nên biết Bát-nhã ba-la-mậtthần chú vĩ đại, là chú của minh huệ vĩ đại, là thần chú cao tuyệt, thần chú không gì có thể so sánh, có thể trừ diệt hết thảy mọi khổ đau; đó là chân thật vì không sai lầm; đây là thần chú được công bố trong kinh Bát-nhã ba-la-mật, điều ấy như vầy:
gate, gate, pāragate, pārasaṅgate, bodhi, svāhā! (Hỡi bậc giác ngộ! Đi qua, đi qua, qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kia, là phẩm vật hiến dâng).

Này Xá-lợi-phất, như thế Bồ-tát phải tự mình thể hiện sự nghiệp Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn rời khỏi Tam-muội và tán dương Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại rằng: “Lành thay, lành thay, này thiện nam tử! Đúng như vậy! Việc thể hiện sự nghiệp Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm cần phải được thực hành như vậy. Đúng như lời ông đã giảng thuyết, các đức Như Lai và A-la-hán cũng tán dương như thế.” Đức Thế Tôn hoan hỉ nói như thế, Trưởng lão Xá-lợi-phất và Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại cùng với toàn thể chúng hộithế giới của chư Thiên, Nhân loại, A-tu-la (Asura) và Càn-thát-bà (Gandharva), tất cả đều hoan hỷ phấn chấn ca ngợi lời dạy của đức Thế Tôn.

Như vậy đến đây đã công bố một cách Tâm kinh Bát-nhã Ba-la-mật.

 

-------------------------

[1] Phần mở đầu này chỉ có ở bản Tây Tạng Cf. བཅོམ་ལྡན་འདས་མ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པའི་སྙིང་པོ bcom ldan 'das ma shes rab kyi pha rol tu phyin pa'i snying po.
[2] Bản Phạn không có, dịch theo bản Thi Hộ, No.257: “…何名五蘊自性空耶。所謂…”


PHẦN CHÚ GIẢI SẼ ĐƯỢC ĐĂNG TẢI SAU

Xin mời xem thêm: Thiền và Bát-nhã, TT. Tuệ Sỹ dịch: http://phatviet.com/html/tuesy/thien_batnha/thienbn.htm

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2014(Xem: 28391)
05/08/2010(Xem: 97543)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.