18. Phẩm Minh Pháp

10/05/201012:00 SA(Xem: 23088)
18. Phẩm Minh Pháp

KINH HOA NGHIÊM
Hán Dịch: Đại-Sư Thật-Xoa-Nan-Đà
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
Phật Học Viện quốc Tế Xuất Bản PL 2527 – 1983

PHẨM MINH PHÁP
THỨ MƯỜI TÁM

Lúc bấy giờ Tinh-Tấn-Huệ Bồ-Tát bạch Pháp-Huệ Bồ-Tát rằng: 'Thưa Phật-tử! Đại Bồ-Tát sơ-phát bồ-đề-tâm, thành tựu vô-lượng công-đức như vậy, đủ trang-nghiêm lớn, lên Phật-thừa, vào chính-vị Bồ-Tát, bỏ những pháp thế-gian, được pháp xuất-thế của Phật, được tam-thế chư Phật nhiếp-thọ, quyết định đến chỗ vô-thượng bồ-đề rốt ráo.
 Chư Bồ-Tát đó ở trong Phật-giáo, tu-tập thế nào khiến chư Phật đều hoan-hỷ, vào chỗ trụ của chư Bồ-Tát, tất cả đại-hạnh đều được thanh-tịnh, bao nhiêu đại-nguyện đều khiến đầy đủ, được tạng rộng lớn của Bồ-Tát, tùy chỗ đáng hóa độ thường vì thuyết-pháp mà luôn chẳng bỏ hạnh ba-la-mật, chúng-sanh sở-niệm đều làm cho được giải-thoát, nối thạnh phật-chủng khiến chẳng đoạn-tuyệt, thiện-căn phương-tiện thảy đều chẳng luống?
 Thưa Phật-tử! Chư Bồ-Tát đó dùng phương-tiện gì có thể sẽ viên-mãn được những pháp đó?

Xin xót thương tuyên nói cho đại-chúng, trong hội này đều muốn nghe.
 Và như chư đại Bồ-Tát thường siêng tu-tập dứt trừ tất cả vô-minh hắc ámhàng phục ma oán, chế các ngoại-đạo, rửa sạch hẳn tất cả tâm nhơ phiền-não, đều có thể thành-tựu tất cả thiện-căn, ra khỏi hẳn tất cả ác thú các nạn, tu tập tất cả cảnh-giới đại-trí, thành-tựu tất cả bực Bồ-Tát, các ba-la-mật, tổng-trì, tam-muội, lục thông, tam-minh, tứ-vô-sở-úy, công-đức thanh-tịnh, trang-nghiêm tất cả quốc-độ chư Phật, và những tướng hảo, thân-hạnh, ngữ-hạnh, tâm-hạnh đều thành-tựu đầy đủ, khéo biết lực, vô-úy, bất-cộng, nhứt-thiết-chủng-trí và cảnh-giới sở-hành của tất cả chư Phật Như-Lai, vì muốn thành thục tất cả chúng-sanh tùy tâm sở-thích của họ mà lấy phật-độ, tùy căn, tùy thời diễn thuyết vô-lượng pháp, phật-sự rộng lớn, và vô-lượng-pháp công-đức khác, những hạnh, những đạo và những cảnh-giới thảy đều viên-mãn, mau bình-đẳng với công-đức của Như-Lai, nơi chư Như-Lai lúc tu bồ-tát-hạnh trong trăm ngàn vô-số kiếp chứa họp pháp-tạng đều thủ-hộ được và khai-thị diễn thuyết được, các ma ngoại-đạo không thể làm ngại hư, nhiếp-trì chánh-pháp không cùng tận, lúc thuyết-pháp ở tất cả thế-giới được Thiên, Long, Bát-Bộ, Nhơn-Vương, Phạm-Vương, nhẫn đến Như-Lai Pháp-Vương thảy đều thủ-hộ, tất cả thế-gian cung-kính cúng-dường, thường được chư Phật hộ-niệm, tất cả Bồ-Tát cũng đều ái-kính, được sức thiện-căn thêm lớn pháp lành, khai diễn pháp-tạng rất sâu của Như-Lai, nhiếp-trì chánh-pháp để tự trang-nghiêm. Công-hạnh thứ đệ của tất cả Bồ-Tát, trong mong ngài đều diễn thuyết cho.
 Lúc đó Tinh-Tấn-Huệ Bồ-Tát muốn tuyên lại nghĩa này ma nói kệ rằng:
 Đấng Đại-Danh-Xưng khéo diễn thuyết
 Công-đức sở thành của Bồ-Tát
 Sâu vào vô-biên hạnh rộng lớn
 Đầy đủ thanh-tịnh trí vô-sư.
 Nếu có Bồ-Tát sơ-phát-tâm
 Thành-tựu bực phước-đức trí-huệ
 Vào vô-sanh-vị siêu thế-gian
 Trọn được pháp bồ-đề vô-thượng.
 Lại kia thế nào trong phật-giáo
 Kiên-cố siêng tu càng thêm hơn
 Khiến chư Như-Lai đều hoan-hỷ
 Trụ-địa của Phật mau được vào.
 Nguyện hạnh thanh-tịnh đều đầy đủ
 Và được tạng trí-huệ rộng lớn
 Thường hay thuyết pháp độ chúng-sanh
 Mà tâm vô-y và vô-trước.
 Bồ-Tát tất cả bình-đẳng-la-mật
 Đều khéo tu-hành không khuyết giảm
 Chúng-sanh sở-niệm đều cứu-độ
 Thường trì phật-chủng khiến chẳng dứt.
 Chỗ làm kiên cố chẳng luống bỏ
 Tất cả công thành được xuất-ly
 Như chư Bồ-Tát chỗ tu hành
 Đạo thanh-tịnh kia nguyện tuyên nói.
 Phá hẳn tất cả tối vô-minh
 Hàng phục các ma và ngoại-đạo
 Bao nhiêu cấu uế đều trừ sạch
 Được gần Như-Lai bực đại-trí.
 Lìa hẳn ác-đạo các hiểm nạn
 Tu tập cảnh đại-trí thù-thắng
 Được sức diệu-đạo gần đức Phật
 Tất cả công-đức đều thành-tựu.
 Chứng được Như-Lai trí tối-thắng
 Trụ ở vô-lượng các quốc-độ
 Tùy tâm chúng-sanh mà thuyết-pháp
 Và làm các phật-sự rộng lớn.
 Thế nào mà được các diệu-đạo
 Khai diễn Như-Lai chánh-pháp-tạng
 Thường hay thọ-trì các phật-pháp
 Không ai hơn được, không ai bằng.
 Thế nào vô-úy như sư-tử
 Chỗ làm thanh-tịnh như trăng-tròn?
 Thế nào tu tập công-đức Phật
 Dường như liên-hoa chẳng dính nước?
 Lúc đó Pháp-Huệ Bồ-Tát nói với Tinh-Tấn-Huệ Bồ-Tát rằng: 'Lành thay Phật-tử! Nay ngài muốn được nhiều lợi-ích, nhiều an-vui, nhiều ơn huệthương xót thế-gian chư thiên và loài người mà hỏi hạnh thanh-tịnh của Bồ-Tát tu tập như vậy.
 Thưa Phật-tử! Ngài trụ thiệt-pháp, phát đại-tinh-tấn, tăng-trưởng bất-thối, đã được giải-thoát, có thể hỏi như trên đây, đồng với đức Như-Lai.
 Ngài lóng nghe khéo suy nghĩ, nay tôi thừa oai-lực của đức Phật mà nói phần ít trong vấn đề đó.
 Thưa Phật-tử! Đại Bồ-Tát đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, phải lìa si tối, tinh-tấn gìn giữ chớ có phóng dật.
 Đại Bồ-Tát trụ mười pháp sau đây gọi là chẳng phóng dật:
 Một là giữ gìn giới cấm; hai là xa lìa ngu-si, tâm bồ-đề thanh-tịnh; ba là lòng thích ngay thẳng rời điều dua phỉnh; bốn là siêng tu căn lành không thối-chuyển; năm là luôn khéo tư-duy tâm của mình đã phát; sáu là chẳng thích gần-gũi tất cả phàm-phu tại-gia hay xuất-gia; bảy là tu những nghiệp lành mà chẳng mong cầu quả báo thế-gian; tám là lìa hẳn nhị-thừa mà thật hành bồ-tát-hạnh; chín là thích tu-tập điều lành chẳng để đoạn tuyệt; mười là luôn khéo quan-sát sức tương-tục của mình.
 Đại Bồ-Tát trụ bất-phóng-dật thời được diều thanh-tịnh dưới đây:
 Một là thật hành đúng như lời nói; hai là niệm-trí được thành-tựu; ba là trụ nơi thâm định chẳng trầm chẳng điệu; bốn là thích cầu phật-pháp không lười bỏ; năm là theo pháp được nghe quan-sát đúng lý sanh diệu trí-huệ; sáu là nhập thâm thiền-định được phật-thần-thông; bảy là tâm bình-đẳng không cao hạ; tám là tâm không chướng-ngại đối với chúng-sanh loại thượng trung hạ, bình-đẳng lợi-ích như đại-địa; chín là nếu thấy chúng-sanh nhẫn đến một phen phát bồ-đề-tâm thời tôn trọng kính thờ xem như hoà-thượng; mười là đối với hòa-thượng và a-xà-lê thọ-giới, chư Bồ-Tát, các thiện-tri-thức, các pháp-sư luôn tôn trọng kính thờ.
 Bồ-Tát trụ bất-phóng-dật phát đại-tinh-tấn, khởi chánh-niệm, sanh-thắng-nguyện, tu hành chẳng dứt, tâm không y tựa tất cả pháp, hay siêng tu tập pháp thậm-thâm, vào môn vô-tránh thêm tâm quảng-đại, có thể thuận biết rõ vô-biên phật-pháp, khiến chư Phật đều hoan-hỷ.
 Bồ-Tát lại có mười pháp sau đây có thể làm cho chư Phật hoan-hỷ:
 Một là tinh-tấn bất-thối; hai là chẳng tiếc thân mạng; ba là không mong cầu lợi-dưỡng; bốn là biết tất cả pháp đều như hư-không; năm là khéo quan-sát vào khắp pháp-giới; sáu là biết các pháp-ấn lòng không ỷ-trước; bảy là luôn phát đại-nguyện; tám là thành tựu nhẫn-trí; chín là quan-sát pháp lành của mình lòng không tăng giảm; mười là y vô-tác-môn tu những tịnh hạnh.
 Lại có mười pháp sau đây có thể làm chư Phật hoan-hỷ:
 An-trụ bất phóng-dật; an-trụ vô-sanh-nhẫn; an-trụ đại-từ; an-trụ đại-bi; an-trụ đầy đủ các môn ba-la-mật; an-trụ đại-hạnh; an-trụ đại-nguyện; an-trụ xảo phương-tiện; an-trụ dũng mãnh lực; an-trụ trí-huệ, quan-sát tất cả pháp đều vô-trụ, như hư-không.
 Có mười pháp sau đây làm cho Bồ-Tát mau nhập các địa:
 Một là khéo viên-mãn hai hạnh phước và trí; hai là có thể trang-nghiêm đạo ba-la-mật; ba là trí-huệ sáng suốt chẳng tùy tha-ngữ; bốn là kính thờ thiện-hữu luôn không bỏ lìa; năm là thường hành tinh-tấn không giải-đãi; sáu là khéo an-trụ Như-Lai thần-lực; bảy là tu các căn lành chẳng sanh mỏi nhọc; tám là thâm-tâm lợi-trí dùng pháp đại-thừa để tự trang-nghiêm; chín là đối với pháp-môn của các địa tâm không trụ; mười là đồng một thể-tánh với thiện-căn phương-tiện của tam-thế chư Phật.
 Bồ-Tát lúc sơ-trụ-địa phải khéo quan-sát tùy nơi mình, có tất cả pháp-môn, có thậm-thâm trí-huệ, tùy nhơn đã tu, tùy quả đã được, tùy cảnh-giới mình, tùy lực dụng mình, tùy chỗ thị-hiện của mình, tùy mình phân biệt, tùy mình đã được, đều khéo quan-sát biết tất cả pháp đều là tự-tâm mà không sở-trước.

Biết được như vậy vào bồ-đề-địa hay khéo an-trụ.
 Bồ-Tát đó suy nghĩ rằng: Chúng ta phải nên mau vào các địa. Vì nếu chúng ta trụ trong các địa thành-tựu công-đức rộng lớn như vậy. Đã đủ công-đức thời lần lần vào phật-địa. Đã trụ phật-địa thời có thể làm vô-biên phật-sự rộng lớn. Do đây nên phải thường siêng tu tập không thôi nghỉ, không mỏi nhọc. Dùng đại công-đức mà tự trang-nghiêm vào bồ-tát-địa.
 Có mười pháp dưới đây làm cho Bồ-Tát chỗ thật hành thanh-tịnh:
 Một là xả hết của cải để làm vừa ý chúng-sanh; hai là trì-giới thanh-tịnh không hủy phạm; ba là nhu hòa nhẫn nhục không cùng tận; bốn là siêng tu các hạnh trọn chẳng thối chuyển; năm là do chánh-niệm lực tâm không mê loạn; sáu là phân biệt rõ biết vô-lượng pháp; bảy là tu tất cả hạnh mà không sở-trước; tám là tâm bất động dường như núi Tu-Di; chín là rộng độ chúng-sanh dường như cầu đò; mười là biết tất cả chúng-sanh cùng chư Phật đồng một thể-tánh.
 Bồ-Tát đã được hạnh thanh-tịnh lại được mười pháp tăng thắng dưới đây:
 Một là chư Phật phương khác đều hộ-niệm; hai là thiện-căn tăng thắng siệu-việt đẳng cấp; ba là khéo lãnh thọ được sức gia-trì của Phật; bốn là thường được thiện-nhơn làm chỗ nương tựa; năm là an-trụ tinh-tấn hằng chẳng phóng-dật; sáu là biết tất cả pháp bình-đẳng không khác; bảy là lòng luôn an-trụ đại-bi vô-thượng; tám là quan-sát các pháp đúng thật xuất sanh diệu-huệ; chín là khéo có thể tu hành phương-tiện thiện-xảo; mười là có thể biết sức phương-tiện của Như-Lai.
 Bồ-Tát có mười nguyện thanh-tịnh như dưới đây:
 Một là nguyện thành-thục chúng-sanh không mỏi nhàm; hai là nguyện thật hành đủ điều lành để nghiêm tịnh thế-giới; ba là nguyện thừa sự Như-Lai luôn kính trọng; bốn là nguyện hộ-trì chánh-pháp chẳng tiếc thân mạng; năm là nguyện dùng trí quan-sát vào các phật-độ; sáu là nguyện cùng các Bồ-Tát đồng một thể-tánh; bảy là nguyện vào cửa Như-Lai rõ tất cả pháp; tám là nguyện người thấy sanh tin đều được lợi-ích; chín là nguyện thần-lực trụ thế tận-kiếp vị-lai; mười là nguyện đủ phổ-hiền-hạnh tu tập môn nhứt-thiết-chủng-trí.
 Bồ-Tát trụ mười pháp sau đây làm cho những đại-nguyện đều được viên mãn:
 Một là lòng không nhàm chán; hai là đủ đại trang-nghiêm; ba là nhớ nguyện lực thù-thắng của chư Bồ-Tát; bốn là nghe các phật-độ đều nguyện vãng-sanh; năm là thâm-tâm lâu dài tận kiếp vị-lai; sáu là nguyện trọn thành-tựu tất cả chúng-sanh; bảy là trụ tất cả kiếp chẳng lấy làm nhọc; tám là thọ tất cả khổ chẳng sanh nhàm lìa; chín là nơi tất cả chỗ vui lòng không tham trước; mười là thường siêng gìn giữ pháp-môn vô-thượng.
 Lúc Bồ-Tát đầy đủ những nguyện như vậy, liền được mười vô-tận-tạng sau đây:
 Vô-tận-tạng thấy khắp chư Phật, vô-tận-tạng tổng-trì chẳng quên, vô-tận-tạng quyết rõ các pháp, vô-tận-tạng đại-bi cứu hộ, vô-tận-tạng các môn tam-muội, vô-tận-tạng phước-đức rộng lớn làm thỏa mãn lòng chúng-sanh, vô-tận-tạng trí-huệ rất sâu diễn tất cả pháp, vô-tận-tạng báo được thần-thông, vô-tận-tạng trụ vô-lượng kiếp, vô-tận-tạng vào vô-biên thế-giới.
 Bồ-Tát đã được mười tạng vô-tận thời đầy đủ phước-đức, trí-huệ thanh-tịnh, tùy nghi mà thuyết-pháp với chúng-sanh.  Với các chúng-sanh, thế nào là Bồ-Tát tùy nghi mà thuyết-pháp?
 Bồ-Tát biết chỗ làm của họ, biết nhơn-duyên của họ, biết tâm hành của họ, biết sở-thích của họ.
 Bồ-Tát đối với người nhiều tham dục thời thuyết bất-tịnh, với người nhiều sân hận thời thuyết đại-từ, với người nhiều ngu-si thời dạy họ siêng quan-sát, với người ba độc đồng đều, thời thuyết pháp-môn thành-tựu thắng-trí, với người ưa thích sanh-tử thời thuyết ba sự khổ, với người chấp-trước thời thuyết không-tịch, với người giải-đãi thời thuyết tinh-tấn, với người ngã-mạn thời thuyết pháp bình-đẳng, với người nhiều dua phỉnh thời thuyết tâm chất-trực, với người thích tịch-tịnh thời thuyết pháp rộng, khiến họ được thành-tựu.
 Bồ-Tát tùy nghi thuyết-pháp như vậy.
 Lúc Bồ-Tát thuyết-pháp: văn liên-thuộc nhau, nghĩa không sai lầm, quan-sát pháp trước sau dùng trí phân-biệt, thẩm định phải quấy, chẳng trái pháp-ấn, thứ-đệ kiến-lập vô-biên hạnh-môn khiến các chúng-sanh dứt tất cả nghi ngờ, khéo biết căn-tánh và giáo pháp Như-Lai, chứng chơn-lý, biết pháp bình-đẳng, dứt những pháp-ái, trừ tất cả pháp, thường nhớ chư Phật không rời nơi lòng, rõ biết âm-thinh thể-tánh bình-đẳng, nơi các ngôn thuyết tâm không chấp-trước, khó nói ví dụ không trái nghịch nhau, đều khiến được ngộ tất cả chư Phật, tùy nghi khắp hiện trí-thân bình-đẳng.

 Bồ-Tát vì các chúng-sanh mà thuyết-pháp như vậy thời tự mình tu tập tăng-trưởng nghĩa lợi, chẳng bỏ các độ, trang-nghiêm đầy đủ đạo ba-la-mật.


 Lúc bấy giờ Bồ-Tát vì khiến lòng chúng-sanh được thỏa mãn, trong ngoài đều rời bỏ không còn chấp trước, đây thời là tu đàn ba-la-mật.
 Giữ đủ các giới cấm mà không sở trước, lìa hẳn ngã-mạn, đây là tu thi ba-la-mật.
 Đều có thể nhẫn thọ tất cả sự khổ hại, tâm bình-đẳng đối với chúng-sanh không hề xao độngví như đại-địa hay chở tất cả, đây là tu nhẫn ba-la-mật.
 Với những công hạnh thường tu không lười trễ, không thối chuyển, thế-lực dũng-mãnh không bị chế phục, nơi các công-đức không lấy không bỏ mà có thể đầy đủ tất cả trí-môn, đây là hay tu tinh-tấn ba-la-mật.
 Không tham trước cảnh ngũ dục, đều thành-tựu được các thứ-đệ định, luôn chánh tư-duy, chẳng trụ chẳng xuất mà có thể tiêu diệt tất cả phiền-não, xuất sanh vô-lượng môn tam-muội, thành-tựu vô-biên thần-thông, nghịch thuận thứ-đệ nhập các tam-muội, nơi một tam-muội nhập vô-biên tam-muội, biết rõ cảnh-giới của tất cả tam-muội cùng trí-ấn chẳng chống trái nhau, có thể mau vào nơi bực nhứt-thiết-trí, đây là hay tu thiền ba-la-mật.
 Nơi chư Phật nghe pháp thọ-trì, gần thiện trí-thức kính thờ chẳng mỏi, thường thích nghe pháp không nhàm đủ, tùy pháp đã được thọ mà tư-duy đúng lý, nhập chơn tam-muội lìa rờI những thiên-kiến, khéo quán-sát các pháp, được thiệt-tướng-ấn, rõ biết đạo vô-công-dụng của Như-Lai, thừa phổ-môn-huệ, nhập nơi môn nhứt-thiết-chủng-trí, trọn được thôi nghỉ, đây là hay tu bát-nhã-ba-la-mật.
 Thị-hiện tất cả công nghiệp thế-gian, giáo-hóa chúng-sanh không nhàm mỏi, tùy sở thích của họ mà hiện thân, tất cả chỗ thật-hành đều không nhiễm trước, hoặc hiện phàm, hoặc hiện Thánh, việc làm thời hoặc hiện sanh-tử hoặc hiện niết-bàn, khéo hay quán-sát tất cả việc làmthị hiện tất cả những sự trang-nghiêm mà chẳng tham trước, vào khắp các loài để độ chúng-sanh, đây là hay tu phương-tiện ba-la-mật.
 Trọn thành-tựu tất cả chúng-sanh, trọn trang-nghiêm tất cả thế-giới, trọn cúng-dường tất cả chư Phật, trọn thông đạt pháp vô-chướng-ngại, trọn tu hành khắp cả pháp-giới-hạnh thân hằng trụ, trọn trí rõ vị-lai kiếp, trọn biết tất cả tâm niệm, trọn giác-ngộ lưu-chuyển hoàn-diệt, trọn thị-hiện tất cả quốc-độ, trọn chứng được Như-Lai trí-huệ, đây là hay tu nguyện ba-la-mật.
 Vì đủ thâm-tâm-lực nên không tạp nhiễm, vì đủ thâm-tín-lực nên không bị khuất-phục, vì đủ đại-bi-lực nên không hề mỏi nhàm, vì đủ đại-từ-lực nên sở-hành bình-đẳng, vì đủ tổng-trì-lực nên có thể dùng phương-tiện trì tất cả nghĩa, vì đủ biện-tài-lực nên khiến tất cả chúng-sanh hoan-hỷ đầy đủ, vì đủ ba-la-mật-lực nên trang-nghiêm đại-thừa, vì đủ đại-nguyện-lực nên trọn chẳng đoạn-tuyệt, vì đủ thần-thông-lực nên xuất-sanh vô-lượng, vì đủ gia-trì-lực nên khiến tin hiểu lãnh thọ, đây là hay tu lực ba-la-mật.
 Biết hành-giả tham-dục, biết-hành-giả sân hận, biết hành-giả ngu-si, biết hành-giả đẳng-phần, biết hành-giả tu học địa, trong một niệm biết vô-biên hạnh chúng-sanh, biết vô-biên tâm chúng-sanh, biết tất cả pháp chơn-thật, biết môn pháp-giới, sức giác-ngộ khắp cả của chư Như-Lai, đây là hay tu trí ba-la-mật.
 Như vậy, lúc Bồ-Tát thanh-tịnh các môn ba-la-mật, lúc viên-mãn các môn ba-la-mật, lúc chẳng rời bỏ các môn ba-la-mật, trụ trong đại-trang-nghiêm bồ-tát thừa, tùy sở niệm đều vì tất cả chúng-sanh mà thuyết pháp, khiến họ tăng trưởng tịnh-nghiệp để được độ thoát.

Người đọa ác-đạo thời dạy họ phát tâm. Người ở trong nạn thời khiến họ tinh-tấn. Chúng-sanh nhiều tham, chỉ cho pháp vô-tham. Chúng-sanh nhiều sân, thời khiến thật bình-đẳng. Chúng-sanh chấp-kiến thời vì nói duyên-khởi. Chúng-sanh cõi dục thời dạy họ lìa tham sân và pháp ác bất-thiện. Chúng-sanh cõi sắc, thời vì họ tuyên thuyết tỳ-bát-xá-na. Chúng-sanh vô-sắc-giới, thời vì họ tuyên thuyết trí-huệ vi-diệu. Với hàng nhị-thừa thời dạy hạnh tịch-tịnh. Với người thích đại-thừa thì thuyết thập-lực quảng-đại trang-nghiêm.
 Như thuở xa xưa, lúc sơ-phát-tâm, thấy vô-lượng chúng-sanh đọa các ác-đạo, thời đại-sư-tử-hống nói rằng: Tôi sẽ dùng các pháp môn tùy nghi để độ thoát họ.
 Bồ-Tát đầy đủ trí-huệ như vậy, có thể rộng độ thoát tất cả chúng-sanh.
 Thưa Phật-tử! Bồ-Tát đầy đủ trí-huệ như vậy làm cho tam-bảo-chủng trọn chẳng đoạn tuyệt.

Vì Bồ-Tát dạy các chúng-sanh phát tâm bồ-đề nên có thể làm cho phật-chủng chẳng dứt.

Vì thường khai xiển pháp tạng cho chúng-sanh nên có thể làm cho pháp-chủng chẳng dứt.

Vì khéo thọ-trì giáo-pháp không trái nghịch nên có thể làm cho tăng-chủng chẳng dứt.
Và lại vì đều hay ca ngợi tất cả đại-nguyện nên có thể làm cho Phật-chủng chẳng dứt.

Vì phân biệt diễn thuyết môn nhơn duyên nên có thể làm cho pháp-chủng chẳng dứt.

Vì thường siêng tu tập sáu pháp hòa kính nên có thể làm cho tăng-chủng chẳng dứt.
Lại vì ở trong ruộng chúng-sanh gieo hột giống Phật nên có thể làm cho phật-chủng chẳng dứt.

Vì hộ-trì chánh-pháp chẳng tiếc thân mạng nên có thể làm cho Pháp-chủng chẳng dứt.

Vì thống-lý đại-chúng không mệt mỏi nên có thể làm cho Tăng-chủng chẳng dứt.
 Lại vì đối với giáo-pháp và cấm-giới của tam-thế chư Phật đều phụng-trì trọn vẹn lòng chẳng bỏ lìa, nên có thể làm cho chủng-tử Phật, Pháp, Tăng vĩnh viễn chẳng đoạn-tuyệt.
 Bồ-Tát nối thạnh tam-bảo như vậy, tất cả việc làm không có lỗi, bao nhiêu công-hạnh đều đem hồi-hướng nhứt-thiết-trí, do đây nên ba nghiệp không có tỳ vết. Vì ba nghiệp thân, ngữ và ý không tỳ vết nên những điều thiện đã làm, những công-hạnh đã làm, giáo-hóa chúng-sanh, tùy nghi thuyết-pháp, nhẫn đến một niệm đều không sai lầm, đều tương ưng với phương-tiện trí-huệ, đều đem hồi-hướng nơi nhứt-thiết-chủng-trí không để luống qua.
 Bồ-Tát tu tập thiện-pháp như vậy, niệm niệm đầy đủ mười điều trang-nghiêm dưới đây:
 Một là thân trang-nghiêm, vì tùy theo các chúng-sanh đáng được điều-phục mà thị-hiện.

Hai là ngữ trang-nghiêm, vì dứt tất cả nghi ngờ khiến họ đều hoan-hỷ.

Ba là tâm trang-nghiêm, vì trong một niệm nhập các tam-muội.

Bốn là phật-sát trang-nghiêm, vì tất cả thanh-tịnh lìa những phiền-não.

Năm là quang-minh trang-nghiêm, vì phóng vô-biên-quang chiếu khắp chúng-sanh.

Sáu là chúng-hội trang-nghiêm, vì nhiếp khắp chúng-hội đều làm cho hoan-hỷ.

Bảy là thần-thông trang-nghiêm, vì tùy tâm chúng-sanh mà tự-tại thị-hiện.

Tám là chánh-giáo trang-nghiêm, vì có thể nhiếp tất cả người thông-huệ.

Chín là niết-bàn địa trang-nghiêm, vì một chỗ thành đạo cùng khắp mười phương đều không thừa.

Mười là xảo thuyết trang-nghiêm, vì tùy xứ tùy thời tùy căn-khí chúng-sanh mà thuyết-pháp.
 Bồ-Tát thành-tựu trang-nghiêm như vậy, ở trong niệm niệm thân, ngữ và ý không luống qua, đều đem hồi-hướng nhứt-thiết-trí. Nếu có chúng-sanh nào thấy Bồ-Tát này thời cũng không luống qua, vì tất sẽ thành vô-thượng bồ-đề vậy.
 Với Bồ-Tát này, nếu ai được nghe tên, hoặc cúng-dường, hoặc ở chung, hoặc ghi nhớ, hoặc theo xuất-gia, hoặc nghe thuyết-pháp, hoặc tùy hỉ thiện-căn, hoặc có lòng vọng kính phục, nhẫn đến ca ngợi truyền dương danh tự, thời tất cả sẽ đều được vô-thượng bồ-đề.
 Ví như vị thuốc thiện-kiến, ai thấy thuốc này thời tất cả bịnh độc đều tiêu trừ.
 Cũng vậy, Bồ-Tát thành-tựu pháp này, nếu chúng-sanh nào thấy Bồ-Tát thời các độc phiền-não đều được dứt trừ và tăng-trưởng thiện-pháp.
 Bồ-Tát trụ trong pháp này, siêng năng tu tập, dùng ánh sáng trí-huệ dứt trừ si tối; dùng sức từ-bi dẹp phục quân ma; dùng trí-huệ lớn và sức phước-đức chế các ngoại-đạo; dùng kim-cang-định dứt trừ tất cả tâm nhơ phiền-não; dùng sức tinh-tấn họp các căn lành; dùng những sức thiện-căn tịnh phật-độ mà xa lìa tất cả ác-đạo và các nạn; dùng sức vô-trước mà thanh-tịnh cảnh-giới của trí; dùng sức trí-huệ phương-tiện mà xuất-sanh tất cả Bồ-Tát-địa, các ba-la-mật, các tam-muội, lục-thông, tam minh, tứ vô-úy đều khiến thanh-tịnh. Dùng tất cả thiện-pháp-lực để hoàn thành tất cả phật-độ, vô-biên tướng-hảo, thân, ngữ và tâm trang-nghiêm toàn vẹndùng sức trí tự-tại quan-sát thập-lực, tứ vô-úy, pháp bất-cộng của tất cả Như-Lai đều bình-đẳng; dùng sức trí-huệ rộng lớn rõ biết cảnh-giới của nhứt-thiết-chủng-trí; dùng nguyện-lực thuở trước mà tùy nghi ứng-hóa, hiện phật-độ, chuyển pháp luânđộ thoát vô-lượng vô-biên chúng-sanh.
 Bồ-Tát siêng tu pháp này thời thứ-đệ thành-tựu các bồ-tát-hạnh, nhẫn đến được cùng chư Phật bình-đẳng, trong vô-biên thế-giới làm đại pháp-sư hộ-trì chánh-pháp, được chư Phật hộ-niệm, giữ-gìn và thọ-trì pháp-tạng rộng lớn; được vô-ngại-biện thâm nhập pháp-môn, ở trong đại-chúng nơi vô-biên thế-giới tùy loại chẳng đồng mà khắp hiện thân hình xinh đẹp, dùng vô-ngại-biện khéo nói thâm pháp; vì âm-thinh viên-mãn khéo phân bố, nên có thể làm cho người nghe vào môn trí-huệ vô-tận, biết tâm hành phiền-não của các chúng-sanh mà vì họ thuyết-pháp; vì ngôn-âm hoàn-toàn thanh-tịnh nên nhứt-âm diễn-xướng có thể làm hoan-hỷ tất cả; vì thân đoan-chánh có oai-lực lớn nên không ai hơn khi ở trong chúng-hội; vì khéo biết tâm chúng-sanh nên có thể khắp hiện thân; vì thuyết-pháp khéo léo nên âm-thinh vô-ngại; vì được tâm tự-tại nên khéo thuyết đại-pháp không bị trở hoại; vì được vô-sở-úy nên lòng không khiếp nhược; vì nơi pháp tự-tại nên không ai hơn; vì nơi trí tự-tại nên không ai thắng; vì bát-nhã ba-la-mật tự-tại nên những pháp-tướng đã nói không chống trái; vì biện-tài tự-tại nên tùy thích thuyết-pháp tương-tục chẳng dứt; vì đà-la-ni tự tại nên quyết định khai thị thật tướng của các pháp; vì biện-tài tự-tại nên tùy chỗ diễn thuyết có thể khai các môn ví-dụ; vì đại bi tự-tại nên siêng dạy chúng-sanh không lười trễ; vì đại-từ tự-tại nên phóng lưới quang-minh vui đẹp lòng đại-chúng.
 Bồ-Tát ở nơi tòa sư-tử cao lớn diễn nói đại-pháp như vậy, chỉ trừ đức Như-Lai và các đại Bồ-Tát có thắng-nguyện-trí, thời không còn ai có thể thắng hơn được, không ai thấy đánh được, không ai chói đoạt được, không ai vấn nạn làm thua được.
 Thưa Phật-tử! Bồ-Tát được tự-tại-lực như vậy rồi, giả sử có đạo-tràng rộng lớn lượng bằng bất-khả-thuyết thế-giới, chúng-sanh đông đầy trong đó, mỗi chúng-sanh sắc-tướng oai-đức đều như Đại-thiên thế-giới-chủ, Bồ-Tát này vừa hiện thân đến đạo-tràng thời có thể che chói tất cả đại-chúng trên đây.

Rồi dùng đại từ-bình-đẳng an-định sự khiếp nhược của chúng, dùng thâm trí-huệ xét sở-thích của chúng, dùng biện-tài vô-úy vì chúng thuyết-pháp, làm cho tất cả chúng đều vui mừng.
 Tại sao vậy? Vì Bồ-Tát này đã thành-tựu vô-lượng môn trí-huệ, vô-lượng xảo phân-biệt, chánh niệm-lực rộng lớn, vô-tận thiện-xảo-huệ, đã thành-tựu đà-la-ni quyết liễu thật-tướng của các pháp, vô-biên bồ-đề-tâm, diệu biện-tài, thâm tín-giải, đã thành-tựu trí-huệ-lực khắp vào đạo-tràng của tam-thế chư Phật, đã thành-tựu tâm thanh-tịnh biết tam-thế chư Phật đồng một thể-tánh, đã thành-tựu Như-Lai trí, Bồ-Tát đại-nguyện trí, có thể làm đại pháp-sư khai-thị chánh-pháp tạng của chư Phật và hộ-trì.
 Lúc đó Pháp-Huệ Bồ-Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa thần-lực của đức Phật mà nói kệ rằng:
 Tâm trụ bồ-đề nhóm các phước
 Thường chẳng phóng dật trồng kiên-huệ

Chánh niệm với mình hằng chẳng quên

Thập phương chư Phật đều hoan hỉ
 Chánh-niệm kiên-cố tự siêng gắng
 Nơi thế không tựa không thối khiếp
 Dùng hạnh vô-tránh vào thâm-pháp
 Thập phương chư Phật đều hoan-hỷ.
 Phật hoan-hỷ, rồi bền tinh-tấn
 Tu hành phước trí trợ-đạo-pháp
 Vào nơi các địa, tịnh các hạnh
 Trọn đủ nguyện của Như-Lai dạy.
 Như vậy mà tu được diệu-pháp
 Đã được pháp rồi, thí quần-sanh
 Tùy sở-thích và căn-tánh họ
 Đều thuận cơ nghi vì khai diễn.
 Bồ-Tát vì chúng diễn thuyết pháp
 Chẳng bỏ những độ hạnh của mình
 Hạnh ba-la-mật đã được thành
 Thường nơi hữu-lậu cứu quần-chúng.
 Ngày đêm siêng tu không lười mỏi
 Khiến Tam-bảo-chủng chẳng đoạn tuyệt
 Tất cả pháp lành đã thật hành
 Đều đem hồi-hướng Như-Lai địa.
 Bồ-Tát tu hành những hạnh lành
 Khắp vì thành-tựu các quần-sanh
 Khiến họ phá tối diệt phiền-não
 Hàng phục quân ma thành chánh-giác.
 Tu hành như vậy được Phật-trí
 Thâm nhập Như-Lai chánh-pháp-tạng
 Làm đại pháp-sư diễn diệu-pháp
 Ví như cam-lộ trọn rưới nhuần
 Từ-bi thương xót khắp tất cả
 Tâm hành chúng-sanh đều biết cả
 Đúng sở-thích họ mà khai diễn
 Vô-lượng vô-biên các Phật-pháp.
 Cử động an lành như tượng-vương
 Dũng-mãnh vô-úy dường sư-tử
 Bất-động như núi, trí như biển
 Cũng như mưa to trừ nóng bức.
 Lúc Pháp-Huệ Bồ-Tát nói kệ xong, đức Như-Lai hoan-hỷ đại chúng đều phụng hành.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/05/2010(Xem: 144012)
16/05/2010(Xem: 92332)
13/03/2017(Xem: 8292)
19/03/2016(Xem: 20688)
13/05/2010(Xem: 170525)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.