Chương 1: Quả vị Sa-môn

23/02/20163:38 SA(Xem: 4039)
Chương 1: Quả vị Sa-môn
KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH
THÍCH CHÚC PHÚ 
Nhà xuất bản : Hồng Đức 2014

CHƯƠNG 1 QUẢ VỊ SA-MÔN

1. CHÁNH VĂN 佛言. 辭親出家為道. 名曰沙門. 常行二百五十戒. 為四真道. 行 進志清淨成阿羅漢. 阿羅漢者. 能飛行變化. 住壽命. 動天地. 次為阿 那含. 阿那含者. 壽終魂靈. 上十九天. 於彼得阿羅漢. 次為斯陀含. 斯 陀含者. 一上一還. 即得阿羅漢. 次為須陀洹. 須陀洹者. 七死七生. 便 得阿羅漢. 愛欲斷者. 譬如四支斷. 不復用之 Dịch nghĩa Phật dạy: Từ biệt song thân xuất gia hành đạo, nên gọi là bậc Sa-môn, thường giữ 250 giới, hành theo Tứ đế, thanh tịnh tiến tu, chứng quả A-la-hán. A-la-hán là bậc có thể phi hành biến hóa, chủ động trong sinh mạng, có thể làm chấn động trời đất. Kế đó là bậc A-na-hàm. Một vị A-na-hàm sau khi mạng chung thì nghiệp thức sanh lên tầng trời thứ mười chín, nương đó tu tập sẽ đắc quả A-la-hán. Kế nữa là bậc Tư-đà-hàm. Với bậc Tư-đà- hàm thì trải qua một lần sanh tử sẽ đắc quả A-la-hán. Kế nữa là Tu-đà-hoàn. Bậc Tu-đà-hoàn phải trải qua bảy lần sanh tử mới chứng quả A-la-hán. Ái dục đã đoạn như cắt rời tứ chi, thì không còn liên lụy được nữa. 30 2.
2. ĐỐI CHIẾU
2.1. Tư liệu Hán tạng Không tìm thấy nguyên văn chương thứ nhất trong Hán tạng, mặc dù vậy các ý tưởng liên quan vẫn được phát hiện trong nhiều kinh văn. Chẳng hạn, vấn để xuất gia học đạo, kinh Pháp cú thí dụ, quyển 3, ghi: Từ biệt gia đình, cầu thầy học đạo. (辭親離家求 師學道). Việc thọ trì 250 giới của một vị Sa-môn được nhiều kinh điển Hán tạng như kinh Trường A-hàm, quyển 9, kinh Tăng nhất A-hàm, quyển 44, kinh Tạp A-hàm, quyển 29, kinh Bát Nê-hoàn, quyển hạ, luật Tứ phần, quyển 58… đề cập. Không những thế, có một tác phẩm đặc thù gọi là Kinh Hai trăm năm mươi giới (二百五十戒經) được ghi lại trong các bộ danh mục kinh điển nổi tiếng như: Xuất Tam Tạng ký tập, quyển 4, Lịch đại Tam bảo ký, quyển 14, Chúng kinh mục lục, quyển 5, Khai nguyên Thích giáo lục, quyển 18. Ở đây, với một vị Sa-môn, việc tuân giữ 250 giới có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó cũng là điều được kinh Phật Bát Nê-hoàn, quyển thượng, do Sa-môn Bạch Pháp Tổ dịch vào thời Tây Tấn (265-317) khẳng định: Giữ gìn đầy đủ 250 giới, sẽ đắc đạo quả A-la-hán (持二百五十戒具以得阿羅漢道). Đã là một vị A-la-hán, thì sẽ có những năng lực đặc biệt. Điều này, trong kinh Phật thuyết A-hàm chánh hạnh (佛說阿 含正行經) cho biết: Một vị đã đắc quả A-la-hán, nếu muốn thì có thể phi hành biến hóa, trên thân ra nước dưới thân ra lửa, biến thân thật nhỏ hoặc đầy khắp không gian, lìa khổ nơi thế gian hay an trú trong Niết-bàn đều được. (得 阿 羅 漢 者. 欲 飛 31 行 變 化 即 能. 身 中 出 水 火 即 能. 出 無 間 入 無 孔 亦 能. 離 世 間 苦 取 泥 洹 道 亦 能.) . ĐTKĐCTT, tập 2, số 099, Kinh Tạp A-hàm, quyển 29, kinh số 797. Tống, Thiên Trúc, Tam tạng Cầu-na Bạt-đà-la dịch. “Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: - Có pháp Sa-môn và quả Sa-môn. Hãy lắng nghe và suy nghĩ cho kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói: Những gì là pháp Sa-môn? Đó là tám Thánh đạo, từ chánh kiến… cho đến chánh định. Những gì là quả Sa-môn? Đó là quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm và quả A-la-hán. Thế nào là quả Tu-đà-hoàn? Đoạn trừ ba kết. Thế nào là quả Tư-đà-hàm? Đoạn trừ ba kết: tham, nhuế, si mỏng. Thế nào là quả A-na-hàm? Đoạn sạch hết năm hạ phần kết. Thế nào là quả A-la-hán? Đoạn trừ vĩnh viễn tham, nhuế, si; đoạn trừ vĩnh viễn tất cả các thứ phiền não”. Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỷ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. (Tạp A-hàm, tập 2, Thích Đức Thắng dịch, kinh số 765, Sa-môn pháp Sa-môn quả, NXB.Phương Đông, 2010, tr.492-493) 大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0099. 雜阿含經卷第二十九, 七九 七. 宋天竺三藏求那跋陀羅譯. 如是我聞. 一時. 佛住舍衛國祇樹給孤獨園. 爾時. 世尊告諸比 丘.有沙門法及沙門果. 諦聽. 善思. 當為汝說. 何等為沙門法. 謂八 聖道. 正見. 乃至正定. 何等為沙門果. 謂須陀洹果. 斯陀含果. 阿那 32 含果. 阿羅漢果. 何等為須陀洹果. 謂三結斷. 何等為斯陀含果. 謂 三結斷.貪. 恚. 癡薄. 何等為阿那含果. 謂五下分結盡. 何等為阿羅 漢果. 謂貪. 恚. 癡永盡. 一切煩惱永盡. 佛說此經已. 諸比丘聞佛所 說. 歡喜奉行.

2.2. Tư liệu Nikaya Kinh Tăng chi, kinh Upali. Người gia chủ, hay con người gia chủ hay một người tái sanh trong một gia đình khác nghe Pháp ấy, sau khi nghe Pháp, vị ấy sanh lòng tin vào Như Lai. Vị ấy thành tựu với lòng tin ấy, suy xét như sau: “Đời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời, đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy xuất gia như vậy, thọ lãnh đầy đủ sự học tập và nếp sống của các Tỷ-kheo. Sau khi đoạn tận sát sanh, sống từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Sau khi đoạn tận lấy của không cho, vị ấy sống từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự mình sống thanh tịnh không có trộm cướp. Sau khi đoạn tận không Phạm hạnh, vị ấy sống Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Sau khi đoạn tận nói láo, vị ấy sống từ bỏ nói láo, nói lời chơn thật, nói lời liên hệ đến chân thật, vững chắc đáng tin cậy, không lường gạt lời hứa đối với đời. Sau khi đoạn tận nói hai lưỡi, vị ấy sống từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi nói đến chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người kia; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói đến chỗ này để sanh chia rẽ ở những người này. Như vậy, vị 33 ấy sống kết hợp những kẻ bị chia rẽ, tăng trưởng những kẻ đã hòa hợp, ưa thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp. Sau khi đoạn tận lời nói độc ác, vị ấy sống từ bỏ lời nói độc ác; những lời nói không lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, thích ý nhiều người, vị ấy nói những lời như vậy. Sau khi đoạn tận nói lời phù phiếm, vị ấy sống từ bỏ nói lời phù phiếm, nói lời đúng thời, nói lời chân thật, nói lời có ý nghĩa, nói lời về Chánh pháp, nói lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi. Vị ấy sống từ bỏ làm hại các hột giống và các loại cây cỏ; dùng mỗi ngày một bữa, từ bỏ ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời; từ bỏ đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, từ bỏ trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang, từ bỏ dùng giường cao và giường lớn, từ bỏ nhận vàng và bạc, từ bỏ nhận các hạt sống, từ bỏ nhận thịt sống, từ bỏ nhận đàn bà, con gái; từ bỏ nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ nhận cừu và dê; từ bỏ nhận gia cầm và heo; từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ nhận ruộng nương đất đai; từ bỏ việc phái người làm môi giới, hoặc tự mình làm môi giới, từ bỏ buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh, như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Vị ấy, biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi đến chỗ nào cũng mang theo. Cũng như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, vị ấy bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi đến chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu với thành tựu giới uẩn này, nội tâm cảm thọ sự an lạc không có phạm lỗi. 6. Vị ấy, khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện 34 pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhâný căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, nên hưởng lạc thọ nội tâm, không có xen lẫn. 7. Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác. Vị ấy thành tựu với Thánh giới uẩn này, thành tựu với Thánh hộ trì các căn này, thành tựu với Thánh chánh niệm tỉnh giác này, chọn một trú xứ thanh vắng như rừng, gốc cây, khe đá, hang đá, bãi tha ma, khu rừng xa vắng, ngoài trời, đống rơm. Vị ấy đi đến rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy, sau khi đoạn tận tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm khỏi tham ái. Sau khi đoạn tận sân, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Sau khi đoạn tận hôn trầm thụy miên, sống với tâm thoát ly hồn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, vị ấy gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Sau khi đoạn tận trạo hối, sống không trạo hối, với nội tâm trầm lặng, vị ấy gột rửa hết tâm trạo cử hối tiếc. Sau khi đoạn tận nghi ngờ, vị ấy sống thoát ly nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp. 35 8. Vị ấy sau khi đoạn tận năm triền cái này, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm hèn yếu trí tuệ, ly dục, ly các pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vì sao, này Upàli, có phải sự an trú này, sánh với các an trú trước, được thù diệu hơn, thù thắng hơn? - Thưa có vậy, bạch Thế Tôn. - Này Upàli, các đệ tử của Ta, thấy được Pháp này trong tự ngã, sống tại các rừng núi cao nguyên, các trú xứ xa vắng, cho đến khi mục đích của mình chưa đạt, thời họ vẫn trú (tại các chỗ ấy), (hay như mục đích của mình chưa đạt, tức là định chưa đạt; thời không sống trong rừng núi cao nguyên tại các trú xứ xa vắng). 9. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo làm cho tịnh chỉ tầm và tứ... chứng đạt và an trú Thiền thứ hai. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, có phải sự an trú này, sánh với những an trú trước, được thù diệu hơn, được thù thắng hơn? - Thưa có vậy, bạch Thế Tôn. - Này Upàli, các đệ tử của Ta, khi quán thấy Pháp này trên tự ngã, họ mới đến ở các rừng núi cao nguyên, các trú xứ xa vắng. Họ sẽ không trú nếu mục đích của mình chưa đạt được. 10. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo ly hỷ... chứng và trú Thiền thứ ba. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, có phải sự an trú này, sánh với những an trú trước, được thù diệu hơn, được thù thắng hơn? - Thưa có vậy, bạch Thế Tôn. - Này Upàli, các đệ tử của Ta, khi quán thấy Pháp này trên tự ngã, họ mới đến ở các rừng núi, cao nguyên, các trú xứ xa vắng. Họ sẽ không trú nếu mục đích của mình chưa đạt được. 11. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo đoạn lạc... chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli... chưa đạt được...? ... 36 12. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo vượt qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt các tưởng đối ngại, không tác ý đến các tưởng sai biệt, nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng đạt và an trú Không vô biên xứ. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli...? ... mục đích của mình chưa đạt được. 13. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo vượt qua một cách hoàn toàn Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli...? ... mục đích của mình chưa đạt được. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo vượt qua một cách hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có sở hữu”, chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli...? ... mục đích của mình chưa đạt được. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ, nghĩ rằng: “Đây là tịch tịnh, đây là thù diệu”, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, có phải sự an trú này, sánh với các an trú trước, được thù diệu hơn, được thù thắng hơn? - Thưa có vậy, bạch Thế Tôn... mục đích của mình chưa đạt được. 14. Lại nữa, này Upàli, Tỷ-kheo sau khi vượt qua một cách hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định, vị ấy sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn tận. Thầy nghĩ thế nào, này Upàli, có phải sự an trú này, sánh với các an trú trước, được thù diệu hơn, được thù thắng hơn? - Thưa có vậy, bạch Thế Tôn. - Này Upàli, các đệ tử của Ta, sau khi quán thấy Pháp này trên tự ngã đã đến ở trong các rừng núi cao nguyên, tại 37 các trú xứ xa vắng, họ không trú nếu mục đích của mình chưa đạt được. Vậy này Upàli, Thầy hãy sống giữa chúng Tăng. Sống giữa chúng Tăng, Thầy sẽ được an ổn. (Kinh Tăng chi bộ, tập 4, chương 10 pháp, phẩm Nam cư sĩ, kinh Upali, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1997, tr.518-526)

3. NHẬN ĐỊNH Đây là một chương giới thiệu về lộ trình xuất gia, giữ giới, học đạo, tu đạoquả vị tu chứng của đệ tử Phật. Không tìm thấy nguyên bản của chương này trong kinh điển Hán tạng và ngay cả hệ Nikaya, mà chỉ phát hiện những đoạn rời rạc trong nhiều bản kinh. Trong chương này, có hai chữ đặc thù ghi dấu ấn của niên đại, đó là chữ Hồn Linh (魂靈). Chữ này cũng được tìm thấy trong Tam quốc chí, quyển hai, Ngụy thư, kỷ Văn Đế thứ hai (nguyên văn: 使魂靈萬載無危 ). Hòa thượng Trí Quang giải thích Hồn Linh là phần linh thiêng của hồn, cũng có nghĩa là nghiệp thức. Đây cũng là chữ được Chi Khiêm thường dùng trong các kinh như: Phạm Ma Dụ, Phật Thuyết Vị Sanh Oán, Phật Thuyết Bát Sư. Chữ này cũng được Khương Tăng Hội sử dụng trong Kinh Lục độ tập, quyển 3; Duy-kỳ-nan trong Kinh Pháp cú, quyển hạ; Trúc Đại LựcKhang Mạnh Tường sử dụng trong Kinh Tu hành bản khởi, quyển hạ; An Thế Cao sử dụng trong Kinh Ấm trì nhập, quyển thượng. Như vậy, từ hai chữ này đã mở ra hướng tư duy mới về kinh Tứ thập nhị chương. Đó là, nhóm tác giả cũng như những tác phẩm vừa nêu, có sự liên quan nhất định đến quá trình hình thành kinh Tứ thập nhị chương.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/06/2010(Xem: 57727)
09/06/2010(Xem: 32768)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.