Luận Tụng Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

01/06/201012:00 SA(Xem: 27879)
Luận Tụng Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

LUẬN TỤNG KINH NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG 
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Tập 25, Thích Kinh Luận Bộ ,số 1514, 1 quyển, Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh Luận Tụng, Vô Trước Bồ Tát tạo Đường Nghĩa Tịnh dịch, Nguyên Huệ Việt dịch

 

Lợi ích thắng, nên biết
Nơi thân cùng quyến thuộc
Đạt, chưa đạt, không thối
phó chúc tối thắng.
Nơi tâm rộng, hơn hết
Tột cùng không điên đảo
Lợi ích chốn ý lạc
Thừa nầy công đức đủ.
Sáu độ đều gọi Thí
Do tài, pháp, vô úy
Trong đó, một, hai, ba
Gọi tu hành chẳng trụ.
Vì tự thân báo ân
Quả báo đều không chấp
Là lìa nơi chẳng khởi
Cùng lìa các hành khác.
Thâu phục nơi ba Luân
Nơi tướng, tâm trừ dứt
Các nghi hoặc về sau
Theo đời thảy đều diệt.
Nếu dùng để hợp tạo
Diệu tướng phi thắng tướng
Ba tướng dời đổi khác
Không đấy, tức Như Lai.
Nhân cùng quả sâu xa
Nơi ác kia khi nói
Đây chính là lợi ích
Do ba Bồ-tát khác.
Từ nơi chốn Phật trước
Phụng trì về giới học
Và gieo trồng thiện căn
Gọi đủ giới đủ đức.
Hay đoạn trừ tưởng ngã
Cùng do nơi tưởng pháp
Đây gọi là đủ tuệ
Hai, bốn khác thành tám.
Thể riêng nối tiếp khởi
Đến thọ mạng hết, trụ
Lại cầu tìm cõi khác
Tưởng ngã có bốn thứ.
Đều không nên chẳng có
Có nên chẳng thể nói
Là nêu bày về nhân
Tưởng pháp có bốn thứ.
Do lực tin hiểu kia
Tin nên sinh tưởng thật
Chẳng như lời chấp giữ
Chấp giữ cho chánh thuyết.
Phật rõ quả không đối
Do nguyện trí nên biết
Vì cầu sự lợi, kính
Ngăn chỗ tự nêu ấy.
Chứng chẳng trụ nơi pháp
Đó chính là tùy thuận
Cũng như bỏ bè kia
ý mật nên biết.
Hóa, thể không Phật thật
Cũng không người nói pháp
Thuyết pháp không hai thủ
Chỗ nói lìa giảng nêu.
Tự thọ vì khác, nói
Hợp phước không vô ích
Phước không giữ Bồ-đề
Hai ấy đều nên giữ.
Đạt nhân của tự tánh
Phần khác ấy là sinh
Nên chính là pháp Phật
Hay thành phước tối thắng.
Không giữ lấy tự quả
Phi có thể giữ, nói. 
Giải thoát nơi hai chướng
Nói Diệu Sinh không tranh.
Tại nơi Phật Nhiên Đăng

Nói không giữ, pháp chứng

Do đấy pháp chứng thành

Không nơi giữ chốn nói.

Trí động, chỉ tánh thức

Quốc độ không chỗ giữ

Vô hình nên hơn hẳn

Không nghiêm cho tánh nghiêm.

Ví như núi Diệu Cao

Nơi thọ dụng không lấy

Tánh không phải hữu lậu

Cũng không là nhân tạo.

Vì hiển nhiều sai biệt

Cũng do thành thù thắng

Trước sau phước chẳng đồng

Lại nêu ra dụ nói.

Hai thành nên tôn trọng

Do đẳng lưu trội bật

Do tánh nhân phiền não

Nên kém cũng thành hơn.

Quả kia hơn hẳn khổ

Khó gặp được việc thắng

Cảnh, cõi không phải biết

Nơi phần khác chẳng cùng.

Tánh ấy rất sâu xa

Hơn khác, lược giảng giải

Tộc họ vốn cao, hơn

So phước, phước hơn hẳn.

Hành ấy khi gắng nhẫn

Tuy khổ nhưng hành thiện

Đức kia khó lường xét

Do đấy gọi thắng sự.

Do tình không giận dữ

Không gọi là tánh khổ

an lạc, đại bi

Lúc hành, không quả khổ.

Nhân sinh tâm không bỏ

Vì thế nên dốc cầu

Tức là đạt nhẫn biên

Cùng phương tiện tâm ấy.

Nên biết kẻ chánh hành

Là nhân của lợi sinh

Nơi sự tướng hữu tình

Nên biết dứt trừ khắp.

Sự kia là tên tụ

Hơn hết, trừ bỏ tưởng

Các Thế Tôn không đấy

Do thấy đúng tương ưng.

Quả chẳng trụ vị nhân

Là đạt nhân quả kia

Thế Tôn nói lời thật

Nên biết có bốn thứ.

Lập nên nói thừa dưới

Cùng nêu nghĩa Đại thừa

Do các việc thọ ký

Đều không có sai biệt.

Không đạt chỗ thuận kia

Trái phải thật không vọng

Như lời mà chấp giữ

Đối ứng nên tuyên thuyết.

Thường hằng các xứ có

Nơn chân tánh không đạt

Do không tỏ, có trụ

Trí vô trụ đạt thật.

Không trí cũng như tối

Nên trí tối hoặc sáng

Chủ đối cùng chỗ trị

Được mất đều hiện tiền.

Do chánh hành như thế

Đạt lượng phước như vậy

Nơi pháp, kẻ chánh hành

Nghiệp dụng nay sẽ nói.

Đối người có ba thứ

Thọ trì, nghe, nói rộng

Nghĩa đạt do kẻ khác

Cùng nghe, nghĩ của mình.

Đây là thành thục nội

Còn thành hữu tình khác

Do sự khi tánh lớn

So phước, phước hơn hẳn.

Không cảnh, tánh, riêng tánh

Chủ dựa là đại nhân

Cùng khó có thể nghe

Nhân vô thượng tăng trưởng.

Nếu chỉ giữ chánh pháp

Chốn sở y thành vật

Dứt trừ các nghiệp chướng

Mau đạt trí thông tánh.

Thế diệu sự viên mãn

Quả báo rất tôn quý

Nơi pháp nầy tu hành

Nên biết đạt nghiệp ấy.

Do lúc tự thân hành

Xem mình là Bồ-tát

Gọi tên là Chướng Tâm

Trái với tâm không trụ.

Thọ ký nơi thời sau

Nhiên Đăng hành không hơn

Bồ-đề hành kia đồng

Không thật do nhân tạo.

Không tướng kia là tướng

Nên hiển chẳng là vọng

Do pháp là pháp Phật

Đều không có là tướng.

Là do Pháp thân Phật

Nên biết dụ trượng phu

Thân tròn đủ không chướng

Là tánh hiện đủ khắp.

Cùng đạt được Thể lớn

Cũng gọi là Thân lớn

Không có thân là có

Nói tạo kia không thân.

Chẳng rõ nơi pháp giới

Tâm tạo độ chúng sinh

Cùng đất ruộng thanh tịnh

Đấy gọi là cuồng vọng.

Nơi Bồ-tát, chúng sinh

Các pháp không tự tánh

Nếu hiểu tuy không Thánh

Gọi Thánh tuệ, nên biết.

Tuy không thấy các pháp

Đây chẳng không có mắt

Phật gồm đủ năm thứ

Do nơi cảnh hư vọng.

Các thứ tâm lưu chuyển

Lìa nơi các niệm xứ

Tâm không giữ luôn chuyển

Nên gọi là hư vọng.

Nên biết trí ấy giữ

Phước mới không hư vọng

Hiển bày nhân phước ấy

Lại nêu dụ lần nữa.

Tức nơi chân Pháp thân

Không tướng hảo viên mãn

Cũng không là tướng đủ

Tánh không thân nên biết.

Nơi Pháp thân không riêng

Không Như Lai, không hai

Lại nói tướng đủ kia

Do hai Thể đều không.

Như Phật nói cũng không

Nói hai là chỗ chấp

Do không lìa pháp giới

Nói cũng không tự tánh.

Năng thuyết sở thuyết tuy thâm diệu

Nhưng cũng chẳng phải không kính tin

Do phi chúng sinh, phi phi sinh

Phi Thánh nên tánh Thánh tương ưng.

Ít pháp nên không có

Vô thượng giác, nên biết

Do pháp giới không tăng

Tánh bình đẳng, thanh tịnh.

Cùng phương tiện vô thượng

Do tánh lậu, phi pháp

Vì thế chẳng pháp thiện

Do đấy gọi là thiện.

Nói pháp tuy vô ký

Không chẳng được, nên biết

Do một pháp bảo nầy

Hơn vô lượng báu kia.

Nơi các loại toán, thế

Nhân cũng có sai khác

Tầm tư nơi thế gian

Dụ chỗ không sánh kịp.

Pháp giớibình đẳng

Phật không độ chúng sinh

Nơi các tên cùng tụ

Chẳng ở ngoài pháp giới.

Nếu khởi nơi pháp chấp

Cùng ngã chấp hơn, đồng

Định chấp thoát hữu tình

không chấp vọng chấp.

Chẳng nên dùng thể sắc

Chỉ Pháp thân Như Lai

Chớ khiến Chuyển luân vương

Cùng Như Lai ngang nhau.

Tức quả báo tướng đủ

Phước viên mãn không nhận

Có thể tạo Pháp thân

Do phương tiện tánh khác.

Chỉ thấy sắc, nghe tiếng

Người ấy chẳng biết Phật

Pháp thân, chân như nầy

Chẳng phải cảnh giới Thức.

Phước kia không hề mất

Quả báo không đoạn tuyệt

Được nhẫn cũng không đoạn

Do đạt không cấu nhiễm.

Lại luận về nhân phước

Vì đây nêu dụ kia

Phước ấy không có báo

Chính nhận, không nhận vượt.

Phước kia tạo quả hóa

Tạo lợi ích hữu tình

Sự ấy do tự nhiên

Thành Phật hiện các phương.

Đến, đi cũng là hóa

Chánh giác luôn chẳng động

Đối nơi chốn pháp giới

Chẳng một, khác nên biết.

Vi trần đem làm mực

Dụ hiển bày pháp giới

Luận ấy tạo sự mực

Làm rõ phiền não tận.

Tánh không tụ không hợp

Hiển thị phi một tánh

Nơi tánh hợp chung kia

Rõ tánh chẳng phải khác.

Chẳng rõ chỉ lời tục

Các phàm phu vọng chấp

Đoạn hai thứ ngã, pháp

Đó gọi là chứng giác.

Vì thế kiến, không kiến

Không cảnh, chấp hư vọng

Do đấy là chướng tế

Biết như vậy nên đoạn.

Do đạt hai thứ trí

Cùng định, mới dứt trừ

Nêu phước rõ Hóa thân

Phước vô tận chẳng không.

Lúc chư Phật thuyết pháp

Không nói thân là hóa

Chính do không tự nói

Nên là nói chân thật.

Như Lai chứng Niết-bàn

Không tạo cũng chẳng khác

Hợp tạo ấy có chín

Dùng chánh trí để quán.

Tướng kiến cùng với thức

Nơi ở thân thọ dụng

Quá khứ cùng hiện còn

Chưa đến, quan sát rõ.

Do quán xét về tướng

Thọ dụng cùng đổi dời

Ở trong sự hữu vi

Đạt tự tại vô cấu.

HẾT

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 47398)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.