Lời người dịch

04/04/20199:03 SA(Xem: 3280)
Lời người dịch


BÁT-NHà
BA-LA-MẬT-ĐA
TÁM NGÀN CÂU & KỆ TÓM LƯỢC
Anh dịch: Edward Conze
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

 

Lời người dịch

     Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tám Ngàn Câu & Kệ Tóm Lược là bản dịch tiếng Việt từ bản văn tiếng Anh “The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Lines & It Verse Summary” do Giáo sư Tiến sĩ Edward Conze dịch từ nguyên bản Phạn văn “Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā & Prajñāpāramitā-Ratnaguṇasaṃcayagāthā” đã được Haribhadra duyệt và tu chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 11 ở Ấn độ, và được nhà Four Seasons Foundation xuất bản tại Hoa Kỳ, vào năm1995. Tuy nhiên, bản văn Phạn ngữnày, theo nghiên cứu của Giáo sư Conze cùng với sự đóng góp của các đồng nghiệp của Giáo sư, nó không phải là nguyên tác, vì đã bị sửa chữathêm bớt của nhiều người qua thời gian không để lại tên tuổi, nên có nhiều chỗ không phù hợp nhau về văn cú cũng như tư tưởng. Mặc dù Giáo sư Conze và các đồng nghiệp của ông đã bỏ ra nhiều thời giancông phu nghiên cứu, và hiệu đính nhưng không thể phục hồi toàn bộ nguyên tác. Trong khi dịch, Giáo sư Conze không những dựa theo hiệu chính và luận thích của Haribhadra (người duyệt bản văn) mà còn tham khảo các bản dịch chữ Hán và chữ Tây Tạngcủa kinh văn này. Cũng theo sự nghiên cứu của Giáo sư Conze thì Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tám Ngàn Câu & Kệ Tóm Lược là bản văn thuộc văn hệ Bát-nhã xuất hiện đầu tiên, nếu truy nguyên, với những bài kệ trong hai chương đầu của Kinh, người ta có thể quay về với thời gian khoảng 100 năm trước C. N. Rồi từ kinh này với 8.000 câu, phát triển thành 10.000, 18.000, 25.000, và 100.000 câu; rồi sau đó rút lại còn 2.500, 700, 500, 300 (Kinh Kim Cương), 150, 25 câu (Tâm Kinh), và cuối cùng chỉ còn một âm tiết (“A”). Nhan đề của nguyên tác Phạn ngữ không có chữ Sutra (Kinh), bản dịch tiếng Anh cũng không có, nên bản dịch tiếng Việt này cũng không thêm vào. Dù vậy, trong thân bản văn có chữ Sutra (Kinh) xuất hiện nhiều lần nên vẫn có thể gọi nó là Kinh.

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tám Ngàn Câu dạy gì
Dưới đây chỉ là vài khái niệm cơ bản:

     Thông qua sự vấn đáp của đức Phật và các đại đệ tử của Ngài như Tu-bồ-đề, Di-lặc, Xá-lợi-phất, Phú-lâu-na, Thiên đế Thích-đề

Hoàn-nhân, đức Phật dạy về sáu Ba-la-mật (còn gọi là Lục độ) mà đứng đầu và quan trọng nhất là Bát-nhã ba-la-mật.

     Gì là sáu Ba-la-mật? Đó là: Bố thí Ba-la-mật, Trì giới ba-la-mậtNhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền định Ba-la-mật, và Bát-nhã ba-la-mật. Ba-la-mật có nghĩa là gì? Nó là phiên âm của chữ Phạn “paramita” có nghĩa là qua bờ kia (chỗ an ổn, nơi giải thoát, không còn đau khổ phiền não).

     Thế nào gọi là bố thí ba-la-mật? Bố thí ba-la-mật có mục đích gì? Bố thí là cho người khác những gì mình có về tinh thần hay vật chất. Về tinh thần như Phật pháp, v.v…, tức thuyết phápgiảng kinhtụng kinh siêu độbố thí kinh luận Phật giáo, sao chép, ấn tống kinh điển, v.v… Về vật chất như chỗ ở, thực phẩm, nước uống, quần áo, thuốc men, tịnh tài, v.v… Mục đích là làm vơi đi sự khổ do nhu cầu cần thiếtcho đời sống của người nhận, cũng như để phá bỏ cái tâm hạn hẹp, ích kỷ… của người cho. Đỉnh cao của bố thí ba-la-mật là sự bố thí trong đó không có người cho, không có vật cho, và không có người nhận. Đến mức này, người ta có thể bố thí cả thân mạng mình. Cúng dường cũng như chuyển công đứclà hình thức khác của bố thí. Đây là một trong những tảng đá móng xây dựng sự sống bình yên cho con người.

     Thế nào gọi là trì giới ba-la-mật? Trì giới ba-la-mật có mục đích gì? Trì giới tức là tuân giữ các giới luật theo mức độ mình thọ nhận từ bổn sư hay hay vị sư truyền giới. Như năm giới chính cho cư sĩmười giới chính cho tăng-già, nói chung. Nhiều giới vi tế hơn cho các tỳ-kheo hay tỳ-kheo ni, v.v… Giữ giới để người giữ có thể tránh được tội ác hoặc do mình hoặc do người gây ra. Giữ được giới mình thọ làm cho mình và người an ổn, thân và tâm thanh tịnhtinh thần thoải mái, dễ tiến trên đường đạo và sang bờ kia. Đỉnh cao của giữ giới là khi không ý thức mình phải giữ giới mà giới vẫn được giữ một cách tự nhiênTrì giới ba-la-mật cũng là một tảng đá móng nữa để xây dựng sự sống bình yên của con người.

     Thế nào gọi là nhẫn nhục ba-la-mật? Mục đích của nhẫn nhục ba-la-mật là gì? Nhẫn nhục ba-la-mật sự tự nguyện chịu đựng những việc bất công hay không hợp lý xảy ra cho chính mình hay người khác, tìm và đưa ra hành động hay lời nói đúng và hợp thời để hóa giải vấn đề xảy một cách đúng đắn và hòa nhã. Đây cũng là một tảng móng nữa góp sức xây dựng nếp sống hòa bình cho nhân loại.

     Thế nào gọi là tinh tấn ba-la-mật? Mục đích của tinh tấn ba-la-mật là gì? Tinh tấn ba-la-mật là sự nỗ lực cần thiết trong sự tu tập trên đường đạo. Ấy là sự nỗ lực liên tục, bền bĩ, mãnh mẽ, tận sức để vượt qua tất cả mọi chướng ngại về vật chất cũng như tinh thần, của mình cũng như của người trên đường tu để tiến tới chứng đắc giác ngộ viên mãn. Ấy cũng là giúp mình và giúp người. Đây cũng là một tảng đá móng khác góp vào xây dựng đời sống hòa bình của thế giới.

     Thế nào gọi là thiền định ba-la-mật? Mục đích của thiền định ba-la-mật là gì? Vắn tắtthiền định ba-la-mật là pháp môn nhiếp tâm hay định tâm mình. Khi tâm yên tịnh và sinh động thì sự vật bên ngoài và bên trong trở nên rõ ràng hơn. Mây mù tan đi, con mắt huệ trở lại sáng tỏ. Tâm mình tịnh có thể giúp tâm người tịnh. Thiền định ba-la-mật nếu có được sự trợ giúp của các ba-la-mật kia, trở nên dễ đạt hơn. Sự thực, khi một hành giả thiền định thì nó đã tiềm ẩn các ba-la-mật kia rồi. Hơn nữa, nếu được thực hành đúng, các ba-la-mật có thể hỗ trợ lẫn nhau, đưa hành giả đến giác ngộ nhanh hơn. Đây là pháp môn hướng đến giác ngộ vô thượng tức thấy tánh thành Phật. Như vậy thiền định ba-la-mật cũng là một tảng đá móng góp vào xây dựng hạnh phúc lâu dài của chúng sinh trong ba cõi.

     Thế nào gọi là bát-nhã ba-la-mật? Mục đích bát-nhã ba-la-mật là gì? Bát-nhã là phiên âm từ tiếng Phạn “Prajñā” có nghĩa “trí tuệ” “trí huệ”, và ba-la-mật từ chữ Phạn “paramita” có nghĩa là “sang bờ kia”. Như vậy Bát-nhã ba-la-mật, nói chung, có nghĩa là “trí tuệ sang bờ kia”. Đây là nghĩa theo từ nguyên. Trong Kinh này, chúng ta thấy bát-nhã ba-la-mật đứng đầu tất cả sáu ba-la-mật, là con mắt thấy và người dẫn đường của năm ba-la-mật kia, hiểu rõ năm ba-la-mật kia, và luôn có ưu thế đối với năm ba-la-mật kia. Trong Kinh này cũng như các kinh khác thuộc văn hệ Bát-nhã như Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa hay Kinh Kim Cương, v.v…, đều nói Bát-nhã ba-la-mật là Mẹ, là người sinh ra chư Phật, là người dạy chư Phật biết thế giới này. Rồi khi chư Phật đã biết thế giới này, các Ngài liền theo đó chỉ bày cho chúng sinh thấy và biết thế giới này là không, là rỗng không để chúng sinh thôi bám vào đó và được giải thoát khỏi các khổ. Theo đuổi và thực hành bát-nhã ba-la-mật là để đạt nhất thiết trí và nhất thiết chủng trí của chư Phật, tức là cảnh giới Chánh đẳng Chánh giáctrở thành bậc Chánh Biến Tri hay bậc Toàn Tri Toàn Giác, tức là quả. Theo đuổi và thực hành bát-nhã ba-la-mật các bước như thế nào, xin mời độc giả và hành giả xem lời Phật và các đại Đệ tử của Ngài dạy trong Kinh.

     Trong khi dịch, chúng tôi có tham khảo bản dịch tiếng Việt của Hòa thượng Thích Trí Tịnh từ bản chữ Hán của Pháp sư Cưu-ma-la-thập, tức Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Và theo cách gọi truyền thốngthì Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa là Đại Bát-nhã và Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa là Tiểu Bát-nhã thì Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tám Ngàn Câu này là Trung Bát-nhã vậySở sĩ có cách gọi này là do cách xếp loại theo độ dài của mỗi kinh.

     Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc vẫn còn nhiều sai sót, mong các bậc cao minh rộng lượng chỉ bảo cho.  

     Xin đa tạ.

 

                                                  Frederick, đầu Xuân 2019

                                                            Đỗ Đình Đồng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/04/2010(Xem: 131733)
14/05/2010(Xem: 443966)
23/04/2023(Xem: 33249)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.