Thư Viện Hoa Sen

Xuất Xứ Của Tâm Kinh

21/12/20173:59 SA(Xem: 8477)
Xuất Xứ Của Tâm Kinh

      

XUẤT XỨ CỦA TÂM KINH
_________________________

Kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật
Quyển 1
Phẩm 3: Tu tập tương ưng
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Quảng Minh

 

Tôn giả Xá-lợi-phất bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Bồ tát ma-ha-tát tu tập tương ưng Bát-nhã ba-la-mật như thế nào để tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật?”

Đức Phật bảo: “Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng sắc là Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật; tu tập tương ưng thọ, tưởng, hành và thức đều Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

“Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng nhãn là Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật; tu tập tương ưng nhĩ, tỷ, thiệt, thân và tâm đều Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

“Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng sắc là Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật; tu tập tương ưng thanh, hương, vị, xúc và pháp đều Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

“Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng nhãn giới là Không, sắc giới là Không và nhãn thức giới là Không; đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật; tu tập tương ưng nhĩ giới, thanh giới và nhĩ thức giới đều Không; tỷ giới, hương giớitỷ thức giới đều Không; thiệt giới, vị giới và thiệt thức giới đều Không; thân giới, xúc giới và thân thức giới đều Không; ý giới, pháp giới và ý thức giới đều Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

“Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng Khổ là Không; tu tập tương ưng Tập, Diệt và Đạo đều là Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

“Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng vô minh là Không; tu tập tương ưng hành, thức, danh sắclục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh và lão tử đều Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

“Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng tất cả các pháp là Không, dù là hữu vi hay vô vi, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

“Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng tánh Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật. Như vậy, Xá-lợi-phất! Bồ tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, tu tập tương ưng bảy thứ Không, được gọi là: tánh Không, tự tướng Khôngchư pháp Khôngvô sở đắc Không, vô pháp Khônghữu pháp Khôngvô pháp hữu pháp Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.”

Đức Phật bảo: “Xá-lợi-phất! Khi tu tập tương ưng bảy thứ Không, Bồ-tát ma-ha-tát chẳng thấy sắc là tương ưng hay là không tương ưng, chẳng thấy thọ, tưởng, hành và thức là tương ưng hay là không tương ưng; chẳng thấy sắc là tướng sinh hay tướng diệt, chẳng thấy thọ, tưởng, hành và thức là tướng sinh hay tướng diệt; chẳng thấy sắc là tướng cấu hay tướng tịnh, chẳng thấy thọ, tưởng, hành và thức là tướng cấu hay tướng tịnh; chẳng thấy sắc hợp với thọ, chẳng thấy thọ hợp với tưởng, chẳng thấy tưởng hợp với hành, chẳng thấy hành hợp với thức. Vì sao vậy? Vì tánh của các pháp là Không, nên không có pháp nào hợp với pháp nào.

“Xá-lợi-phất! Trong sắc vốn Không nên không có sắc; trong thọ, tưởng, hành và thức vốn Không nên không có thọ, tưởng, hành và thức.

“Xá-lợi-phất! Sắc là Không nên không có tướng não hoại; thọ là Không nên không có tướng lãnh thọ; tưởng là Không nên không có tướng tri nhận; hành là Không nên không có tướng tạo tác; thức là Không nên không có tướng giác tri. Vì sao vậy? Xá-lợi-phất! Sắc chẳng khác Không; Không chẳng khác sắc. Sắc tức là Không; Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy.

“Xá-lợi-phất! Tướng Không của các pháp ấy không sinh không diệt, không cấu không tịnh, không tăng không giảm. Pháp Không ấy không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Thế nên, trong Không không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới; cũng không có vô minh, cũng không có hết vô minhcho đến cũng không có lão tử, cũng không có hết lão tử; không có Khổ, Tập, Diệt và Đạo; cũng không có trí và không có đắc; cũng không có Tu-đà-hoàn, không có quả Tu-đà-hoàn, không có Tư-đà-hàm, không có quả Tư-đà-hàm, không có A-na-hàm, không có quả A-na-hàm, không có A-la-hán, không có quả A-la-hán, không có Bích-chi-Phật, không có tuệ giác Bích-chi-Phật; không có Phật, cũng không có tuệ giác Phật.

“Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng như vậy, được gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.”

(Đại chánh tạng, Vol. 08, No. 223, tr. 222c08-223a25.)

 

摩訶般若波羅蜜經 (鳩摩羅什譯) 卷第一習應品第三


舍利弗白佛言︰世尊!菩薩摩訶薩云何習應般若波羅蜜與般若波羅蜜相應?佛告舍利弗︰菩薩摩訶薩習應色空,是名與般若波羅蜜相應;習應受、想、行、識空,是名與般若波羅蜜相應。復次舍利弗!菩薩摩訶薩習應眼空,是名與般若波羅蜜相應;習應耳、鼻、舌、身、心空,是名與般若波羅蜜相應;習應色空,是名與般若波羅蜜相應,習應聲、香、味、觸、法空,是名與般若波羅蜜相應;習應眼界空、色界空、眼識界空,是名與般若波羅蜜相應;習應耳聲識、鼻香識、舌味識、身觸識、意法識界空,是名與般若波羅蜜相應。習應苦空,是名與般若波羅蜜相應;習應集、滅、道空,是名與般若波羅蜜相應。習應無明空,是名與般若波羅蜜相應;習應行、識、名色、六入、觸、受、愛、取、有、生、老死空,是名與般若波羅蜜相應。習應一切諸法空,若有為、若無為,是名與般若波羅蜜相應。復次舍利弗!菩薩摩訶薩習應性空,是名與般若波羅蜜相應。如是舍利弗!菩薩摩訶薩行般若波羅蜜,習應七空,所謂性空、自相空、諸法空、無所得空、無法空、有法空、無法有法空,是名與般若波羅蜜相應。佛告舍利弗︰菩薩摩訶薩習應七空時,不見色,若相應若不相應,不見受、想、行、識,若相應若不相應;不見色,若生相、若滅相,不見受、想、行、識,若生相、若滅相;不見色,若垢相、若淨相,不見受、想、行、識,若垢相、若淨相。不見色與受合,不見受與想合,不見想與行合,不見行與識合。何以故?無有法與法合者,其性空故。舍利弗!色空中無有色,受、想、行、識空中無有識。舍利弗!色空故無惱壞相,受空故無受相,想空故無知相,行空故無作相,識空故無覺相。何以故?舍利弗!色不異空,空不異色;色即是空,空即是色;受、想、行、識亦如是。舍利弗!是諸法空相,不生不滅,不垢不淨,不增不減。是空法,非過去、非未來、非現在。是故空中無色,無受、想、行、識;無眼、耳、鼻、舌、身、意;無色、聲、香、味、觸、法;無眼界,乃至無意識界。亦無無明,亦無無明盡,乃至亦無老死,亦無老死盡。無苦、集、滅、道;亦無智亦無得;亦無須陀洹、無須陀洹果,無斯陀含、無斯陀含果,無阿那含、無阿那含果,無阿羅漢、無阿羅漢果,無辟支佛、無辟支佛道,無佛、亦無佛道。舍利弗!菩薩摩訶薩如是習應,是名與般若波羅蜜相應。


Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa
Quyển 4
Phẩm 3: Tương ưng
 Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Quảng Minh

 

“Xá-lợi-tử! Tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, Bồ-tát ma-ha-tát tương ưng với những cái Không như vậy, nên nói tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa. Xá-lợi-tử! Tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khi tương ưng với những cái Không như vậy, Bồ-tát ma-ha-tát chẳng thấy sắc là tương ưng hay không tương ưng, chẳng thấy thọ, tưởng, hành và thức là tương ưng hay không tương ưng. Vì sao vậy?

“Xá-lợi-tử! Bồ-tát ma-ha-tát ấy chẳng thấy sắc là pháp sinh hay pháp diệt; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức là pháp sinh hay pháp diệt; chẳng thấy sắc là pháp nhiễm hay pháp tịnh; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức là pháp nhiễm hay pháp tịnh. Xá-lợi-tử! Bồ-tát ma-ha-tát ấy chẳng thấy sắc hợp với thọ, chẳng thấy thọ hợp với tưởng, chẳng thấy tưởng hợp với hành, chẳng thấy hành hợp với thức. Vì sao vậy?

“Xá-lợi-tử! Không có một pháp nào hợp với một pháp nào, vì bản tánh là Không. Vì sao vậy? 

“Xá-lợi-tử! Các sắc là Không, chúng chẳng phải là sắc; các thọ, tưởng, hành và thức đều là Không, chúng chẳng phải là thọ, tưởng, hành và thức. Vì sao vậy?

“Xá-lợi-tử! Các sắc là Không, chúng chẳng phải là tướng biến ngại; các thọ là Không, chúng chẳng phải là tướng lãnh nạp; các tưởng là Không, chúng chẳng phải là tướng nắm bắt ấn tượng; các hành là Không, chúng chẳng phải là tướng tạo tác; các thức là Không, chúng chẳng phải là tướng liễu biệt. Vì sao vậy?

“Xá-lợi-tử! Sắc chẳng khác Không; Không chẳng khác sắc. Sắc tức là Không; Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng khác Không; Không chẳng khác thọ, tưởng, hành, thức. Thọ, tưởng, hành, thức tức là Không; Không tức là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao vậy?

“Xá-lợi-tử! Tướng Không của các pháp ấy không sinh không diệt, không nhiễm không tịnh, không tăng không giảm, không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại.

“Xá-lợi-tử! Như vậy, trong Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành và thức; không có địa giới, không có thủy, hỏa, phong, không và thức giới; không có nhãn xứ, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý xứ; không có sắc xứ, không có thanh, hương, vị, xúc và pháp xứ; không có nhãn giới, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý giới; không có sắc giới, không có thanh, hương, vị, xúc và pháp giới; không có nhãn thức giới, không có nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức giới; không có nhãn xúc, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý xúc; không có nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý xúc làm duyên sinh ra các thọ; không có sự sinh của vô minh, không có sự diệt của vô minh; không có sự sinh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh và lão-tử-sầu-thán-khổ-ưu-não, không có sự diệt của hành, cho đến lão-tử-sầu-thán-khổ-ưu-não; không có Khổ Thánh đế, không có Tập, Diệt và Đạo Thánh đế; không có đắc, không có hiện quán; không có Dự lưu, không có quả Dự lưu; không có Nhất lai, không có quả Nhất lai; không có Bất hoàn, không có quả Bất hoàn; không có A-la-hán, không có quả A-la-hán; không có Độc giác, không có Bồ-đề của Độc giác; không có Bồ-tát, không có chánh hành của Bồ-tát; không có Phật, không có Bồ-đề của Phật.

“Xá-lợi-tử! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì tương ưng với những pháp như vậy, cho nên nói là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa.”

(Đại chánh tạng, Vol. 05, No. 220, tr. 22a16-22b22.)

 

大般若波羅蜜多經 (玄奘譯) 卷第四 初分相應品第三

舍利子!修行般若波羅蜜多菩薩摩訶薩,與如是等空相應故,當言與般若波羅蜜多相應。舍利子!修行般若波羅蜜多菩薩摩訶薩,與如是等空相應時,不見色若相應、若不相應,不見受想行識若相應、若不相應。何以故?舍利子!是菩薩摩訶薩,不見色若是生法、若是滅法,不見受、想、行識若是生法、若是滅法,不見色若是染法、若是淨法,不見受想行識若是染法、若是淨法。舍利子!是菩薩摩訶薩,不見色與受合,不見受與想合,不見想與行合,不見行與識合。何以故?舍利子!無有少法與少法合,本性空故。所以者何?舍利子!諸色空彼非色,諸受想行識空彼非受想行識,何以故?舍利子!諸色空彼非變礙相,諸受空彼非領納相,諸想空彼非取像相,諸行空彼非造作相,諸識空彼非了別相。

何以故?舍利子!色不異空。空不異色。色即是空,空即是色。受想行識不異空,空不異受想行識。受想行識即是空,空即是受想行識。何以故?舍利子!是諸法空相,不生不滅,不染不淨,不增不減,非過去,非未來,非現在。舍利子!如是空中無色,無受想行識;無地界,無水火風空識界;無眼處,無耳鼻舌身意處;無色處,無聲香味觸法處;無眼界,無耳鼻舌身意界。無色界。無聲香味觸法界。無眼識界。無耳鼻舌身意識界。無眼觸,無耳鼻舌身意觸;無眼觸為緣所生諸受,無耳鼻舌身意觸為緣所生諸受;無無明生,無無明滅。無行、識、名色、六處、觸、受、愛、取、有、生老死愁歎苦憂惱生,無行、乃至老死愁歎苦憂惱滅;無苦聖諦,無集、滅、道聖諦:無得、無現觀、無預流、無預流果。無一來,無一來果。無不還,無不還果。無阿羅漢,無阿羅漢果。無獨覺,無獨覺菩提。無菩薩,無菩薩行。無佛,無佛菩提。舍利子!修行般若波羅蜜多菩薩摩訶薩,與如是等法相應故,當言與般若波羅蜜多相應。

 

 

Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa
Quyển 403
Phẩm 3: Quán chiếu
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Quảng Minh

 

“Xá-lợi-tử! Tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khi tương ưng với bảy thứ Không như vậy, Bồ-tát ma-ha-tát chẳng thấy sắc là tương ưng hay không tương ưng, chẳng thấy thọ, tưởng, hành và thức là tương ưng hay không tương ưng; chẳng thấy sắc là pháp sinh hay pháp diệt, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức là pháp sinh hay pháp diệt; chẳng thấy sắc là pháp nhiễm hay pháp tịnh, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức là pháp nhiễm hay pháp tịnh; chẳng thấy sắc hợp với thọ, chẳng thấy thọ hợp với tưởng, chẳng thấy tưởng hợp với hành, chẳng thấy hành hợp với thức. Vì sao vậy?

“Xá-lợi-tử! Không có một pháp nào hợp với một pháp nào, vì bản tánh là Không. Xá-lợi-tử! Các sắc là Không, chúng chẳng phải là sắc; các thọ, tưởng, hành và thức đều là Không, chúng chẳng phải là thọ, tưởng, hành và thức. Vì sao vậy?

“Xá-lợi-tử! Các sắc là Không, chúng chẳng phải là tướng biến ngại; các thọ là Không, chúng chẳng phải là tướng lãnh nạp; các tưởng là Không, chúng chẳng phải là tướng nắm bắt ấn tượng; các hành là Không, chúng chẳng phải là tướng tạo tác; các thức là Không, chúng chẳng phải là tướng liễu biệt. Vì sao vậy? 

“Xá-lợi-tử! Sắc chẳng khác Không; Không chẳng khác sắc. Sắc tức là Không; Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng khác Không; Không chẳng khác thọ, tưởng, hành, thức. Thọ, tưởng, hành, thức tức là Không; Không tức là thọ, tưởng, hành, thức.

“Xá-lợi-tử! Tướng Không của các pháp ấy không sinh không diệt, không nhiễm không tịnh, không tăng không giảm, không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại.

“Như vậy, trong Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành và thức; không có nhãn xứ, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý xứ; không có sắc xứ, không có thanh, hương, vị, xúc và pháp xứ; không có nhãn giới, sắc giớinhãn thức giới; không có nhĩ giới, thanh giới và nhĩ thức giới; không có tỷ giới, hương giớitỷ thức giới; không có thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; không có thân giới, xúc giới và thân thức giới; không có ý giới, pháp giớiý thức giới; không có vô minh, cũng không có sự diệt của vô minhcho đến không có lão-tử-sầu-thán-khổ-ưu-não, cũng không có sự diệt của lão-tử-sầu-thán-khổ-ưu-não; không có Khổ Thánh đế, không có Tập, Diệt và Đạo Thánh đế; không có đắc, không có hiện quán; không có Dự lưu, không có quả Dự lưu; không có Nhất lai, không có quả Nhất lai; không có Bất hoàn, không có quả Bất hoàn; không có A-la-hán, không có quả A-la-hán; không có Độc giác, không có Bồ-đề của Độc giác; không có Bồ-tát, không có chánh hành của Bồ-tát; không có Chánh đẳng giác, không có Bồ-đề của Chánh đẳng giáct.”

“Xá-lợi-tử! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì tương ưng với những pháp như vậy, cho nên nói là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa.”

(Đại chánh tạng, Vol. 07, No. 220, tr. 13c28-14a28.)

 

大般若波羅蜜多經 (玄奘譯) 卷第四 百三第二分觀照品第三

舍利子!修行般若波羅蜜多菩薩摩訶薩,與如是七空相應時,不見色若相應若不相應,不見受、想、行、識若相應若不相應;不見色若生法若滅法,不見受、想、行、識若生法若滅法;不見色若染法若淨法,不見受、想、行、識若染法若淨法。不見色與受合,不見受與想合,不見想與行合,不見行與識合。何以故?無有少法與法合者,以本性空故。

舍利子!諸色空,彼非色;諸受、想、行、識空,彼非受、想、行、識。何以故?舍利子!諸色空,彼非變礙相;諸受空,彼非領納相;諸想空,彼非取像相;諸行空,彼非造作相;諸識空,彼非了別相。何以故?舍利子!色不異空,空不異色,色即是空,空即是色;受、想、行、識不異空,空不異受、想、行、識,受、想、行、識即是空,空即是受、想、行、識。

舍利子!是諸法空相,不生不滅,不染不淨,不增不減,非過去非未來非現在。如是空中無色,無受、想、行、識;無眼處,無耳、鼻、舌、身、意處;無色處,無聲、香、味、觸、法處;無眼界、色界、眼識界,無耳界、聲界、耳識界,無鼻界、香界、鼻識界,無舌界、味界、舌識界,無身界、觸界、身識界,無意界、法界、意識界;無無明亦無無明滅,乃至無老死愁歎苦憂惱亦無老死愁歎苦憂惱滅;無苦聖諦,無集、滅、道聖諦;無得,無現觀;無預流,無預流果;無一來,無一來果;無不還,無不還果;無阿羅漢,無阿羅漢果;無獨覺,無獨覺菩提;無菩薩,無菩薩行;無正等覺,無正等覺菩提。

舍利子!修行般若波羅蜜多菩薩摩訶薩,與如是法相應故,應言與般若波羅蜜多相應。

 

Kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa
Quyển 480
Phẩm 2: Xá-lợi-tử
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Quảng Minh

 

“Xá-lợi-tử! Khi tương ưng với bảy thứ Không như vậy, Bồ-tát ma-ha-tát chẳng thấy sắc là tương ưng hay không tương ưng, chẳng thấy thọ, tưởng, hành và thức là tương ưng hay không tương ưng; chẳng thấy sắc là pháp sinh hay pháp diệt, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức là pháp sinh hay pháp diệt; chẳng thấy sắc là pháp nhiễm hay pháp tịnh, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức là pháp nhiễm hay pháp tịnh; chẳng thấy sắc hợp với thọ, chẳng thấy thọ hợp với tưởng, chẳng thấy tưởng hợp với hành, chẳng thấy hành hợp với thức. Vì sao vậy?

“Xá-lợi-tử! Không có một pháp nào hợp với một pháp nào, vì bản tánh của tất cả pháp là Không.

“Xá-lợi-tử! Các sắc là Không, chúng chẳng phải là sắc; các thọ, tưởng, hành và thức đều là Không, chúng chẳng phải là thọ, tưởng, hành và thức. Vì sao vậy?

“Xá-lợi-tử! Các sắc là Không, chúng chẳng phải là tướng biến ngại; các thọ là Không, chúng chẳng phải là tướng lãnh nạp; các tưởng là Không, chúng chẳng phải là tướng nắm bắt ấn tượng; các hành là Không, chúng chẳng phải là tướng tạo tác; các thức là Không, chúng chẳng phải là tướng liễu biệt. Vì sao vậy?

“Xá-lợi-tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc. Sắc tức là Không, Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

“Xá-lợi-tử! Tướng Không của các pháp ấy không sinh không diệt, không nhiễm không tịnh, không tăng không giảm, không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại.

“Như vậy, trong Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành và thức; không có nhãn xứ, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý xứ; không có sắc xứ, không có thanh, hương, vị, xúc và pháp xứ; không có địa giới, không có thủy, hỏa, phong, không và thức giới; không có nhãn giới, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý giới; không có sắc giới, không có thanh, hương, vị, xúc và pháp giới; không có nhãn thức giới, không có nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức giới; không có vô minh, cũng không có sự diệt của vô minh; không có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh và lão tử, không có sự diệt của hành, cho đến lão tử; không có Khổ Thánh đế, không có Tập, Diệt và Đạo Thánh đế; không có đắc, không có hiện quán; không có Dự lưu, không có quả Dự lưu; không có Nhất lai, không có quả Nhất lai; không có Bất hoàn, không có quả Bất hoàn; không có A-la-hán, không có quả A-la-hán; không có Độc giác, không có Bồ-đề của Độc giác; không có Bồ-tát, không có chánh hành của Bồ-tát; không có Chánh đẳng giác, không có Bồ-đề của Chánh đẳng giáct.

“Xá-lợi-tử! Các Bồ-tát ma-ha-tát vì tương ưng với những pháp như vậy, cho nên nói là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa.”

(Đại chánh tạng, Vol. 07, No. 220, tr. 435b16-c12.)

 

大般若波羅蜜多經 (玄奘譯) 卷第四百八十第三分舍利子品第二

舍利子!諸菩薩摩訶薩與如是七空相應時,不見色若相應若不相應,不見受、想、行、識若相應若不相應;不見色若生法若滅法,不見受、想、行、識若生法若滅法;不見色若染法若淨法,不見受、想、行、識若染法若淨法。不見色與受合,不見受與想合,不見想與行合,不見行與識合。何以故?舍利子!無有少法與法合者,以一切法本性空故。

舍利子!諸色空,彼非色;諸受、想、行、識空,彼非受、想、行、識。何以故?舍利子!諸色空,彼非變礙相;諸受空,彼非領納相;諸想空,彼非取像相;諸行空,彼非造作相;諸識空,彼非了別相。何以故?舍利子!色不異空,空不異色,色即是空,空即是色,受、想、行、識亦復如是。

舍利子!是諸法空相,不生不滅、不染不淨、不增不減,非過去非未來非現在。如是空中無色,無受、想、行、識;無眼處,無耳、鼻、舌、身、意處;無色處,無聲、香、味、觸、法處;無地界,無水、火、風、空、識界;無眼界,無耳、鼻、舌、身、意界;無色界,無聲、香、味、觸、法界;無眼識界,無耳、鼻、舌、身、意識界;無無明,亦無無明滅;無行、識、名色、六處、觸、受、愛、取、有、生、老死,無行乃至老死滅;無苦聖諦,無集、滅、道聖諦;無得,無現觀;無預流,無預流果;無一來,無一來果;無不還,無不還果;無阿羅漢,無阿羅漢果;無獨覺,無獨覺菩提;無菩薩,無菩薩行;無正等覺,無正等覺菩提。

 

20/12/2017
(Thư Viện Hoa Sen)

Xem thêm:
Lược Giải Tâm Kinh (Thích Trí Quang)



Tạo bài viết
14/05/2010(Xem: 473797)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: