Mục Lục - Tập Iii

29/04/201012:00 SA(Xem: 16530)
Mục Lục - Tập Iii
KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hán dịch: Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
 Viện Phật Học Phổ Hiền Xuất Bản PL. 2530 DL 1986 (Trọn bộ 3 tập)
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn hành P.L 2539 DL. 1995 (Trọn bộ 3 tập)

 MỤC LỤC - TẬP III
 GỒM 10 QUYỂN - TỪ QUYỂN 21 ĐẾN QUYỂN 30

Quyển Hai Mươi Mốt
 62 Phẩm Ma Sầu
 63 Phẩm Đẳng Học
 64 Phẩm Tùy Hỉ
 65 Phẩm Hư Không
 Quyển Hai Mươi Hai
 66 Phẩm Chúc Lụy
 67 Phẩm Bất Khả Tận
 68 Phẩm lục Độ Tương Nhiếp
 Quyển Hai Mươi Ba
 69 Phẩm Đại Phương Tiện
 70 Phẩm Tam Huệ
 Quyển Hai Mươi Bốn
 71 Phẩm Đạo Thọ
 72 Phẩm Bồ Tát Hạnh
 73 Phẩm Chủng Thiện Căn
 74 Phẩm Biến Học
 Quyển Hai Mươi Lăm
 75 Phẩm Tam Thứ Đệ Hành
 76 Phẩm Nhứt Niệm
 Quyển Hai Mươi Sáu
 77 Phẩm Lục Dụ
 78 Phẩm Tứ Nhiếp
 Quyển Hai Mươi Bảy
 78 Phẩm Tứ Nhiếp (tiếp theo)
 79 Phẩm Thiện Đạt
 Quyển Hai Mươi Tám
 80 Phẩm Thật Tế
 81 Phẩm Cụ Túc
 Quyển Hai Mươi Chín
 82 Phẩm Tịnh Phật Quốc
 83 Phẩm Quyết Định
 84 Phẩm Tứ Đế
 85 Phẩm Thất Dụ
 86 Phẩm Bình Đẳng
 87 Phầm Như Hóa
 Quyển Ba Mươi
 88 Phẩm Tát Đà Ba Luân
 89 Phẩm Đàm Vô Kiệt
 90 Phẩm Chúc Lụy

 LỜI BẠT
 Của DỊCH GIẢ

 Phật lịch 2511 (1967), tôi bắt đầu phiên dịch bộ Ma ha bát nhã ba la mật Kinh ba mươi quyển trong Hán Tạng ra việt văn và được đại đức trụ trì chùa Hải Tuệ ở chợ Trương Minh Giảng lo ấn hành. Cứ mười bộ ở quyển chữ Hán được dịch ra Việt văn thì in thành một tập. Bổn thảo Việt dịch tập lần thứ nhất đưa cho nhà in Sen vàng, lo ấn loát chưa xong thì bị đại nạn Tết Mậu Thân, phần lên khuôn bị cháy mất, may mà mấy tập bổn thảo còn sót lại. Vì biến cố ấy mà tập thứ nhất đến năm Phật lịch 2513 (1969) mới in xong và đến tay đọc giả.


 Lúc sắp in tập thứ hai, biến cố thứ hai lại xảy ra, người đứng lo ấn hành, Đại đức trụ trì chùa hải Tuệ bị đại nạn mất tích.

 Đến năm Phật lịch 2515 (1971), Đại đức Thông Phương tiếp nối công trình dở dang của Đại đức trụ trì chùa Hải Tuệ phụ trách, và đầu năm Phật lịch 2516 (1972), tập kinh thứ hai mới đến tay chư Phật tử, và Đại đức Thông Phương cũng viên tịch vì bạo bệnh cách vài tháng sau cùng năm.

 Đầu năm nay, Phật lịch 2517 (1973), Đại đức Thích Hồng Minh tiếp nối đảm nhận ấn hành tập thứ ba, và bộ kinh Ma ha bát nhã ba la mật ba mươi quyển (30) Việt dịch này được lưu hành trọn vẹn bốn ngàn bộ (mỗi bộ gồm ba tập).

 Bao cam go, bao trở ngại, bộ kinh Việt văn mới được hoàn thành. Nhưng xét lại cũng chưa bằng muôn một sự hi sanh vì chánh pháp, vì Bát nhã ba la mật của chư Phật, chư Đại Bồ Tát, từ nhiều kiếp nhiều đời.

 Xin ghi lại nguyên thủy cội ngành của bộ kinh Việt văn này hầu chư quý đọc giả nay và mai.

 Ngưỡng vọng Tam Bảo oai thần, Bát nhã công đức gia hộ cho mọi người tất cả chúng sanh: tội chướng tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, đồng được đầy đủ Bát nhã ba la mật, đồng viên thành Phật đạo.
 

 PHẬT LỊCH 2517 (1973)
 Ngày tiền an cư năm Quý Sửu
 Dịch giả: Tỳ Kheo THÍCH TRÍ TỊNH
 Kính ghi

 Chân thành cảm ơn Thầy Thích Đồng Thường và quý Thầy cùng Phật tử Chùa Giác Nguyên đã hoan hỷ giúp đánh máy vi tính ba quyển Phật Giáo Tư Tưởng Luận do HT. Thích Quảng Độ dịch và bộ Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật do Hoà Thượng Thích Trí Tịnh dịch (Tâm Diệu)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2014(Xem: 28207)
05/08/2010(Xem: 97408)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.