Kinh Thơ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

22/09/20204:10 CH(Xem: 4321)
Kinh Thơ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm
KINH THƠ
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM
Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng

Kinh Thơ Đại Phương Quảng Phật Hoa NghiêmLỜI GIỚI THIỆU

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Tôi hân hạnh đọc bộ Kinh Thơ Hoa Nghiêm của Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Dũng pháp danh Như Ninh thực hiện ròng rã trong nhiều năm, với khoảng gần bốn ngàn câu song thất lục bát thi hóa hết sức chuẩn mực, đúng âm vận đã diễn tả được hình ảnh của hành giả thực hiện Bồ tát đạo giữa dòng đời nhân thế theo tinh thần Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh.

Đại thừa Phật giáo đặt căn bản sâu rộng về mọi vấn đề, đưa sự hoạt bát vốn có của Phật pháp đi vào lĩnh vực sinh hoạt trong nhân gian, vừa thực dụng vừa phổ biến nhưng luôn nắm vững nguyên tắc “tam pháp ấn” của giáo lý nguyên thủy mà phát huy tinh thần của đức Phật, đó là lấy việc cứu tế chúng sinh làm mục đích hành trì Bồ tát đạo, khai phóng trong sinh hoạt Phật sự.

Thực vậy, vì cuộc đời nơi đây mà đức Phật giáng sinh, hoạt độngthành tựu đạo quả nên đặc điểm của Phật giáogiải thoát con người ở chốn trần gian này. “Phật pháp tại thế gian bất ly thế gian giác” là thực chứng làm nền tảng cho hành hoạt Bồ tát đạo, do đó từ một ý niệm, cử chỉ, lời nói đều phát xuất trong cuộc đời và cũng nơi đây gieo trồng hạt giống Bồ đề hầu trưởng dưỡng tâm đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Một hành giả đạt đạo là hình ảnh con người năng dấn thân vào đời, hoằng dương chánh pháp, tiếp tục sứ mạng Như lai, hóa độ chúng sanh với hạnh nguyện tự lợi, lợi tha, giác hạnh viên mãn.

Những vị Bồ tát trong kinh thơ Hoa Nghiêm là những bậc thiện tri thức, có lòng vị tha và hành động vô vụ lợi thật cao siêu. Hai chữ “Bồ Tát” là một danh xưng ý nghĩa tôn quý, nhưng rất bình dịthiêng liêng luôn xả thânchúng sinh trong tinh thần cũng như hiện tướng. Bồ Tát Quán Thế Âm, Văn Thù, Phổ Hiền như những bậc cha mẹ đầy trí tuệ, nhân từ, ban ơn, cứu khổ, luôn cận kề ở chốn buồn đau, bất hạnh thường giúp đỡ mọi loài chúng sanh nên các Ngài là hình ảnh không thể thiếu trong niềm tin của quảng đại quần chúng khắp nơi. Sự cứu nạn, cứu khổ mà Đạo Phật đề ra thể hiện trong kinh thơ Hoa Nghiêm với dáng dấp của những “con ngươi” hành trì Bồ Tát Đạo để thực hành công hạnh tế độ quần sanh mang tinh thần nhập thế, từng đoạn đường đời đều là cửa ngỏ để chiêm nghiệm tu chứng của các bậc Thiện hữu tri thức không rời thế gian mà đạt thành quả vị Bồ Tát, lộ trình của Hoa Nghiêm đưa hành giả từng bước thâm nhập vào cuộc sống với từng cấp độ của đời thường, trong từng non sâu núi biếc, cỏ cây, hoa lá, mưa nắng sương khuya để dung hợp vào đại thể trời đất bao langhiên cứu tìm tòi đặng sống làm lợi ích cho mình và cho tha nhân.

Một hành giả thực hành Bồ tát hạnh nương mười con đường lớn khá cam go được hoạch định theo “thập độ Ba la mật” là Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát nhã, Phương tiện thiện xảo, Nguyện, Lực và Trí huệ, tất cả pháp ấy phải nghiêm mật hành trì và giác ngộ để hành đạo, từng động thái như những bông hoa trong ngàn hoa dị thảo tô điểm cho phong cách con người đầy hương từ bi, giải thoáttri kiến Như lai. Điều này sẽ tồn tại bởi đó là pháp vô vi, hay chơn tâm thường trú. Cái chơn tâm đó chính là Tỳ Lô Giá Na hay pháp thân, không bằng ngũ ấm xí thạnh này mà là chí nguyện thành tựu của Bồ tát hạnh, khai mở quang lộ trở về bản tánh chơn tâm thanh tịnh sáng tỏ vô biên, thấu suốt các pháp hiện hành trong đại thể vũ trụ từ cội nguồn sanh hóa triền miên của vạn loài chúng sanh, cả hữu tình lẫn vô tình đều rốt ráo tâm và cảnh để “thống lý đại chúng nhất thiết vô ngại”.

Trên căn bản chúng sanh thì ngũ ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức khởi nguyên cho sự tiến hóa đến toàn giác, đức Phật cũng sinh ra với đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trong phạm trù của ngũ ấm thân, nhưng Ngài thấy được giả tướng đó mà không bị lôi kéo hoặc chi phối bởi năm uẩn, đưa Ngài đến bậc toàn trí, giác ngộ; trong khi đó chúng sanh dễ bị ảnh hưởng bởi ngũ ấm thân nên vẫn bị lay hoay trong con đường sanh tử. Đức Phật quán sát và tận dụng thân ngũ uẩn thành ngũ phần pháp thân trong mười thân của Tỳ Lô Giá Na Phật, hiện trong muôn hình vạn trạng, hữu tình lẫn vô tình để tùy duyên cứu độ chúng sanh. Nơi nào cũng chứa đại bi tâm khiến Bồ tát nhìn đâu cũng đẹp và viên mãn nên không phân biệt, chẳng khởi tâm so sánh, sống trong tinh thần rộng lớn, bao dung, cứu tế đưa chúng sanh đến chỗ an lạc. Trí tuệ đó rung cảm đến từng hàm linh khiến cho con người thiện lành, biến nhà tranh vách đất thành am thiền tịnh thất, biến khúc cây thành cái mõ, biến thỏi đồng thành chiếc đại hồng chung hướng tâm chúng sanh về nơi chánh giác, đó chính là thân Tỳ Lô Giá Na đã khởi động đến muôn loài. Bước qua năm mươi hai chặng đường thọ học với niềm tin mãnh liệt, Thiện Tài đã phát khởi tín căn vì “ niềm tin là mẹ sanh ra các công đức”. Từ sơ phát tâm, vị Phật lớn dần, thăng hoa cuộc sống, đúng chánh pháp với niềm tin đại ngộ, đầy trí tuệ để vào đời với con đường Bồ tát đạo trong “Thập Tín” muôn vàn khó khăn nhưng Thập Trụ với cơ sở tâm bất thối, an trụ vững chắcPhật pháphành trì mười Ba la mật để vào đời phá ác hiển chơn.

Kinh thơ Hoa Nghiêm đã chuyên mục về dấn thân qua hình ảnh Thiện Tài, một bóng dáng thân quen của chính chúng ta muốn thực hiện lý tưởng Bồ Tát với tinh thần nhập thế mang pháp khí yêu thương để chia xẻ hạnh phúc cho tha nhân. Đây cũng là thông điệp hòa bình, không thù hận, nghi kỵ, mang dấu ấn từ bi chẳng riêng tư phe phái, xóa tan mọi biên cương để đến từng chúng sanh bằng con tim nhân ái. Kinh thơ Hoa Nghiêm đã diễn tả được một Thiện Tài mẫu mực, một công dân gương mẫu giữa cuộc đời, dù bước trong bùn lầy của ngũ trược chẳng những tâm vô nhiễm mà còn tỏa được hương sen. Con đường Bồ tát hạnh khiến chúng ta nhận rõ giá trị đích thực của chông gai phiền não, cám dỗ lọc lừa là sự vương dậy, tinh tấn, thệ nguyện kiên trì quyết chí vào đời để phục vụ tha nhân, lấy hạnh phúc của chúng sanh làm niềm vui của mình, tạo thế giới cực lạc giữa chốn trần gian bây giờ và ở đây chứ không xa vời, mông lung; đưa nhân loại về thực tại, giải quyết những khúc mắc nơi trần gian, vì cuộc đời này luôn có phiền não nên mới có Bồ đề, có sanh tử mới có Niết bàn, có luân hồi nên mới có giải thoát, có chúng sanh mới có Phật. Do vậy, mục đích bản kinh thơ này là khêu dậy khả năng Phật tánh ẩn tàng trong mỗi chúng sanh bằng cách gia tăng tinh tấn tu tập thành tựu quả giác ngộ. Thiện Tài đồng tử tức chúng ta đây đã từng tiến bước trên lộ trình Bồ Tát, từng phát Bồ đề tâm, từng huân tu công đức qua hơn năm mươi chặng đường tu chứng và ứng nguyện tùy hình biến hóa nhân duyên để độ sanh. Từ một vị sơ phát tâm cho đến khi thành tựu Phật quả phải trải qua thời gian lâu dài nên kinh luận Phật Giáo thường phân định Bồ Tát thành nhiều giai đoạn và thứ bậc khác nhau. Tư tưởng Phật giáo Đại thừa chỉ rõ từng hạng phàm phu hay Hiền Thánh tùy vào khả năng rốt ráo thực hành công đức để chứng đắc Phật quả tức là phải “Nhập Pháp Giới” đặng ứng hoạt Bồ tát hạnh hầu cứu độ quần sanh; tất cả những điều này được vần điệu trong ngần ấy câu thơ song thất lục bát mà Tiến Sĩ Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng đã tâm nguyện thi hóa kinh Hoa Nghiêm vừa hoàn tất viên mãn.

Tôi vô cùng tán thán công đức hy hữu của tác giả, nguyện cầu những vần kinh thơ này sẽ là nguồn cảm hứng cho mọi giới tụng đọc, ngâm vịnhthâm nhập Phật đạo, hành trì được hạnh Bồ tát với mục đích hoằng hóa chúng sanh hầu phục vụ nhân loại trên tinh thần nhập thế. Xin hân hạnh giới thiệu đến tứ chúng khắp nơi, các vị thiện tri thức, học giả, chư Phật tử, đồng hương tiếp nhận bộ kinh thơ Hoa Nghiêm làm tư lương cũng như chuyển dụng trong kho tàng Văn Hóa Phật Giáo. Ngưỡng mong chư vị đặng phước huệ viên mãnhồi hướng đến chúng sanh thành tựu Phật quả.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát.
Pháp Duyên Tịnh Xá, Fresno, California, USA
Ngày 1 Tháng 1 năm 2017
Hòa Thượng Thích Giác Lượng
Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới

pdf_download_2
Kinh Thơ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm


.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2014(Xem: 28207)
05/08/2010(Xem: 97404)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.