Lược Giải Kinh Vô Lượng Nghĩa

11/07/20225:11 SA(Xem: 3600)
Lược Giải Kinh Vô Lượng Nghĩa

LƯỢC GIẢI KINH VÔ LƯỢNG NGHĨA 
AMITARTHA SUTRA
Thích Tâm Thiện

LỜI DẪN

                  Kinh Vô Lượng Nghĩa được xem là phần dẫn nhập của kinh Pháp Hoa. Nội dung bao gồm ba chương: phẩm Đức Hạnh, phẩm Thuyết Pháp, và phẩm Mười Năng Lực Công Đức. Bản kinh ngắn, quan trọng này giới thiệu cho chúng ta một cách nhìn mới lạ về ý nghĩa của pháp, đó là cái nhìn Vô lượng Nghĩa. Đây cũng là nhịp cầu cho hành giả bước vào thế giới kỳ vĩ, nhiệm mầu của Pháp Hoa.
          Bản kinh này do Pháp Sư Đàm-ma-già-đà-da-xá (Dharmagatayasas) dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán vào năm 481, được kết tập trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển 9, số 276. Bản kinh này cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng và rất phổ biến trong các nước Phật giáo Đại thừa
          Năm 2018, sau khi thành lập tu viện Thượng Hạnh tại Dallas - TX, Hoa Kỳ, chúng tôi bắt đầu trình bày sơ lược về bộ kinh này. Trong lúc đang thuyết giảng thì đại dịch Covid-19 xảy ra (năm 2019) và kéo dài cho đến nay. Các buổi giảng kinh đành hoãn lại. Thể theo yêu cầu của thính chúng, chúng tôi ghi lại một vài yếu nghĩa của bộ kinh nhằm giúp người học tiếp tục tư duy, quán chiếu. Vì vậy, phần trình bày ở đây được tập trung vào các pháp môn thực hành, đúc kết từ những giáo lý quan trọng của kinh. Ước mong rằng, tập sách này sẽ giúp ích cho hành giả trên bước đường tu học.
            Tu viện Thượng Hạnh,
            Mùa an cư, kiết Đông 2020
            Thích Tâm Thiện


     
                                                                            (I) Phẩm Đức Hạnh

                                                                             A. Lược Văn Kinh:

  1. Trên đỉnh núi Linh Thứu, tại thành Vương Xá, Đức Phật thuyết kinh Vô Lượng Nghĩa. Chúng hội bao gồm 12,000 đại tỳ kheo, 80,000 Bồ tát; cùng trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, ma-hầu-la-già, tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, các vua chuyển luân, vua, quan và hàng quyến thuộc, thứ dân, học giả, nữ sĩ.
  2. Lúc bấy giờ các vị pháp vương tử là những đại Bồ tát như Văn Thù, Di Lặc, Quán Thế Âm, Đại Trang Nghiêm...đều là bậc pháp thân đại sĩ, thành tựu giới, định, tuệ, giải thoátgiải thoát tri kiến. Các ngài an trú trong tam muội, biết rõ ham muốn của chúng sinh, dùng đà-la-ni biện tài tuỳ thuận chư Phật, thỉnh chuyển pháp luân.
  3. Trước hết, các Ngài rưới giọt nước pháp lắng yên dục trần, mở cửa niết bàn, thổi gió giải thoát, quét sạch phiền não oi bức của thế gian, làm cho thanh tịnh tươi mát.
  4. Kế đến, các Ngài diễn thuyết pháp 12 nhân duyên, dập tắt nỗi khổ vô minh, sinh già bệnh chết, rồi mới tuyên mưa pháp Đại thừa cho tất cả chúng sinh có căn lành, làm cho nảy mầm bồ đề.
  5. Với trí tuệ như mặt trời, mặt trăng, khéo ứng dụng phương tiện như thời tiết theo mùa, các ngài giúp đỡ chúng sinh phát triển sự nghiệp Đại thừa, thành tựu vô thượng Bồ đề
  6. Các đại Bồ tát là bậc thầy không cần thỉnh mời, là nơi nương tựa an ổn, là bậc Đại y vương, biết rõ nguồn gốc các bệnh, các dược tính, và cho thuốc chữa lành bệnh khổ của chúng sinh. Các Ngài là mắt sáng cho người mù, là tai nghe cho người điếc…
  7. Các Ngài thường an trụ [dạo chơi] trong ba la mật, an trụ bất động trên đất Như Lai, an trụ trong nguyện lực làm thanh tịnh cõi Phật. Không lâu nữa các ngài sẽ thành tựu vô thượng chánh giác.
  8. Từ cõi trời các loại hương, hoa, chuỗi ngọc, châu báu, tràng phan, bảo cái, xoay vần trên không rồi rơi xuống bốn phía để cúng dường Đức Phật. Nhạc trời êm dịu, có chén bát đựng đầy trăm vị, chúng sinh chỉ cần thấy thức ăn, ngửi mùi hương, tự nhiên no đủ.
  9. Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại Trang Nghiêm cùng tám mươi nghìn Bồ tát đi quanh Phật cả trăm nghìn vòng, rồi quỳ gối chấp tay cung kính tán dương pháp thân, ứng thân, tuệ giácthánh đức viên mãn của Đức Phật.
                                                                                  B. Lược Giải:
          Chúng hội
          Mở đầu kinh, phẩm Đức Hạnh giới thiệu trú xứ của pháp hội (đỉnh núi Linh Thứu) và các hàng thính chúng. Thành phần chúng hội rất lớn, bao gồm từ hàng Bồ tát, Thanh văn, bốn chúngthiên long bát bộ trời rồng quỷ thần, các chuyển luân vương, vua, quan, vương tử cho đến hàng thứ dân phàm tình. Các đại Bồ tát như Văn Thù, Di Lặc, Quán Thế Âm, Đại Trang Nghiêm…các đại Thanh văn như Đại trí Xá-lợi-phất, Mục-kiền- liên, Tu-bồ-đề, Ma-ha Ca- chiên-diên, Phú-lâu-na, Kiều-trần-như, A-na-luật, Ưu-ba- ly, A-nan, La-hầu-la…đều có mặt. Tường thuật đầy đủ về thính chúng cho thấy giáo phápĐức Thế Tôn sắp thuyết giảng sẽ như cơn mưa rào tưới mát cho toàn thể chúng sinh khắp ba cõi. Tuỳ theo năng lực cá thể, mỗi chúng sinh, hiện tạimai sau, nghe pháp đều được lợi lạc, khởi tâm vô thượng Bồ đề
         Tán dương đạo hành của Bồ tát
         Trước hết, Kinh nói về đạo hành của các vị Bồ tát. Các ngài đều là bậc pháp thân đại sĩ thành tựu giới, định, tuệ, giải thoátgiải thoát tri kiến. Các ngài thường trú trong thiền định (tam muội), quán chiếu và biết rõ ham muốn của chúng sinh; từ đó dùng đà-la-ni biện tài của mình thỉnh Phật thuyết pháp. Khi chư Phật thuyết pháp, các ngài tuỳ thuận chư Phật, cũng thuyết pháp giáo hoá chúng sinh.
         Pháp thân đại sĩ là biểu từ chỉ đến đức hạnh viên dung của hàng thánh giả mà ở đây chư đại Bồ tátbiểu tượng. Pháp thân bao gồm: giới, định, tuệ, giải thoátgiải thoát tri kiến. Năm phần pháp thân này được xem là chuẩn mực tiêu biểu của đời sống đạo đức trong thế giới tâm linh Phật giáo, mặc dù ý nghĩa mở rộng về pháp thân có thể được trình bày tuỳ theo từng phần giáo nghĩa. Trong nội dung phẩm Đức Hạnhcon đường hành đạo của một vị Bồ tát được nhấn mạnh qua ba trọng điểm: sống trong thiền định, quán chiếu căn tính, biết rõ ham muốn của chúng sinh, và tuỳ thuận chư Phật thuyết pháp giáo hoá. Mặc dù Bồ tát vào đời cùng với chí nguyện độ sinh, tuỳ ứng với nhiều cơ duyên, hoàn cảnh khác nhau, nhưng trên căn bản thực hành, vị Bồ tát vẫn không xa rời đời sống thiền định. Từ trong thiền định, các ngài thấy được các dục vọng của chúng sinh, rồi thuận theo căn tính của mỗi chúng sinhthuyết pháp hoá độ.
          Nguyên lý cứu độ

          
Kinh nói: “Trước hết, các Ngài rưới giọt nước pháp để lắng yên dục trần (vi trích tiên đọa, dĩ yêm dục trần), mở cửa niết bàn, thổi gió giải thoát, quét sạch phiền não oi bức của thế gian, làm cho thanh tịnh tươi mát. Kế đến, diễn thuyết pháp 12 nhân duyên, dập tắt nỗi khổ vô minh, sinh già bệnh chết, rồi mới tuyên mưa pháp Đại thừa cho tất cả chúng sinh có căn lành, làm cho nảy mầm bồ đề.” 

          Đoạn kinh này mô tả nguyên lý cứu độ rất đặc trưng của Bồ tát đạo hay nói khác đi là của cả ba đời chư Phật. Rưới giọt nước pháp để lắng yên dục trần chính là sự gội rửa phiền não cấu uế từ trong nội tâm. Đây là điều kiện để bước đầu đi vào đời sống đạo, bắt đầu cuộc hành trình tâm linh. Trên thực tế, tâm chúng sinh vốn bị ô nhiễm bởi các dục của thế gian. Sự ô nhiễm đó được tích tập từ trong nhiều đời quá khứ cho đến hiện tại. Vì vậy, tâm ấy cần được tắm gội cho sạch sẽ bằng dòng nước pháp, tức là nghe pháp, tư duy về giáo pháptu tập theo giáo pháp (văn tư tu). Từ đó mới có thể xả bỏ những bám víu vào tham sân chấp ngã, làm cho tâm trở nên tươi mát. Kinh mô tả điều này bằng biểu từ thổi gió giải thoát làm tiêu tan cái oi bức não nề của thế gian (phiến giải thoát phong, trừ thế nhiệt não). Từ đây cánh cửa Niết bàn tịnh lạc sẽ mở ra cho hành giả
          Để tiến sâu vào thế giới tâm linh, Bồ tát diễn nói pháp 12 nhân duyên để giúp chúng sinh dập tắt nỗi khổ vô minh, sinh già bệnh chết. Mười hai nhân duyên chính là vòng sinh tử luân hồi (samsara), bao gồmVô minh, hành, thức, danh-sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão, tử
          Vô minhkhông thật sự biết rõ chân lý của khổ đau và nguyên nhân của khổ đau; cũng không thể nghiệm được Niết bàn và không biết con đường đưa đến Niết bàn. Vì duyên vô minh, nên hành (nghiệp) phát sinh, vì có hành nên thức (nghiệp thức-tái sinh) sinh, vì có thức nên danh-sắc (hợp thể của các yếu tố tâm lývật lý) sinh, vì có danh-sắc nên lục nhập (sự kết hợp của 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý thức và 6 trần: hình thể, âm thanh, hương khí, mùi, vị, xúc chạm, và các pháp hiện hữu) sinh, vì có lục nhập nên xúc (xúc giác hay kinh nghiệm ban đầu từ tiếp xúc) sinh, vì có xúc nên thọ (kinh nghiệm thực thụ có được do tiếp xúc) sinh, vì có thọ nên ái (sự yêu thích) sinh, vì có ái nên thủ (bám víu, ôm giữ) sinh, vì có thủ nên hữu (dòng nghiệp hữu đưa đến tái sinh) sinh, vì có hữu nên có sinh (ra đời), lão (già), bệnh (bệnh khổ), tử (chết)… Đây là vòng nhân duyên của khổ đau. Khi thấy được nhân duyên đích thực của khổ đau và tu tập, hành giả có thể từng bước đoạn trừ ái thủ… dẫn đến dập tắt khổ đau của sinh già bệnh chết. Để xoá tan bóng tối của vô minh, tiếp theo, Bồ tát tuyên mưa pháp Đại thừa (giảng các kinh Đại thừa) cho tất cả chúng sinh có căn lành, làm cho hạt giống Bồ đề (giác ngộ) nảy mầm. Ở đây, căn lành là yếu tố rất quan trọng. Nếu không có căn lành hay nhân duyên lành (thiện duyên) chúng sinh không thể tiếp xúc với kinh được. Đây là một trong bốn điều kiện (theo chương 28 Kinh Pháp Hoa) để hành giả có thể lĩnh hội được thánh giáo hướng đến vô thượng Bồ đề. Căn lành có thể được huân tu trong nhiều đời nhiều kiếp. Đấy là sự tích tụ từ các việc làm lành (thiện nghiệp) trong đời sống thực tế của hành giả, đặc biệt là sự quy kính Tam bảo. Từ đó tạo thành các hạt giống công đức, làm nhân duyên cho sự phát tâm Bồ đề
          Tư lương và trụ xứ của Bồ tát
           Kinh nói, “Với trí tuệ như mặt trời, mặt trăng, khéo ứng dụng phương tiện như thời tiết theo mùa, Bồ tát giúp đỡ chúng sinh phát triển sự nghiệp Đại thừa, thành tựu vô thượng Bồ đề.” Hai yếu tố chính làm tư lương cho hành trình cứu độ, thực hiện tâm đại bi của một vị Bồ tát được nói rõ ở đây là trí tuệ và phương tiện. Không có trí tuệ và phương tiện không thể thực hành Bồ tát đạo. Suốt hành trình cứu độ, Bồ tát được xem như là bậc thầy không cần thỉnh mời, là nơi nương tựa an ổn, là bậc đại y vương. Vì chư vị biết rõ nguồn gốc các căn bệnh, biết rõ tính chất của cỏ thuốc, và có thể điều chế thuốc chữa lành bệnh khổ cho chúng sinh. Vì vậy, các vị được xem là mắt sáng cho người mù, là tai nghe cho người điếc…
           Đi theo bản nguyện độ sinh với trái tim đại bi bao la không bờ bến, Bồ tát rong ruỗi thăng trầm trong ba cõi, tuy thế các ngài vẫn thường hằng sống-an trụ vững chắc trong trú xứ tâm linh với ba điểm an trụ đặc trưng, đó là: an trụ [dạo chơi] trong ba-la-mật, an trụ bất động trên đất Như Lai, và an trụ trong nguyện lực làm thanh tịnh cõi Phật
           Bồ tát hạnh bao gồm sáu ba-la-mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, và trí tuệ). Đối với chúng sinh phàm phu, thực hành sáu ba-la-mật không phải là việc dễ làm. Tuy nhiên, đối với hàng Bồ tát, do huân tu từ nhiều đời nên cuộc sống luôn gắn liền với các hạnh ba-la-mật. Vì vậy, kinh mô tả việc thực hành các hạnh ấy của chư vị như là dạo chơi trong ba la mật (du hý Bồ tát chư ba-la- mật). 
           Một đoạn văn rất nổi tiếng của kinh Kim Cương, mô tả về ý nghĩa ba-la-mật như sau: “Này Tu-bồ-đề (subhūti), Bồ tát phải nghĩ rằng có bao nhiêu chúng sinh trong vũ trụ bao la, dù những chúng sinh ấy thuộc về loài được sinh ra từ trứng, loài được sinh ra từ bào thai, loài được sinh ra từ nơi ẩm thấp, và loài được sinh ra từ sự biến hóa; loài có hình thể hay không có hình thể, loài có tri giác hay không có tri giác; cho đến bất kỳ thế giới chúng sinh nào có thể quan niệm được, tất cả đều phải được dẫn vào Niết bàn mà không hề để lại một dấu vết nào. Mặc dù vô lượng vô số chúng sinh đã được dẫn vào Niết bàn như thế, nhưng không có chúng sinh nào được dẫn đến Niết bàn. Vì sao? Vì nếu Bồ tát còn thấy có chúng sinh, Bồ tát không được gọi là bậc giác ngộ.” Đây là tinh thần của đời sống ba-la-mật đích thực của một vị Bồ tát, và cũng là nơi an trụ thứ nhất. 
           Kế đến là an trụ bất động trên đất Như Lai (ư Như Lai địa kiên cố bất động). Như Lai, trong các kinh Đại thừa, được định nghĩa là “không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu” (vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh như lai). Và như thế, đất Như Lai chính là mảnh đất vô tướng, không hình thù và không biên giới. Đã là vô tướng thì không có gì để bám víu, giữ lấy. Đây là tinh thần vô trú, vô trước của hàng Bồ tát, cũng là nơi an trụ thứ hai.
           Sau cùng, hàng Bồ tát an trụ trong nguyện lực làm thanh tịnh cõi Phật (an trụ nguyện lực, quảng tịnh Phật quốc). Cõi Phật hay quốc độ của Phật bao gồm các loài hữu tình chúng sinh. Vì vậy, phát huy cõi Phật hay tịnh Phật quốc độ chính là hạnh nguyện làm cho tất cả chúng sinh đều thành Phật đạo. Đây là sự khác nhau giữa khái niệm đất Như Lai (Như Lai địa) và cõi nước Phật (Phật quốc độ). An trụ đời sống vào nguyện lực làm cho chúng sinh thành tựu giác ngộ vô thượng Bồ đề là nguyện ước đặc thù của Bồ tát đạo. Kinh cũng xác định rằng, những Bồ tát an trụ như thế, không bao lâu nữa chư vị sẽ thành tựu vô thượng Bồ đề, trở thành bậc toàn giác.
           Hành trình tư duy-thiền định
           Kinh nói: “Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại Trang Nghiêm cùng tám vạn Bồ tát đi quanh Phật cả trăm nghìn vòng, rồi quỳ gối chấp tay cung kính tán dương pháp thân, ứng thân, tuệ giácthánh đức viên mãn của Phật.Hình ảnh được mô tả từ đoạn kinh này gợi lên một dấu hỏi: 80,000 Bồ tát là con số rất lớn, và chư vị nhiễu quanh Đức Phật trăm nghìn vòng sẽ mất khoảng thời gian bao lâu trước khi quỳ xuống, chấp tay tán dương Đức Phật? Chi tiết này biểu lộ ẩn nghĩa về hành trình tư duy-thiền định của chư vị đối với đời sống đức hạnh vô thượng của Phật. Tán dương đức hạnh của Phật cũng có nghĩa là chư vị Bồ tát đã thể nghiệm được và cùng chia sẽ sự nhiệm mầu tối tôn, toả ra từ pháp thân Phật, ứng thân Phật, tuệ giác và hạnh đức viên mãn của Ngài. Việc tán dươngca ngợi thánh đức của Phật có ý nghĩa lớn lao đối với hành trình tu tập. Vì thánh đức của Phật chính là nơi nương tựa lớn lao nhất cho chúng sinh. Đấy cũng chính là phẩm đức tiêu biểuchúng ta nương tựa, học theo, và rèn luyện cho chính mình. Khi cảm được một phần nào đó về đức hạnh của chư vị Bồ tát, hay của Đức Phậtnội tâm của hành giả sẽ được an tịnh và từng bước thấm nhuần thanh khiết.
           Ca ngợi Thánh Đức của Phật 
           Đoạn kệ tán dương thánh đức của Phật được bắt đầu tuần tự từ ca ngợiđảnh lễ pháp thân vô tướng của Ngài với đầy đủ năm phần pháp thân (giới, định, tuệ, giải thoát, và giải thoát tri kiến). Kế đến các vị ca ngợi các vẽ đẹp, hảo tướng của ứng thân Phật, tức là Đức Phật hiện tiền đang thuyết pháp. Như được mô tả cụ thể trong kinh, các hảo tướng đó bao gồm 32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp. Rồi các vị ca ngợi pháp âm vi diệu của Phật, hay còn gọi là tướng Phạm âm. Vì giọng nói của Phật có sức mạnh âm thanh rất lớn, âm vang sấm động như giọng tiếng của trời Phạm thiên (Phạm âm lôi chấn). Các vị tiếp tục ca ngợi giáo Pháp vô thượngbản hạnh ba-la-mật của Đức Phật, những hạnh nguyện mà Ngài đã nhẫn nại tu tập trong nhiều đời. Tất cả những công đức tu hành đó đã tạo thành thánh đức vĩ đại, làm nên một Đức Phật, Đấng Pháp Vương của trời người. 
        “...Đảnh lễ nương theo pháp, sắc thân
         Đảnh lễ nương theo muôn tướng tốt... 
         Cúi đầu nương theo tiếng Phạm âm
         Cúi đầu nương theo Pháp vô thượng...” 
         Nói tóm lại, phẩm Đức Hạnh trình bày đức hạnh của các vị đại Bồ tát, đặc biệt là chính chư vị đại Bồ tát đồng thanh xưng tụng thánh đức tối thắng của Phật. Tất nhiên, ở đây chỉ có hàng đại Bồ tát mới có thể lĩnh hội được sự nhiệm mầu vĩ đại của các thánh đức đó. Nói chung, đây là sự ca ngợi nhấn mạnh đến hạnh đức trang nghiêm của một vị thánh giả đi vào đời. Đấy cũng chính là nơi nương tựa chân thật, nơi nương tựa cao nhất mà chúng ta cần phải hướng đến trên bước đường tu tập. Điều này cũng cho thấy rõ rằng, đức hạnh chính là nấc thang đầu tiên hướng đến vô thượng Bồ đề. Xưng tán phẩm đức thánh thiện của chư Phật và Bồ tát là cách thức mà qua đó chúng ta có thể tiếp xúc với một thực tại thiêng liêng, nương theo mẫu hình lý tưởng của các thiện hạnh để xây dựng ý chí hướng thượng. Càng đi sâu vào đời sống thánh diệu, càng làm vơi đi cái trần cấu, tục luỵ trong tâm thức của hành giả

                                                                      (II) Phẩm Thuyết Pháp
                                                                       A. Lược Văn Kinh:

  1. Lúc bấy giờ Bồ tát Đại Trang Nghiêm cùng tám vạn đại Bồ tát đồng thanh bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ tát muốn mau chóng thành tựu đạo quả vô thượng Bồ đề nên tu hành theo pháp môn nào?
  2. Đức Phật dạy: Bồ tát muốn mau chóng thành tựu đạo quả vô thượng Bồ đề nên tu hành theo pháp môn Vô Lượng Nghĩa, quán chiếu thật tướng của các pháp xưa nay vốn thường tịch vắng lặng; như hư không, không sinh, không diệt, không đến, không đi. 
  3. Do chúng sinh hư vọng chấp trước vào các huyễn tướng sinh diệt, không thậtsinh khởi những vọng niệm bất thiện, từ đó tạo ra vô số ác nghiệp, luân hồi trong sáu đường khổ não.
  4. Bồ tát quán sát các pháp tướng sinh khởi, tồn tại, biến đổi, tiêu diệt, và niệm niệm tương tục không gián đoạn. Nhờ quán chiếu như vậy mà thấy được căn tính, dục vọng của chúng sinhvô lượng. Do vậy, Phật đã thuyết pháp vô lượng, nghĩa vô lượng để tuỳ duyên hoá độ.
  5. Vô lượng pháp đều sinh ra từ một pháp. Pháp duy nhất đó là thật tướng vô tướng
  6. Bồ tát khi đã an trụ trong thật tướng vô tướng rồi mới khởi tâm đại bi chân thật nhổ trừ khổ não cho chúng sinh. Khổ não vơi rồi, mới thuyết pháp giáo hoá, làm cho chúng sinh tận hưởng niềm hỉ lạc.
  7. Này thiện nam tử! Kinh Đại thừa Vô Lượng Nghĩa sâu xa vi diệu, được chư Phật trong ba đời gìn giữ, không có thế lực ma quân ngoại đạo nào xâm nhập, cũng không bị bất kỳ năng lực tà kiến sinh tử nào có thể phá hoại.
  8. Bồ tát Đại Trang Nghiêm bạch Phật: Hơn bốn mươi năm qua, Ngài thường dạy về ý nghĩa khổ, không, vô thường, vô ngã của các pháp. Người nghe các pháp này đã đạt được giai vị từ Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất, bốn quả Thanh văn cho đến phát tâm Bồ đềthành tựu mười địa. Vậy các pháp ngày trước Như Lai thuyết và Kinh Vô Lượng Nghĩa có gì khác nhau?
  9. Này thiện nam tử! Từ khi thành đạo đến nay, Như Lai dùng phương tiện thuyết vô lượng pháp phù hợp với vô lượng căn tánh của chúng sinh nhưng chưa từng nói nghĩa chân thật.
  10. Như nước, pháp có thể rửa sạch mọi vết nhơ trần tục, không phân biệt là nước ao hồ hay sông biển. Nước giáo pháp có thể rửa sạch phiền não của chúng sinh. Dù đặc tính của nước là một, công dụng của nước là để rửa, nhưng mỗi loại nước ao, hồ, sông, biển... đều khác nhau.
  11. Giáo pháp được nói ra cũng vậy, đầu tiên, khoảng giữa, và sau cùng đều có mục đích rửa sạch phiền não cho chúng sinh, nhưng đầu tiên không phải là khoảng giữa, khoảng giữa không phải là sau cùng. Ngôn từ tuy một nhưng ý nghĩa khác nhau.
  12. Đầu tiên, vì người cầu quả vị Thanh văn, Ta nói pháp bốn chân lý, vì người cầu Duyên giác, Ta nói pháp mười hai nhân duyên, vì người cầu Bồ tát, Ta nói các kinh Đại thừa. Nay Ta mới nói Kinh Đại Thừa Vô lượng Nghĩa.
  13.  Các Đức Phật không nói hai lời, dùng một âm mà thích ứng với tất cả ngôn ngữ của chúng sinh. Dùng một thân mà thị hiện trăm nghìn vạn ức hằng hà sa thân. Cảnh giới của các Đức Phật sâu xa không thể nghĩ bàn, chỉ có Phật với Phật mới hiểu tường tận.
  14. Khi Đức Phật dạy xong, ba nghìn thế giới chuyển động sáu cách. Trời tuôn mưa hoa, hương, thiên y, anh lạc... và vô số châu báu cúng dường Đức Phật, các đại Bồ tátThanh văn.
  15. Khi ấy, ba vạn hai nghìn đại chúng Bồ tát đạt được Vô Lượng Nghĩa tam muội, ba vạn bốn nghìn đại Bồ tát thành tựu vộ lượng đà-la-ni, đại chúng thành tựu bốn thiện căn, bốn quả Thanh văn, Bích chi phật, vô sinh pháp nhẫn, các đà-la-ni, và phát tâm Bồ đề.
                                                                             B. Lược Giải

           Con đường Vô thượng
            Bồ tát Đại Trang Nghiêm cùng tám vạn đại Bồ tát hỏi Đức Phật pháp môn nào có thể giúp mau chóng thành tựu đạo quả Bồ đề. Đức Phật dạy pháp môn Vô Lượng Nghĩacon đường mau chóng đạt đến quả vị vô thượng. Vô lượng nghĩa là vượt lên trên mọi ước định về ý nghĩa, hay nói khác đi là không có ý nghĩa nào cố định. Nói đến Vô lượng nghĩa là ngầm nói đến thật tướng vô ngã của các pháp. Vì bản thể của hiện hữuvô ngã nên mọi hình thức, tướng trạng trong cái sai biệt đa thù mà chúng ta quan niệm chỉ mang tính cách lâm thời, chúng có mặt từ các nhân duyên. Và do đó, không có một ý nghĩa nào được xem là bất biến. Tất cả các pháp đồng một thể vô tướng, nhưng biểu hiện của nó luôn diễn ra trong các nhân duyên khác nhau, như ở chỗ này thì gọi là mây, ở chỗ kia thì gọi là mưa, ở chỗ khác thì gọi là nước v.v… Thực tướng của các pháp là như thế, nó không có tự ngã, xưa nay vẫn thường tịch vắng lặng; như hư không, không sinh, không diệt, không đến, không đi. Quán chiếu sâu xa thật tướng đó là con đường vô thượng, mau chóng đi đến thành tựu Bồ đề.
          Ảo tưởng và khổ đau
          Đức Phật dạy rõ nguyên nhân của khổ đau là do chúng sinh chấp trước vào các huyễn tướng sinh diệt, không thật; rồi từ đó sinh khởi những vọng niệm bất thiện, tạo ra vô số ác nghiệp, đưa đến luân hồi trong sáu đường khổ não. Huyễn tướng là cái hình thức giả lập (mang tính cách lâm thời) được nhìn thấy từ thế giới sự vật hiện tượng bên ngoài cho đến những ảnh tượng mang tính chất chập chờn huyễn ảo thầm kín bên trong. Chấp vào huyễn tướng của vạn pháp là một loại ảo tưởng dẫn đến đau khổ, trầm luân. Nói cách khác, cái ảo tưởng (vô minh) ấy chính là nguyên nhân đích thực của khổ đau. Vì thuộc tính các pháp là vô thường, biến chuyển, luôn thay đổi theo thời gian. Không có cái gì vĩnh cửu, bất diệt. Sự biến chuyển vô thường của các pháp giống hệt như sự trôi chảy không ngừng của dòng sông. Hôm nay cũng dòng sông ấy, ngày mai cũng dòng sông ấy, nhưng nước trong dòng sông ấy đã và vẫn thường hằng thay đổi, không bao giờ dừng lại. Tuy vậy, chúng ta vẫn thường ôm giữ cái hình ảnh bất biến về nó. Để thấy được cái rỗng không của mọi huyễn tướng, Đức Phật dạy hãy quán sát các pháp tướng (sự vật hiện tượng) theo nguyên lý sinh khởi (sinh), tồn tại (trụ), biến đổi (dị), diệt vong (diệt). Đối với thế giới của ý niệm, hãy quán sát từng ý niệm sinh diệt; sinh diệt nối tiếp nhau. Một ý niệm khởi lên (sinh), dừng lại (trụ), và mất đi (diệt) để cho ý niệm khác xuất hiện. Đấy là nguyên lý niệm niệm tương tục không gián đoạn. Nhờ quán chiếu như thế mà hành giả thấy được căn tính, dục vọng của chúng sinhvô lượng, vô biên. Chính vì vậy, để giáo hoá nhiều đối tượng khác nhau, Đức Phật đã thuyết pháp vô lượng và nghĩa của pháp cũng vô lượng.
            Bóng dáng của thực tại
            Đức Phật dạy, “Tất cả các pháp đều sinh ra từ một pháp. Pháp duy nhất đó là thật tướng vô tướng.” Nói cách khác, thật tướng hay diện mạo chân thật của các pháp là vô tướng, nó thường tịch vắng lặng như hư không. Đấy là hiện thể của thực tại vô tướng. Như thế những cái được mặc định với những khái niệm riêng lẻ đối với thế giới sự vật hiện tượng như sơn hà đại địa, sông suối núi đồi, xe cộ nhà cửa, đàn ông đàn bà v.v… cho đến nghiệp hữu trong ba cõi đều là bóng dáng của thực tại. Vì rằng, theo nguyên lý duyên sinh, tất cả các pháp đều được tác thành từ vô tướng. Vô tướng hay vô ngã tướng nói lên cái rỗng không, không thật có của mọi huyễn tướng, tức là cái hình tướng giả định. Ví dụ, như thế này thì gọi là cái ghế, như thế kia thì gọi là cái bàn… Còn thật tướng của ghế hay bàn đều được chế tác từ gỗ…Gỗ từ cây, cây từ đất v.v… cho đến sự tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời, mặt trăng, không khí…  Tiếp tục tư duy như thế, chúng ta sẽ không thể tìm được một thật tướng cố định nào, ngoại trừ bản thể vô tướng. Thể nghiệm được giáo lý này, do đó, sẽ giúp chúng ta cởi bỏ những chấp trước hư vọng, vốn là cội nguồn của ảo tưởng và khổ đau. Kinh nói, cho đến khi nào đã an trụ trong thật tướng vô tướng, Bồ tát mới có thể khởi tâm đại bi chân thật, nhổ trừ khổ não cho chúng sinh. Khổ não ở đây chính là cơn mê trôi lăn theo bóng dáng của thực tại, sống trong thế giới của mộng tưởng, với biết bao vui, buồn, khổ, lạc. Thực tế cho thấy rằng, càng bám víu vào bóng dáng của thực tại thì càng xa rời thực tại. Cho đến khi xa rời thế giới mộng tưởng, trở về với thật tướng vô tướng thì khi đó hành giả mới có thể tận hưởng niềm hỷ lạc từ đời sống xả ly-hiện tiền.

             Nghĩa chân thật theo dòng tịnh thủy
             Khi Đức Thế Tôn giảng thuyết về pháp môn Vô Lượng Nghĩa, Bồ tát Đại Trang Nghiêm bạch Phật: Hơn bốn mươi năm nay, Ngài thường dạy về ý nghĩa khổ, không, vô thường, vô ngã. Người nghe các pháp này đã đạt được các giai vị hiền thánh. Vậy các pháp ngày trước và Kinh Vô Lượng Nghĩa có gì khác nhau? Đức Thế Tôn trả lời: “Từ khi thành đạo đến nay, Như Lai dùng phương tiện thuyết vô lượng pháp môn phù hợp với vô lượng căn tánh của chúng sinh nhưng chưa từng nói nghĩa chân thật. Rồi Ngài đưa ra một thí dụ: Như nước, không phân biệt là nước ao, hồ hay sông, biển, đều có thể dùng để rửa sạch. Cũng vậy, nước giáo pháp có thể rửa sạch phiền não của chúng sinh. Dù đặc tính của nước là một, nhưng mỗi loại nước ao, hồ, sông, biển đều khác nhau. Giáo pháp được nói ra cũng như thế, đầu tiên, khoảng giữa, và sau cùng đều có mục đích rửa sạch phiền não; dù ngôn từ tuy một nhưng ý nghĩa khác nhau. Đức Phật xác định: “Đầu tiên, vì người cầu quả vị Thanh văn, Ta nói pháp bốn chân lý, vì người cầu Duyên giác, Ta nói pháp mười hai nhân duyên, vì người cầu Bồ tát, Ta nói các kinh Đại thừa. Nay Ta mới nói Kinh Đại Thừa Vô lượng Nghĩa.” Qua đoạn kinh văn trên, chúng ta thấy rõ cái mục đích tối hậu của giáo pháp là để đoạn trừ phiền não, cũng như nước, tác dụng của nó là rửa sạch mọi nhơ uế. Những thánh giả từ hàng Thanh văn, Duyên giác cho đến Bồ tát tuy đã đạt ngộ nhờ tu tập giáo pháp, nhưng vẫn chưa đạt đến đạo quả rốt ráo sau cùng, thành tựu vô thượng Bồ đề, trở thành một vị Phật toàn giác. Vì vậy, nay là lúc căn cơ của các vị đã chín muồi, Đức Thế Tôn mới giảng thuyết pháp môn Vô Lượng Nghĩa, tuyên bày nghĩa chân thật. Tuy vậy, trong phẩm kinh này, những gì Ngài giới thiệu chỉ dừng lại ở đây, nội dung còn lại được tiếp tục trình bày trong 28 phẩm của Kinh Pháp Hoa. (xem phần sau)

          Tóm lại, nội dung phẩm Thuyết Pháp (thứ hai) của kinh Vô Lượng Nghĩa trình bày về thật tướng vô tướng, đặc biệtvai trò của trí tuệ vô ngã trên con đường hướng đến Phật vị-vô thượng Bồ đề. Ở đây, Đức Phật nhấn mạnh đến hai khía cạnh nổi bật, một đằng là Vô lượng nghĩa và đằng khác là chỉ có một pháp duy nhất đó là thật tướng vô tướng. Từ một pháp vô tướnghiển bày vô lượng nghĩa. Và chỉ ngay nơi trú xứ của vô tướng, mới có thể xuất hiện một con đường đi vào thế giới thực tại vô ngã với tất cả khả tính chiếu diệu của ánh sáng toàn trítoàn năng

                                                                 (III) Phẩm Mười Công Đức 
                                                                     A. Lược Văn Kinh:

  1. Bấy giờ Bồ tát Đại Trang Nghiêm bạch Phật: Kinh Đại thừa Vô Lượng Nghĩa vô cùng sâu xa vi diệu, được chư Phật trong ba đời gìn giữ. Những ai không nghe kinh này sẽ thiệt thòi đến vô lượng vô số kiếp, không thể nào thành tựu vô thượng Bồ đề.
  2. Bạch Thế Tôn! Kinh này từ đâu đến, đi về đâu, và an trụ nơi nào mà có năng lực công đức không thể nghĩ bàn, giúp chúng sinh mau chóng thành tựu vô thượng Bồ đề?
  3. Này thiện nam tử! Kinh này đến từ trong tịnh thất của các Đức Phật, hướng về tất cả chúng sinh phát tâm Bồ đề, và an trụ nơi trú xứ của Bồ tát nên mới có mười năng lực công đức khôn lường.
  4. Thứ nhất, kinh này khiến Bồ tát chưa phát tâm, phát tâm Bồ đề; người thiếu vắng lòng từ sinh khởi lòng từ; người ưa sát sinh khởi tâm đại bi; người hay ghen tị sinh lòng hoan hỷ; người tham ái khởi tâm hỷ xả; người bỏn sẻn khởi tâm bố thí; người người buông lung phát lòng tinh tấn; người nhiều vọng tưởng khởi tu thiền định; người ngu si phát sinh trí huệ; người làm mười điều ác khởi tâm làm mười điều lành; người thích pháp hữu lậu-hữu vi hướng đến pháp vô lậu-vô vi; người nhiều phiền não khởi tâm an tịnh.
  5. Thứ hai, như từ một hạt giống phát sinh ra trăm nghìn vạn hạt giống khác, chúng sinh nghe kinh này trọn bộ, hoặc một bài kệ, hoặc một câu có thể hiểu rõ trăm nghìn ức ý nghĩa. Kinh này cũng vậy, từ một pháp có trăm nghìn nghĩa, trong mỗi nghĩa lại có trăm nghìn vạn ức nghĩa cho nên kinh này có tên là Vô Lượng Nghĩa.
  6. Thứ ba, như người lái thuyền thân bệnh bất an, nhưng vẫn có thể đưa người sang sông. Người tu tập kinh này, dù thân còn ở trong năm đường, trú ở bến bờ vô minh, nhưng có kinh là phương tiện nên có thể độ chúng sinh. Người ấy sẽ vượt thoát bến bờ sinh tử.
  7. Thứ tư, như hoàng tử mới chào đời, được vua và hoàng hậu thương yêu, được kết bạn với những đại vương tử, và được thần dân quý mến, người nghe kinh này sẽ được ý niệm mạnh mẽ, tuy chưa tự độ mình song có thể độ người (tuy vị tự độ, nhi năng độ tha), làm quyến thuộc với các vị Bồ tát và được Đức Phật thuyết pháp. Đức Phật là vua, kinh là phu nhân cùng sinh ra một vị Bồ tát. Cũng như thế, người nghe được kinh này dù chỉ một câu, một bài kệ, một lần, hai lần, mười lần, trăm nghìn vạn lần, ức vạn ức lần, hằng hà sa vô lượng vô số lần, tuy chưa thể nhập được chân lý vô cùng, nhưng đã được bốn chúng, tám bộ kính ngưỡng, làm quyến thuộc với các vị Bồ tát, an trụ trong pháp bí mật của chư Phật, diễn nói Phật pháp, và được chư Phật hộ trì.
  8. Thứ Năm, như con rồng mới sinh bảy ngày có thể tuôn mưa, khi Như Lai còn tại thế hay diệt độ, người thọ trì đọc tụng biên chép kinh này, dù còn bị phiền não trói buộc, chưa xa rời các việc phàm tình nhưng vẫn thị hiện được đạo lớn Bồ đề, có thể kéo một ngày thành trăm kiếp, rút trăm kiếp thành một ngày.
  9. Thứ sáu, như vương tử trẻ tuổi được uỷ thác việc triều chính, vâng lệnh vua hành pháp, được thần dân kính phục, khi Như Lai còn tại thế hay diệt độ, người thọ trì, đọc, tụng, biên chép kinh này, dù còn bị phiền não trói buộc, nhưng đã thuyết pháp làm cho chúng sinh tu tập dứt trừ phiền não sinh tử, chứng đắc đạo quả.
  10. Thứ bảy, khi Như Lai còn tại thế hay diệt độ, người nghe được kinh này rồi phát tâm thọ trì đọc tụng biên chép, phát khởi tâm Bồ đề, sinh các căn lành, khởi lòng đại bi độ tất cả chúng sinh khổ não, tuy chưa hành trì sáu ba la mật, nhưng sáu pháp ấy hiện hữu ngay thân này, thành tựu Vô sinh pháp nhẫn, đạt đến địa vị thứ bảy của đại Bồ tát, được ban tặng nửa cõi nước báu của Phật.
  11. Thứ tám, khi Như Lai còn tại thế hay diệt độ, người thọ trì đọc tụng biên chép kinh này, lễ lạy tu tập như pháp, khởi lòng đại bi, hành nhẫn nhục cùng với bố thí ba la mật, giảng thuyết kinh này cho chúng sinh, khiến họ phát khởi đức tin, dõng mãnh tinh tấn tu tập; và nhờ oai lực của kinh mà họ có thể chứng đắc Vô sinh pháp nhẫn ngay đời này, làm quyến thuộc với Bồ tát.
  12. Thứ chín, khi Như Lai còn tại thế hay diệt độ, người nào may mắn gặp được kinh này, phát tâm thọ trì đọc tụng biên chép, cúng dường và giảng nói kinh này cho tất cả chúng sinh, thì người ấy nhất định tiêu trừ được nghiệp chướng nặng nề trong đời trước, được biện tài, lần lượt trang nghiêm các hạnh ba la mật, thành tựu tam muộitổng trì đà la ni, khéo phân thân hoá độ chúng sinh trong các cõi. 
  13. Thứ mười, Trong khi Phật còn tại thế hoặc đã diệt độ, nếu có kẻ nam, người nữ nào gặp được kinh này, hết sức vui mừng, cho là việc chưa từng có, liền tự mình thọ trì, đọc, tụng, cúng dường, lại sao chép ra, rồi y theo lời dạy mà tu hành; lại khuyến khích được nhiều người tại gia, xuất gia cùng thọ trì, đọc, tụng, cúng dường, sao chép kinh này, theo như pháp mà tu hành, khiến cho kẻ khác tu hành, nhờ sức kinh này nên đắc đạo, đắc quả; đó đều là do sức khuyến hóa lòng lành của người trì kinh. Nên ngay trong đời này, người ấy liền được vô lượng các môn Tổng trì. Ở địa vị phàm phutự nhiên có thể phát vô số a-tăng-kỳ lời thệ nguyện rộng lớn, có thể thừa sức cứu vớt hết thảy chúng sanh, thành tựu đức đại bi, cứu bạt những nỗi khổ rộng khắp, gom góp đủ các căn lành, làm lợi ích cho tất cả; lại tuôn mưa Pháp thấm nhuần tốt tươi cho những nơi khô hạn, dùng món thuốc Pháp mà ban cho chúng sanh, khiến hết thảy đều được an lạc; dần dần vượt lên đến Pháp vân địa. Nhờ năng lực của kinh, người ấy sẽ chứng đạo quả, an trú trong Pháp vân địa. Không lâu nữa người ấy sẽ chúng đắc vô thượng Bồ đề.
  14. Này thiện nam tử! Kinh này có uy lực rất lớn không có gì sánh bằng, có thể khiến phàm phu chứng thánh quả, mãi mãi xa lìa sinh tử. Vì thế kinh này gọi là Vô Lượng Nghĩa. Khi Đức Phật dạy xong, ba ngàn thế giới chuyển động sáu cách. Trời tuôn mưa hoa hương, thiên y, anh lạc, và vô số châu báu cúng dường.
  15. Đức Phật bảo Bồ tát Đại Trang Nghiêm cùng tám vạn Bồ tát hãy tu tập kinh này, dùng thần thôngnguyện lực để bảo vệ kinh này. Các đại Bồ tát vui mừng hoan hỷ phát nguyện thọ trìtruyền bá kinh này. Các ngài đảnh lễ Đức Phật
                                                                                  B. Lược Giải
             Duyên hội ngộ nghìn năm
             Mở đầu phẩm Mười Công Đức (Thập Công Đức Lực), Bồ tát Đại Trang Nghiêm bạch Phật: “Kinh Đại thừa Vô Lượng Nghĩa vô cùng sâu xa vi diệu, được chư Phật trong ba đời gìn giữ. Những ai không nghe kinh này sẽ thiệt thòi đến vô lượng vô số kiếp, không thể nào thành tựu vô thượng Bồ đề.” Đây là lời cảnh sách quan trọng cho hàng Phật tử. Cái cốt tuỷ của hành trình tu học là văn (nghe), tư (tư duy), tu (thực tập). Ở đây, nghe được yếu chỉ của Phật đạo cũng như nắm được bản đồ chính xác; và nếu đi nhất định sẽ đến. Không có bản đồ chính xác, hành giả có rong ruỗi thăng trầm cả nghìn năm cũng không thể đi đến cái đích cuối cùng, vô thượng Bồ đề. Do tập khí sâu dày, nhiều đời nhiều kiếp, hầu như người Phật tử đa phần ít quan tâm đến mục đích tối hậu của Phật đạo. Vì cho rằng nó vượt xa ngoài tầm với của hàng phàm phu. Vô thượng Bồ đề dường như chỉ là ý niệm về thế giới lý tưởng dành cho hàng thánh giả. Cái mà con người trần tục hằng mau muốn chỉ dừng lại ở chỗ bình yên, hạnh phúc. Tuy nhiên, theo giáo pháp của Phật, đặc biệt là ở tư tưởng Pháp Hoa, bình yên và hạnh phúc thực thụ sẽ không bao giờ có mặt nếu thiếu vắng ánh sáng giác ngộ từ nội tâm. Cho dù ánh sáng đó chỉ là một tia sáng lẻ loi, chợt một lần thoáng qua trong tâm hồn của người con Phật. Đấy là lý do Bồ tát Đại Trang Nghiêm nhấn mạnh rằng “Những ai không nghe kinh này sẽ thiệt thòi đến vô lượng vô số kiếp”.

            Từ tâm… đến tâm
            Bồ tát Đại Trang Nghiêm hỏi Phật: Kinh này từ đâu đến, sẽ đi về nơi đâu, và an trụ chỗ nào (Thị kinh điển giả tùng hà sở lai, khứ hà sở chí, trụ hà sở trụ?) mà có năng lực công đức lớn lao, giúp chúng sinh sớm thành tựu vô thượng Bồ đề? Đức Phật trả lời: “Kinh này đến từ trong tịnh thất của các Đức Phật, hướng về tất cả chúng sinh phát tâm Bồ đề, và an trụ nơi trú xứ của Bồ tát.” (Thị kinh bổn tùng chư Phật cung trạch trung lai, khứ chí nhất thiết chúng sanh phát Bồ đề tâm, trụ chư Bồ tát sở trụ chi xứ.) Kinh đến từ trong tịnh thất (nơi ở) của các Đức Phật tức là đến từ bản tâm sâu xa của chư Phật. Bản tâm ấy là suối nguồn công đức viên mãn của đại tríđại bi. Điều này nhằm chỉ đến truyền thống giác ngộ của chư Phật trong quá khứ. Vì vậy, kinh được xem là yếu chỉ của sự giác ngộ hay nói khác đi là chân lý giác ngộ mang tính cách chung nhất. Kinh sẽ đi về (hướng đến) tất cả chúng sinh phát tâm Bồ đềĐây là điều đáng chú ý. Vì những chúng sinh không phát tâm Bồ đề, sẽ không thể lĩnh hội được năng lực công đức nhiệm mầu của kinh. Tiếp đến, kinh sẽ an trụ nơi trú xứ của Bồ tát. Đây là cốt tuỷ đối với đời sống tu tập của hành giả, những người đang cưu mang trái tim khát vọng giác ngộ vô thượng. Ở đây, đến và đi của kinh là một nhân duyên thù thắng, nó diễn ra một cách trực tiếp từ tâm đến tâm, từ quả Bồ đề (tâm Phật) đến nhân Bồ đề (tâm chúng sinh). Nhưng kinh sẽ không có mặt nếu các thiện hạnh không có mặt, không được thể hiện trong đời sống tu tập của hành giả, vì kinh chỉ an trụ trong trú xứ của Bồ tát. Như thế, đây không phải là bộ kinh bằng chữ viết, vì kinh không hiện hữungôn từ mà nó chỉ xuất hiện trong sự tu tập thành kínhchân thật của những chí nguyện lớn lao, hay nói khác đi là trong Bồ tát hạnh. Ở phẩm Thuyết Pháp, Đức Phật đã nhấn mạnh đến sự hiện hữu của pháp vô tướng duy nhất. Và ở nơi đây, một lần nữa, Ngài nhấn mạnh đến thể cách an trụ của kinh, đấy là sự hiện hữu vô tướng. Pháp đã vô tướng thì kinh cũng là vô tướng. Đây là điều rất tinh tế của triết lý giác ngộ. Kinh chỉ xuất hiện khi nào có sự tu tập. Bồ tát không hành đạo thì không thể tìm thấy và lĩnh hội được ý nghĩa chân thật của kinh. Tiếp theo, Đức Phật trình bày mười năng lực công đứcđại không thể nghĩ bàn của kinh.

                                                             Mười năng lực-công đức vĩ đại:

            Thay đổi toàn diện
            Năng lực thứ nhất, Đức Phật dạy: “Kinh này khiến Bồ tát chưa phát tâm, phát tâm Bồ đề; người thiếu vắng lòng từ sinh khởi lòng từ; người ưa sát sinh khởi tâm đại bi; người hay ghen tị sinh lòng hoan hỷ; người tham ái khởi tâm hỷ xả; người bỏn sẻn khởi tâm bố thí; người người buông lung phát lòng tinh tấn; người nhiều vọng tưởng khởi tu thiền định; người ngu si phát sinh trí huệ; người làm mười điều ác khởi tâm làm mười điều lành; người thích pháp hữu lậu-hữu vi hướng đến pháp vô lậu-vô vi; người nhiều phiền não khởi tâm an tịnh.” 
            Sức mạnh công đức vĩ đại đầu tiên (đệ nhất công đức bất tư nghị lực) trình bày một cách tổng quát những điều căn bản và thiết yếu về thế giới tâm linh của người Phật tử. Bắt đầu từ người chưa phát tâm, phát tâm Bồ đề cho đến người nhiều phiền não khổ đau, khởi tâm an tịnh, sống an tịnh. Sức mạnh công đức đầu tiên cho thấy những ai có thiện duyênphước báo lớn lao mới có cơ hội được tiếp xúc, thọ học và lĩnh hội giáo nghĩa từ kinh này. Cho dù chỉ một lần được nghe, sẽ kết thành nhân duyên căn lành, rồi từ đó một sự thay đổi toàn diện trong đời sống nội tâm bắt đầu xuất hiện, hướng về ánh sáng. Từ một người thiếu vắng lòng từ khởi niệm yêu thương; bỏ tâm tham lam bỏn sẻn, khởi tâm hỷ xả bao dung, cho đến tu tập các thiện pháp, hướng đến trí tuệ vô lậu…tất cả đều nhờ vào sức mạnh công đức của kinh. 
            Ở điểm này, công đức được xem như một loại phước báo có mặt hiện tiền ngay trong đời sống tu tập hằng ngày của hành giả. Đấy không phải là một loại công đức sẽ được hồi hướng sau khi chết hay được chuyển phần sang bên kia thế giới. Khi có thể nhẫn nại điều phục một cơn tức giận và nở nụ cười hỷ xả, ngay lúc ấy, nội tâm của hành giả sẽ trở nên tươi mát, nhẹ nhàng. Đấy chính là công đức đích thực của chúng ta. Nụ cười chân thành từ tâm hoan hỷ không dừng lại ở cuộc sống cá thể trong chốc lát thoáng qua, mà nó còn tiếp tục tác động đến mọi người xung quanh, đến gia đình, cộng đồngxã hội. Chính vì vậy, những ai tu học theo kinh sẽ tiếp nhận được năng lực công đức nhiệm mầu; từ đó có thể sống với một trạng thái tâm an lạc, giải thoát ngay giữa dòng đời phiền não, khổ đau. 

            Mỗi niệm công đức
            Năng lực thứ hai, “Như từ một hạt giống phát sinh ra trăm nghìn vạn hạt giống khác, chúng sinh nghe kinh này trọn bộ, hoặc một bài kệ, hoặc một câu, có thể hiểu rõ trăm nghìn ức ý nghĩa. Kinh này cũng vậy, từ một pháp có trăm nghìn nghĩa, trong mỗi nghĩa lại có trăm nghìn vạn ức nghĩa cho nên kinh này có tên là Vô Lượng Nghĩa.” Đối với năng lực công đức thứ hai này, Đức Phật khai mở cho chúng ta thấy cái nền tảng của sự tu tập. Trên thực tế, là người phàm phu, chúng ta không thể cùng một lúc làm cho cuộc sống trở nên hoàn thiện toàn phần. Con đường tu tập, trái lại, luôn bắt đầu từ những việc lành nhỏ nhoi hay nói khác hơn là từ trong từng ý niệm. Nó được xem như những hạt giống lành. Ở đây, nghe và hiểu một câu kinh hay một bài kệ cũng có thể tạo thành công đức lớn lao, có thể thay đổi quan niệm về cuộc sống một cách toàn triệt. Một đốm lửa nhỏ có thể đốt cháy một khu rừng. Cũng vậy, một ý niệm thiện lành có thể tác thành biển công đức. Đi sâu vào thế giới của thiền định, “trong một niệm có cả ba đời”. Vì vậy, trong pháp giới tương dung, chân lý chỉ có một dù nó được biểu hiện với muôn nghìn thể thức khác nhau. Liễu ngộ trọn vẹn được một pháp là liễu ngộ toàn chân. Kinh chỉ rõ rằng, “Từ một pháp có trăm nghìn nghĩa, trong mỗi nghĩa lại có trăm nghìn vạn ức nghĩa…” Đó chính là tính chất tương dung-tương nhiếp của thế giới duyên khởi. Đối với công đức cũng vậy, chúng ta không thể một lúc hoàn thành tất cả, nhưng hãy nỗ lực để có thể hoàn thành từng công đức một. Đây là tính chất căn bản của việc tu tập, đưa đến tĩnh thức, giác ngộ.

            Con thuyền đưa người sang sông
            Năng lực thứ ba, “Như người lái thuyền thân bệnh bất an, nhưng vẫn có thể đưa người sang sông. Người tu tập kinh này, dù thân còn ở trong năm đường, trú ở bến bờ vô minh, nhưng có kinh là phương tiện nên có thể độ chúng sinh. Người ấy sẽ vượt thoát bến bờ sinh tử.”  Đây là nét đặc thù của Bồ tát hạnh. Bồ tát lấy hành động để tu thân; do đó, công hạnh lợi tha được xem như là việc tu hành của chính mình. Tuy nhiên, trên con đường hoằng hoá, vị Bồ tát luôn thủ đắc trong tay các phương tiện độ sinh, đấy chính là kinh tạng hay nói khác đi là diệu lực của trí tuệtừ bi. Vì vậy, khi một vị Bồ tát lam lũ thăng trầm trong ba cõi, vị ấy vẫn có thể thuyết pháp giảng kinh để độ đời. Kinh nói rằng, “Người trì kinh này có thể nhận lãnh nhiệm vụ vô thượng Bồ đề, gánh vác chúng sinh vượt thoát sinh tử. Vị ấy dù chưa độ mình nhưng đã có thể độ cho kẻ khác (vị năng tự độ, dĩ năng độ tha).” Khi thọ trì kinh, có nghĩa là hành giả đem tâm của mình kết nối với tâm của Phật, vì kinh là tiếng nói từ tâm của Phật. Chính vì vậy, dù một câu hay một kệ, nếu nhất tâm thọ trì, hành giả vẫn có thể lĩnh hội được sức mạnh tâm linh phi thường hay còn gọi là diệu lực toả ra từ Pháp thân vô tướng của Phật. Cũng vì vậy, giáo pháp luôn được xem là con thuyền đưa người sang sông.

            Bước vào gia tộc của Như Lai
            Năng lực thứ tư, “Như một hoàng tử mới chào đời, được vua và hoàng hậu thương yêu, được kết bạn với những đại vương tử, và được thần dân quý mến, người nghe kinh này sẽ được ý niệm mạnh mẽ, như hoàng tử mới chào đời, được vua và hoàng hậu thương yêu, được kết bạn với những đại vương tử, và được thần dân quý mến, người nghe kinh này sẽ được ý niệm mạnh mẽ, tuy chưa tự độ mình song có thể độ người (tuy vị tự độ, nhi năng độ tha), làm quyến thuộc với các Bồ tát và được chư Phật thuyết pháp.” Từ một con người bình thường, nhưng khi có nhân duyên được nghe kinh này, hạt giống vô thượng Bồ đề sẽ được gieo vào tâm thức. Dù chỉ một câu, một bài kệ, một lần, hai lần, mười lần, hay trăm nghìn vạn lần, năng lực linh diệu của tâm Bồ đề sẽ dần phát triển trong đời sống tâm thức của hành giả. Từ đó, mỗi ý niệm hay mỗi hành động của chúng ta đều mang theo dòng năng lượng thiện lành có chất Phật trong đó. Cái năng lượng thánh thiện trong tâm của chúng ta, tự nó luôn kết nối, giao thoa với năng lượng từ bi của Đức Phật và chư vị Bồ tát một cách tự nhiên, đồng điệu như hư không và ánh sáng. Từ đó hành giả có thể bước vào gia tộc của Như Lai, trực tiếp tiếp xúc và nhận lãnh giáo pháp từ Đức Phật, trở thành bằng hữu với chư vị Bồ tát. Một hoàng tử sơ sinh cũng hệt như bao nhiêu em bé sơ sinh. Cái khác nhau duy nhất là hài nhi ấy có mang trong mình một giòng máu hoàng tộc. Ở đây, kinh nói: “Đức Phật là vua, kinh là phu nhân cùng sinh ra một vị Bồ tát. Cũng như thế, người nghe được kinh này dù chỉ một câu, một bài kệ, một lần, hai lần, mười lần, trăm nghìn vạn lần, ức vạn ức lần, hằng hà sa vô lượng vô số lần, tuy chưa thể nhập được chân lý vô cùng, nhưng đã được bốn chúng tám bộ kính ngưỡng, làm quyến thuộc với các vị Bồ tát, an trụ trong pháp bí mật của chư Phật, diễn nói Phật pháp, và được chư Phật hộ trì.” 

           Mỗi niệm… nghìn năm
           Năng lực thứ năm, “Như con rồng mới sinh bảy ngày có thể tuôn mưa, khi Như Lai còn tại thế hay diệt độ, người thọ trì đọc tụng biên chép kinh này, dù còn bị phiền não trói buộc, chưa xa rời các việc phàm tình nhưng vẫn thị hiện được đạo lớn Bồ đề, có thể kéo một ngày thành trăm kiếp, rút trăm kiếp thành một ngày.” Khi Đức Phật còn tại thế hay sau khi Ngài diệt độ, những ai thọ trì kinh này đều có thể thị hiện đạo lớn Bồ đề. Vì kinh chính là đạo lớn Bồ đề; do đó, thọ trì kinh là thọ trì đạo lớn Bồ đề. Điều này có nghĩa là hành giả tu tậpgìn giữ kinh trong tâm, sống với kinh ngay trong cuộc đời phàm tục của mình. Mang thân con người thì ai cũng giống ai, nhưng mang tâm Phật thì đời sốngthế giới của hành giả sẽ biến thành cõi Phật. Cõi ấy là cõi thanh tịnh xuất hiện từ chân tâm thanh tịnh. An trú trong đời sống của mỗi niệm hiện tiền-thanh tịnh này, thời gian dài hay ngắn không còn là vấn đề nữa, vì trong một niệm có cả ba đời. Như thế, nghìn năm cũng là một niệm, một niệm cũng dung hàm nghìn năm. Trong đương niệm hiện tiền, không hề có khái niệm thời gian, vì quá khứ và tương lai đều không có mặt. Do đó, thiên thu và bây giờ là một. Đây là ý nghĩakéo một ngày thành trăm kiếp, rút trăm kiếp thành một ngày”. Trên con đường tu tập, phát huy đời sống an tịnh, chúng ta không cần thiết phải nghĩ đến thời gian bao lâu, một ngày, mười năm hay trăm năm. Trái lại, trong thế giới tâm linh, tất cả đều trở về với đương niệm hiện tiền, bây giờ và ở đây. Đó cũng là ý nghĩa “Quy y trọn một niệm, dứt sạch nghiệp ba kỳ”.

          Khi Pháp được thuyết giảng
          Năng lực thứ sáu, “Như vương tử trẻ tuổi được uỷ thác việc triều chính, vâng lệnh vua hành pháp được thần dân kính phục, khi Như Lai còn tại thế hay diệt độ, người thọ trì, đọc tụng biên chép kinh này, dù còn bị phiền não trói buộc, nhưng đã thuyết pháp làm cho chúng sinh tu tập dứt trừ phiền não sinh tử, chứng đắc đạo quả.” Lĩnh hội ý nghĩa của kinh rồi đem thuyết giảng cho người khác để họ được sống an lành và tiến xa hơn nữa là một việc làm rất quan trọng đối với người Phật tử. Giáo pháp của Đức Phậtnăng lực diệt trừ phiền não khổ đau và phát huy công đức căn lành cho đời này và đời sau. Do vậy, khi giáo pháp được thuyết giảng đúng cách có thể đem đến lợi íchhạnh phúc rất lớn cho tha nhân. Đấy là pháp cúng dường tối thượng. Mặc dù giáo pháp được chia làm nhiều bậc tuỳ theo căn cơ của chúng sinh, nhưng mục đích sau cùng của giáo pháp là hướng đến giải thoát, diệt trừ phiền não khổ đau ngay trong cuộc sống hiện tại. Nỗ lực chia sẻ giáo phápchúng ta được thọ nhận từ Đức Phật cho người khác không những giúp chọ người nghe được an lạc mà còn tăng trưởng trí tuệ cho chính mình. Thọ trì kinh là thắng hạnh; đọc, tụng, biên chép, và giảng thuyết kinh là các trợ hạnh hướng đến vô thượng Bồ đề. Đây là những điều căn bản tác thành công đức vô lậu, có khả năng diệt trừ phiền não sinh tử và đi đến giác ngộ viên thành.

           Vô tác diệu lực - Không mong cầu mà tự đến
           Năng lực thứ bảy, “Khi Như Lai còn tại thế hay diệt độ, người nghe được kinh này rồi phát tâm thọ trì đọc tụng biên chép, phát khởi tâm Bồ đề, sinh các căn lành, khởi lòng đại bi độ tất cả chúng sinh khổ não, tuy chưa hành trì sáu ba la mật, nhưng sáu pháp ấy hiện hữu ngay thân này thành tựu Vô sinh pháp nhẫn, đạt đến địa vị thứ bảy của đại Bồ tát, được ban tặng nửa cõi nước báu của Phật.” Sau khi nhận được giáo pháp từ Đức Phật cùng với sự tu tập các thắng hạnh và trợ hạnh, hành giả phát tâm Bồ đề, sinh các căn lành, và khởi lòng đại bi, ngay lúc ấy, hành giả đạt được các Ba-la-mật và thành tựu Vô sinh pháp nhẫn. Với suy nghĩ thông thường chúng ta sẽ thắc mắc tại sao là chưa tu mà đã thành? Cách lập luận logic như thế không thể biểu đạt được cảnh giới của thực tại- hiện tiền. Bởi vì, ngay khi phát tâm, các căn lành được sinh ra cùng với sự xuất hiện của tâm đại bi, ngay trong một niệm tâm ấy hành giả đã trọn đủ công đức của một vị Bồ tát với đầy đủ sáu ba-la-mật. Cũng trong một niệm tâm ấy, hành giả thành tựu Vô sinh pháp nhẫn, tức là sự nhẫn nại tu tập vì biết rõ thật tướng của các pháp là vô tướng, bất sinh, bất diệt. Khi đã an trú trong một niệm tâm vô tướng, thi thiết Phật sự trong trạng thái vô tác giữa mọi thứ đa đoan của cuộc đời, như thế hành giả đã thủ đắc cái không mong cầu mà tự đến, đấy chính là vô tác diệu lực. Được như thế, hành giả được ban tặng nửa cõi báu của Phật. Đây là giai vị thứ bảy (Viễn hành địa) của hàng thập địa Bồ tát

            Giác ngộ trong đời sống hiện tại
            Năng lực thứ tám, “Khi Như Lai còn tại thế hay diệt độ, người thọ trì đọc tụng biên chép kinh này, lễ lạy tu tập như pháp, khởi lòng đại bi hành nhẫn nhục cùng với bố thí ba-la-mật, giảng thuyết kinh này cho chúng sinh, khiến họ phát khởi đức tin, dõng mãnh tinh tấn tu tập; và nhờ oai lực của kinh mà họ có thể chứng đắc Vô sinh pháp nhẫn ngay đời này, làm quyến thuộc với Bồ tát.” Với tâm nhẫn nhụcbố thí ba-la-mật, hành giả thuyết pháp cho chúng sinh, có thể làm cho người nghe phát tâm dõng mãnh, tin tấn tu tập và chứng dắc Vô sinh pháp nhẫnỞ đây, thuyết giảng giáo pháp cho tha nhân không phải là việc dễ làm. Hành giả phải rèn luyện tâm nhẫn nhục  nguyện bố thí theo tinh thần ba-la-mật mới có thể làm được việc đó. Không có tâm nguyện này sẽ không thể dấn thân vào con đường thuyết giáo. Vì không phải người nghe  nào cũng tuỳ hỷ với người nói pháp; trái lại có khi họ còn tìm lỗi để phỉ báng người nói pháp. Tuy vậy, với thệ nguyện của mình, hành giả không sinh tâm buồn giận, vẫn tiếp tục thuyết pháp giảng kinh cho bất kỳ chúng sinh nào có nhân duyên căn lành. Làm thế nào để người nghe pháp có thể tỉnh thứcphát tâm Bồ đề ngay nơi đời sống hiện tại là niềm mong ước chân thành của hành giả. Tất cả điều tốt đẹp đó đều nhờ vào oai lực diệu dụng của kinh. Trong khi trình bày về mười năng lực công đức của kinh, Đức Phật luôn nhấn mạnh đến sự giác ngộ trong đời sống hiện tại và Ngài xác định đấy là một năng lực công đức đặc thù của kinh Vô Lượng Nghĩa.


          Sức mạnh của Tổng trì-đà-la-ni
          Năng lực thứ chín, “Khi Như Lai còn tại thế hay diệt độ, người nào may mắn gặp được kinh này, phát tâm thọ trì đọc tụng biên chép, cúng dường và giảng nói kinh này cho tất cả chúng sinh, thì người ấy nhất định tiêu trừ được nghiệp chướng nặng nề trong đời trước, được biện tài, lần lượt trang nghiêm các hạnh ba la mật, thành tựu tam muộitổng trì đà la ni, khéo phân thân hoá độ chúng sinh trong các cõi.” Người có cơ duyên thọ học và tu tập theo kinh này, tất cả nghiệp chướng trong đời quá khứ đều được tiêu trừ. Ở đây, kinh nói đến con đường diễn tiến của nghiệp lực (karma force) như là sự nối kết từ quá khứ tới hiện tạicho đến tương lai. Nghiệp quá khứ đã hội tụ về đời sống hiện tại, đời sống hiện tại tiếp tục xây dựng và nối dài con đường của nghiệp cho vị lai. Tuy nhiên, cũng có các nghiệp quá khứ chưa chín muồi ở đời này, nó vẫn đang được tiếp tục nuôi dưỡng thông qua đời sống hiện tại. Do đó, sự tu tập trong đời sống hiện tại có khả năng rất lớn trong việc chi phối các nghiệp (thiện và bất thiện) trong quá khứ cũng như xây dựng các nghiệp cho đời vị lai. Nếu đời hiện tại tinh tấn công phu tu tập, hành giả có thể chuyển hoá các bất thiện nghiệp trong quá khứ cũng như tiếp tục vun bồi, trang nghiêm các thiện nghiệp từ quá khứ ngay trong đời sống hiện tại. Đây là ý nghĩa của pháp tổng trì đà-la-ni. Tất cả đều được đưa về và trú ngụ tại tâm; rồi cũng từ tâm mà lưu xuất thành các cảnh giới.

          Thành tựu từ thế giới trần tục
          Năng lực thứ mười, “Trong khi Phật còn tại thế hoặc đã nhập diệt, nếu có kẻ nam, người nữ  nào gặp được kinh điển này, hết sức vui mừng, cho là việc chưa từng có, liền tự mình thọ trì, đọc, tụng, cúng dường, lại sao chép ra, rồi y theo lời dạy mà tu hành; lại khuyến khích được nhiều người tại gia, xuất gia cùng thọ trì, đọc, tụng, cúng dường, sao chép kinh này, theo như pháp mà tu hành, khiến cho kẻ khác tu hành, nhờ sức kinh này nên đắc đạo, đắc quả; đó đều là do sức khuyến hóa lòng lành của người trì kinh. Nên ngay trong đời này, người ấy được vô lượng các môn Tổng trì. Ở địa vị phàm phutự nhiên có thể phát vô số a-tăng-kỳ lời thệ nguyện rộng lớn, có thể thừa sức cứu vớt hết thảy chúng sanh, thành tựu đức đại bi, cứu bạt những nỗi khổ rộng khắp, gom góp đủ các căn lành, làm lợi ích cho tất cả; lại tuôn mưa Pháp thấm nhuần tốt tươi cho những nơi khô hạn, dùng món thuốc Pháp mà ban cho chúng sanh, khiến hết thảy đều được an lạc; dần dần vượt lên Pháp vân địa. Nhờ năng lực của kinh, người ấy sẽ chứng đạo quả, an trú trong Pháp vân địa. Không lâu nữa người ấy sẽ chứng đắc vô thượng Bồ đề.
          Năng lực công đức thứ mười nói về nhân hạnh và quả đức của chư vị Bồ tát sắp bước vào Pháp Vân địa. Pháp Vân địađịa vị thứ mười, cao nhất trong hàng thập địa. Bồ tátđịa vị này sắp sửa trở thành bậc toàn giác. Ở đây, các giai vị mà chư Bồ tát thành tựu đều phát sinh từ công đức thọ trì kinh và thuyết giảng kinh cho người khác. Đức Phật cũng đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh xã hội qua trú xứ tu tập của chư vị Bồ tát. Ngài dạy: “… Ngay trong đời này, ở địa vị phàm phutự nhiên có thể phát vô số a-tăng-kỳ lời thệ nguyện rộng lớn, có thể thừa sức cứu vớt hết thảy chúng sanh…” Mặc dù năng lực công đức thứ mười mô tả nhân hạnh của các vị đại Bồ tátthượng địa, song các nhân hạnh đó được thể hiện ngay trong đời sống phàm tình của thế gian. Ở ngay tại thế gian, ở địa vị phàm phu, chư vị phát thệ nguyện rộng lớn cứu độ chúng sinh. Do đó, việc tự mình thọ trì rồi dạy bảo người khác thọ trì (tự hành hoá tha) ngay nơi trú xứ của mình được xem như là nền tảng để xây dựng một xã hội trang nghiêm. Tất cả công đức diệu thù đó đều được bắt nguồn từ việc thọ trì giáo phápthuyết giảng giáo pháp. Khi đã nhận lãnh được giáo phápnỗ lực tu tập, bất kỳ lúc nào và ở đâu, không phân biệt hoàn cảnh hay trú xứ, thân phận hay địa vị, tất cả chúng sinh đều có khả năng giác ngộ, thành Phật. Cũng chính vì vậy, Đức Phật luôn khuyến khích hành giả nỗ lực thuyết giảng, chia sẻ giáo pháp cho người khác để giúp họ đạt được lợi ích như chính bản thân mình. Càng thẩm thấu điều này, càng thấy rõ biển tâm đại bi của Phật, và càng rung động trước tình thương vô biên, bất diệt của Ngài.

         Nam mô Đại Ân Giáo Chủ Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.
         Tu viện Thượng Hạnh, Dallas, mùa Đông 2020
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 48617)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.