05. Quyển Thứ Năm

16/05/201012:00 SA(Xem: 18762)
05. Quyển Thứ Năm

KINH NHẬP LĂNG GIÀ
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy 
Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh

 

Quyển thứ năm

PHẨM THỨ TƯ : PHẬT TÂM

 

 Lúc bấy giờ, đức Phật bảo Thánh giả Đại Tuệ rằng :

 - Này Đại Tuệ ! Ta nay vì ông nói về Ý sinh thân tu hành sai biệt ! Này Đại Tuệ ! Ông hãy lắng nghe ! Lắng nghe ! Ta sẽ vì ông nói !

 Ngài Đại Tuệ bạch đức Phật rằng : 

 - Hay thay ! Thưa đức Thế Tôn ! Thưa vâng, con xin thọ giáo!

 Đức Phật dạy rằng : 

 - Này Đại Tuệ ! Có ba thứ Ý sinh thân. Những gì là ba ? 

 Một là, được niềm vui tam muội Tam ma bạt đề Ý sinh thân

 Hai là, như thật hay biết tướng các pháp Ý sinh thân

 Ba là, chủng loại sinh không tác hạnh Ý sinh thân. Bồ tát từ Sơ địa tu hành như thật được Thượng thượng địa (lên địa trên) chứng tướng trí

 Này Đại Tuệ ! Đại Bồ tát được Tam muội lạc Tam ma bạt đề Ý sinh thân là gì ? Nghĩa là trong địa thứ ba, thứ tư, thứ năm, tự tâm tịch tịnh tu hành đủ thứ hạnh. Sóng lòng biển cả chuyển niềm vui tướng thức Tam ma bạt đề, gọi là Ý thức sinh. Do thấy cảnh giới tự tâm nên biết như thật tướng có, không. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là Ý sinh thân tướng. 

 Này Đại Tuệ ! Hiểu biết như thật các pháp tướng Ý sinh thân là gì ? Nghĩa là Đại Bồ tát ở trong Bát địa quan sát hiểu rõ, được các pháp vô tướng, pháp như huyễn.v.v... đều không sở hữu, thân tâm chuyển biến được Như huyễn tam muộivô lượng cửa vui Tam ma bạt đề khác, vô lượng tướng lực tự tại thần thông, diệu hoa trang nghiêm phấn tấn như ý, giống như huyễn, mộng, trăng trong nước, hình tượng trong gương, chẳng phải bốn đại sinh ra mà tương tợ tướng bốn đại, đầy đủ thân phận. Tất cả tu hành được tự tại như ý, theo vào đại chúng của đất nước chư Phật. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là Như Thật Giác Tri Chư Pháp Tướng Ý Sinh Thân

 Này Đại Tuệ ! Chủng loại sinh vô tác hạnh Ý sinh thân là gì ? Nghĩa là, tự thân nội chứng tất cả các pháp, vui như thật với tướng vui tướng pháp. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là Chủng loại sinh vô tác hạnh Ý sinh thân

 Này Đại Tuệ ! Ông phải đối với ba thứ thân tướng đó mà quan sát biết rõ !

 Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Thừa ta phi Đại thừa 

 Phi thuyết (nói) cũng phi tự (chữ)

 Phi giải thoát, phi Đế 

 Chẳng phải cảnh giới không (có)

 Nhưng thừa Ma ha diễn (đại thừa)

 Tự tại Tam ma đề

 Ý sinh thân đủ thứ 

 Tự tại hoa trang nghiêm.

 Lúc bấy giờ, Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát lại bạch đức Phật rằng: 

 - Thưa đức Thế Tôn ! Như đức Thế Tôn nói, thiện nam tử, thiện nữ nhân làm năm nghiệp vô gián. Thưa đức Thế Tôn ! Những gì là năm nghiệp vô giánthiện nam tử, thiện nữ nhân làm năm vô gián vào với vô gián.

 Đức Phật bảo Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát rằng :

 - Hay thay ! Hay thay ! Hay thay này Đại Tuệ ! Ông hãy lắng nghe ! Lắng nghe ! Ta sẽ vì ông nói !

 Ngài Đại Tuệ bạch đức Phật rằng : 

 - Hay thay ! Thưa đức Thế Tôn ! Thưa vâng, con xin thọ giáo !

 Đức Phật bảo ngài Đại Tuệ rằng :

 - Năm Vô gián, một là giết mẹ. Hai là, giết cha. Ba là, giết A la hán. Bốn là, phá hòa hợp Tăng. Năm là, ác tâm làm chảy máu thân Phật

 Này Đại Tuệ ! Mẹ chúng sinh là gì ? Nghĩa là lại thọ đời sau, ham thích sinh ra như duyên vào mẹ lập nên. 

 Này Đại Tuệ ! Cha là gì ? Nghĩa là vô minh là cha sinh, sáu nhập gom lại. Này Đại Tuệ ! Đoạn trừ hai thứ căn bản có khả năng sinh đó thì gọi là giết cha, mẹ. 

 Này Đại Tuệ ! Giết A la hán là gì ? Nghĩa là các sử như dịch độc loài chuột phát, hạt đi các sử oán căn bản, chẳng sinh ra. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là giết A la hán

 Này Đại Tuệ ! Phá hòa hợp Tăng là gì ? Nghĩa là tướng khác năm ấm hòa hợp tích tụ mà đoạn phá rốt ráo thì gọi là phá Tăng

 Này Đại Tuệ ! Tâm ác làm chảy máu thân Phật là gì ? Nghĩa là tự tướng đồng tướng thấy tướng bên ngoài tự tâm, thân tám thứ thức nương vào vô lậu, ba cửa giải thoát, đoạn rốt ráo Phật tám thứ thức thì gọi là ác tâm làm chảy máu thân Phật. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là nội thân năm thứ vô gián. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân làm vô gián này được gọi là người vô gián, người vô gián gọi là chứng như thật pháp.

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Ta vì các ông nói năm thứ tướng vô gián bên ngoài. Các Bồ tát nghe nghĩa đó rồi, ở đời vị lai chẳng sinh ra lòng nghi. 

 Này Đại Tuệ ! Năm thứ vô gián bên ngoài là gì ? Nghĩa là giết cha, mẹ, A la hán, phá hòa hợp Tăng, làm chảy máu thân Phật. Người làm vô gián này thì ở trong ba cửa giải thoát chẳng thể được chứng mỗi một giải thoát, trừ nương vào lực Như Lai trụ trì. Thần lực của Như Lai, Bồ tát, Thanh Văn ứng hóa vì năm thứ tội nhân sám hối nghi tâm. Đoạn nghi tâm này khiến sinh ra thiện căn, rồi vì tội nhân đó tạo tác ứng hóa mà nói. Này Đại Tuệ ! Nếu người phạm năm thứ tội vô gián thì rốt ráo chẳng được chứng vào đạo phận, trừ kẻ thấy tự tâm chỉ là hư vọng, lìa khỏi chỗ nương trụ và của cải của thân, phân biệt thấy tướng của ngã và ngã sở, ở trong vô lượng vô biên kiếp gặp được thiện tri thức, thân ở đường khác thì lìa khỏi lỗi thấy của tự tâm hư vọng.

 Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Tham ái gọi là mẹ 

 Vô minh tức là cha

 Liễu cảnh thức là Phật 

 Các sử là La hán 

 Ấm tụ gọi là Tăng 

 Vô gián nối nhau đoạn

 Nghiệp vô gián lại không 

 Được chân như vô gián.

 Lúc bấy giờ, Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát lại bạch đức Phật rằng: 

 - Thưa đức Thế Tôn ! Nguyện xin vì con nói tướng tri giác của các đức Như Lai !

 Đức Phật bảo Thánh giả Đại Tuệ Đại Bồ tát rằng :

 - Này Đại Tuệ ! Biết như thật là người vô ngã, pháp vô ngã, như thật có thể biết hai thứ chướng, xa lìa hai thứ phiền não. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là Tri giác như thật của Như Lai. Này Đại Tuệ ! Thanh Văn, Bích Chi Phật, người được pháp này thì cũng gọi là Phật. Này Đại Tuệ ! Do nhân duyên này nên ta nói Nhất Thừa

 Bấy giờ, đức Thế Tôn lại một lần nữa nói kệ rằng :

 Giỏi biết hai vô ngã 

Hai chướng, hai não phiền

 Được biến (hóa) chẳng nghĩ bàn 

Gọi là tri giác Phật. 

 Bấy giờ, Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát lại bạch đức Phật rằng : 

 - Thưa đức Thế Tôn ! Vì sao đức Thế Tôn ở trong đại chúng nói lời như vầy : “Ta là tất cả Phật quá khứ” và nói đủ thứ kinh Bản Sinh : “Ta vào lúc ấy làm vua Đỉnh Sinh, voi lớn sáu ngà, chim Anh vũ, Tỳ Gia Ta tiên nhân, Đế Thích vương, Thiện Nhãn Bồ tát.v.v... như vậy, trong trăm ngàn Kinh đều nói Bản Sinh.

 Đức Phật bảo Thánh giả Đại Tuệ Đại Bồ tát rằng :

 - Này Đại Tuệ ! Nương theo bốn thứ bình đẳng, Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, ở trong đại chúng xướng lên lời như vầy : “Ta vào lúc ấy làm Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật”. Những gì là bốn ? Một là, chữ (tự) bình đẳng. Hai là lời nói (ngữ) bình đẳng. Ba là, pháp bình đẳng. Bốn là, thân bình đẳng. Này Đại Tuệ ! Nương vào bốn thứ pháp bình đẳng này, các đức Phật Như Lai ở tại trong chúng nói lời như vậy. 

 Này Đại Tuệ ! Chữ bình đẳng là gì ? Nghĩa là những chữ gì mà Phật quá khứ gọi Phật thì ta đồng với chữ đó cũng gọi là Phật, chẳng qua khỏi chữ đó mà cùng với chữ đó ngang bằng không khác không biệt. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là Tự bình đẳng

 Này Đại Tuệ ! Lời nói chư Phật bình đẳng là gì ? Nghĩa là ngôn ngữ nói pháp của Phật quá khứ có sáu mươi bốn thứ Phạm thanh mỹ diệu thì ta cũng có sáu mươi tư thứ ngôn ngữ nói pháp bằng Phạm thanh vi diệu. Này Đại Tuệ ! Các đức Phật vị lai cũng dùng ngôn ngữ nói pháp bằng sáu mươi tư thứ Phạm thanh vi diệu, chẳng tăng chẳng giảm, chẳng khác, không sai biệt tiếng Phạm mỹ diệu như tiếng chim Ca Lăng Tần Già. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là lời nói bình đẳng của các đức Phật

 Này Đại Tuệ ! Thân bình đẳng của chư Phật là gì ? Này Đại Tuệ ! Pháp thân, sắc thân của ta và chư Phật, tướng tốt trang nghiêm không khác, không sai biệt, trừ việc nương theo những chúng sinh đáng hóa. Những chúng sinh kia đủ thứ chỗ sinh sống nên chư Phật Như Lai hiện đủ thứ thân theo họ. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là thân bình đẳng của chư Phật. 

 Này Đại Tuệ ! Sao là pháp bình đẳng của chư Phật ? Nghĩa là đức Phật đó và ta được ba mươi bảy pháp Bồ Đề phận, mười lực, bốn vô úy.v.v... Này Đại Tuệ ! Đó gọi là Pháp bình đẳng của chư Phật. 

 Này Đại Tuệ ! Nương vào bốn thứ pháp bình đẳng này nên Như Lai ở trong đại chúng nói lời như vầy : “Ta là vua Đỉnh Sinh đời quá khứ.v.v...”

 Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Ca Diếp, Câu Lưu Tôn

 Câu Na Hàm... ta đó

 Nói cho các Phật tử 

 Bốn pháp bình đẳng nương.

 Bồ tát Đại Tuệ lại bạch đức Phật rằng :

 - Thưa đức Thế Tôn ! Đức Như Lai nói rằng, đêm nào ta chứng Đại Bồ Đề ? Đêm nào ta vào Bát Niết Bàn ? Ta ở trung gian chẳng nói một chữ chữ, Phật nói chẳng phải nói. Đức Thế Tôn y vào những nghĩa gì mà nói lời như vậy ? Lời nói của Phật chẳng phải lời nói ?

 Đức Phật bảo ngài Đại Tuệ rằng :

 - Này Đại Tuệ ! Như Lai y vào hai thứ pháp mà nói lời như vậy. Cái gì là hai để ta nói như vậy ? Một là, y vào pháp tự thân nội chứng. Hai là, y vào pháp bản trụ. Ta y vào hai pháp này mà nói lời như vậy. 

 Này Đại Tuệ ! Làm sao y vào pháp tự thân nội chứng ? Là pháp chứng được của các đức Phật Như Lai quá khứ kia, ta cũng chứng được như vậy chẳng thêm chẳng bớt, tự thân nội chứng các cảnh giới hạnh, lìa khỏi tưởng ngôn ngữ phân biệt, lìa khỏi hai thứ chữ (tự) vậy. 

 Này Đại Tuệ ! Pháp bản trụ là gì ? Này Đại Tuệ ! Nghĩa là đường bản hạnh bằng phẳng ví như các báu vàng, bạc, trân châu ở tại chỗ đó. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là pháp tính bản trụ xứ. 

 Này Đại Tuệ ! Các đức Phật Như Lai ra đời, chẳng ra đời thì pháp tính, pháp giới, pháp trụ, pháp chứng vẫn thường trụ như đường đi vốn có của ngôi thành. Này Đại Tuệ ! Ví như có người đi trong vùng Khoáng dã thấy hướng đi về ngôi thành có con đường ngay bằng phẳng liền theo đó vào thành. Vào ngôi thành đó rồi, hưởng thụ đủ thứ niềm vui, tạo tác đủ thứ nghiệp. Này Đại Tuệ ! Ý ông thế nào ? Việc làm trước của người đó chính là con đường theo vào thành sao ? Trước đã đủ thứ các trang nghiêm sao ?

 Ngài Đại Tuệ bạch đức Phật rằng : 

 - Chẳng phải vậy, thưa đức Thế Tôn !

 - Này Đại Tuệ ! Ta và tất cả chư Phật quá khứ thì pháp tính, pháp giới, pháp trụ, pháp tướng, pháp thường trụ cũng lại như vậy. Này Đại Tuệ ! Ta y vào ý nghĩa này mà ở trong đại chúng nói lên như vầy : “Ta đêm nào được Đại Bồ Đề, đêm nào vào Bát Niết Bàn, khoản giữa hai đêm này, ta chẳng nói một chữ, cũng chẳng đã nói, sẽ nói và hiện nói”.

 Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Ta đêm nào thành đạo 

 Đêm nào Bát Niết Bàn 

 Khoản giữa hai đêm ấy 

 Lời nói ta đều không.

 Nội thân chứng pháp tính

 Nói như vậy, ta nương

 Ta và mười phương Phật 

 Các pháp không sai biệt.

 Bấy giờ, Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát lại thỉnh đức Phật rằng :

 - Nguyện xin đức Thế Tôn nói về tướng có không của tất cả pháp, khiến cho con và đại chúng Bồ tát khác được nghe thế rồi lìa khỏi tướng có không, mau chóng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 Đức Phật bảo Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát rằng :

 - Hay thay ! Hay thay ! Hay thay ! Này Đại Tuệ ! Ông hãy lắng nghe ! Lắng nghe ! Ta sẽ vì ông giải nói !

 Ngài Đại Tuệ bạch đức Phật rằng : 

 - Hay thay ! Thưa đức Thế Tôn ! Thưa vâng, con xin thọ giáo!

 Đức Phật dạy rằng : 

 - Này Đại Tuệ ! Người thế gian, đa phần rơi vào hai kiến. Những gì là hai kiến ? Một là, thấy có. Hai là, thấy không. Do thấy có các pháp, thấy không các pháp, chẳng phải pháp cứu cánh mà sinh ra cứu cánh tưởng. 

 Này Đại Tuệ ! Làm sao thế gian rơi vào hữu kiến ? Gọi là nhân duyên thật có mà sinh ra các pháp chẳng phải chẳng thật có. Pháp thật có sinh chẳng phải không pháp sinh ra. Này Đại Tuệ ! Người thế gian nói như vậy thì đó gọi là nói không nhân, không duyên và bài báng thế gian, không nhân không duyên mà sinh ra các pháp. 

 Này Đại Tuệ ! Người thế gian làm sao rơi vào vô kiến ? Là nói rằng, tham sân si, thật có tham sân si mà lại nói rằng, không tham sân si, phân biệt có, không. 

 Này Đại Tuệ ! Nếu lại có người nói lên lời như vầy : “Không có các pháp do chẳng thấy tướng của các vật”. 

 Này Đại Tuệ ! Nếu lại có người nói lên như vầy : “Thanh Văn, Bích Chi Phật không tham không sân không si” rồi lại nói, trước thì có. Hai người này thì người nào thắng hơn ? Người nào chẳng đúng ?

 Bồ tát Đại Tuệ bạch rằng :

 - Nếu người nói rằng, trước có tham sân si, thời gian sau không thì người này chẳng đúng !

 Đức Phật bảo ngài Đại Tuệ rằng :

 - Hay thay ! Hay thay ! Hay thay ! Này Đại Tuệ ! Ông giỏi, ta hỏi. Này Đại Tuệ ! Chẳng phải chỉ nói trước thật có tham sân si, về sau nói không đồng với vệ thế sư (thầy hộ vệ đời).v.v... Vậy nên chẳng đúng ! 

 Này Đại Tuệ! Chẳng phải chỉ chẳng như diệt tất cả pháp của Thanh Văn, Bích Chi Phật. Vì sao vậy ? Này Đại Tuệ ! Do thật không các pháp nội ngoại, do chẳng phải một chẳng phải khác, do các phiền não chẳng phải một, chẳng phải khác vậy. Này Đại Tuệ ! Pháp tham sân si nội thân chẳng thể được, trong ngoại pháp cũng chẳng thể được, không thật thể nên ta chẳng hứa. Này Đại Tuệ ! Ta chẳng hứa là chẳng hứa có tham sân si. Vậy nên người đó diệt pháp của Thanh Văn, Bích Chi Phật. Vì sao vậy ? Vì các đức Phật Như Lai biết pháp Tịch tịnh còn Thanh Văn, Duyên Giác chẳng thấy pháp, do không có nhân của năng phược, sở phược (khả năng trói, kẻ bị trói). Này Đại Tuệ ! Nếu có năng phược thì nhất định có sở phược. Nếu có sở phược thì nhất định có nhân năng phược. Này Đại Tuệ ! Nói như vậy thì gọi là diệt các pháp. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là Vô pháp tướng. 

 Này Đại Tuệ ! Ta y vào nghĩa này mà trong Kinh khác nói rằng, thà khởi lên ngã kiến như núi Tu Di mà khởi lên kiêu mạn, chứ chẳng nói rằng, các pháp là trống không. 

 Này Đại Tuệ ! Người tăng thượng mạn nói rằng, các pháp không có thì chính là diệt các pháp, rơi vào kiến tự tướng, đồng tướng. Do thấy tự tâm thấy pháp, do thấy ngoại vật vô thường, các tướng đắp đổi đó, đó sai biệt, do thấy thể nối tiếp nhau của ấm, giới, nhập nhân duyên đó, đó đắp đổi mà sinh ra, do tự tâm hư vọng phân biệt. Vậy nên, này Đại Tuệ ! Như người này là diệt các Phật pháp.

 Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Kiến lập nội chứng pháp

 Và nói pháp tướng danh 

 Nếu hay giỏi phân biệt 

 Chẳng theo lời người khác.

 Pháp ngoại đạo thật không 

 Như phàm phu phân biệt 

 Nếu pháp hư vọng sinh 

 Vì sao thủ (lấy) giải thoát 

 Quan sát các hữu vi 

 Sinh diệt luôn tương tục

 Với hai kiến lớn thêm 

 Chẳng thể biết nhân duyên 

 Niết Bàn lìa khỏi Thức 

 Chỉ một pháp thật này

 Quán thế gian hư vọng 

 Như cây chuối, huyễn, mộng.

 Tuy có tham sân si 

 Mà không có tác giả

 Từ ái mà ấm sinh 

 Hữu (có) đều như huyễn, mộng.

 Lúc bấy giờ, Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát lại thỉnh đức Phật rằng :

 - Thưa đức Thế Tôn ! Nguyện xin đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì các Bồ tát nói về vọng tưởng chẳng thật. Vọng tưởng trong pháp là những gì?

 Đức Phật bảo Bồ tát Đại Tuệ rằng :

 - Hay thay ! Hay thay ! Hay thay ! Này Đại Tuệ ! Ông vì yên ổn cho tất cả chúng sinh, nhiêu ích cho tất cả chúng sinh, an vui cho tất cả chúng sinh, thương xót tất cả trời, người của thế gian mà thỉnh ta việc này. Này Đại Tuệ! Ông hãy lắng nghe ! Lắng nghe ! Ta sẽ vì ông nói đó !

 Ngài Đại Tuệ bạch rằng :

 - Hay thay ! Thưa đức Thế Tôn ! Con xin vâng lời thọ giáo !

 Đức Phật dạy rằng : 

 - Này Đại Tuệ ! Tất cả chúng sinh chấp trước hư vọng tưởng chẳng thật thì từ kiến (thấy) đủ thứ pháp hư vọng sinh ra. Do chấp trước các cảnh giới hư vọng năng thủ khả thủ vào tự tâm kiến mà sinh ra hư vọng tưởng, rơi vào trong bè đảng nhị kiến có không, trong nhóm phi pháp, tăng trưởng thành tựu sự huân tập dị kiến hư vọng của ngoại đạo. Này Đại Tuệ ! Do thủ lấy những nghĩa hí luận bên ngoài nên khởi lên tâm hư vọngpháp số của tâm giống như bó cỏ, phân biệt pháp ngãngã sở. Này Đại Tuệ ! Do nghĩa này nên sinh ra vọng tưởng chẳng thật.

 Ngài Đại Tuệ bạch đức Phật rằng : 

 - Thưa đức Thế Tôn ! Nếu các chúng sinh chấp trước hư vọng tưởng chẳng thật thì từ kiến, đủ thứ pháp hư vọng sinh ra chấp trước tất cả cảnh giới hư vọng năng thủ khả thủ, vào tự tâm kiến sinh ra hư vọng tưởng, rơi vào trong bè đảng nhị kiến có không, trong nhóm phân biệt, tăng trưởng thành tựu sự huân tập dị kiến hư vọng của ngoại đạo. Do thủ lấy nghĩa hí luận của ngoại đạo, vọng tưởng chẳng thật mà khởi lên tâm hư vọngpháp số của tâm, giống như bó cỏ, thủ lấy ngã và ngã sở... thì thưa đức Thế Tôn ! Như những chúng sinh đó nương vào đủ thứ cảnh giới, đủ thứ tướng bên ngoài, rơi vào trong tướng có bè đảng, rơi vào trong tướng không bè đảng, lìa khỏi tướng thấy có không. 

 Thưa đức Thế Tôn ! Đệ nhất nghĩa đế cũng nên như vậy, xa lìa A hàm lời nói pháp của Thánh, xa lìa các căn, xa lìa sự kiến lập ba thứ pháp, tướng nhân duyên của thí dụ

 Thưa đức Thế Tôn ! Sao gọi là một chỗ đủ thứ phân biệt chấp trước ? Đủ thứ hư vọng tưởng sinh ra ? Vì sao chẳng chấp trước Đệ nhất nghĩa đế ? Hư vọng phân biệt mà sinh ra phân biệt ? Đức Thế Tôn nói pháp như vậy chẳng phải nói bình đẳng mà nói không nhân duyên. Vì sao vậy ? Vì một chỗ sinh, một chỗ chẳng sinh vậy. Nếu đức Thế Tôn nói như vậy thì rơi vào hai bè đảng. Do thấy chấp trước hư vọng phân biệt mà sinh ra phân biệt, do đức Thế Tôn nói, như nhà huyễn thuật nương vào đủ thứ nhân duyên sinh ra đủ thứ sắc tượng, do đức Thế Tôn tự tâm hư vọng phân biệt, do đức Thế Tôn nói đủ thứ hư vọng, hoặc có hoặc không, chẳng thể ngôn thuyết... là lìa khỏi phân biệt. Như vây đức Như Lai rơi vào thế gian luận, vào trong nhóm bè đảng tà kiến tâm !

 Đức Phật dạy rằng : 

 Này Đại Tuệ ! Theo ta phân biệt hư vọng chẳng sih chẳng diệt. Vì sao vậy ? Vì chẳng sinh ra tướng phân biệt có không, chẳng thấy tất cả có không ở bên ngoài. Này Đại Tuệ ! Do thấy tự tâm như thật kiến nên hư vọng phân biệt chẳng sinh chẳng diệt. Này Đại Tuệ ! Lời nói này của ta chỉ vì kẻ phàm phu ngu si mà nói tự tâm phân biệt, phân biệt đủ thứ tùy theo tâm trước sinh ra, phân biệt đủ thứ hữu tướng chấp trước. Vì sao vậy ? Vì nếu chẳng nói thì phàm phu ngu si chẳng lìa khỏi sự giác tri hư vọng của tự tâm, chẳng lìa khỏi chấp trước sự thấy của ngã và ngã sở, chẳng lìa khỏi những lỗi nhân duyên của nhân quả, hiểu biết như thật hai thứ tâm, giỏi biết hành tướng của tất cả các Địa, giỏi biết cảnh giới nội chứng sở hạnh tự thân của chư Phật, chuyển năm pháp thể, thấy phân biệt tưởng, vào Như Lai địa. Này Đại Tuệ ! Nhân việc này nên ta nói, tất cả các chúng sinh.v.v... chấp trước hư vọng chẳng thật sinh ra tâm, tự tâm phân biệt đủ thứ các nghĩa. Do nghĩa này nên tất cả chúng sinh biết nghĩa như thậtđược giải thoát.

 Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Các nhân và cùng duyên

 Từ đây sinh thế gian 

 Vọng tưởng bốn câu chấp (trước) 

Lời ta, đó chẳng thông (biết)

 Đời chẳng sinh, không, có

 Lìa chẳng sinh, có, không 

 Sao ngu si phân biệt 

 Sinh pháp nương nhân duyên 

 Nếu hay thấy thế gian 

 Hữu vô, phi vô hữu

 Chuyển biến hư vọng tâm

 Được pháp chân vô ngã.

 Các pháp vốn chẳng sinh

 Mà nương nhân duyên sinh 

 Các duyên tức là quả 

 Từ quả chẳng sinh có.

 Từ quả, quả chẳng sinh 

 Nếu vậy có hai quả

 Nếu có hai quả thì 

 Khó được quả trong quả.

 Niệm, sở niệm lìa rồi 

 Quán các hữu vi pháp

 Thấy chẳng duy tâm 

 Nên ta nói duy tâm

 Lượng thể và hình tướng

Lìa các pháp và duyên 

 Cứu cánh có tịnh chân 

 Ta nói lượng như vậy.

 Thế đế tu giả danh 

 Đó thì không thật sự 

 Các ấm, ấm giả danh 

 Giả danh phi thật pháp.

 Có bốn bình đẳng là 

 Tướng, nhân, sinh, vô ngã

 Bốn bình đẳng như thế 

 Là pháp người tu hành,

 Chuyển tất cả các kiến 

 Lìa phân biệt phân biệt 

 Chẳng thấy và chẳng sinh 

 Nên ta nói duy tâm !

 Pháp phi vô, phi hữu 

 Lìa các pháp có không

 Như vậy lìa tâm pháp 

 Nên ta nói duy tâm !

 Phân biệt nương huân phược (huân tập, trói buộc)

 Tâm nương các cảnh sinh

 Chúng sinh thấy ngoại cảnh 

 Nên ta nói duy tâm

 Được thấy ngoại pháp không (có) 

 Tâm thấy hết như vậy 

 Trụ xứ, của cải thân 

 Nên ta nói duy tâm.

 Bấy giờ, Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát bạch đức Phật rằng : 

 - Thưa đức Thế Tôn ! Đức Như Lai nói rằng, như lời nói của ta, ông và các Bồ tát chớ chấp trước nghĩa của âm thanh ngôn ngữ. Thưa đức Thế Tôn ! Làm sao Bồ tát chẳng chấp trước vào nghĩa của ngôn ngữ ? Thưa đức Thế Tôn ! Ngôn ngữ là gì ? Nghĩa là gì ?

 Đức Phật bảo Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát rằng :

 - Hay thay ! Hay thay ! Hay thay ! Này Đại Tuệ ! Ta sẽ vì ông nói !

 Ngài Đại Tuệ bạch rằng :

 - Hay thay ! Thưa đức Thế Tôn ! Thưa vâng, con xin thọ giáo !

 Đức Phật bảo rằng :

 - Này Đại Tuệ ! Thanh (tiếng) là gì ? Thanh nghĩa là nương vào sự huân tập ngôn ngữ, danh tự hòa hợp phân biệt từ vô thỉ; nhân vào yết hầu, mũi, răng, má, môi, lưỡi hòa hợp chuyển động mà phát ra ngôn ngữ đó để phân biệt các pháp. Đó gọi là Thanh. 

 Này Đại Tuệ ! Nghĩa là gì ? Là Đại Bồ tát nương vào văn, tư, tu lực trí tuệ thánh, ở chỗ không nhàn, ngồi một mình suy nghĩ

 Sao gọi là Niết Bàn đi theo đạo Niết Bàn ? Là quan sát cảnh giới tu hành nội thân, từng Địa từng Địa, từng chỗ từng chỗ tu hành thẳng tướng làm chuyển biến nhân huân tập từ vô thỉ đó. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là Bồ tát khéo lý giải tướng của nghĩa. 

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Sao gọi là Đại Bồ tát khéo giải nghĩa của ngôn ngữ ? Này Đại Tuệ ! Bồ tát thấy ngôn ngữ thanh nghĩa chẳng một chẳng khác. Thấy nghĩa ngôn ngữ thanh chẳng một chẳng khác. Này Đại Tuệ ! Nếu nói rằng, ngôn ngữ lìa khỏi nghĩa thì chẳng nên nhân tiếng ngôn ngữ đó mà có được nghĩa, mà nghĩa nương vào ngôn ngữ đó tỏ rõ riêng biệt. 

 Này Đại Tuệ ! Như nương vào ngọn đèn tỏ rõ phân biệt mọi hình sắc. Này Đại Tuệ ! Ví như có người thắp đèn lên quan sát đủ thứ trân bảo, chỗ này như vầy... như vầy.... chỗ kia như vầy... như vầy... Này Đại Tuệ ! Bồ tát y vào âm thanh ngôn ngữ mà chứng lìa khỏi ngôn ngữ, vào được nghĩa tự nội thân tu hành

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Tất cả các pháp chẳng sinh chẳng diệt, bản lai tự tính vào với Niết Bàn ! Ba thừa, một thừa, năm tâm pháp, các pháp thể đều đồng. Ngôn ngữ thanh nghĩa y vào mọi duyên chọn lấy tướng, rơi vào hữu kiến, vô kiến chắc chắn đối với các pháp, thấy thể của các pháp đều trụ ở tướng khác mà phân biệt tướng khác. Phân biệt như vậy rồi thì thấy đủ thứ pháp tướng như huyễn, thấy đủ thứ phân biệt. Này Đại Tuệ ! Ví như huyễn có đủ thứ khác, phân biệt khác, chẳng phải là thấy Thánh nhân mà là thấy của phàm phu

 Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Phân biệt ngôn ngữ thanh

 Kiến lập nên các pháp 

 Do kiến lập đó nên 

 Rơi vào con đường ác.

 Ngã trong năm ấm không 

 Không năm ấm trong ngã

 Chẳng như vọng tưởng đó

 Cũng chẳng phải là không.

 Phàm phu vọng phân biệt 

 Thấy các pháp có thật

 Nếu sở kiến như trên 

 Tất cả nên thấy chân.

 Nếu không, tất cả pháp 

 Nhiễm, tịnh cũng nên không

 Kiến đó không như vậy 

 Chẳng phải sở hữu không. 

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Ta nay vì ông nói tướng của trí thức ! Ông và các Đại Bồ tát nên giỏi biết tướng của trí thức đó và như thật tu hành tướng trí thức để mau chóng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác

 Này Đại Tuệ ! Có ba thứ trí. Những gì là ba ? Một là, Thế gian trí. Hai là, Xuất thế gian trí. Ba là, Xuất thế gian thượng thượng trí. Này Đại Tuệ ! Thức là tướng sanh diệt; Trí là tướng chẳng sinh diệt

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Thức là rơi vào tướng có tướng không, rơi vào đủ thứ nhân của tướng có không đó. 

 Này Đại Tuệ ! Tướng Tríxa lìa tướng có, tướng không, tướng không nhân gọi là tướng Trí

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Tập (gom) các pháp thì gọi là tướng của Thức, chẳng tập các pháp thì gọi là tướng của trí. 

 Này Đại Tuệ ! Trí có ba thứ. Những gì là ba ? Một là, quan sát tự tướng đồng tướng. Hai là, quan sát sanh tướng, diệt tướng. Ba là, quan sát tướng chẳng sinh chẳng diệt. 

 Này Đại Tuệ ! Thế gian trí là gì ? Là những ngoại đạo, người phàm phu.v.v... chấp trước tất cả các pháp có không. Đó gọi là tướng của Thế gian trí

 Này Đại Tuệ ! Xuất thế gian trí là gì ? Là tất cả những Thanh Văn, Duyên Giác hư vọng phân biệt tự tướng, đồng tướng. Đó gọi là Xuất thế gian trí

 Này Đại Tuệ ! Xuất thế gian thượng thượng trí là gì ? Là Phật Như Lai, Đại Bồ tát quan sát tất cả các pháp tịch tịnh, chẳng sinh, chẳng diệt, được Như Lai địa vô ngã chứng pháp, lìa khỏi hai kiến bè đảng có không kia. Lại nữa, này Đại Tuệ ! Sở dĩ nói trí là không tướng chướng ngại. Thức là nhận biết những tướng cảnh giới đó. 

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Thức là nhận biết những tướng cảnh giới đó. Lại nữa, này Đại Tuệ ! Thức là hòa hợp khởi làm việc làm, gọi là tướng của Thức, không chướng ngại pháp tướng ứng thì gọi là tướng của Trí. Lại nữa, này Đại Tuệ ! Tướng không sở đắc, gọi là Trí, do cảnh giới tu hành tự nội thân chứng được Thánh trí, vào ra các pháp như trăng trong nước. Đó gọi là Trí tướng.

 Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Thức hay gom các nghiệp

 Trí phân biệt rõ ràng

 Tuệ hay được vô tướng 

 Và cảnh diệu trang nghiêm

 Thức bị cảnh giới buộc 

 Các cảnh, trí tỏ tường

 Vô tướngthắng cảnh 

 Là trú xứ Tuệ thông.

 Tâm ý và ý thức 

 Xa lìa các tướng luôn

 Thanh Văn phân biệt pháp

 Chẳng phải là em con (đệ tử)

 Tịch tịnh thắng tấn, nhẫn (tinh tấn, nhẫn nhục

 Trí Như Lai sạch trong

 Sinh ra Thiện thắng trí 

 Xa lìa các sở hành.

 Ta có ba thứ tuệ 

 Nương đó được Thánh danh

 Với tưởng kia phân biệt 

 Có thể nghe có, không 

 Hạnh Nhị thừa lìa khỏi 

 Tuệ lìa khỏi cảnh giới

 Thủ lấy tưởng có, không 

 Từ các Thanh Văn sinh 

 Chỉ vào tâm như vậy 

 Tướng trí tuệ sạch trong (vô cấu).

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Các ngoại đạo có chín thứ chuyển biến kiến (thấy). Những gì là chín ? Một là, hình tướng chuyển biến. Hai là, tướng chuyển biến. Ba là, nhân chuyển biến. Bốn là, tương ứng chuyển biến. Năm là, kiến (thấy) chuyển biến. Sáu là, vật chuyển biến. Bảy là, duyên liễu biệt chuyển biến. Tám là, tác pháp liễu biệt chuyển biến. Chín là, sinh chuyển biến. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là chín thứ chuyển biến kiến. Nương theo chín thứ chuyển biến kiến, tất cả ngoại đạo nói đến chuyển biến từ có, không sinh ra. 

 Này Đại Tuệ ! Hình tướng chuyển biến của ngoại đạo là gì ? Này Đại Tuệ ! Ví như dùng vàng chế tác đồ trang nghiêm như vòng, xuyến, chuỗi ngọc... đủ thứ đều khác. Hình tướng tuy khác nhưng thể của vàng chẳng biến đổi. Tất cả ngoại đạo phân biệt sự chuyển biến hình tướng của các pháp cũng lại như vậy. 

 Này Đại Tuệ ! Lại có ngoại đạo phân biệt các pháp nương vào nhân chuyển biến. Này Đại Tuệ ! Mà các pháp kia cũng chẳng phải như vậy, chẳng phải chẳng như vậy do y vào phân biệt. Này Đại Tuệ ! Như vậy tất cả chuyển biến cũng vậy. Ông nên biết ví như sữa, cao sữa, rượu, trái cây.v.v... chín rồi thì từng thứ một chuyển biến. Tất cả ngoại đạo phiền não chuyển biến cũng lại như vậy mà pháp không thật có thể do chuyển biến cũng lại như vậy mà pháp không thật có thể do chuyển biến mà do tự tâm thấy có không khả thủ (có thể lấy), phân biệt có không vậy. 

 Này Đại Tuệ ! Tất cả phàm phu cũng lại như vậy, do y vào tự tâm phân biệt mà sinh ta tất cả các pháp. Này Đại Tuệ ! Không có pháp sinh ra, không có pháp chuyển biến, như huyễn, như trong mơ thấy các hình sắc, sự việc. Này Đại Tuệ ! Ví như trong mơ thấy tất cả việc, con của thạch nữ sinh ra và chết đi. 

 Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Khi chuyển biến hình tướng 

 Bốn đại gieo các căn

 Trung ấm và các thủ 

 Như vậy thủ (lấy) phi trí.

 Nhân duyên sinh thế gian

 Phật chẳng nói như vậy 

 Nhân duyên tức thế gian 

 Như thành Càn thát bà.

 Bấy giờ, Đại Bồ tát Đại Tuệ lại bạch đức Phật rằng : 

 - Thưa đức Thế Tôn ! Nguyện xin đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri khéo nói tướng của tất cả các pháp tương tục (nối tiép nhau), chẳng tương tục! Nguyện xin đấng Thiện Thệ nói, tướng của tất cả pháp tương tục, chẳng tương tục ! Con và tất cả các chúng Bồ tát giỏi giải tướng của các pháp tương tục, chẳng tương tục, phương tiện khéo léo biết rồi, chẳng rơi vào sự chấp trước tướng của các pháp tương tục, chẳng tương tục, lìa khỏi lời nói, văn tự, vọng tưởng của tất cả pháp tương tục, chẳng tương tục rồi thì được lực tự tại thần thôngdu hóa trong đại chúng của tất cả đất nước chư Phật ở mười phương, Đà la ni môn thiện ấn đã in, mười tận cú thiện chuyển đã chuyển, đủ thứ ánh sáng biến hóa chiếu sáng, ví như bốn mặt trời, mặt trăng lớn, ma ni tự nhiên mà đi. Chúng sinh thọ dụng xa lìa các cõi, chỉ tự tâm thấy tướng phân biệt, bày ra tất cả các pháp như huyễn, như mộng, bày vào y chỉ đất của chư Phật. Đối với cõi chúng sinh thì tùy theo sở ứng của họ mà vì họ nói pháp, nhiếp lấy họ khiến cho họ trụ ở tất cả các pháp như huyễn như mộng, lìa khỏi tất cả bè đảng có, không, sinh diệt vọng tưởng, khác lời mà nói nghĩa, chuyển thân tự tại, sinh đến nơi thắng xứ.

 Đức Phật bảo Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát rằng :

 - Hay thay ! Hay thay ! Hay thay ! Này Đại Tuệ ! Ông hãy lắng nghe ! Lắng nghe ! Ta sẽ vì ông giải nói !

 Ngài Đại Tuệ bạch đức Phật rằng : 

 - Hay thay ! Thưa đức Thế Tôn ! Thưa vâng, con xin thọ giáo !

 Đức Phật dạy rằng : 

 - Này Đại Tuệ ! Tướng tương tục, chẳng tương tục của tất cả các pháp nghĩa là như Thanh Văn chấp trước nghĩa tương tục, tướng chấp trước tương tục, duyên chấp trước tương tục, có không chấp trước tương tục, phân biệt sinh chẳng sinh chấp trước tương tục, phân biệt diệt chẳng diệt chấp trước tương tục, phân biệt Thừa chẳng phải Thừa chấp trước tương tục, phân biệt hữu vi vô vi chấp trước tương tục, phân biệt Địa tướng của Địa chấp trước tương tục, phân biệt tự phân biệt chấp trước tương tục, phân biệt có không vào bè đảng ngoại đạo chấp trước tương tục... 

 Này Đại Tuệ ! Như vậy phàm phu ngu si với vô lượng dị tâm phân biệt tương tục, rồi nương vào sự tương tụcngu si phân biệt như con tằm làm kén. Họ nương vào cái thấy của lòng mình mà phân biệt tương tục mãi, ưa hòa hợp tự ràng buộcràng buộc người khác, chấp trước có không hòa hợp tương tục

 Này Đại Tuệ ! Nhưng không có tương tục, không tướng tương tục do thấy các pháp tịch tịnh vậy. Này Đại Tuệ ! Do các vị Bồ tát thấy tất cả pháp không có tướng phân biệt nên gọi là thấy pháp môn tịch tịnh của tất cả Bồ tát

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Như thật có thể biết tất cả pháp bên ngoài lìa khỏi có không, hiểu biết như thật tự tâm thấy tướng, do vào được tướng tự tâm vô tướng

 Này Đại Tuệ ! Do thấy mà phân biệt pháp có, không nên gọi là tương tục. Do thấy các pháp tịch tịnh nên gọi là không tương tục, không tương tục các pháp tướng. Này Đại Tuệ ! Không trói, không mở, rơi vào nhị kiến, tự tâm phân biệt có trói có mở. Vì sao vậy ? Vì do chẳng thể biết các pháp có, không vậy. 

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Kẻ phàm phu ngu si có ba thứ tương tục. Những gì là ba ? Là tham, sân, si và ưa thích sinh. Do những tương tục này nên có đời sống sau. Này Đại Tuệ ! Tương tụcchúng sinh nối tiếp nhau sinh ra ở năm đường. Này Đại Tuệ ! Cắt đứt sự tương tục thì không nối tiếp nhau, không có tướng tương tục

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Chấp trước nhân duyên tương tục nên sinh ra ba hữu (cõi). Do các thức đắp đổi nối tiếp nhau chẳng cắt đứt, nhưng thấy ba cửa giải thoátchuyển biến diệt trừ nhân thức chấp trước ba hữu. Đó gọi là đoạn tương tục.

 Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Chẳng thật, vọng phân biệt

 Gọi là tướng tương tục

 Biết như thật đó thì 

 Cắt đứt lưới tương tục

 Nếu lấy thanh (tiếng) là thật

 Tự buộc như kén tằm

 Tự tâm vọng tưởng buộc 

 Phàm phu chẳng thể biết.

 Bồ tát Đại Tuệ lại bạch đức Phật rằng : 

 - Như đức Thế Tôn nói thì dùng những gì, những gì phân biệt tâm ? Phân biệt những pháp gì, những pháp gì ? Mà những pháp đó không có thể tướng như vậy, như vậy đó, chỉ là tự tâm phân biệt ? Thưa đức Thế Tôn ! Nếu chỉ tự tâm phân biệt chẳng phải tướng pháp đó thì như đức Thế Tôn nói, tất cả các pháp nên không có nhiễm hay tịnh. Vì sao vậy ? Vì như đức Như Lai nói rằng, tất cả các pháp vọng phân biệt mà thấy, không có thật thể.

 Đức Phật bảo ngài Đại Tuệ rằng :

 - Đúng vậy ! Đúng vậy ! Đúng như lời ông nói ! Này Đại Tuệ ! Nhưng mà tất cả những phàm phu ngu si phân biệt các pháp mà các pháp đó không có tướng như vậy, chỉ hư vọng phân biệt lấy làm thật có. Này Đại Tuệ ! Đó chính là phàm phu hư vọng phân biệt thể tướng các pháp, hư vọng giác tri chẳng phải thấy như thật. Này Đại Tuệ ! Như Thánh nhân biết tính tướng tự thể của tất cả các pháp. Y vào trí thánh nhân, y vào thấy của Thánh nhân, y vào tuệ nhãn của Thánh nhân mà biết đúng như thật tự thể của các pháp.

 Bồ tát Đại Tuệ bạch rằng :

 - Thưa đức Thế Tôn ! Thưa Thế Tôn như các Thánh nhân.v.v... y vào Thánh trí, y vào Thánh kiến, y vào Thánh tuệ nhãn, chẳng phải nhục nhãn, thiên nhãn mà giác tri thể tướng của tất cả các pháp không có tướng như vậy, chẳng phải như phàm phu hư vọng phân biệt. Thưa đức Thế Tôn ! Làm sao phàm phu ngu si chuyển tướng hư vọng ?

 Đức Phật dạy :

 - Này Đại Tuệ ! Có thể như thật giác tri cảnh giới Thánh nhân mà chuyển sự nhận thức hư vọng.

 - Thưa đức Thế Tôn ! Phàm phu ngu si đó chẳng phải điên đảo kiến !

 - Chẳng phải chẳng điên đảo kiến ! Vì sao vậy ? Vì do chẳng thể thấy pháp thể như thật của cảnh giới Thánh nhân, do thấy tướng chuyển biến có, không vậy.

 Ngài Đại Tuệ bạch đức Phật rằng : 

 - Thưa đức Thế Tôn ! Tất cả Thánh nhân cũng có phân biệt, tất cả đủ thứ những việc không tướng như vậy, do tự tâm thấy tướng cảnh giới. Thưa đức Thế Tôn ! Những Thánh nhân đó thấy có pháp thể phân biệt pháp tướng, do đức Thế Tôn chẳng nói có nhân, chẳng nói không nhân. Vì sao vậy ? Vì rơi vào có pháp tướng, con người khác thấy cảnh chẳng thấy như vậy. 

 Thưa đức Thế Tôn ! Nói như vậy thì có lỗi vô cùng. Vì sao vậy ? Vì do chẳng giác tri pháp tướng sở hữu không có tự thể tướng

 Thưa đức Thế Tôn ! Chẳng phải nhân phân biệt có tướng pháp thể mà có các pháp. 

 Thưa đức Thế Tôn ! Cái đó làm sao phân biệt ? Chẳng như phân biệt đó hay nên như phân biệt đó ? Thưa đức Thế Tôn ! Tướng phân biệt khác tướng, tướng tự thể khác tướng. Thưa đức Thế Tôn ! Mà hai thứ nhân đó chẳng tương tợ, phân biệt đó... đó... thể tướng của pháp khác thì làm sao phàm phu như phân biệt này mà nhân này chẳng thành đúng như điều thấy đó ? Đức Thế Tôn nói rằng, ta vì muốn cắt đứt tâm hư vọng phân biệt của tất cả các chúng sinh. Nói lời như vậy thì như phàm phu kia hư vọng phân biệt không có pháp như vậy. 

 Thưa đức Thế Tôn ! Vì sao ngăn sự thấy có, không của các chúng sinhchấp trước cảnh giới Thật pháp Thánh trí ? Thưa đức Thế Tôn ! Lại khiến cho tất cả chúng sinh rơi vào chỗ Vô kiến. Vì sao vậy ? Vì nói các pháp tịch tịnh không tướng. Như vậy pháp thể Thánh trívô tướng.

 Đức Phật dạy rằng : 

 - Này Đại Tuệ ! Ta chẳng nói rằng, tất cả các pháp tịch tịnh vô tướng, cũng chẳng nói rằng, các pháp đều không, cũng chẳng khiến cho họ rơi vào Vô kiến, cũng khiến cho họ chấp trước cảnh giới của tất cả Thánh nhân như vậy. Vì sao vậy ? Vì ta làm cho chúng sinh lìa khỏi chỗ kinh sợ, do các chúng sinh từ đời vô thỉ đến nay chấp trước thể tướng các pháp thật có. Vậy nên ta nói, Thánh nhân biết thể tướng của Pháp thật có, lại nói, các pháp tịch tịnh vô tướng

 Này Đại Tuệ ! Ta chẳng nói rằng, pháp thể có hay không ! Ta nói, tự thân như thật chứng pháp. Do nghe pháp của ta mà tu hành các pháp tịch tịnh vô tướng mà được thấy cảnh giới Chân như vô tướng, vào tự tâm thấy pháp, xa lìa sự thấy có, không của pháp ngoại đạo, được ba cửa giải thoát, được rồi dùng ấn như thật khéo in vào các pháp, trí tuệ tự thân nội chứng quan sát, lìa khỏi sự thấy có không. 

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Bồ tát chẳng nên kiến lập các pháp chẳng sinh. Vì sao vậy ? Vì do kiến lập pháp thì đồng với các pháp có. Nếu chẳng vậy thì đồng với các pháp không

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Nhân kiến lập các pháp có nên nói, tất cả pháp ở trong pháp kiến lập đồng. Vì sao vậy ? Vì do sự kiến lập đó chẳng đồng với tất cả pháp chẳng sinh. Vậy nên nói, kiến lập tất cả pháp là lời nói tự phá. Vì sao vậy ? Vì do trong kiến lập không có sự kiến lập đó. Nếu chẳng vậy thì kiến lập đó cũng chẳng sinh, do đồng với tướng không sai biệt của các pháp. Vậy nên kiến lập các pháp chẳng sinh gọi là tự phá. Do kiến lập ba pháp năm pháp đó hòa hợp có nên lìa khỏi kiến lập thì có không chẳng sinh ra. Này Đại Tuệ ! Kiến lập đó vào trong các pháp chẳng thấy pháp có, không. Này Đại Tuệ ! Nếu kiến lập đó các pháp chẳng sinh mà nói lời này, tất cả pháp chẳng sinh. Này Đại Tuệ ! Nói như vậy thì kiến lập tức là phá. Vì sao vậy ? Vì lìa khỏi kiến lập thì tướng có không chẳng thể được. 

 Này Đại Tuệ ! Vậy nên chẳng nên kiến lập các pháp chẳng sinh. 

 Này Đại Tuệ ! Do kiến lập đó đồng với tất cả pháp thể chẳng sinh kia. Vậy nên chẳng nên kiến lập các pháp chẳng sinh do có nhiều lỗi vậy. 

 Này Đại Tuệ ! Lại có, chẳng nên kiến lập các pháp chẳng sinh. Vì sao vậy ? Vì do ba pháp, năm pháp nhân của chúng chẳng đồng. 

 Này Đại Tuệ ! Lại có, chẳng nên kiến lập các pháp chẳng sinh. Vì sao vậy ? Vì do ba pháp, năm pháp đó tạo tác hữu vi vô thường. Vậy nên chẳng nên kiến lập tất cả các pháp chẳng sinh. 

 Này Đại Tuệ ! Như vậy, chẳng nên kiến lập tất cả pháp trống không. Thể tướng của tất cả các pháp không thật, này Đại Tuệ ! Mà các Bồ tátchúng sinh nói tất cả các pháp như huyễn như mộng, do thấy tướng chẳng thấy, do tướng các pháp mê hoặc trí thấy. Vậy nên, nên nói như huyễn như mộng để ngăn trừ tất cả phàm phu ngu si lìa khỏi chỗ kinh sợ. 

 Này Đại Tuệ ! Do các phàm phu rơi vào tại trong tà kiến có không, do phàm phu nghe như huyễn như mộng sinh ra kinh sợ. Các phàm phu nghe, sinh ra kinh sợ rồi xa lìa Đại Thừa.

 Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Không tự thể, không thức

 Không A lê gia thức

 Ngu si vọng biệt phân 

 Tà kiến như thây chết.

 Tất cả pháp chẳng sinh 

 Kiến (thấy) khác nói chẳng thành

 Các pháp chẳng sinh hết Nhân duyên chẳng thể thành.

 Tất cả pháp chẳng sinh 

 Chớ kiến pháp như vậy 

 Đồng, bất đồng chẳng thành 

 Vậy nên kiến lập hoại.

 Ví như mắt có màn (che) 

 Hư vọng thấy mao luân (vừng lông)

 Phân biệt ở có không 

 Phàm phu hư vọng thấy 

 Ba cõi chỉ giả danh 

 Không có pháp thể thật 

 Chấp thật cái giả danh 

 Phàm phu khởi phân biệt 

 Sự tướnggiả danh 

 Tâm ý đã thọ dụng 

 Phật tử xa lìa nhanh 

 Trụ hành cảnh giới tịch.

 Không nước thủ tướng nước

 Các thú, tâm vọng si 

 Phàm phu thấy pháp vậy 

 Thánh nhân thì chẳng vậy.

 Thánh nhân thấy sạch trong 

 Ba thoát, tam muội sinh

 Xa lìa khỏi sinh diệt 

 Được vô chướng tịch tịnh

 Không sở hữu tu hành 

 Cũng lại chẳng thấy không 

 Pháp có, không bình đẳng 

 Vậy nên quả Thánh sinh.

 Sao gọi pháp có không 

 Làm sao thành bình đẳng 

 Chẳng thể thấy do lòng 

 Pháp trong ngoài vô thường

 Nếu hay diệt pháp đó 

 Thấy lòng bình đẳng thành.

 Lúc bấy giờ, Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát bạch đức Phật rằng : 

 - Thưa đức Thế Tôn ! Như đức Thế Tôn nói, trí tuệ quan sát chẳng thể thấy cảnh giới trước. Biết được cảnh giới bấy giờ chỉ là nội tâm. Tâm ý, ý thức hiểu biết như thật không có pháp khả thủ, cũng không có pháp năng thủ. Vậy nên trí cũng chẳng thể phân biệt mà thủ lấy. 

 Thưa đức Thế Tôn ! Nếu nói rằng, trí tuệ chẳng thể thủ lấy thì vì thấy tự tướng, đồng tướng của các pháp khác với pháp tướng khác. Đủ thứ pháp thể khác chẳng đồng nên trí chẳng thể biết. Vì thấy đủ thứ thể tướng của các pháp chẳng thể khác nên trí chẳng thể biết. Vì chính sự chướng ngại của núi non, vách đá, tường vách, rừng rậm, cây cối... đất nước, lửa, gió nên trí chẳng thể biết, vì chính là chỗ rất xa rất gần nên trí chẳng thể biết. Vì chính là già, trẻ, vì chính là mù tối, các căn chẳng đủ nên trí chẳng thể biết. 

 Thưa đức Thế Tôn ! Nếu tất cả pháp khác khác, pháp tướng khác khác, pháp thể tự tướng đồng tướng đủ thứ chẳng đồng mà trí chẳng thể biết thì, thưa đức Thế Tôn ! Nếu vậy, trí đó chẳng phải là trí. Vì sao vậy ? Vì chẳng thể biết cảnh giới thật trước. 

 Thưa đức Thế Tôn ! Nếu đủ thứ thể tướng, tự tướng đồng của tất cả pháp chẳng thấy khác mà trí chẳng thể biết thì nếu vậy trí kia chẳng được nói rằng trí. Vì sao vậy ? Vì thật có cảnh giới chẳng thể biết. Thưa đức Thế Tôn ! Có cảnh giới trước như thật có thể thấy gọi đó là trí. Nếu vì núi non vách đá, tường ngăn, rừng cây, cây cỏ, đất nước, lửa, gió, rất xa, rất gần, già trẻ, mù tối, các căn chẳng đủ... mà chẳng thể thấy biết thì trí đó không trí, cảnh giới có thật mà chẳng biết.

 Đức Phật dạy rằng : 

 - Này Đại Tuệ ! Như lời ông nói về vô trí thì nghĩa này chẳng vậy ! Vì sao vậy ? Vì có thật trí. Này Đại Tuệ ! Ta chẳng y vào lời nói như vậy của ông, cảnh giới là không có, chỉ là tự tâm thấy mà ta nói rằng, chẳng hiểu chỉ là tự tâm thấy các ngoại vật, rồi lấy làm có, không. Vậy nên trí tuệ chẳng thấy cảnh giới. Trí chẳng thấy thì chẳng hành ở tâm. Vậy nên ta nói, vào ba cửa giải thoát, trí cũng chẳng thấy. Nhưng mà các phàm phu từ đời vô thỉ đến nay, hư vọng phân biệt, nương theo hí luận huân tập mà hun đúc lòng họ nên như vậy phân biệt thấy hình tướng cảnh giới bên ngoài có, không. Làm cho lìa khỏi lòng hư vọng như vậy nên ta nói, tất cả pháp chỉtự tâm thấy, chấp trước ngã và ngã sở nên chẳng thể giác tri chỉ là tự tâm. Hư vọng phân biệt chính là trí, chính là cảnh giới. Phân biệt chính là trí, chính là cảnh giới. Quan sát ngoại pháp chẳng thấy có, không thì rơi vào Đoạn kiến.

 Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Có cảnh giới, sự việc 

 Trí chẳng thể thấy được

 Vô trí đó phi trí 

 Hư vọng thấy thì nói

 Nói các pháp không lường

 Trí này chẳng thể biết

 Chướng ngạixa gần 

 Vậy trí này phi trí

 Già, trẻ, tối các căn 

 Chẳng thể sinh trí tuệ 

 Mà thật có cảnh giới 

 Trí đó phi thật trí.

 Lại nữa, này Đại Tuệ ! Phàm phu nương vào phiền não hí luận, phiền não phân biệt của thân đời vô thỉ, thân huyễn hóakiến lập pháp của mình. Rồi họ chấp trước tự tâm thấy cảnh giới bên ngoài, chấp trước danh tự, chương cú, lời nói mà chẳng thể biết kiến lập chánh pháp, chẳng tu chánh hạnh, lìa khỏi bốn thứ pháp cú thanh tịnh.

 Bồ tát Đại Tuệ bạch rằng :

 - Đúng vậy ! Đúng vậy ! Thưa đức Thế Tôn ! Đúng vậy ! Đúng như lời của đức Thế Tôn ! Đức Thế Tôn vì con nói lời nói kiến lập pháp, tướng của pháp ! Con và tất cả các Bồ tát.v.v... vào đời vị lai giỏi biết tướng kiến lập nói pháp, chẳng mê theo tà kiến của ngoại đạo, pháp chẳng chánh kiến của Thanh Văn, Bích Chi Phật.

 Đức Phật bảo Bồ tát Đại Tuệ rằng :

 - Hay thay ! Hay thay ! Hay thay ! Này Đại Tuệ ! Ông hãy lắng nghe ! Lắng nghe ! Ta sẽ vì ông nói !

 Ngài Đại Tuệ bạch rằng :

 - Hay thay ! Thưa đức Thế Tôn ! Con xin vâng thọ giáo !

 Đức Phật dạy rằng : 

 Này Đại Tuệ ! Có hai thứ lời nói pháp của các đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri quá khứ, vị laihiện tại. Những gì là hai ? Một là, kiến lập nói pháp tướng. Hai là, kiến lập như thật pháp tướng

 Này Đại Tuệ ! Kiến lập nói pháp tướng là gì ? Nghĩa là đủ thứ công đức, Tu Đa La, Ưu ba đề xa (Kinh, Luật) tùy theo lòng tin của chúng sinh mà vì họ nói pháp. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là Kiến lập thuyết pháp tướng. 

 Này Đại Tuệ ! Kiến lập như thật pháp tướng là gì ? Nghĩa là nương vào những pháp nào mà tu chánh hạnh xa lìa tự tâm hư vọng phân biệt các pháp tướng, chẳng rơi vào trong nhóm bè đảng một - khác, đều - chẳng đều, lìa khỏi tâm ý ý thức, bên trong chứng cảnh giới sở hành của Thánh trí, lìa khỏi tướng ứng kiến của các tướng nhân duyên, lìa khỏi tà kiến của tất cả ngoại đạo, lìa khỏi các kiến (thấy) của tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật, lìa khỏi kiến của hai bè đảng có không. Này Đại Tuệ ! Đó gọi là Kiến lập như thật pháp tướng. Này Đại Tuệ ! Ông và các Đại Bồ tát cần phải tu học.

 Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

 Ta kiến lập hai pháp 

 Nói pháp như thật pháp 

 Nương danh tự nói pháp 

 Vì người thật tu hành.

 

KINH NHẬP LĂNG GIÀ 
- Quyển thứ năm hết -

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/05/2010(Xem: 144010)
16/05/2010(Xem: 92332)
13/03/2017(Xem: 8289)
19/03/2016(Xem: 20685)
13/05/2010(Xem: 170520)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.