Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kệ Bảo Hạnh Tạng

04/04/20199:04 SA(Xem: 3593)
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kệ Bảo Hạnh Tạng


BÁT-NHà
BA-LA-MẬT-ĐA
TÁM NGÀN CÂU & KỆ TÓM LƯỢC
Anh dịch: Edward Conze
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

 

BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

KỆ BẢO HẠNH TẠNG

MỤC LỤC

 

Chương I
1.Khuyến dụ sơ khởi
2-4. Nguồn thẩm quyền của Tu-bồ-đề
5-15. Những lời dạy căn bản
16-21. Định nghĩa ba hạn từ cốt yếu
22-28. Bản tính siêu việt của các Bồ-tát

Chương II
1-3. Các Bồ-tát trụ ở đâu
4-8. Các Bồ-tát tu luyện ở đâu
9-12. Những sự kiện hiện hữu
13. Kết luận 
Chương III
1-4. Công đức phát xuất từ Bát-nhã Ba-la-mật
5-6. Bát-nhã Ba-la-mật một đại tri thức
7-8. Bát-nhã Ba-la-mật và Năm Ba-la-mật kia
Chương IV
1-2. Giá trị tương đối của Xá-lợi và Bát-nhã Ba-la-mật
3-4. Tỉ dụ Ngọc như ý
5. Bát-nhã Ba-la-mật và Các Ba-la-mật khác
6-7. Tỉ dụ Bóng tối
Chương V
1-2. Bát-nhã Ba-la-mật giả và thực
3-4. Bát-nhã Ba-la-mật vĩ đại hơn bất cứ món quà tinh thần nào khác
5-8. Tầm quan trọng của tâm bồ-đề
9. Mặt trời và con đom đóm
Chương VI
1.Công đức vô thượng của hồi hướng và hoan hỉ
2-4. Tầm cỡ của hoan hỉ
5-9. Chuyển đúng và sai
Chương VII
1-2. Bát-nhã Ba-la-mật hướng dẫn các Ba-la-mật kia
3-4. Thái độ đối với Pháp và đối với Ngã
5-7. Tin Bát-nhã Ba-la-mật
Chương VIII
1-4. Nghĩa của tịnh
Chương IX
1-2. Tịnh viên tròn
Chương X
1-2. Những phẩm chất xứng đáng với Bát-nhã Ba-la-mật
3-4. Tỉ dụ ngôi làng
5-6. Tỉ dụ đại dương
7. Tỉ dụ mùa xuân
8. Tỉ dụ người đàn bà mang thai
9-10. Làm sao trụ trong Bát-nhã Ba-la-mật
Chương XI
1. Chủ đề
2-3. Những chướng ngại khác nhau
4-5. Con đường Bồ-tát và con đường Thanh văn
6-7. Thêm chướng ngại
8-10. Hành vi của ma và trợ giúp của Phật
Chương XII
1-2. Bát-nhã Ba-la-mật Mẹ của chư Phật
3-5. Như Lai biết thế gian bằng cách nào
6-7. Những tỉ dụ về Phật
8-9. Cái Thấy Pháp của Như Lai
Chương XIII
1-2. Tỉ dụ vua và các quan
Chương XIV
1. Bồ-tát và giác ngộ
2-4. Tỉ dụ con tàu
5-6. Tỉ dụ cái bình
7-8. Tỉ dụ hai con tàu
9-10. Tỉ dụ người già
Chương XV
1-2. Người mới tu và thiện tri thức
3-6. Bồ-tát giúp chúng sinh như thế nào
7-8. Bát-nhã Ba-la-mật và sự mâu thuẫn với thế gian
Chương XVI
1-2. Về Chân như
3-5. Bát-nhã và phương tiện thiện xảo
6. Thái độ đáng ham muốn đối với những bậc khác
Chương XVII
1. Chủ đề
2-7. Những phẩm tính của Bồ-tát bất thối chuyển
Chương XVIII
1-2. Những trạm dừng thâm sâu
3.Tỉ dụ người đàn bà
4-6. Quán xét công đức
7-8. Không tăng hay giảm
Chương XIX
1-2. Tùy thuộc phát sinh và tỉ dụ cái đèn
3-4. Tỉ dụ hạt và quả
5. Tỉ dụ những giọt nước
6-7. Nghĩa của không
8. Thái độ đối với những nơi có thể gây sợ
Chương XX
1.Ba cửa giải thoát và Phật pháp
2-4. Tỉ dụ người anh hùng
5-7. Tỉ dụ đại thiên thế giới
8. Tỉ dụ con chim bay
9-10. Tỉ dụ người bắn cung
11-12. Tỉ dụ kỳ tích song đôi
13-14. Tỉ dụ những cái dù
15-16. Tỉ dụ thương nhân và hòn đảo ngọc
17-18. Tỉ dụ thương nhân và cuộc hành trình
19-20. Vị Bồ-tát bất định
21. Các cửa giải thoát và địa bất thối chuyển
22-24. Những dấu hiệu bất thối chuyển.
Chương XXI
1-3. Kiêu mạn và những hành vi khác của Ma vương
4-8. Những lỗi lầm liên quan với không chấp trước
Chương XXII
1-4. Thiện tri thức và các Ba-la-mật
5-7. Uế và tịnh
8-9. Công đức vô thượng của Bát-nhã ba-la-mật
10-11. Bi tâm và Bát-nhã Ba-la-mật
12-13. Tỉ dụ viên ngọc có giá trị lớn
Chương XXIII
1-2. Địa vị thượng đẳng của các Bồ-tát
3-4. Tỉ dụ vua và thái tử đăng quan
Chương XXIV
1-2. Ma vương hoảng hốt và bị đánh bại như thế nào
3-4. Cái gì khiến Ma vương bằng lòng
5-6. Sự kiêu mạn và sám hối của Bồ-tát
Chương XXV
1-3. Bồ-tát được huấn luyện như thế nào
4-5. Bát-nhã Ba-la-mật hiểu tất cả các Ba-la-mật
6. Bồ-tát và Thanh văn
Chương XXVI
1-3. Hoan hỉ và Bát-nhã Ba-la-mật
4. Tỉ dụ không gian và bầu trời
5-6. Tỉ dụ người do huyễn hóa tạo ra
7. Tỉ dụ những huyễn hóa của Phật
8. Tỉ dụ cái máy
Chương XXVII
1.Vị Bồ-tát đáng kính
2-3. Ma vương không có sức chống lại một số Bồ-tát
4-5. Thái độ đúng đối với Chân như
6-7. Vị Bồ-tát trụ vô thượng
8-9. Làm sao và tại sao nên trụ nơi tánh không
Chương XXVIII
1.Ai tu luyện trong Bát-nhã Ba-la-mật tu luyện trong cảnh giới Phật
2-6. Tính vô tận của Bát-nhã Ba-la-mật
7. Tùy thuộc Phát sinh
Chương XXIX
1-10. Thiền định Ba-la-mật
11-14. Tinh tấn Ba-la-mật
Chương XXX
1-7. Tinh tấn Ba-la-mật, tiếp theo
8-14. Nhẫn nhục Ba-la-mật
Chương XXXI
1-8. Trì giới Ba-la-mật
9-18. Bố thí Ba-la-mật
Chương XXXII
1-5. Phần thưởng của sáu Ba-la-mật
6. Kết luận


Kính lễ chư Phật và chư Bồ-tát!

 

     Nhân đó đức Thế tôn, để bốn chúng được vui lòng, và để làm cho bát-nhã ba-la-mật này sáng tỏ hơn, lúc ấy đã dạy các bài kệ sau đây:

 

Chương I

 

Khuyến dụ Sơ khởi

  1. Hãy tận lực gọi lên từ ái, kính trọng và tin tưởng!

 Hãy tẩy sạch cấu uế chướng ngại, và tất cả những vết nhơ!

 Hãy lắng nghe Bát-nhã Ba-la-mật của chư Phật hiền từ,

 Đã dạy vì hạnh phúc thế gian, vì những tâm hồn anh dũng!

 

Nguồn Thẩm quyền của Tu-bồ-đề [4][1]

  1. Tất cả những con sông trên Đảo Táo Hồng[2] này,

Làm cho hoa, quả, cỏ và cây phát triển,

Tất cả đến từ sức mạnh của Long vương,

Từ thần lực của Long vương ở hồ A-na-bà-đạp-đa.[3]

  1. Cũng vậy, bất cứ Pháp nào các đệ tử của bậc Chiến Thắng[4] thiết lập

Bất cứ điều gì họ dạy, bất cứ điều gì khéo léo giải thích

Về việc làm thánh linh dẫn dắt cũng đến cực lạc viên mãn,

Cũng là quả của việc làm này – là hành động của Như Lai.

  1. Về bất cứ điều gì bậc Chiến Thắng đã dạy, dẫn đến Pháp

Đệ tử của Ngài, nếu chân thực, đã được giáo huấn tốt.

Họ dạy theo kinh nghiệm trực tiếp, phát xuất từ tu luyện,

Lời dạy của họ chỉ phát sinh từ thần lực của chư Phật, không phải từ sức mạnh của riêng mình.

 

Những Giáo lý Căn bản [5-18]

  1. Chúng ta không thể bám vào một bát-nhã nào,

Một ba-la-mật cao nhất nào,

Một Bồ-tát nào, cũng như một tâm bồ-đề nào.

Khi nghe nói vậy mà không bối rốilo âu,

Bồ-tát ấy ở trong dòng bát-nhã của bậc Thiện Thệ[5].

  1. Trong sắc, thọ, tưởng, hành, và thức

Không chỗ nào họ tìm thấy nơi yên nghỉ.

Không nhà, họ lang thang, các pháp không giữ họ,

Họ cũng không nắm giữ các pháp – họ sắp được Bồ-đề của bậc Chiến Thắng.

  1. Du sĩ Tiên-ni[6] trong tuệ giác chân lý

Không tìm thấy căn bản nào, dù năm uẩn chưa được giải trừ.

Cũng vậy vị Bồ-tát, khi hiểu các pháp như ngài ấy nên hiểu

Không rút lui vào Tịch diệt.[7] Lúc ấy ngài trụ nơi bát-nhã.

  1. Bát-nhã này là gì, của ai và ở đâu, ngài ấy chất vấn,

Rồi ngài thấy rằng tất cả các pháp này hoàn toàn rỗng không.

Không bị đe dọa, không sợ trước sự khám phá này.

Không xa Bồ-đề lúc ấybậc Trí giả.

  1. Theo đuổi[8] trong các uẩn, trong sắc, thọ, tưởng,

Hành và v.v…, và không quán chúng bằng trí tuệ;

Hay tưởng tượng các uẩn này là rỗng không;

Có nghĩa là theo đuổi tướng, bỏ qua dấu vết của bất sinh.

10. Nhưng khi không theo đuổi trong sắc, thọ, tưởng,

Trong hành hay thức, mà lang thang không nhà,

Vẫn không biết theo đuổi kiên định trong bát-nhã,

Những ý nghĩ về bất sinhlúc ấy thiền định tốt nhất trong

tất cả những thiền định gắn bó với ngài ấy.

11. Nhờ đó mà Bồ-tát ấy bây giờ an trụ nơi chính mình,

Cảnh giới Phật vị lai của ngài ấy được các Phật trước thọ ký.

Dù ở trong thiền, hay ở ngoài thiền, ngài ấy không quan tâm.

Vì các pháp như thực ngài ấy biết bản tánh cốt yếu.

12. Theo đuổi như thế ngài ấy theo đuổi trong bát-nhã của các bậc Thiện Thệ,

Song ngài ấy không hiểu các pháp mà mình theo đuổi.

Sự theo đuổi này ngài ấy tuệ tri như là không theo đuổi,

Đó là thực hành bát-nhã, ba-la-mật vô thượng.

13. Cái gì không hiện hữu, cái không hiện hữu đó người ngu tưởng tượng;

Không hiện hữu cũng như hiện hữu chúng tạo thành cách thức.

pháp như thực, hiện hữu và không hiện hữu, cả hai đều không thực.

Một Bồ-tát đi đến [giác ngộ] khi ngài ấy tuệ tri điều này.

14. Nếu biết năm uẩn là huyễn,

Mà không cho huyễn là một vật, và các uẩn là một vật khác;

Nếu khôngý niệm nhiều vật, người ấy theo đuổi trong bình an

Thì đó là thực hành bát-nhã, ba-la-mật cao nhất.

15. Những ai với thầy giỏi cũng như nội kiến thâm sâu,

Không sợ hãi khi nghe những lời dạy thâm sâu của Mẹ.

Nhưng những người với thầy dở, có thể bị người khác hướng dẫn sai lầm

Do đó bị hỏng, như cái nồi không nung khi tiếp xúc với khí

          ẩm.

 

Minh định Ba Hạn từ Cốt yếu [18-24]

16. Lý do gì mà chúng tôi nói về các ‘Bồ-tát’?

Muốn diệt tất cả ràng buộc, và cắt đứt nó,

Đích thực không ràng buộc, hay Bồ-đề của bậc Chiến Thắng là số mệnh vị lai của họ.

Do đó họ được gọi là “Những người gắng sức vì Bồ-đề.”

17. Lý do gì được gọi là ‘Đại sĩ’?

Họ lên đến chỗ cao nhất bên trên số đông người;

Và về số đông người, họ cắt đứt những cái thấy sai lầm.

Đó là lý do tại sao chúng tôi nói về họ như là các ‘Đại sĩ.’

18. Vĩ đại là người cho, là người nghĩ, là sức mạnh,

Người ấy lên xe của các bậc Chiến thắng Vô thượng.

Trang bị bằng chiếc áo giáp vĩ đại, người ấy hàng phục Ma vương huyễn thuật.

Đây là lý do tại sao gọi họ là “Đại sĩ.”

19. Tuệ giác này cho người ấy thấy tất cả chúng sinh như huyễn,

Giống như đám người được triệu gọi ở ngả ba đường,

Bởi một nhà huyễn thuật, rồi chém đứt mấy ngàn đầu;

Người ấy biết toàn thể thế giới chúng sinh này là một màn hí lộng, song chẳng sợ.

20. Sắc, thọ, tưởng, hành và thức

Không hợp nhất, không ràng buộc, không thể giải thoát.

Trong không bị đe dọa, người ấy tiến đến Bồ-đề,

Cho người cao nhất trong loài người là chiếc áo giáp tốt nhất trong tất cả các áo giáp.

21. Lại nữa cái gì là ‘chiếc xe đưa đến Bồ-đề’?

Treo trên đó là sự hướng dẫn tất cả chúng sinh đến Niết-bàn.

Vĩ đại là chiếc xe, bao la, mênh mông như hư không bát ngát.

Những ai du hành trên đó được chở đi an toàn, vui vẻthong dong.

 

 

Bản tánh Siêu việt của Bồ-tát [24-31]

  1. 22.  Siêu việt thế gian như thế, ngài ấy không ở trong tầm hiểu biết của chúng ta.

‘Ngài ấy đến Niết-bàn,’ nhưng không ai có thể nói ngài ấy đi đâu.

Lửa tắt nhưng, chúng ta hỏi, nó đi đâu?

Giống như, làm sao chúng ta có thể tìm thấy người đã tìm được Niết-bàn?

23. Quá khứ của Bồ-tát, vị laihiện tại của ngài ấy phải lẩn tránh chúng ta,

Thời gian ba chiều kích không chạm được ở bất cứ chỗ nào,

Ngài ấy hoàn toàn thanh tịnh, vô vi, vô ngại.

          Đó là ngài ấy thực hành bát-nhã, ba-la-mật cao nhất.

24. Những Bồ-tát trí tuệ, theo đuổi như thế, phản chiếu bất sinh,

Song trong khi làm như thế, nơi các ngài ấy sinh đại bi,

Tuy nhiên nó không có bất cứ ý nghĩ gì về chúng sinh.

Do vậy, các ngài ấy thực hành bát-nhã, ba-la-mật cao nhất.

25. Nhưng khi nghĩ về khổ và chúng sinh khiến ngài ấy nghĩ đến:

‘Khổ ta sẽ loại trừ, hạnh phúc thế gian ta sẽ làm việc!’

Lúc ấy chúng sinh tưởng, ngã tưởng, –

Thực hành bát-nhã, ba-la-mật cao nhất, còn thiếu.

26. Ngài ấy tuệ tri rằng tất cả chúng sinh cũng bất sinh như mình.

Ngài ấy biết rằng tất cả không còn hiện hữu như mình hay bất cứ chúng sinh nào khác;

Bất sinhsinh không phân biệt,

Đó là thực hành bát-nhã, ba-la-mật cao nhất.

27. Tất cả những từ chỉ sự vật dùng trong thế gian này phải được bỏ lại phía sau,

     Phải siêu việt tất cả những sự vật được sinh ra và tạo tác –

     Lúc ấy đạt được tuệ giác bất tử, vô thượng, vô tỉ.

     Đó là nghĩa mà chúng tôi nói về bát-nhã ba-la-mật.

28. Khi không ngờ, vị Bồ-tát thực hiện sự hành trì của mình,

Khi thiện xảo trong bát-nhã người ta biết ngài ấy trụ.

Tất cả các pháp ở đó không thực có, bản tánh cốt yếu của chúng rỗng không.

Nhận biết điều đó là hành bát nhã, ba-la-mật vô thượng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương II

 

Bồ-tát Trụ ở đâu [35-37]

  1. Ngài ấy không trụ trong sắc, thọ hay tưởng,

Trong hành hay thức, trong bất cứ uẩn nào.

Ngài ấy chỉ trụ trong chân tánh của Pháp.

Rồi ngài ấy thực hành bát-nhã, ba-la-mật vô thượng.

  1. Thường và vô thường, khổ và lạc, ngã và vô ngã,

Thương và ghét – chúng chỉ là nhất Như trong Tánh Không này.

Và như thế ngài ấy không trụ nơi quả đã đạt được, mà nó là ba –

Của A-la-hán, Duyên giác[9], và Phật giác ngộ viên mãn.

  1. Chính Đạo sư không dừng lại trong cõi vô vi

Không ở trong các pháp hữu vi, mà tự tại du phương không nhà:

Như vậy, Bồ-tát trụ không có sự nương nhờ hay cái căn bản.

Một địa vị không có cái căn bản được bậc Chiến Thắng gọi là có địa vị.

 

Bồ-tát Tu luyện ở đâu [38-43]

  1. Những ai ước mong trở thành đệ tử của bậc Thiện Thệ,

Hay các Duyên giác, hoặc các Pháp vương

Không nhờ hạnh Nhẫn nhục này, họ không đến được các mục tiêu riêng của họ.

Họ đi ngang qua, nhưng mắt họ không ở bờ kia.

  1. Những người dạy pháp, và những người lắng nghe khi thuyết;

Những người đạt được quả A-la-hán, Duyên giác, hay bậc cứu độ thế gian;

Và Niết-bàn đạt được bởi người trí và người có học –

Chỉ là huyễn, chỉ là mộng – Như Lai đã dạy thế.

  1. Bốn hạng người không được giáo lý này cảnh giác:

Các con của bậc Chiến Thắng thiện xảo trong đạo; các thánh

không thối chuyển,

A-la-hán không còn cấu trược, và xóa sạch nghi ngờ;

Những người mà thầy giỏi thuần thục, tính hạng thứ tư.

  1. Theo đuổi như thế, vị Bồ-tát trí tuệ và có học,

Tu luyện không phải vì địa vị A-la-hán, hay bậc Duyên giác.

Ngài ấy tu luyện một mình trong Phật phápnhất thiết trí.

Không tu luyện là sự tu luyện của ngài ấy, và không ai được huấn luyện trong pháp tu này.

  1. Tăng hay giảm các sắc không phải là mục đích của sự tu luyện này.

Ngài ấy cũng không khởi sự để được các pháp sai biệt,

Chỉ hy vọng đạt được nhất thiết trí bằng sự tu luyện này.

Ngài ấy đi đến đó khi tu luyện trong pháp tu này, và hoan hỉđức hạnh của nó. 

 

Những Sự kiện Hiện hữu [44-47]

  1. Sắc chẳng phải bát-nhã, bát-nhã chẳng thấy ở sắc,

Ở thức, thọ, tưởng, hay hành.

Các uẩn chẳng phải bát-nhã, bát-nhã không ở nơi các uẩn.

Nó như hư không, không chỗ vỡ hay kẽ nứt.

10. Trong tất cả các trợ duyên khách quan, bản tánh chính yếu vô biên;

Cũng vậy trong chúng sinh bản tánh chính yếu cũng vô biên.

Như bản tánh chính yếu của hư không không giới hạn;

Trí tuệ của các bậc Thế Gian giải cũng không giới hạn.

11. ‘Thọ’ chỉ là danh từ, các Đạo sư bảo chúng ta như vậy;

Các thọ bị lãng quên và đi mất, và cánh cửa mở ra Bên kia.

Ai thành công trong tẩy sạch mình về thọ,

Khi đến Bên kia, họ hoàn thành mệnh lệnh của Thầy.

12. Nếu trong vô số kiếp như cát sông Hằng

Bậc Đạo sư sẽ tự mình tiếp tục nói chữ ‘chúng sinh’:

Vẫn bản lai thanh tịnh, không chúng sinh nào có thể kết quả từ lời ngài ấy nói.

Đó là thực hành bát-nhã, ba-la-mật cao nhất.

Kết luận

13. Như thế bậc Chiến Thắng kết thúc sự thuyết giảng của ngài, và cuối cùng bảo:

“Khi tất cả những gì ta đã nói và làm cuối cùng phù hợp với bát-nhã ba-la-mật,

Thì sự thọ ký này ta đã nhận từ Ngài, bậc đã đi trước ta:[10]

‘Giác ngộ viên mãn, ông sẽ là Phật ở thời vị lai!’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương III

 

Công đức Đến từ Bát-nhã Ba-la-mật [49-70]

  1. Người thọ nhận Bát-nhã ba-la-mật này,

Nơi các bậc Cứu độ theo đuổi, và hằng tham học nó;

Lửa, độc, kiếm và nước không thể hại người ấy,

Ma vương cũng không tìm được lối vào, cũng không là ông chủ của người ấy.

  1. Ai có thể vì bậc Thiện Thệ đi nghỉ mà xây Tháp miếu,

Làm bằng bảy thứ báu, và phụng thờ;

Cho đến hằng ngàn câu-lợi cánh đồng đầy những Tháp này

Của bậc Thiên Thệ, vô số như cát sông Hằng

  1. Như người ấy, lại có nhiều chúng sinh trong câu-lợi cánh đồng vô tận,

Tất cả họ thờ phụng chúng, không làm gì khác, –

Với hoa trời, những mùi hương và thuốc cao thơm nhất, –

Hãy tính số kiếp trong ba thời, và còn nhiều hơn thế:

  1. Nhưng nếu người nào khác chép lại sách này, Mẹ của các bậc Thiện Thệ,

Từ đó những người Dẫn đạo đến với mười lực,

Nhớ trong tâm, tôn kính nó với hoa, hương thơm nhất và thuốc cao, –

Một phần vô cùng nhỏ công đức của người ấy sẽ khiến những người đã bố thí phụng thờ các Tháp. 

 

Bát-nhã Ba-la-mật, một Đại Tri thức [73-74]

  1. Bát-nhã Ba-la-mật của các bậc Chiến Thắng là một đại tri thức,

Những pháp khinh an được tạo ra cho khổ và bệnh nơi nhiều thế giới chúng sinh

Các bậc Cứu độ Thế gian trong quá khứ, trong vị lai, và những bậc [hiện tại] trong mười phương,

Do tu luyện tri thức này, họ trở thành những y sĩ vô thượng.

  1. Và những người theo đuổi thực hành lòng từquan tâm hạnh phúc của những người khác,

Họ, những người trí, do tu luyện tri thức này, sẽ chứng nghiệm giác ngộ.

Những người có hạnh phúc hữu vi, và những người có hạnh phúc vô vi,

Nên biết tất cả hạnh phúc của họ có kết quả từ đấy.

 

Bát-nhã Ba-la-mật và Năm Ba-la-mật kia [81-82]

  1. Ngọc hiện hữu đây đó, một cách tiềm tàng, trên trái đất,

Và khi thuận duyên, chúng phát triển sai biệt rất nhiều:

Tất cả những phẩm tính của giác ngộ [trong] năm ba-la-mật,

Tất cả đều phát triển từ bát-nhã ba-la-mật.

  1. Chúng ta biết bất cứ nơi nào vị Chuyển luân vương có thể đi,

Ở đó có toàn bộ đoàn quân tất cả bảy vật quí:

Nơi nào có bát-nhã ba-la-mật này của các bậc Chiến Thắng,

Ở đó cũng có đem theo tất cả các pháp phẩm tính thiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương IV

 

Giá trị Tương đối của Xá-lợi và Bát-nhã Ba-la-mật [94-99]

  1. Được bậc Chiến Thắng hỏi, Thích-đề đáp:

“Nếu tôi có thể làm cho các Phật địa nhiều như cát sông Hằng,

Tất cả các Phật địa ấy đầy ắp xá-lợi của các bậc Chiến Thắng:

Nhưng tôi vẫn giữ bát-nhã này, hàng đầu của các ba-la-mật.

  1. Vì sao? Ấy không phải là tôi không kính trọng xá-lợi,

Mà xá-lợi được thờ phụng bởi vì được bát-nhã dưỡng nuôi.

Giống như mọi người được nhà vua ủng hộ được thờ phụng’

Xá-lợi của Phật cũng được thờ phụng bởi vì được bát-nhã ba-la-mật ủng hộ

 

Tỉ dụ Ngọc Như ý [96-99]

  1. Viên ngọc quí, có tất cả mọi phẩm chất, vô giá.

Nên cái giỏ chứa nó được người ta kính lễ;

Ngay cả khi lấy ngọc đi, cái giỏ tiếp tục phóng hào quang:

Những phẩm tính của viên ngọc đó là như thế.

  1. Cũng vậy với những phẩm tính bát-nhã, nó là ba-la-mật hàng đầu.

Xá-lợi của bậc Chiến Thắng được thờ phụng ngay cả sau khi ngài đã nhập diệt.

Do vậy hãy để người muốn chiến thắng có được những phẩm tính Chiến Thắng

Hãy thọ nhận bát-nhã ba-la-mật. Nó là giải thoát.”

 

Bát-nhã Ba-la-mật và Năm Ba-la-mật kia [100-101]

  1. [Lúc ấy Thế Tôn nói:] “Bát-nhã kiểm soát người bố thí,

Cũng như trì giới, nhẫn nhục, tinh tấnthiền định.

Nó nắm lấy các pháp thiện nên chúng không thể bị mất.

Nó cũng là kẻ một mình tiết lộ tất cả các pháp.

 

Tỉ dụ Những cái Bóng [101]

  1. Ở Diêm-phù-đề[11] có nhiều ngàn câu-lợi cây

Thuộc các loại khác nhau, đa dạng và khác hình;

Song bóng của chúng chẳng có sự khác nhau nào cả,

Khi nói đến thì chúng đều là những cái bóng.

  1. Năm ba-la-mật này của các bậc Chến Thắng, cũng vậy

Chúng có tên theo bát-nhã ba-la-mật:

Khi chúng được chuyển thành nhất thiết trí,

Giác ngộ là cái tên cung cấp cái lý duy nhất cho tất cả sáu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương V

 

Bát-nhã Ba-la-mật Giả và Thật [112-13]

  1. Khi một Bồ-tát tiết lộ [sai] sắc, thọ, tưởng, hành,

Hay thức là vô thường [tuyên bố rằng chúng bị hoại diệt], –

Trong [bát-nhã ba-la-mật] giả, ông ta theo đuổi, xem xét một cách không trí tuệ;

Bởi vì người có học không bao giờ tác động sự hoại diệt pháp.

 

  1. Ở trong sắc, thọ, hay tưởng

Hay thức, hay hành không có sự nhận biết:

Nhờ tánh khôngbất sinh [ông ấy] tri kiến tất cả các pháp.

Đây là sự thực hành bát-nhã, ba-la-mật hàng đầu.

 

Bát-nhã ba-la-mật Vĩ đại hơn Bất cứ Món quà Tinh thần nào khác [122-23]

  1. Nếu có người tu học A-la-hán như nhiều chúng sinh

Nơi các cõi nhiều như cát sông Hằng:

Và nếu có người khác, sao chép bát-nhã ba-la-mật này,

Bố thí sách ấy cho một chúng sinh khác, – công đức của người này nhiều hơn hẳn.

 

  1. Vì sao? Các bậc Thầy Vô thượng, đã tu luyện trong đó,

Làm cho tất cả các pháp có thể hiểu được trong tánh không này.

Khi biết điều đó, các Thanh văn[12] nhanh chóng chứng nghiệm loại giải thoát của riêng họ,

Những người khác chứng nghiệm sự giác ngộ của Duyên giác, những người khác nữa chứng nghiệm sự giác ngộ của Phật.

 

Tầm Quan trọng của Tâm Bồ-đề

  1. Trên thế giới chỗ nào không có mầm, chỗ ấy không thể có cây.

Làm sao chỗ ấy có thể sinh ra cành, lá, quả hay hoa?

Không có phát tâm bồ-đề, không thể có bậc Chiến Thắng ở thế gian.

Rồi làm sao Thích-đề, Phạm-thiên, quả và đệ tử tự thị hiện?

  1. Khi quả cầu mặt trời gửi đến nhiều ánh sáng,

Thì chúng sinh tận lực làm việc của mình:

Như vậy, khi tâm bồ-đề xuất hiện vì biết thế gian,

Nhờ tri kiến của nó, tất cả các pháp phẩm tính được kết tập.

  1. Nếu khôngLong vương trong [hồ] A-na-bạt-tập-đa,[13]

Làm sao có được dòng chảy của các sông trong cõi Diêm-phù-đề?

nếu không có sông, quả và hoa không thể nào khả hữu,

Và cũng sẽ không có nhiều thứ ngọc trong các đại dương.

  1. Như thế, nếu không có tâm bồ-đề, làm sao có được

Dòng tri kiến của Như Lai trong tất cả các thế giới này?

nếu khôngtri kiến, không có sự phát triển nào của đức hạnh,

Không giác ngộ, không có pháp của Phật như biển lớn.

 

Mặt trời và Con Đom đóm

  1. Nếu tất cả động vật phát ánh sáng ở mọi nơi trên thế giới này

Phát ra ánh sáng vì mục đích chiếu sáng:

Một tia sáng đơn độc, phát ra từ quả cầu mặt trời, chiếu sáng tất cả,

Tất cả ánh sáng của những bầy động vật phát ra ánh sáng sẽ vô cùng nhỏ bé.

 

 

 

 

 

Chương VI

 

Công đức Vô thượng của Hồi hướngHoan hỉ [135]

  1. Dù bao nhiêu công đức các nhóm Thanh văn có thể tạo ra,

Kết hợp với với sự phát triển bố thí, trì giới, và [thiền định]:

Nhưng nếu một Bồ-tát hoan hỉ với một niệm duy nhất,

Sẽ không có khối công đức nào nơi các nhóm Thanh văn.

 

Tầm mức của Hoan hỉ [135-38]

  1. Nếu lấy na-do-tha câu-lợi Phật, những bậc đã đi qua trong thời quá khứ,

Và những bậc ngay bây giờ trú ở nhiều ngàn câu-lợi vô tận cõi Phật;

Cũng như những bậc Cứu độ thế gian, đi đến Bát Niết-bàn,[14]

Sẽ chứng minh Pháp bảo vì sự diệt khổ hoàn toàn;

  1. Nếu xét công đức của các bậc Chiến Thắng đó trong thời kỳ

Bắt đầu với sự phát sinh thứ nhất tâm bồ-đề vô thượng,

Cho đến lúc thiện Pháp của các bậc Dẫn đạo diệt, –

Và các pháp kết nối với các ba-la-mật, cũng như các pháp của Phật;

  1. Công đức con cháu của các Phật và của Thanh văn cũng vậy

Dù họ đang tu luyện hay đã lão thông, có lậu hay không, –

Tích lũy hết thảy, Bồ-tát hoan hỉ vì nó,

hồi hướng toàn bộ đến sự giác ngộ liên hệ với hạnh phúc thế gian.

 

Chuyển Thực và Giả [142-58]

  1. Khi nơi người chuyển tiến hành nhận thức một niệm,

Hay nếu sự chuyển nhận thức giác ngộ can dự nhận thức của một chúng sinh:

Thiết lập trong tưởng, tà kiến, và ý nghĩ, nó bị ba chấp ràng buộc.

Nó không trở thành chuyển đến những người nhận biết nó.

  1. Nhưng khi Bồ-tát ấy tri kiến như vầy: Những pháp này diệt đoạn,

Và chúng được chuyển ở đâu, thì đó cũng là diệt;

Cũng không ở nơi nào một pháp chuyển thành một pháp:

Rồi nó thực trở thành chuyển nơi người tuệ quán như vậy.

  1. Khi tạo dấu hiệu, ngài ấy không chuyển [đến giác ngộ],

Nhưng nếu không có dấu hiệu, [ngài ấy] trở thành chuyển thành giác ngộ.

Như thức ăn trộn với chất độc có ngon để ăn,

Nhận các pháp thanh tịnh do bậc Chiến Thắng đã nói là cái căn bản, thì cũng vậy.

  1. Do vậy người tu luyện chuyển nên:

Vì các bậc Chiến Thắng tuệ tri thiện [căn] đó, –

Đẳng cấp như thực của nó, nguồn gốc như thực của nó, các tướng như thực của nó, –

Như thế tôi thực hoan hỉ [nơi thiện căn đó], tôi thực chuyển [nó].

  1. Và như vậy chuyển công đức thành giác ngộ.

Người ấy không làm mích lòng Phật, thuyết giảng những gì bậc Chiến Thắng đã dạy.

Có nhiều Bồ-tát nơi thế gian nương vào cái căn bản

Tất cả các ngài vượt qua người anh hùng chuyển theo cách này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương VII

 

Bát-nhã ba-la-mật Hướng đạo các Ba-la-mật kia [172]

  1. Làm sao na-do-tha câu-lợi những người bẩm sinh mù lòa kia, không có người dẫn đường,

Những kẻ không biết đường, tìm được lối vào thành phố?

Không bát-nhã, năm ba-la-mật này đều không có mắt:

Những người không có sự dẫn đạo không thể chứng ngộ.

  1. Khi các ba-la-mật kia được bát-nhã hộ trì,

Thì khi được mắt rồi, chúng thực sự đến được đích [giác ngộ].

Ấy giống như vẽ rồng rồi nhưng chưa điểm nhãn.

Chỉ sau khi điểm nhãn xong mới được nhận thù lao.

 

Thái độ Đối với các Pháp và Ngã [172-75]

  1. Khi một người phát triển bát-nhã đến tột cùng không nắm giữ một pháp nào cả,

Vô vi hay hữu vi, tối hay sáng;

Rồi có người đến nói trong thế giới bát-nhã ba-la-mật,

[Như] hư không, trong ấy không thiết định cái gì thực có.

  1. Khi người ấy nghĩ, ‘Ta theo đuổi bát-nhã của bậc Chiến Thắng,

Ta sẽ giải thoát hằng ni-do-tha chúng sinh bị nhiều bệnh tật:

Bồ-tát này là kẻ tuởng tượng quan niệm chúng sinh,

Và đây chẳng phải là thực hành bát-nhã, ba-la-mật hàng đầu.

 

Tin Bát-nhã Ba-la-mật [176-79]

  1. Vị Bồ-tát đã quán bát-nhã ba-la-mật hàng đầu này,

Trong quá khứ đã phụng sự [các Phật], đã học và không nghi ngờ:

Ngay khi nghe nó, ông ấy sẽ lại nhận ra Thầy,

Và nhanh chóng hiểu sự Tĩnh Lặng Bình An của giác ngộ.

  1. Dù trong quá khứ đã tôn vinh và phụng sự hằng triệu Phật,

Nếu không tin vào bát-nhã ba-la-mật của bậc Chiến Thắng,

Khi nghe nó, ông ấy sẽ vất đi, một trí thông minh nho nhỏ;

Sau khi vất đi, ông ấy sẽ đến ngục A-tì, và không ai cứu được.

  1. Do vậy, hãy tin Mẹ của tất cả các bậc Chiến Thắng,

Nếu muốn chứng nghiệm tri kiến vô thượng của Phật:

Hãy để ông ấy làm kẻ lái buôn, du hành đến đảo kho tàng,

Và khi xài hết của cải của mình, ông ấy lại trở về [với nó].

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương VIII

 

Nghĩa của Thanh tịnh [186-95]

  1. Nên biết sắc thanh tịnh từ quả thanh tịnh.

Từ sắc và quả thanh tịnhnhất thiết trí thanh tịnh.

Nhất thiết trí và quả thanh tịnh, và sắc thanh tịnh:

Cũng như không đại, chúng không bị phá vỡ hay cắt thành từng mảnh.

  1. Khi siêu việt những gì thuộc ba giới, các Bồ-tát,

[Dù] cấu uế [được] trừ, phô bày tái sinh [của họ];

[Dù] không còn suy đồi, bệnh và chết, họ phô bày đoạn diệt,

Đây là bát-nhã ba-la-mật những người trí hằng theo đuổi.

  1. Thế gian này bị ràng buộc với bùn danh-và-sắc.

Bánh xe sinh tử quay, tựa như bánh xe gió.

Khi tri kiến thế gian quay như cái bẫy cho dã thú

Người trí dạo chơi đây đó tựa như chim trong hư không.

  1. Người ấy theo đuổi thanh tịnh hoàn toàn, không theo đuổi sắc,

Hay thức, tưởng, thọ, hay hành;

Theo đuổi như vậy người ấy tránh tất cả những chấp trước.

Không chấp trước, người ấy theo đuổi trong bát-nhã của các bậc Thiện Thệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương IX

 

Thanh tịnh Viên tròn [200-201]

  1. Theo đuổi như vậy, bậc Bồ-tát trí tuệ và có học,

Khi dứt bỏ những chấp trước của mình, bước đi không chấp trước thế gian.

Như mặt trời, thoát khỏi sao La-hầu, rực sáng,

Hay như lửa, buông lỏng, cháy cả cỏ, cây, rừng.

  1. Bồ-tát ấy thấy tất cả các pháp và Bát-nhã ba-la-mật

Đều thanh tịnh, hoàn toàn thanh tịnh, trong yếu tánh.

Nhưng ngài ấy không nắm giữ người thấy hay tất cả các pháp.

Đây là thực hành bát-nhã ba-la-mật hàng đầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương X

 

Những Phẩm tính Xác định Bát-nhã Ba-la-mật [211-13]

  1. Thiên đế Thích-đề hỏi bậc Chiến Thắng:

“Theo đuổi bát-nhã, Bồ-tát ấy làm thế nào “nhập vào nó?”

“Ai ‘nhập vào’ ít nhất không bất cứ cái gì, dù là uẩn hay giới,

“Nhập vào” như thế, Bồ-tát ấy nhập vào [bát-nhã].

  1. Nên biết khi một người đã lên đường lâu trên chiếc xe ấy,

Đã làm bổn phận dưới nhiều ni-do-tha câu-lợi Phật,

Khi nghe nói các pháp này là hư tưởng và như huyễn,

Thì không do dự, nhưng nỗ lực tu luyện mình.

 

Tỉ dụ Ngôi làng [215-16]

  1. Nếu có người [ra khỏi] nơi hoang vắng tiếp xa nhiều dặm

Sẽ thấy những đàn bò, những ranh giới, hay rừng cây:

[Rồi] y lấy lại hơi thở, và không còn sợ trộm cắp [nữa]:

[Vì y biết rằng] đây là những dấu hiệu một ngôi làng hay thành phố gần đây:

  1. Cũng vậy người tìm giác ngộ, khi biết bát-nhã này,

Ba-la-mật hàng đầu của các bậc Chiến Thắng, và bám vào nó:

Người ấy lấy lại hơi thở, và không sợ [nữa],

Không sợ ngay cả [rơi vào] hàng A-la-hán hay Duyên giác.

 

Tỉ dụ Đại dương [216-17]

  1. Bao lâu một người còn đi xem đại dương,

Y vẫn thấy cây và rừng của Hy-mã-lạp-sơn, [vì còn xa nó].

Nhưng khi không còn thấy những dấu hiệu này, y hết nghi, [và biết rằng]

‘Đại dương rõ gần, nó không phải quá xa’:

  1. Cũng vậy, nên biết một người đã lên đườnggiác ngộ hàng đầu,

Và đang học về bát-nhã ba-la-mật này của các bậc Chiến Thắng.

Dù người ấy không phải là người mặt đối mặt mà bậc Đạo sư đã thọ ký,

Người ấy biết rằng ‘chẳng bao lâu mình sẽ chứng nghiệm sự giác ngộ của Phật.’

 

Tỉ dụ Mùa xuân [217]

  1. Trong mùa xuân đẹp, khi cành và lá mọc ra

Từ các cành, chẳng bao lâu sẽ đến [nữa] là lá, quả và hoa:

Một người đã được bát-nhã ba-la-mật nắm tay,

Chẳng bao lâu sẽ đạt giác ngộ hàng đầu của các bậc Đạo sư.

 

Tỉ dụ Người Đàn bà Mang thai [218]

  1. Khi một người đàn bà mang thai toàn bộ náo động vì đau,

Nên biết rằng đã đến lúc nàng sinh:

Cũng vậy vị Bồ-tát, khi nghe nói về bát-nhã của các bậc Chiến Thắng

Ngài mục kích nó với hân hoan và nhiệt huyết, nhanh chóng chứng ngộ.

 

Làm sao Trú trong Bát-nhã Ba-la-mật [219-20]

  1. “Khi vị hành giả Du-già đang theo đuổi bát-nhã, ba-la-mật vô thượng,

Ông ta không thấy sắc tăng hay giảm.

Nếu có người không thấy pháp, hay vô pháp, hay Pháp giới

nếu không chứng nghiệm Tịch diệt, thì người ấy trú trong bát-nhã.

10. Khi theo đuổi ở đó, ông ấy không tưởng tượng Phật pháp,

Không lực, không đường đưa đến thần lực, ông ấy cũng không tưởng tượng sự an tĩnh của giác ngộ.

Không phân biệt, không kiến lập, quyết tâm theo đuổi,

Đây là thực hành bát-nhã, ba-la-mật hàng đầu.

 

 

 

Chương XI

 

Chủ đề [232]

  1. Tu-bồ-đề hỏi Phật, mặt trăng Giáo Pháp:

“Đối với các phẩm tính quí, có những chướng ngại nào?’

“Sẽ có nhiều chướng ngại,” bậc Đạo sư giảng.

“Tôi sẽ nói một vài trong những chướng ngại đó:

 

Những Chướng ngại Khác nhau [232-33]

  1. Những ánh chớp ý niệm phân kỳ và đa dạng sẽ phát sinh

Khi người ấy sao chép bát-nhã này, ba-la-mật của các bậc Chiến Thắng.

Rồi chúng lại biến mất nhanh chóng, như tia chớp,

Không lợi gì cho hạnh phúc thế gian. Đây là một việc làm của Ma vương.

  1. Và người ấy có thể có một vài nghi ngờ khi được dạy:

‘Tên tôi không được Đạo sư công bố ở đây;

Hoàn cảnh ra đời và nơi sinh hay bộ tộc của tôi cũng vậy.’

Vì thế họ sẽ không lắng nghe, và từ chối. Đó cũng là việc làm của Ma vương.

 

Con đường Bồ-tát và Con đường Thanh văn [234-39]

  1. Cũng như vì vô minh mà một người từ bỏ gốc rễ,

Và những kẻ si mê ưa thích cành và tàng lá hơn;

Như người khi được con voi, y lại muốn cái chân của nó; –

Cũng vậy là người, khi nghe Bát-nhã Ba-la-mật, lại ước mơ Kinh [của Thanh văn].

  1. Giống như người đã được thức ăn thượng đẳng có trăm vị,

Dù đã có thức ăn ngon nhất, song y tìm thức ăn hạ đẳng.

Cũng vậy là một Bồ-tát, khi đã được ba-la-mật này,

Mà vẫn tìm giác ngộ ở hàng A-la-hán.

 

Thêm Chướng ngại nữa [242-43]

  1. Họ sẽ muốn danh, họ sẽ muốn lợi,

Trong lòng họ mong vậy, chú tâm đến sự quen thuộc gia đình.

Cự tuyệt cái đúng [Pháp], họ sẽ làm cái sai;

Bỏ chánh đạo, họ đi tà đạo. Đây cũng là việc làm của Ma vương.

  1. Dù cho ban đầu họ phát sinh niềm tin,

Nhiệt tình nghe pháp thù thắng nhất;

Khi họ thấy rằng pháp sư nản chí không muốn làm việc mình,

Họ sẽ bỏ đi, không vui vẻ và rất buồn bã.

 

Việc làm của Ma vương và sự Trợ giúp của Phật [248-52]

  1. Khi xảy ra những việc làm này của Ma vương,

Cùng với nhiều chướng ngại phân tán và đa dạng khác,

Rồi vì thế nhiều tăng nhân phiền não,

Và sẽ không nhớ trong tâm Bát-nhã Ba-la-mật này.

  1. Chỗ nào có những viên ngọc vô giá

Và khó có được, chủ nhân luôn có nhiều kẻ thù.

Cũng vậy, bát-nhã này, ba-la-mật hàng đầu của các bậc Chiến Thắng,

Pháp bảo khó được, và nhiều phiền toái.

10. Khi một người mới khởi sự lên xe, và trí thông minh giới hạn,

Y không được [ngay] Pháp bảo này, khó được.

Lúc ấy Ma vương sẽ hăng hái tạo ra chướng ngại.

Nhưng chư Phật mười phương sẽ chú tâm trợ giúp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XII

 

Bát-nhã Ba-la-mật Mẹ của chư Phật [253-57]

  1. Nếu người mẹ, có nhiều con, ngã bệnh,

Tất cả họ, buồn trong lòng, bận rộn vì bà:

Cũng vậy, chư Phật trong các thiên thế giới mười phương

Để bát-nhã ba-la-mật này vào tâm như mẹ của các Ngài.

  1. Các bậc Cứu độ thế gian trong quá khứ, cũng như các bậc [hiện tại] trong mười phương,

Đã từ bà ấy mà ra, và các bậc trong vị lai cũng vậy.

Bà ấy là người chỉ cho thế gian [vì cái gì], bà là mẹ sinh ra, mẹ của các bậc Chiến Thắng.

tiết lộ ý nghĩ và hành động của những chúng sinh khác.

 

Như Lai biết Thế gian Như thế nào [270-74]

  1. Chân như của thế giới, Chân như của A-la-hán,

Chân như của Duyên giác, và Chân như của bậc Chiến Thắng,

Chỉ là Chân như duy nhất không hiện hữu, không thay đổi,

Khiến Như Lai hiểu bát-nhã ba-la-mật.

  1. Dù những bậc trí trú ở thế gian hay đi đến Niết-bàn tối hậu,

Đã được thiết lập vững chắc vẫn tồn tại sự nối tiếp cố định này của Pháp tánh: ‘Các pháp đều rỗng không.’

Ấy là Chân như (tathatā) mà các Bồ-tát hiểu.

Do đó chư Phật có được danh hiệu ‘Như Lai.’

  1. Đây là lãnh vực của các bậc Dẫn đạo, với quyền lực riêng,

Trú trong các khu rừng hoan hỉ của bát-nhã ba-la-mật.

Mặc dù họ đem chúng sinh đau khổ ra khỏi ba nơi phiền não,

Song không bao giờ có quan niệm chúng sinh ở bất cứ nơi nào.

 

Những Tỉ dụ về Phật

  1. Khi con sư tử ở trong hang núi,

Gầm lên không sợ hãi, khiến cho những con thú kém hơn run rẩy:

Cũng vậy, khi con Sư Tử của Loài Người, dựa vào bát-nhã ba-la-mật,

Rống lên không sợ hãi, làm cho nhiều kẻ ngoại đạo run rẩy.

  1. Cũng vậy những tia sáng mặt trời, được bầu trời ủng hộ,

Làm trái đất khô, và lộ ra sắc của nó ra.

Cũng vậy vị Pháp vương, được bát-nhã ba-la-mật ủng hộ,

Làm sông ái khô và lộ ra pháp.

 

Như Lai Thấy Pháp

  1. Nơi không có cái thấy về sắc, không có cái thấy về thọ,

Không có cái thấy về tưởng, không có cái thấy về hành,

Không có cái thấy về thức, tâm hay ý,

Điều này được Như Lai thuyết giảng như là thấy Pháp.

  1. Một cái thấy trong hư không là một hữu, họ tuyên bố như thế.

Một cái thấy như cái thấy hư không, như vậy ông nên xem đó là đối tượng!

Như thế cái thấy Pháp đã được Như Lai thuyết giảng.

Nhưng không thể trình cái thấy ấy bằng những câu khẳng định [khác với cái thấy].

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XIII

 

Tỉ dụ nhà Vua và các Quan [281]

  1. Ai thấy như thế, thấy tất cả các pháp.

Khi ông quan làm mọi việc, nhà vua bằng lòng.

Có bất cứ hành động gì của Phật, có bất cứ pháp gì của Thanh văn,

Ấy là bát-nhã ba-la-mật ảnh hưởng tất cả.

  1. Một ông vua không đi đến làng xóm hay miền quê;

Nhưng trong nhà riêng của vua là chỗ hội họp mà vua triệu tập tất cả:

Cũng vậy Bồ-tát không rời pháp tánh của các pháp,

Nhưng ngài kết tập tất cả những phẩm tính nơi Phật pháp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XIV

 

Bồ-tát và Giác ngộ [284-86]

  1. Vị Bồ-tát có niềm tin kiên cố nơi bậc Thiện Thệ,

Quyết tâm vào bát-nhã ba-la-mật vô thượng;

Vượt qua bên kia hai hạng Thanh vănDuyên giác,

Ngài sẽ nhanh chóng, không chướng ngại, đạt giác ngộ của các bậc Chiến Thắng.

 

Tỉ dụ Con tàu [286-87]

  1. Khi một con tàu hư vỡ nơi đại dương,

Những người không bám được cái xác, cây gậy hay khúc gỗ,

Đi đến chỗ hủy diệt trong nước, không đến được bờ;

Nhưng những người nắm được một vật gì đó, đi bờ kia và đến được:

  1. Cũng vậy, những người dù bẩm sinh có niềm tinsở hữu sự tịch tĩnh nào đó,

Từ chối bát-nhã ba-la-mật, người mẹ:

Họ phải lang thang mãi mãi trong biển sinh tử,

Trong sinh, già, chết, phiền não, náo loạn, và gãy đứt [chân tay].

  1. Nhưng những người được bát-nhã ba-la-mật hộ trì,

Thiện xảo trong thấy tự hữu, những bậc thấu thị thấy thực tướng tối hậu:

Họ là những người xứng đáng của chiếc xe đã tích tập sự giàu sang công đứctri kiến.

Họ sẽ nhanh chóng chứng nghiệm sự giác ngộ của bậc Thiện Thệ quá ư kỳ diệu.

 

Tỉ dụ Cái bình [287-88]

  1. Nếu như có người chuyển nước trong cái bình làm bằng đất không nung;

Nên biết rằng nó sẽ vỡ nhanh thôi, vì nó không giữ nước tốt.

Nhưng khi chuyển nước trong cái bình được nung kỹ, trên đường đi

Nó có thể vỡ mà không sợ, và nó đến nhà một cách an toàn:

  1. Mặc dù vị Bồ-tát có đầy niềm tin,

Nếu thiếu bát-nhã ông ấy nhanh chóng đi đến hoại diệt.

Nhưng khi được cả hai, niềm tin và bát-nhã, hộ trì,

Vượt qua hai bậc kia, ông ấy sẽ đạt giác ngộ vô thượng.

 

Tỉ dụ Hai Con tàu [288-90]

  1. Một con tàu, chưa thực tốt, trên đại dương

Đi đến hoại diệt, cùng với hàng hóa và thương nhân của nó.

Nhưng khi một con tàu đã thực tốt, và cùng hòa nhập tốt,

Thì nó không hư vỡ, và tất cả hàng hóa đến bờ [kia].

  1. Cũng vậy một Bồ-tát hăng say tin tưởng,

Nhưng thiếu bát-nhã, đi đến thất bại nhanh chóng trong giác ngộ.

Nhưng khi khéo hòa nhập với bát-nhã, ba-la-mật hàng đầu,

Ngài ấy chứng nghiệm, vô hại vô tật, sự giác ngộ của các bậc Chiến Thắng.

 

Tỉ dụ Người già [290-91]

  1. Một người già, bệnh, một trăm hai mươi tuổi,

Mặc dù có thể đứng dậy, nhưng không thể bước đi một mình;

Nhưng khi hai người, ở hai bên phải và trái, giữ ông ta

Ông ta không cảm thấy sợ bị ngã, và đi theo dễ dàng:

10. Cũng vậy, một vị Bồ-tát, yếu về bát-nhã,

Mặc dù lên đường, ngài ấy sẽ quị ngã giữa đường;

Nhưng khi được phương tiện thiện xảo và bát-nhã hộ trì,

Ngài ấy không ngã đổ mà chứng nghiệm sự giác ngộ của những người hùng mạnh nhất.

 

 

 

 

Chương XV

 

Người Mới Bắt đầu và các Thiện Tri thức [292-93]

  1. Các Bồ-tát trụ ở sơ địa của những người mới bắt dầu,

Với quyết tâm lên đườnggiác ngộ vô thượng của Phật,

Họ, những người sáng suốt, nên là những đệ tử tốt để tâm kính trọng Đạo sư, –

Luôn luôn chăm sóc thầy [‘các thiện tri thức’ của họ].

  1. Vì sao? Những phẩm tính của người có học đến từ [sự chăm sóc] đó.

Họ [các thiện tri thức] dạy trong bát-nhã ba-la-mật

Bậc Chiến Thắng, người hộ trì tất cả những phẩm tính tốt nhất, dạy như vầy:

‘Nương tựa thiện tri thứcPhật pháp.’

 

Bồ-tát Trợ giúp Chúng sinh Như thế nào [293-301]

  1. Bố thí, trì giới, cũng như nhẫn nhụctinh tấn,

Thiền địnhtrí tuệ nên được chuyển thành giác ngộ.

Nhưng không nên bám vào giác ngộ, xem [nó như thuộc về] các uẩn.

Như thế nên chứng minh nó cho những kẻ mới bắt đầu.

  1. Theo đuổi như thế, những Đại dương Phẩm tính, những Mặt trăng Giáo pháp

Trở thành nơi nương náu, nơi qui y, và chỗ an nghỉ của thế gian;

Phương tiện cứu độ [con đường], trí thông minh, những hòn đảo, những người lãnh đạo ham muốn phúc lợi;

Ánh sáng, ngọn đuốc, những Pháp sư hàng đầu, bất động.

  1. Chiếc áo giáp khó mặc những người quyết tâm nhất mặc vào;

Nhưng họ không được trang bị các uẩn, giới hay nhập;

Họ tự tại với quan niệm ba thừa, và không hộ trì nó;

Họ không thối chuyển, bất động, và kiên định trong tính cách.

  1. Được bẩm sinh như vậy với pháp, vô ngại,

Không do dự, bối rốikinh ngạc, chú tâm vào những gì lợi

ích,

Khi nghe bát-nhã ba-la-mật, họ không thất vọng.

Nên biết họ không thể bị người khác dẫn lạc đường, là bất thối chuyển.

 

Bát-nhã Ba-la-mật và Sự Mâu thuẫn với Thế gian [304-5]    

  1. Thâm sâu là pháp này của các bậc Đạo sư, khó thấy,

Không ai đạt nó, họ cũng không đến được.

lý do ấy, khi đạt được giác ngộ, bậc Từ Bi

Trở nên không quan tâm, – thân gì của chúng sinh tri kiến điều này?

  1. Với những chúng sinh hoan hỉ ở nơi an định, họ hăng hái vì các trần,

Cúi xuống nắm bắt, không thông minh, và hoàn toàn mù.

Pháp nên đắc là không có gì để an định và không có gì để nắm bắt.

Mâu thuẫn của nó với thế gian thị hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XVI

 

Về Chân như [306-8]

  1. Không đại ở phương đông, và ở phương nam,

Cũng như ở phương tây và phương bắc thì vô biên;

Trên và dưới, trong mười phương, xa như vậy

Không có một tạp đa hay khác biệt nào để đắc.

  1. Chân như quá khứ, Chân như vị lai,

Chân như hiện tại, Chân như của các A-la-hán,

Chân như của tất cả các pháp, Chân như của các bậc Chiến Thắng, –

Tất cả đó là Chân-như-Pháp, không có khác biệt nào khả đắc.

 

Bát-nhã và sự Thiện xảo trong Phương tiện [30-11] 

  1. Nếu một Bồ-tát ước mong đạt đến

Giác ngộ này của các bậc Thiện Thệ, không có pháp dị biệt,

Bồ-tát ấy nên thực hành bát-nhã ba-la-mật, kết hợp với phương tiện thiện xảo.

Không có bát-nhã, không có sự chứng đắc của các Đạo sư của loài người.

  1. Con chim với bộ xương lớn một trăm năm chục dặm

Sẽ có ít sức mạnh nếu đôi cánh bị mất hay yếu đi:

Nếu nó phải nhảy xuống cõi Diêm-phù-đề từ chỗ trú của các Thần của trời Ba mươi ba,

Nó sẽ đi đến chỗ hoại diệt.

  1. Nếu Bồ-tát ấy tìm được năm ba-la-mật này của các bậc Chiến Thắng

Trong nhiều na-do-tha câu-lợi kiếp,

Và luôn luôn chăm sóc thế gian với những lời nguyện vô cùng phong phú; –

Nếu khôngphương tiện thiện xảo, thiếu bát-nhã, ngài ấy rơi vào chỗ Thanh văn.

 

Thái độ Đáng Ham muốn Đối với Chúng sinh khác [321-22]

  1. Nếu muốn tiến vào tri kiến Phật này,

Nên có tâm bình đẳng đối với cả thế gian, quan niệm cha mẹ [đối với tất cả chúng sinh];

Nên tận sức với ý từ thiện và tâm thân thiện;

Trách nhiệm và ngay thẳng, nên dịu dàng trong lời nói.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XVII

 

Chủ đề [323]

  1. Trưởng lão Tu-bồ-đề hỏi đức Thế Tôn:

“Xin hãy dạy về các tướng của những người ẩn mình trong Bình an, của những Đại dương Phẩm tính,

Làm sao họ trở thành bất thối chuyển, và có đại hùng lực.

Xin hãy nói, Ôi bậc Chiến Thắng, những phẩm tính của họ, chỉ một cách đại cương!”

 

Những Phẩm tính của Bồ-tát Bất Thối chuyển [323-38]

  1. “Họ tự tại với sự nhận thức cái tạp đa; họ nói một cách thích nghi;

Họ không qui y với các Sa-môn hay Bà-la-môn bên ngoài.

Người trí luôn luôn tránh ba nơi phiền não,

Và họ thực hành mười điều thiện.

  1. Tự tại với tư lợi họ dạy thế gian theo Pháp.

Họ hoan hỉ trong Pháp. Họ luôn luôn nói dịu dàng.

Đứng, đi, nằm, ngồi, họ ý thức đầy đủ [những gì họ đang làm].

Họ đi tới nhìn trước chỉ một cái ách, không nghĩ lang thang.

  1. Họ mặc y phục sạch không bụi đất. Họ trở thành thanh tịnh qua ba ly cách.

Những người trang nghiêm không muốn được gì, nhưng luôn luôn muốn Pháp.

Họ vượt qua bên kia các cõi Ma. Người khác không thể dẫn họ đi lạc đường.

Họ thiền định trong bốn thiền, nhưng không dùng các thiền ấy làm hậu thuẫn [cho sự tái sinh tốt hơn của họ].

  1. Không muốn danh, tâm họ không bị giận dữ chế ngự.

gia chủ, họ luôn luôn không bị trói buộc vào tất cả của cải của mình.

Họ không tìm cách sống theo tà đạo,

Bằng phù chú, hay thần chúviệc làm của nữ nhân.

  1. Họ cũng không [kiếm sống bằng cách] nói những lời dối láo có thể chấp nhận đối với nam và nữ.

Thực hành bát-nhã tự tại, tốt nhất trong các ba-la-mật,

Không cãi cọ và bàn luận, tâm họ vững chắc thân thiện,

Họ muốn [thấy] cái biết tất cả, tâm họ luôn luôn hướng về đạo.

  1. Họ tránh những người của các khu vực bên ngoài, của các vùng biên giới.

Không nghi ngờ địa vị của mình, họ luôn luôn làm theo cách như núi Tu-di.

Vì Pháp, họ từ bỏ đời sống riêng và chú tâm vào tu hành.

Nên tuệ tri đây là tướng của những người bất thối chuyển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XVIII

 

Những Trạm dừng Thâm sâu [342-43]

  1. Thâm sâu là sắc, thọ và hành,

Thức và tưởng; vô tướng trong yếu tánh, và tĩnh lặng.

Như người cố gắng đến đáy đại dương bằng một bước dài,

Cũng vậy, khi quán các uẩn bằng trí, người ta không đến được đáy của chúng.

  1. Như thế khi một Bồ-tát hiểu rằng các pháp này

Ở trong thừa thâm sâu là theo nghĩa tối hậu không tì vết;

Ở đâu không có uẩn, nhập, hay giới,

Làm sao có thể có việc Bồ-tát ấy đạt công đức ở chỗ nào? 

 

Tỉ dụ Người Đàn bà [343-44]

  1. Như một người đàn ông, bị tham lam chiếm cứ trước, có hẹn

Với một người đàn bà mà không gặp nàng, sẽ đắm chìm trong nhiều ý nghĩ;

Như trong một ngày [trong tâm] có nhiều chiếm cứ trước,

Một Bồ-tát cố đạt đến mục tiêu của mình cũng mất nhiều kiếp như vậy.

 

Quán xét Công đức [344-46]

  1. Nếu một Bồ-tát trong nhiều ngàn câu-lợi kiếp

Bố thí những món quà không tì vết, và bình đẳng trì giới.

Và nếu một vị khác thuyết giảng pháp kết hợp với bát-nhã,

ba-la-mật hàng đầu, –

Công đức từ bố thítrì giới [đem so sánh] sẽ là vô cùng

nhỏ.

  1. Khi một Bồ-tát, thiền định về ba-la-mật hàng đầu,

Từ đó [thiền định] hiện ra thuyết giảng Pháp không cấu uế,

Và cũng chuyển [công đức ấy] đến giác ngộ liên hệ với hạnh phúc thế gian:

Trong ba giới không có gì có thể trở nên đẹp bằng Bồ-tát ấy.

 

  1. Chỉ vì công đức ấy bị tuyên bố chỉ là không xứng đáng,

Tựa như hư không, vô nghĩa, rỗng không và không bản chất.

Theo đuổi như thế ngài ấy theo đuổi trong bát-nhã của các bậc Thiện Thệ.

Theo đuổi [như thế], ngài ấy được công đức vô lượng.

 

Không Tăng hay Giảm [347-51]

  1. Như nói ngài ấy tri kiến tất cả các pháp này

Phật đã chứng minh, thực hành, và tiết lộ.

Mặc dù ngài ấy có thể dạy trong nhiều na-do-tha câu-lợi kiếp,

Song Pháp giới không kiệt tận cũng không tăng.

  1. Và về năm ba-la-mật này của các bậc Chiến Thắng,

Những pháp này cũng được công bố chỉ là lời nói.

Vị Bồ-tát chuyển, không để tâm vào đó,

Không thất bại, ngài ấy chứng nghiệm giác ngộ vô thượng của Phật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XIX

 

Tùy thuộc Phát sinh và Tỉ dụ Cái đèn [352-53]

  1. Cái bấc của cây đèn dầu, – không do cơ duyên thứ nhất [của ngọn lửa]

Mà cái bấc cháy; hay không cháy khi có hay không có cơ duyên.

Hay không phải cái bấc cháy do cơ duyên cuối cùng của ngọn lửa,

Cũng như khi ngọn lửa cuối cùng không làm cho cái bấc đèn không cháy.

  1. Do tâm [bồ-đề] đầu tiên người ta không chứng nghiệm giác ngộ vô thượng,

Lại nữa, khi nó không ở đó, người ta không thể chứng nghiệm nó;

Không phải tâm cuối cùng đến Cực lạc,

Lại không phải khi nó không ở đó, người ta có thể đến được.

 

Tỉ dụ Hạt và Quả

  1. Cây, quả và hoa đến từ hạt,

Khi hạt bị chướng ngại, hay vắng mặt, thì không có cây đến.

Cũng thế, dĩ nhiên, tâm đầu tiên là nền tảng của giác ngộ;

Nhưng khi nó bị trở ngại hay vắng mặt, không có giác ngộ nào đến.

  1. Tùy duyên hạt giống mọc lúa mạch, lúa gạo và v.v…;

Quả của chúng ở trong những [hạt giống] này, song không ở nơi chúng.

Khi sự giác ngộ này của các bậc Chiến Thắng xuất hiện,

Những gì xảy ra là ảo ảnh, mà trong tự thể nó không hiện hữu.

 

Tỉ dụ Những Giọt nước

  1. Những giọt nước làm đầy bình từng giọt,

Dần dần, từ cơ duyên đầu tiên đến cơ duyên cuối cùng.

Cũng vậy tâm đầu tiên là nhân [sơ khởi] của giác ngộ vô thượng:

Dần dần những phẩm chất sáng ngời hoàn thành nơi các Phật.

 

Nghĩa của Không [356-61]

  1. Ngài ấy theo đuổi các pháp như là không, vô tướngvô nguyện;

Nhưng không chứng nghiệm Tịch diệt, cũng không theo đuổi trong tướng:

Như một thuyền nhân thiện nghệ đi từ [bờ] này đến bờ kia

Nhưng không đứng ở đầu nào, cũng không đứng nơi dòng nước lũ.

  1. Theo đuổi như thế, ngài ấy cũng không nghĩ:

‘Được những bậc có mười lực thọ ký, ta có thể đạt giác ngộ!”

Ngài ấy cũng không run rẩy [vì thấy rằng] giác ngộ ở đây không phải bất cứ vật gì.

Theo đuổi như thế, ngài ấy trở thành người theo đuổi trong bát-nhã của các bậc Thiện Thệ.

 

Thái độ Đối với Những nơi Có thể Gây Sợ hãi [361-64]

  1. Khi thấy thế giới hoang dại, đầy đói và bệnh tật,

Họ không sợ, và tiếp tục mặc áo giáp.

Vì người trí luôn luôn tiếp cận giới hạn xa hơn.

Trong tâm họ không sinh chút nào mệt mỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XX

 

Ba Cửa Giải thoátPhật pháp [370-71]

  1. Hơn nữa, vị Bồ-tát theo đuổi trong bát-nhã của các bậc Chiến Thắng

Tri kiến các uẩn này là bất sinh, bản lai trống rỗng.

Ngay cả trong khi không thiền định, ngài ấy thấy thế giới của chúng sinh trong bi tâm,

Ngài ấy không trở thành thiếu Phật-pháp.

 

Tỉ dụ Người Anh hùng [371-74]

  1. Một người thiện xảo, bẩm sinh với tất cả các phẩm tính,

Hùng mạnh, không thể chiếm lấy, phẩm tính tốt, học nhiều nghệ thuật.

Hoàn hảo trong thuật bắn cung, sùng mộ nhiều kỹ xảo,

Hoàn hảo trong tri thức những hình tướng khác nhau về ảo ảnh huyễn thuật, sắc bén về hạnh phúc thế gian.

  1. Người ấy đưa cha mẹ, cùng với con trai và con gái

Vào nơi hoang dã, đầy những lực lượng thù nghịch.

Người ấy triệu gọi nhiều người, những anh hùng vô địch,

Đi an toàn, và lại trở về nhà;

  1. Cũng vậy, vào lúc một Bồ-tát trí tuệ

Mở rộng tâm đại từ đến tất cả trong thế giới chúng sinh,

Vượt qua bên kia bốn Ma, và hai hạng,

Ngài ấy vĩnh viễn trụ trong chánh định, mà không chứng nghiệm giác ngộ.

 

Tỉ dụ Vũ trụ

  1. Được hư không yểm trợ là gió, và nước;

Cũng được hư không yểm trợ là trái đất và thế giới [chúng sinh]

Nếu nền tảng thụ hưởng những việc làm của chúng sinh

Được thiết lập như thế trong hư không, làm sao người ta có thể nghĩ về vật đó?

  1. Cũng vậy, vị Bồ-tát, thiết định trong không

Thị hiện nhiều việc làm đa dạng và sai biệt cho chúng sinh trong thế gian,

Những lời nguyệntri kiến của ngài ấy là sức mạnh hộ trì chúng sinh.

Nhưng ngài ấy không chứng nghiệm Tịch diệt; vì tánh không không phải là chỗ trụ.

  1. Vào lúc vị Bồ-tát trí tuệ và có học

Theo đuổi trong tịch tĩnh thù thắng nhất của tam-muội không,

Trong lúc ấy không nên tán dương một tướng nào,

Cũng không nên trụ trong vô tướng; vì ngài ấy là người theo đuổi tĩnh lặng.

 

Tỉ dụ Con Chim bay [374]

  1. Con chim bay không đặt chân trong không trung.

Không đứng trên hư không, cũng không rơi xuống đất.

Cũng vậy, vị Bồ-tát theo đuổi trong các cửa giải thoát

Không chứng nghiệm Tịch diệt, cũng không theo đuổi trong tướng.

 

Tỉ dụ Người Bắn cung [374-75]

  1. Như người luyện bắn cung bắn một mũi tên đi lên,

Và rồi một mũi nữa tiếp theo nhanh,

Không cho mũi tên đầu tiên cơ hội nào rơi xuống đất.

          Cho đến khi người ấy muốn mũi tên ấy rơi xuống đất.

10. Cũng vậy, một người theo đuổi trong bát-nhã, ba-la-mật hạng nhất,

Hoàn thành bát-nhã, phương tiện thiện xảo, các lực và khả năng làm những việc diệu kỳ:

Bao lâu các thiện căn này còn chưa hoàn thành

Người ấy còn chưa đạt được tánh không thù thắng nhất.

 

Tỉ dụ Kỳ tích Song đôi

11. Một tăng nhân được phú bẩm khả năng thù thắng nhất để làm những việc kỳ diệu

Đứng giữa trời, thị hiện kỳ tích song đôi:

Biểu diễn đến và đi, nằm và ngồi;

Nhưng không thể bảo người ấy ngừng lại, hay không cảm thấy kiệt sức dù có thể ở đó bao lâu.

12. Cũng thế, vị Bồ-tát trí tuệ, trụ trong không,

Hoàn hảo trong tri kiến và khả năng làm những việc kỳ diệu, lang thang không nhà,

Thị hiện những việc làm dị biệt vô tận cho thế gian,

Nhưng ngài ấy không thể bị hao mòn hay cảm thấy cạn kiệt trong câu-lợi kiếp.

 

Tỉ dụ những Cái dù

13. Như với một vài người đứng trên vách đá cao;

Nếu họ cầm dù trong tay và nhảy vào hư không,

Thân họ, một khi đã rời khỏi vách đá;

Sẽ tiếp tục rơi cho đến khi đến đất.

 

14. Cũng vậy, vị Bồ-tát trí tuệ, đứng trong bi mẫn,

Cầm hai chiếc dù phương tiện thiện xảo và bát-nhã,

Xem các pháp là không, vô tướngvô nguyện;

Dù không chứng nghiệm Tịch diệt, tuy ngài ấy thấy các pháp.

 

Tỉ dụ Thương nhân và Hòn Đảo ngọc

15. Có người ham ngọc, hành trình đến hòn đảo kho tàng,

Và khi đã được ngọc, người ấy lại trở về nhà.

Dù như vậy, thương nhân ấy sống hoàn toàn hạnh phúc,

Song y mang trong lòng những nhóm bà con đau khổ;

16. Cũng vậy, vị Bồ-tát du hành đến đảo kho tàng Tánh Không,

Và đã được các định, các căn và các lực;

Dù có thể chứng nghiệm Tịch diệt, hoàn toàn hoan hỉ trong đó,

Ngài ấy mang tất cả chúng sinh đau khổ trong tâm.

Tỉ dụ Thương nhân và Cuộc Hành trình

17. Như một thương nhân, thích kinh doanh, đi vào thành phố,

Thị trấn và làng mạc, ngang qua đường đi, và người ấy làm quen với chúng;

Nhưng không ở lại đó hay nơi đảo kho tàng;

Mà người ấy, phân biệt, trở nên thiện nghệ trên đường về nhà.

18. Cũng vậy, vị Bồ-tát trí tuệ trở nên thiện xảo khắp mọi nơi

Trong tri kiếngiải thoát của Thanh vănDuyên giác,

Họ không trụ ở đó hay ở nơi tri kiến của Phật,

Cũng không ở nơi duyên. Với đạo người trí trở thành người biết phương pháp.

 

Vị Bồ-tát Không thể Khẳng định

  1. 19.  Lúc ngài ấy nói chuyện với thế gian bằng tâm từ ái,

theo đuổi thiền định tánh không, vô tướngvô nguyện:

Không thể có chuyện ngài ấy sẽ [có ý] đi đến Tịch diệt,

Hay có thể khẳng định ngài ấy là do duyên qui định.

20. Như một người do huyễn thuật tạo ra, hay một người biến thân mình thành vô hình,

Người ta không thể xác định được người ấy bằng lời:

Cũng vậy, vị Bồ-tát theo đuổi trong các cửa giải thoát

Cũng không thể xác định được bằng lời.

 

Các Cửa đến Giải thoát và Giai đoạn Bất Thối chuyển [379]

  1. 21.  Nếu có người hỏi về sự thực hành và các căn

Một Bồ-tát không động đến sự tiết lộ các pháp thâm sâu

là không và vô tướng,

Nếu ông ấy không chỉ ra các pháp đặc biệt với địa bất thối chuyển,

Không nên xem Bồ-tát ấy là người đã được thọ ký.

 

Những Biểu hiệu của Bất Thối chuyển [380-84]

  1. 22.  Không phải bậc A-la-hán, không phải bậc Duyên giác,

Cũng không phải cái gì thuộc ba giới người ấy mộng ước.

Nhưng thấy các Phật, và chính mình là người thuyết pháp cho thế gian:

Thì nên biết người ấy được thọ ký ‘bất thối chuyển.’

  1. 23.  Khi trong mộng, thấy chúng sinh ở ba nơi thống khổ,

Người ấy lập thệ, ‘Nguyện rằng tôi xóa bỏ ba nơi thống khổ ngay giây phút ấy!’

Nếu nhờ sức mạnh tuyên bố Chân lý, người ấy làm dịu được ngay cả khối lửa:

Thì nên biết người ấy đã được thọ ký ‘bất thối chuyển.’ 

  1. 24.  Những kẻ bị ma ám, với những bệnh tật khác nhau, trong thế giới loài người,

Nhờ sức mạnh tuyên bố Chân lý, người ấy an ủi họ, là người từ bi.

Cũng không có tự ý hay kiêu mạn nào phát sinh với người ấy:

Thì nên biết là người ấy đã được thọ ký ‘bất thối chuyển.’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXI

 

Kiêu mạn và những Hành vi khác của Ma vương [385-91]

  1. Nhưng khi nơi người ấy phát sinh tự phụ, ‘Tôi đã được tiền định

[Bởi vì] lời tuyên bố Chân Lý [của tôi] mà nhiều việc được thành,’

Khi một Bồ-tát tự đặt mình lên trên các [Bồ-tát] khác, là người đã được tiền định,

Nên biết rằng người ấy ở trong tự phụ, và ít thông minh.

  1. Lại vì sức mạnh của cái tên, Ma vương tiến đến gần,

Nói [với người ấy]: ‘Đây là tên của ngài.’

Dòng họ cha mẹ [ngài] bảy đời về trước y đi qua;

‘Khi ngài là một vị Phật, lúc ấy đây là tên ngài!’

  1. Nếu là người hành xử phù hợp với pháp tu khổ hạnh, một hành giả Du-già sùng mộ,

[Ma vương sẽ bảo:] ‘Trước kia, ngài cũng đã có những phẩm tính giống như vậy.’

Vị Bồ-tát, khi nghe như thế, trở nên tự phụ,

Nên biết Bồ-tát ấy bị Ma vương chiếm hữu, ít thông minh.

 

Những Lỗi lầm Nối kết với Xa lìa [391-95]

  1. Dù người ấy có thể xa lìa hoàn toàn xóm làng hay thành thị, tu tập trong một hang núi,

Nơi một khu rừng xa xôi, hay trong vùng cây ly cách, –

Bồ-tát ấy tự tán dương mình, phản đối những người khác,

Nên biết ông ấy bị Ma vương chiếm hữu, ít thông minh.

  1. Mặc dù họ luôn ở trong làng, đô thị hay thị trấn;

Nếu ở đó, không sinh lòng mong muốn thừa A-la-hán và Duyên giác,

Mà sùng mộ sự giác ngộthuần thục chúng sinh:

Đây là sự xa lìa được các con của bậc Thiện Thệ dạy.

  1. Dù người ấy có thể ở trong hang núi, rộng năm trăm dặm,

Bị dã thú khuấy phái, nhiều câu-lợi năm:

Bồ-tát ấy không biết sự xa lìa này

Nếu ông ấy trú ô nhiễm do tự phụ.

  1. Khi ông ấy cảm thấy cao hơn các Bồ-tát tu tậphạnh phúc thế gian,

Đạt được các tam muội, giải thoát, các căn, thiền và lực,

Trên căn bản họ không theo đuổi sự xa lìa của khu rừng xa vắng,

Mà bậc Chiến Thắng nói ‘ông ấy ở lại trong cõi Ma.’

  1. Hoặc ở trong xóm giềng làng mạc, hay trong rừng xa vắng:

Nếu người ấy không nghĩ về hai thừa và cố định với giác ngộ vô thượng,

Thì đây là sự xa lìa của những người lên đườnghạnh phúc thế gian.

Nên xem Bồ-tát ấy là người ngã tịch diệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXII

 

Các Thiện Tri thức và các Ba-la-mật [396-99]

  1. Vì thế lúc ấy những người hữu học diệt kiêu mạn,

Tìm giải pháp trang nghiêm cho giác ngộ tối ưu,

Nên như người theo y sĩ để chữa khỏi nhiều bệnh,

Theo thiện tri thức, không nản lòng.

  1. Các Phật, các Bồ-tát lên đườnggiác ngộ tối hảo,

Và các ba-la-mật này đã được kể là ‘những thiện tri thức.’

Ấy là họ dạy các ngài ấy trong những giai đoạn tăng tiến này,

Vì hai lý do họ [nhanh chóng] hiểu sự giác ngộ của Phật.

  1. Các bậc Chiến Thắng quá khứvị lai, và những vị [hiện giờ] trụ trong tất cả mười phương,

Tất cả đều [có] ba-la-mật này cho con đường của họ, không đường nào khác.

Như quang minh huy hoàng, như ngọn đuốc, như ánh sáng, như Đạo

Miêu tả các ba-la-mật này cho những ai lên đườnggiác ngộ tối hảo.

  1. Khi tri kiến bát-nhã ba-la-mật qua tướng của không,

Người ấy tri kiến tất cả các pháp này cũng qua tướng ấy;

Khi người ấy tri kiến các pháp là không, là không có tướng,

Khi theo đuổi như thế người ấy theo đuổi trong bát-nhã của các bậc Thiện Thệ.

 

Nhiễm và Tịnh [400]

  1. Khi muốn có thức ăn, đắm mình trong tưởng tượng, chúng sinh

Luôn luôn lang thang đây đó trong sinh tử, tâm họ chấp trước.

Cả hai ‘tôi’ và ‘cái của tôi’ là các pháp không thực có và rỗng không.

Do cái tôi của mình, kẻ ngu trở nên bị vướng mắc trong hư không.

  1. Như có người ngờ rằng mình bị trúng độc

Có thể bị suy sụp, mặc dù không có độc gì vào bao tử của y;

Cũng vậy, người ngu tự nhận vào mình [những ý niệm] ‘tôi’ và ‘cái của tôi’

Bị ý niệm ‘tôi’ hoàn toàn không có thực đó cưỡng bức trải qua sinh và tử hết lần này đến lần khác.

  1. Ở đâu có nhận biết ở đó có ô nhiễm, nó đã lộ ra như vậy;

Người ta gọi sự không nhận biết về tôi và cái của tôi là thanh tịnh.

Nhưng ở đây không có người bị nhiễm hay được tịnh.

Lúc ấy vị Bồ-tát ấy hiểu rõ bát-nhã ba-la-mật.

 

Công đức Vô thượng của Bát-nhã Ba-la-mật [401-2]

  1. Nếu có nhiều chúng sinh ở đây trong toàn cõi Diêm-phù-đề

Tất cả đều phát khởi tâm bồ-đề hạng nhất,

Và có nhiều của bố thí trong nhiều ngàn câu-lợi năm

Hồi hướng tất cả đến giác ngộ kết nối với hạnh phúc thế gian;

  1. Nhưng nếu một người nào khác, thực hành bát-nhã, ba-la-mật hàng đầu,

Dù chỉ một ngày phù hợp với nó:

Một công đức vô cùng nhỏ cũng đem lại đây khối của bố thí.

Vì thế những người không sợ sẽ luôn luôn nhảy vào bát-nhã.

 

Bi tâmBát-nhã Ba-la-mật [402-4]

10. Khi hành giả Du-già theo đuổi trong bát-nhã, đệ nhất ba-la-mật,

Hành giả ấy phát sinh đại bi nhưng không có ý niệm chúng sinh.

Rồi người trí xứng đáng với những cúng dường của toàn thế giới,

Hành giả ấy không bao giờ tiêu dùng một cách vô ích đồ bố thí của cõi này.

11. Vị Bồ-tát nguyện giải thoát cho thần và người,

Bị ràng buộc đã lâu, và chúng sinh ở ba nơi thống khổ,

Để thị hiện cho thế giới chúng sinh con đường lớn đến bờ

kia,

Nên ngày đêm sùng mộ bát-nhã ba-la-mật.

 

Tỉ dụ Viên ngọc có Giá trị lớn [404-5]

12. Có lần có người được một viên ngọc đẹp

Mà trước kia người ấy chưa bao giờ có được, nên hài lòng.

Nếu ngay khi được mà lại mất nó vì không cẩn thận,

Y sẽ buồn phiền và luôn luôn ham có lại viên ngọc ấy.

13. Cũng vậy, vị hành giả Du-già lên đườnggiác ngộ tối ưu

Không nên xa rời bát-nhã ba-la-mật, ví như viên ngọc,

Cầm viên ngọc đã được, với sức mạnh gia tăng,

Hành giả tiến tới, và nhanh chóng đến [cảnh giới] Cực lạc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXIII

 

Địa vị Thượng đẳng của Bồ-tát [413]

  1. Khi mặt trời mọc, không mây và chỉ một vầng tia sáng,

Đánh tan toàn bộ bóng tối mù lòalẫn lộn,

Nó chiếu sáng tất cả những con vật như đom đóm,

Cũng như tất cả các chòm sao, và ánh sáng của mặt trăng.

  1. Cũng vậy, vị Bồ-tát trí tuệ theo đuổi trong bát-nhã, ba-la-mật hàng đầu:

Diệt khu rừng già tà kiến,

Vị Bồ-tát theo đuổi trong không và vô tướng

Vượt qua rất nhiều cả thế gian, cũng như A-la-hán và Duyên giác.

 

Tỉ dụ nhà Vua và Thái tử Đăng quang

 

  1. Giống như con của vua, người ban cho sự giàu sang, ham muốn hạnh phúc [của những người khác]

Trở thành người có uy quyền trong tất cả, đã tìm kiếm nhiều.

Vì ngay cả bây giờ ông ấy làm cho [nhiều] người hạnh phúc,

Vậy thì còn nhiều hơn biết bao khi ông ấy được lập làm [người cai trị] quyền lực của vương triều!

  1. Cũng vậy vị Bồ-tát, theo đuổi trong bát-nhã,

Người bố thí bất tử, thân thiết với thần và người.

Bây giờ Bồ-tát ấy đã thích thúhạnh phúc chúng sinh,

Vậy thì còn nhiều hơn biết bao khi ngài ấy được lập làm vị Vua của Pháp!

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXIV

 

Ma vương Bất an và bị Đánh bại Như thế nào [416-17]

  1. Nhưng Ma vương lúc ấy trở thành kẻ cảm thấy như gai đâm vào thịt,

Khổ vì phiền não, khốn cùng, không thích thú, ít khả năng chịu đựng.

[Y thị hiện] đại hỏa tai nơi chân trời, ném sao băng, để gây sợ hãi,

‘Làm sao vị Bồ-tát này có thể bị làm cho trong tâm chán nản!’

  1. Khi người trí trở nên quyết tâm,

Ngày đêm quán nghĩa của bát-nhã, ba-la-mật hàng đầu,

Rồi thân, ý, và ngữ của họ trở nên [tự tại] như chim trên trời.

Làm sao Thân nhân của Bóng tối có được lối vào đến họ?

 

Cái gì Khiến Ma vương Bằng lòng [420]

  1. Khi một Bồ-tát dùng tranh cãi và biện luận,

Và khi những ý nghĩ [của hai Bồ-tát] trở nên mâu thuẫn và tức giận nhau,

Thì Ma vương trở nên hài lòng, và cực kỳ phấn khởi, [nghĩ:]

‘Cả hai người này vẫn còn cách xa tri kiến của các bậc Chiến Thắng.

  1. Cả hai người này vẫn còn cách xa [nó], so với các ác quỉ;

Cả hai sẽ tác động lên chính mình tiêu tan cam kết.

Những kẻ đầy thù ghét, thiếu nhẫn nhục, làm sao có thể đạt được giác ngộ?’ –

Rồi Ma vương trở nên bằng lòng, cùng với đám [ma] của nó.

 

Sự Kiêu mạnSám hối của Bồ-tát [420]

  1. Nếu một Bồ-tát chưa có được sự thọ ký

Sẽ có những ý nghĩ giận dữ vì người nào đã có, và sẽ đưa đến cãi nhau:

Vì nhiều lúc ông ấy khăng khăng với những ý nghĩ ương ngạnh sai lầm,

Vì nhiều kiếp ông ấy phải mặc lại cái áo giáp ấy.

  1. Rồi ông ấy lập chánh niệm, và [phản chiếu], ‘Đây là những ý nghĩ bất thiện;

Bằng phương tiện nhẫn nhục ba-la-mật chư Phật chứng ngộ.’

Ông ấy thú nhận lỗi của mình, và về sau tự kìm chế,

Hay ông ấy phản kháng, và tu luyện mình trong Phật Pháp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXV

 

Một Bồ-tát được Huấn luyện Như thế nào [424-30]

  1. Khi tự huấn luyện, ngài ấy không đi đến sự huấn luyện ở bất cứ nơi nào,

Cũng không đến với người huấn luyện, hay với các pháp huấn luyện.

Người tự huấn luyện, không phân biệt giữa – huấn luyện và không huấn luyện, –

Ngài ấy tự huấn luyện trong Phật pháp này.

  1. Vị Bồ-tát tri kiến sự huấn luyện này như vậy,

Không bao giờ trở nên thiếu huấn luyện, hay vô giới luật.

Tìm được lạc thú nơi chúng, ngài ấy tự huấn luyện trong các Phật pháp này.

Ngài ấy tự huấn luyện, thiện xảo trong huấn luyện [thượng thừa], nhưng không nhận biết bất cứ điều gì,

  1. Khi huấn luyện như vậy trong bát-nhã, với người trí soi sáng

Không một ý nghĩ nào phát sinh là bất thiện:

Như khi mặt trời đi qua bầu trời, trước tác động ánh sáng Không bóng tối nào có thể tự bảo trì giữa không trung. 

 

Bát-nhã Ba-la-mật Hiểu Tất cả các Ba-la-mật [430-31]

  1. Với những người tác động sự huấn luyện trong bát-nhã ba-la-mật 

Tất cả các ba-la-mật [khác] sẽ được lãnh hội trong đó.

Vì trong cái thấy sai lầm về ngã bao gồm cả sáu mươi hai cái thấy sai lầm,

Cũng vậy, những ba-la-mật này [bao gồm trong bát-nhã ba-la-mật].

  1. Như khi mạng căn đã dứt

Tất cả các căn khả hữu khác cũng dứt:

Cũng vậy, khi người trí tuệ nhất trong những người trí tuệ

theo đuổi trong bát-nhã,

Tất cả những ba-la-mật này, như đã nói, sẽ được lãnh hội

trong đó.

 

Bồ-tát và Thanh văn [432-33]

  1. Trong tất cả những phẩm tính của Thanh văn cũng như của Duyên giác,

Vị Bồ-tát trí tuệ trở thành được huấn luyện:

Nhưng ngài ấy không trụ nơi chúng cũng không mong muốn chúng,

‘Ta [cũng] sẽ được huấn luyện trong đó,’ [ngài ấy nghĩ]. Theo nghĩa này, ngài ấy huấn luyện mình [trong đó].

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXVI

 

Hoan hỉBát-nhã Ba-la-mật [435-36]

  1. Nếu có người quyết hoan hỉ trong phát sinh ý nghĩ

[Về một Bồ-tát] lên đườnggiác ngộ tối hảo và không thối chuyển;

Người ta có thể [đo] các núi Tu-di đến Đại thiên thế giới[15] so sánh chúng [với đầu cọng rơm],

Nhưng không phải công đức đó phát xuất từ hoan hỉ.

  1. Họ hoan hỉ vì khối công đức của tất cả chúng sinh ở đó,

Ham cái gì thiện và muốn giải thoát.

Khi vì hạnh phúc chúng sinh họ đạt đến những phẩm tính vô cùng của bậc Chiến Thắng.

Họ sẽ bố thí Pháp cho thế gian vì sự diệt khổ hoàn toàn.

  1. Vị Bồ-tát, không phân biệt, hiểu

Tất cả các pháp là không, vô tướngvô ngại,

Không nhị nguyên, ngài ấy tìm giác ngộ trong bát-nhã.

Sùng mộ bát-nhã ba-la-mật hàng đầu là hành giả Du-già đó.

 

Tỉ dụ Hư không và Bầu trời [441]

  1. Chướng ngại của không giới do bầu trời

Không ai có thể tìm được ở bất cứ nơi đâu.

Cũng vậy, vị Bồ-tát trí tuệ, theo đuổi trong bát-nhã,

Như hư không mở trống, ngài lặng lẽ theo đuổi.

 

Tỉ dụ Người do Huyễn thuật Tạo ra [441-42]

  1. Vì nó không xảy ra đối với người do nhà huyễn thuật gọi lên [khi ông ta nhìn thính giả]:

‘Tôi sẽ làm vui lòng những người đó,’ tuy nhiên ông ta biểu diễn việc mình làm,

Họ thấy ông ta trưng bày những tác phẩm ảo thuật khác nhau,

Mặc dù người ấy không có thân, tâm, hay tên.

  1. Cũng vậy, nó không bao giờ xảy ra đối với một người theo đuổi trong bát-nhã:

‘Khi biết giác ngộ tôi sẽ giải thoát thế gian!’

Trong những lần tái sinh khác nhau, người ấy hợp tác với những việc làm đa dạng,

thị hiện giống như huyễn hóa, nhưng không theo đuổi trong phân biệt sai lầm.

 

Tỉ dụ Những Huyễn hóa của Phật [442-43]

  1. Như sự huyễn hóa của một vị Phật biểu diễn một việc làm của Phật,

Nhưng khi ngài ấy làm thế, không một ý niệm tự phụ nào phát sinh:

Cũng vậy, vị Bồ-tát trí tuệ, theo đuổi trong bát-nhã,

Thực hiện tất cả những việc làm, có thể ví với ảo ảnh hư dối của huyễn thuật.

 

Tỉ dụ Cái máy [443]

  1. Một người thợ chuyên môn và có kinh nghiệm làm một cơ quan bằng gỗ;

Có thể so sánh nó với một người nam hay nữ, nó thực hiện tất cả những việc làm của nó ở đây.

Cũng vậy, vị Bồ-tát trí tuệ, theo đuổi trong bát-nhã,

Thực hiện toàn bộ việc làm với tri kiến, nhưng không phân biệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXVII

 

Vị Bồ-tát Đáng Tôn kính [446-47]

  1. Với người trí, theo đuổi như vậy, nhiều chúng thần,

Cung tay đưa ra, kính chào, sẽ hành lễ kính.

Chư Phật cũng vậy, có nhiều như các thiên giới trong mười phương,

Tác động lời công bố của tràng hoa tán thán những phẩm tính của người trí.

 

Ma vương Bất lực với những vị Bồ-tát Nhất định [447-49]

  1. Nếu trong các cõi có chúng sinh nhiều không đếm được như cát sông Hằng

Hãy giả sử, tất cả trở thành Ma vương;

Và nếu mỗi sợi lông trên thân họ lại huyễn tạo ra một cái bẫy,

Tất cả bẫy đó cũng không thể làm chướng ngại người trí.

  1. Trong bốn mùa vị Bồ-tát dũng và trí khiến cho

Bốn Ma vương không thể tấn công được, [và] không thể lay chuyển:

Ngài ấy trở thành người trú trong không; song không phải là người bỏ rơi chúng sinh;

Làm như đã nói; ngài ấy được các bậc Thiện Thệ hộ trì.

 

Thái độ Đúng đối với Chân như [425-54]

  1. Vị Bồ-tát tin quyết khi được dạy

Bát-nhã ba-la-mật này, Mẹ của chư Như Lai,

thực hành đạo tiến bộ với quyết tâm,

Nên biết ngài ấy đã lên đường tốt hướng về nhất thiết trí.

  1. Nhưng ngài ấy không đến chỗ trụ trong Chân như Pháp giới.

Ngài ấy trở thành người, như mây, đứng giữa bầu trời không có chỗ nào để đứng,

Như một phù thủy đuổi tà, như chim, cưỡi gió không cho nơi nương tựa,

Hay như người, nhờ sức thần chú, kỳ diệu làm cho cây nở

đầy hoa trái mùa.

 

Vị Bồ-tát Trú Vô thượng [454-56]

  1. Vị Bồ-tát trí tuệ và có học theo đuổi như vầy

Không tìm cách quấy rầy người tỉnh thức với giác ngộ, cũng không tìm cách làm tổn thương Phật pháp,

Không tìm cách quấy rầy người chứng minh, cũng không tìm cách quấy rầy người yêu thích thấy Pháp.

Đây là cách trú của những người ưa yên tĩnh, của những người hoan hỉ trong những phẩm tính quí.

  1. Có nhiều chỗ trú như của Thanh vănDuyên giác,

Kết hợp với bình anhạnh phúc của thiền định tĩnh lặng:

Ngoại trừ sự giải thoát A-la-hán của các Như Lai

Cách trú này là hàng đầu và không gì vượt qua được.

 

Làm Thế nào và Tại sao nên Trú trong Không [456]

  1. Con chim ở trong hư không, nhưng không rơi xuống.

Con cá ở trong nước, nhưng không chết.

Cũng vậy, vị Bồ-tát, nhờ các thiền và các lực đã qua bên kia,

Trú trong không, nhưng không đến nơi Tịch diệt.

  1. Người muốn đi đến đỉnh cao của những phẩm tính của tất cả chúng sinh,

Để chứng nghiệm tri kiến của Phật cái tối ưu, cái quá ư kỳ diệu,

Để bố thí món quà tốt nhất của Pháp tối cao vô thượng,

Người ấy nên nương vào chỗ trú tốt nhất của những người đem lợi ích.

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXVIII

 

Ai tu luyện trong Bát-nhã Ba-la-mật

Tu luyện trong Cảnh giới Phật [466]

  1. Trong tất cả những phương pháp tu luyện đã được bậc Dẫn đạo tiết lộ,

Giáo lý này là tối ưu và không gì vượt qua được.

Người, trí tuệ trong tất cả các pháp tu luyện, muốn đi qua Bên kia,

Người ấy nên tu luyện trong bát-nhã ba-la-mật, trong phép tu luyện của Phật.

 

Bát-nhã Ba-la-mật Vô tận [464-71]

  1. Đây là pháp khí tốt nhất, kho tàng của Pháp vô thượng,

Kho tàng của hạnh phúcthong dong của những người thuộc về bộ tộc Phật.

Những bậc cứu thế quá khứvị lai, [và những bậc hiện tại] trong mười phương,

Họ từ đây đến, nhưng Pháp giới không kiệt tận.

  1. Như nhiều cây, quả, hoa và rừng cây ở đó,

Tất cả đều đến từ trái đất và sinh ra ở đó.

Song trái đất không kiệt tận hay phát triển,

Không mệt, không suy yếu, không tạo ra phân biệt.

  1. Dòng dõi của Phật, Thanh vănDuyên giác,

Các thần và các pháp dẫn đến sự thong donghạnh phúc của tất cả thế gian, – cũng nhiều như vậy,

Tất cả kết quả từ bát-nhã, ba-la-mật hàng đầu,

Song bát-nhã không bao giờ kiệt tận, cũng không gia tăng.

  1. Cũng nhiều như chúng sinh ở [các vùng] dưới, giữa và trên của thế giới,

Tất cả do vô minh đem đến, như bậc Thiện Thệ đã nói.

Tính máy móc của ác tiếp tục được sự hội đủ của các duyên duy trì,

Song tính máy móc của vô minh không kiệt tận, cũng không

tăng trưởng.

  1. Cũng như có nhiều căn nguyên của phương tiện thiện xảo, hay các pháp môn tri kiến,

Tất cả đều kết quả từ bát-nhã, ba-la-mật hàng đầu.

Bộ máy tri kiến được sự hội đủ các duyên duy trì,

Song bát-nhã ba-la-mật không tăng hay giảm.

 

Duyên sinh [468-70]

  1. Nhưng vị Bồ-tát hiểu tùy thuộc phát sinh như là không tùy thuộc phát sinh

Và bát-nhã này phi tịch diệt:

Như tia sáng mặt trời thoát khỏi mây che phủ,

Như vậy, ngài ấy phá tan sự che phủ của vô minh, và trở thành Tự-hữu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXIX

 

Thiền định Ba-la-mật

  1. Những người đại hùng lực trú trong bốn Thiền

Không biến chúng thành nơi định cư, hay thành nhà.

Nhưng bốn Thiền này, với các chi của chúng, đến lượt sẽ trở thành

Căn bản cho sự chứng đắc giác ngộ tối thượngvô song.

  1. Người an lập trong các Thiền trở thành người đạt bát-nhã hàng đầu;

Cũng như khi chứng nghiệm bốn Thiền Vô tướng thù thắng nhất,

Người ấy khiến cho các Thiền này trợ giúp sự giác ngộ tốt nhất và hàng đầu.

Nhưng không phải vì các lậu diệt mà Bồ-tát ấy luyện tập mình trong đó.

  1. Đáng kinh ngạckỳ diệusự tích lũy những phẩm tính quí này.

Khi họ trú trong Thiền và Định, thì không có tướng.

Khi nhân tướng của những người trụ trong đó tan vỡ,

Họ lại tái sinh trong dục giới, [và nơi nào] họ muốn.

  1. Như một người từ cõi Diêm-phù-đề là một vị thần trong quá khứ,

Sau khi đến trở lại những chỗ trú cao nhất của các thần,

Sẽ thấy các căn nhà ở trong những chỗ đó

Rồi sẽ trở lại, và không làm nhà mình nơi đó;

  1. Cũng vậy, những Bồ-tát đó, những người mang những phẩm tính tối ưu,

Trú trong Thiền và Định, các hành giả Du-già tận sức mình,

Lại trở thành vững chắc trong dục giới, không cấu uế

Như hoa sen trong nước, tự tại với các pháp của người ngu.

  1. Ngoại trừ để thuần thục chúng sinh, tịnh hóa [Phật] địa,

Hoàn thành các ba-la-mật này, những Tâm hồn lớn

Không cố gắng sau khi tái sinh trong vô sắc giới,

E rằng sẽ mất các ba-la-mật và những phẩm tính giác ngộ trong ấy.

  1. Như có người, tìm được chỗ cất ngọc,

Không sinh lòng ham muốn trí thông minh quan tâm đến nó.

Vào lúc khác người ấy có thể có được một ít ngọc;

Cầm ngọc, đi vào nhà, người ấy không thèm muốn [nữa?].

  1. Cũng vậy, các Bồ-tát trí tuệ đạt được

Sự định tĩnh của bốn Thiền, đem lại hoan hỉthong dong,

Buông bỏ sự hoan hỉthong dong có được trong Thiền và định,

Các ngài ấy lại vào dục giới, bi mẫn vì tất cả chúng sinh.

  1. Khi một Bồ-tát trú trong định của Thiền,

Ngài ấy không sinh lòng ham muốn trí thông minh vì chiếc xe A-la-hán và Duyên giác:

[Lúc đó] trở nên không tập trung, bị phân tán trong ý nghĩ và khoa trương,

Ngài ấy đã mất các phẩm tính Phật, một thủy thủ đắm tàu đau khổ.

10. Mặc dù ngài ấy tự áp dụng năm căn, –

Với sắc và thanh, cũng như mùi, vị, và xúc, –

Khi tự tại với thừa A-la-hán và Duyên giác, vị Bồ-tát hoan hỉ ấy,

Một anh hùng, nên được tuệ tri như là luôn luôn thiền định.

 

Tinh tấn Ba-la-mật

11. Họ có tâm thanh tịnhdũng cảm, và nối kết với những chúng sinh và người khác,

[Khi] họ thực hành Tinh tấn Ba-la-mật thù thắng

Như một tỳ nữ phục tùng chủ nhân không tùy thuộc ai khác,

Cũng vậy, những người trí kiên định chịu sự phục tùng của tất cả chúng sinh.

12. Người tỳ nữ không đáp trả chủ nhân của mình,

Ngay cả khi bị ngược đãi, hay đánh đập.

Quá run rẩy trong tâm, và bị sợ hãi chế ngự

Nàng nghĩ, ‘Ông ấy sẽ giết ta vì thế!’

13. Cũng vậy, vị Bồ-tát lên đườnggiác ngộ hàng đầu,

Nên đối xử với tất cả thế gian như người đầy tớ chân thành.

Vì thế ngài ấy đạt giác ngộ, và các phẩm tính thành tựu.

Lửa, phát xuất từ cỏ và cành, [rồi] đốt cháy chúng.

14. Từ bỏ số mệnh hạnh phúc cho chính mình,

Thực hành nhiệm vụ đối với chúng sinh khác, ngày đêm, trong ý nghĩ của ngài ấy không có sự do dự:

Như người mẹ, chăm sóc đứa con duy nhất,

Ngài ấy trụ trong quyết tâm vô tận của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXX

 

Tinh tấn Ba-la-mật (tiếp theo)

  1. Vị Bồ-tát có ý định lang thang lâu trong sinh tử,

Một hành giả Du-già sùng mộ sự tịnh hóa [Phật] địa vì hạnh phúc chúng sinh,

Và không nảy sinh một chút ý nghĩ mệt nhọc nào,

Hành giả ấy bẩm sinh với tinh tấn ba-la-mật, và không nản chí.

  1. Nếu vị Bồ-tát bất trí đếm những câu-lợi kiếp của mình,

Và nghĩ rằng còn lâu mới đạt được giác ngộ viên mãn, ông ấy bị ràng buộc với khổ,

Vì thế ông ấy kém tinh tấn ba-la-mật, và lười biếng.

  1. Bắt đầu với sự phát tâm bồ-đề đầu tiên,

Cho đến cuối cùng đạt Cực lạc không gì vượt qua được,

Nếu ngày đêm người ấy nhất tâm gìn giữ,

Nên biết người trí và có học ấy là người hết sức tinh tấn.

  1. Nếu có người nói, ‘Nếu ông phá tan được núi Tu-di,

Ông sẽ là người đạt giác ngộ hàng đầu,’

          Nếu là phát sinh ý nghĩ mệt nhọc hay giới hạn

          [đối với những nỗ lực của mình],

          Thì Bồ-tát ấy bị lười biếng ảnh hưởng.

  1. Nhưng khi ở ông ấy phát sinh ý niệm, ‘Đó chẳng có gì khó.

Chỉ trong thoáng chốc núi Tu-di [sẽ] vỡ tan thành bụi,’

Rồi vị Bồ-tát trí tuệ ấy trở thành người hết sức tinh tấn.

Không lâu ngài ấy sẽ đạt được giác ngộ hàng đầu của những người Dẫn đạo.

  1. Nếu ông ấy tận lực với thân, ý, và ngữ, [nghĩ]

‘Khi thuần thục, ta sẽ làm việc hạnh phúc thế gian,’

Rồi, ở yên trong ý niệm về ngã, bị lười biếng ảnh hưởng,

Ông ấy còn cách xa sự phát triển thiền định về vô ngã như trời cách xa đất.

  1. Khi một người không có ý niệm nào về thân, ý, hay chúng sinh,

Chịu loại bỏ thọ, theo đuổi trong Pháp bất nhị, –

Điều đó đã được Người Ban cho lợi ích gọi là tinh tấn ba-la-mật

Của những người muốn giác ngộ hàng đầu, cực lạc, bất diệt.

 

Nhẫn nhục Ba-la-mật

  1. Khi nghe người khác nói với mình một cách thô bạo và phật lòng

Vị Bồ-tát trí tuệ vẫn tịch tĩnh thong dong và bằng lòng.

[Nghĩ:] ‘Ai nói? Ai nghe? Bằng cách nào? với ai, do ai?’

Sự phân biệt này hiến dâng cho nhẫn nhục ba-la-mật bậc nhất.

  1. Nếu một Bồ-tát, sùng mộ Pháp quí, giữ hạnh nhẫn nhục, –

Và nếu một người khác cúng dường một đại thiên thế giới đầy những vật quí

Cho chư Phật, các bậc Thế Gian gải, các bậc A-la-hán và Duyên giác

[Đem so sánh] thì công đức của khối phẩm vật đó vô cùng nhỏ.

10. Nhân cách của một người an lập trong nhẫn nhục thì hoàn toàn thanh tịnh,

Được ba mươi hai tướng tán dương, [trở nên] vô biên.

Ngài ấy thuyết giảng Pháp rỗng không tốt nhất cho chúng sinh.

Thân mến với tất cả thế gian làm cho người nhẫn nhục và sự phân minh xứng hợp.

11. Nếu có người mang một giỏ chứa bột chiên-đàn,

Với kính trọng và yêu mến, rải nó lên vị Bồ-tát;

Và nếu có người thứ nhì ném than hồng qua đầu ngài ấy, –

Ngài ấy sẽ phát tâm bình đẳng với cả hai.

12. Nhẫn nhục như vậy, vị Bồ-tát trí tuệ và có học

Hồi hướng sự phát tâm đó đến giác ngộ vô thượng.

Vị anh hùng giữ hạnh nhẫn nhục trong tất cả các cõi, vượt qua

Bất cứ thứ gì A-la-hán và Duyên giác có thể vượt qua trong

thế giới chúng sinh.

13. Lại nữa, người nhẫn nhục nên phát tâm [như vầy]:

‘Ở các địa ngục, thế giới súc sinh và trong thế giới Diêm vương có nhiều cái ác,

Với khoái lạc giác quan là nhân, người ta phải trải qua nhiều cái tạo ra không khoái lạc.

giác ngộ, tốt hơn nên nhẫn nhục hôm nay!’

14. ‘Roi, gậy, kiếm, giết chóc, bỏ tù, và thoi đấm,

Chặt đầu, cắt tai, tay, chân, và mũi,

Nhiều cái ác như vậy có nơi thế gian, mà tôi chịu đựng,’

[Khi nghĩ như vậy], vị Bồ-tát ấy trụ trong nhẫn nhục ba-la-mật. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXXI

 

Trì giới Ba-la-mật

  1. Do trì giới những người ham muốn tĩnh lặng được nhấc lên,

Đứng vững trong tinh cầu của những người có mười lực, không phá giới.

Dù giữ đúng bao nhiêu hành động hạn chế,

Họ hồi hướng chúng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh,

  1. Nếu sinh tâm ham muốn sự giác ngộ của A-la-hán và Duyên giác,

Người ấy trở nên bất giới, bất trí, và có lỗi trong theo đuổi.

Nhưng khi chuyển [tất cả công đức] thành Cực lạc cùng tột của giác ngộ,

Người ấy đứng vững trong trì giới ba-la-mật, [dù] tiếp cận với thức giác[16].

  1. Pháp từ đó các phẩm tính của bậc Đại Từ đến,

Đó là đối tượng trì giới của những người bẩm sinh với những phẩm tính ấy của Pháp.

Pháp [liên hệ với] sự mất những phẩm tính giác ngộ của những người hành động vì hạnh phúc thế gian,

Là sự không trì giới đã được bậc Đạo sư công bố.

  1. Khi một Bồ-tát nếm vị của năm thức giác,

Nhưng qui y với Phật, Pháp, và Tăng-già

Và chuyển chú ý của mình về nhất thiết trí, [nghĩ] ‘Ta sẽ thành Phật,’ –

Là đứng vững trong trì giới ba-la-mật, nên biết người phân minh đó.

  1. Nếu khi theo đuổi hằng câu-lợi kiếp trong mười thiện đạo,

Mà phát sinh lòng ham muốn cảnh giới A-la-hán hay Duyên giác,

Thì người ấy trở thành người phá giới, có lỗi trong trì giới.

Phát sinh tâm như thế còn nặng hơn là phạm một tội đáng

trục xuất.

  1. Khi giữ giới, người ấy chuyển [công đức kết quả] đến giác ngộ hàng đầu,

Nhưng không cảm thấy tự phụ cũng không tán dương mình.

Khi loại bỏ ý niệm về ta và ý niệm về chúng sinh,

Bồ-tát ấy được gọi là trụ vững trong trì giới ba-la-mật.

  1. Nếu một Bồ-tát theo đuổi trong đạo của các bậc Chiến Thắng,

Phân biệt chúng sinh này là người giữ giớichúng sinh kia đạo đức xấu,

Chú tâm nhận thức của số đông, ông ấy hoàn toàn bất giới.

Ông ấy có lỗi trong giữ giới, không thanh tịnh hoàn toàn trong đó.

  1. Người nào không có ý niệm về ta và ý niệm về người,

Người ấy thị hiện sự rút lui khỏi thọ, và không [cần] hạn chế.

Người không quan tâm đến hạn chế hay không hạn chế,

Người ấy được bậc Đạo sư công bố là bị giới luật hạn chế.

 

Bố thí Ba-la-mật

  1. Nhưng một người, bẩm sinh trì giới, một người thanh tịnh,

Trở nên không quan tâm bất cứ điều gì có thể thân mật hay không thân mật, –

Nếu khi từ chối đầu, tay, và chân, tâm người ấy vẫn không chán nản,

Người ấy trở thành người từ bỏ tất cả những gì mình có, luôn luôn không sợ.

10. Biết yếu tánh của các pháp là không và không có ngã,

Người ấy từ bỏ thân mình, tâm không chán nản,

Không nói gì về sự từ bỏ tài sản và vàng.

Không thể nào người ấy hành động vì đê tiện.

11. Do ý niệm ta mà có cảm giác về quyền làm chủ tài sản, cũng như lòng tham;

Làm sao người bị mê hoặc có thể có quyết tâm từ bỏ?

Kẻ bần tiện tái sinh trong thế giới Ngạ quỉ,

Hay nếu là người, thì họ là những người nghèo.

12. Rồi Bồ-tát ấy, biết tại sao những chúng sinh này bị nghèo khốn quẫn,

Trở nên quyết tâm bố thí, luôn luôn là người bố thí rộng rãi.

Khi bố thí bốn Châu, khéo điểm tô, tựa như chúng chỉ là nước dãi,

Ngài ấy trở nên phấn khởi, vì không còn giữ các Châu.

13. Khi bố thí phẩm vật, vị Bồ-tát trí tuệ và có học,

Ghi nhớ tất cả chúng sinh có trong ba cõi,

Trở thành người bố thí của tất cả chúng sinh, ngài ấy chuyển

Phẩm vật thành giác ngộ thù thắng nhất, vì hạnh phúc thế gian.

14. Khi bố thí phẩm vật, ngài ấy không biến nó thành cái căn bản hay sự ủng hộ.

Và không bao giờ mong bất cứ báo đáp nào.

Khi từ bỏ như vậy, ngài ấy trở thành người từ bỏ khôn ngoan nhất.

Cái nhỏ bé ngài ấy từ bỏ trở thành nhiều và vô lượng.

15. Nếu tất cả chúng sinh trong thoàn thể ba cõi, nhiều bao nhiêu

Hãy giả sử, bố thí phẩm vật trong số kiếp vô tận,

Cho chư Phật, các bậc Thế Gian giải, cho các A-la-hán và Duyên giác,

Mà nguyện cho đức hạnh của hàng Thanh văn; –

16. Và nếu một Bồ-tát, trí tuệthiện xảo trong các phương tiện,

Hoan hỉ với căn bản của những hành vi công đức của họ,

Và vì hạnh phúc chúng sinh, chuyển nó thành giác ngộ tối ưu và thù thắng nhất, –

Nhờ chuyển, ngài ấy vượt qua [công đức của] toàn thế giới.

17. Nếu có một khối lớn những viên ngọc thủy tinh giả mạo,

Một viên ngọc lưu ly thôi cũng vượt hơn tất cả:

Cũng vậy vị Bồ-tát, hoan hỉ, vượt qua

[Công đức] toàn thể khối phẩm vật quảng đại của cả thế gian.

18. Nếu Bồ-tát ấy, khi bố thí phẩm vật cho thế gian

Vẫn không bị cảm giác quyền sở hữu hay sự yêu mến tài sản

của mình lay động,

Nhờ đó thiện căn của ngài ấy phát triển thành đại hùng lực:

Như mặt trăng, không mây, là vầng hào quang trong nửa tháng sáng âm lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương XXXII

 

Báo đáp của Sáu Ba-la-mật

  1. Qua Bố thí một Bồ-tát cắt đứt sự tái sinh làm Ngạ quỉ,

Cắt đứt sự nghèo, cũng như tất cả những cấu nhơ.

Khi theo đuổi trong đó [bố thí] ngài ấy được sự giàu sang vô cùngphong phú.

Qua Bố thí, ngài ấy thuần thục chúng sinh trong phiền não.

  1. Qua Trì giới, ngài ấy tránh tái sinh làm súc vật,

Cũng như tám khoảnh khoắc khó lường; ngài ấy luôn được tái sinh vào giây phút cát tường

Qua Nhẫn nhục, ngài ấy được thân hoàn hảo và cao vời,

Với da vàng kim, thế gian ưa nhìn ngắm.

  1. Qua Tinh tấn, không mất những phẩm tính quang minh.

Ngài ấy được kho tàng tri kiến vô cùng của các bậc Chiến Thắng.

Qua Thiền, ném bỏ các thức giác (sense-qualities) gớm ghiết,

Ngài ấy thu thập được “tri thức,” thần thông và các định.

  1. Qua Bát-nhã, hiểu yếu tánh của các pháp,

Ngài ấy hoàn toàn siêu việt ba cõi và những cảnh thống khổ.

Khi chuyển bảo luân của bậc Hùng Mạnh Nhất của Loài Người,

Ngài ấy chứng minh Pháp cho thế gian vì sự diệt hoàn toàn của ác.

  1. Khi vị Bồ-tát hoàn thành các pháp này,

Ngài ấy vẫn thọ nhận ruộng thanh tịnh cùng với chúng sinh thanh tịnh.

Ngài ấy cũng thọ nhận dòng truyền của Phật, dòng truyền của Pháp,

Cũng như dòng truyền của Tăng-già. Ngài ấy thọ nhận tất cả các pháp.”

 

Kết Luận

  1. Vị y sĩ vô thượng phối hợp phương thuốc với bệnh của thế

gian,

Đã giảng dạy bát-nhã này là con đường đến giác ngộ.

Nó được gọi là “Con Đường đến giác ngộ là sự ‘Tích lũy những Phẩm tính Quí báu,’”

Và dạy như vậy để tất cả chúng sinh có thể đến Con Đường ấy.



[1] Những con số trong ngoặc móc chỉ số trang tương ứng của ấn bản Tám Ngàn Câu (Ashta) của R. Mitra.

[2] Chỉ Ấn Độ.

[3] Theo thần thoại Ấn Độ, mưa là việc làm của các Rồng (Naga) sống ở những hồ, ao, v.v… Anopatapta (A-na-bà-đạp-đa) là hình thức tiếng Prakit, dùng trong bản văn này, của từ Anavatapta trong tiếng Sanskrit (Phạn), có nghĩa là “mát,” và ám chỉ hồ Manasarowara nổi tiếng ở Hy-mã-lạp-sơn.

[4] Phạn: Jina, Anh: Conqueror, một danh hiệu của Phật.  Trong câu thứ nhì của bài kệ này, đức Phật cũng được gọi là “Đại Ngưu,” một danh hiệu tôi đã bỏ không dịch trong bản dịch này. E. C.

[5] Phạn: Sugata, Anh: Well-Gone.

[6] Srenika Vatsagotra là một “Du sĩ,” tức là một nhà tu khổ hạnh không phải Phật giáo, có cuộc đàm thoại với đức Phật tạo thành một phân đoạn trong Samyuktāgama (kinh Tạp A-hàm) của các nhà Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvastivadins). Vào một dịp, (Samy. no.105, pp. 31c-32) Srenika nêu câu hỏi về “chân ngã,” mà ông ta đồng nhất nó với Như Lai. Phật bảo ông ta rằng không thể tìm thấy Như Lai trong các uẩn, ngoài các uẩn, hay trong sự vắng mặt của các uẩn. Trong hành động tin tưởng vô thượng, Srenika thiện nguyện chấp nhận Như Lai bất chấp sự kiện ngài không thể liên hệ với uẩn nào trong các uẩn.

[7] Tịch diệt (nirvṛti, Blessed Rest) có nghĩa là Niết-bàn (Nirvana) không chứa thế giới đau khổ và Bồ-tát không nên “rút lui vào” đó, không nên “bám vào” nó.

[8] Theo đuổi (to course) có nghĩa là “chú ý” (to be attentive to), “đối xử như có thật” (to treat as real).

[9] Phạn: Praktyekabuddha, cũng dịch là Bích-chi Phật hay Độc giác Phật.

[10] Tức Phật Nhiên Đăng (Buddha Dipankara), bậc tiền bối thứ 24 của Thích-ca Mâu-ni.

[11] Phạn: Jambuvipa.

[12] Phạn: śrāvaka; Anh: Disciples.

[13] Phạn: Anavatapta.

[14] Phạn: parinirvāṇa.

[15] Đại thiên thế giới cũng gọi là Tam thiên Đại thiên thế giới (Phạn: trisāhasra-mahāsāhasra-lokadhatu, Anh: great trichiliocosm): Một vũ trụ bao gồm 1.000 triệu mặt trời, 1.000 triệu mặt trăng, 1.000 triệu thiên đườngđịa ngục, v.v…

[16] Anh: sense-qualiy.






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2014(Xem: 28389)
05/08/2010(Xem: 97542)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.