Chương 3: Điều ác và điều thiện

23/02/20169:39 SA(Xem: 4071)
Chương 3: Điều ác và điều thiện

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH
THÍCH CHÚC PHÚ 

Nhà xuất bản : Hồng Đức 2014

CHƯƠNG 3 ĐIỀU ÁC VÀ ĐIỀU THIỆN

1. CHÁNH VĂN 佛言. 眾生以十事為善. 亦以十事為惡. 身三. 口四. 意 三. 身三者. 殺. 盜. 婬. 口四者. 兩舌. 惡罵. 妄言. 綺語. 意三 者. 嫉. 恚. 癡. 不信三尊. 以邪為真. 優婆塞行五事. 不懈退. 至十事必得道也 . Dịch nghĩa Phật dạy: Chúng sanh căn cứ vào mười điều để trở thành thiện và cũng do mười điều để trở thành ác. Thân có ba, miệng có bốn, ý có ba. Ba điều của thân gồm: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Bốn điều của miệng gồm: Nói hai chiều, nói thô ác, nói dối, nói thêu dệt. Ba điều của ý gồm: Đố kỵ, giận dữsi mê. Không tin Tam bảo, lấy tà làm chánh. Cư sĩ tại gia đối với năm giới không biếng nhác, không thối lui, cho đến giữ được mười điều lành, tất đạt đạo. Chú thích Ngũ sự: Tức là Ngũ giới (Theo Kinh Phật thuyết Ương Quật Kế, số 119/ĐTKĐCTT). 49 Thập sự: Tức mười giới (Theo Kinh Trường A-hàm Thập báo pháp, quyển hạ, số 013/ĐTKĐCTT).
2. ĐỐI CHIẾU
2.1. Tư liệu Hán tạng ĐTKĐCTT, tập 01, số 001, Kinh Phật thuyết Trường A-hàm, quyển thứ 10, kinh Tam Tụ. Hậu Tần, Hoằng Thỉ, Phật-đà Da-xá và Trúc Phật Niệm dịch. … Lại có mười pháp dẫn đến ác thú; mười pháp dẫn đến thiện thú; mười pháp dẫn đến Niết-bàn. Thế nào là mười pháp dẫn đến ác thú? Mười bất thiện: thân với giết, trộm, tà dâm; khẩu với nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, thêu dệt; ý với tham lam, tật đố, tà kiến. Thế nào là mười pháp dẫn đến thiện thú? Mười thiện hành: thân với không giết, không trộm, không tà dâm; khẩu với không nói dối, không hai lưỡi, không ác khẩu, không thêu dệt; ý với không tham lam, không tật đố, không tà kiến. Thế nào là mười pháp dẫn đến Niết-bàn? Mười trực đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh giải thoát, chánh trí. Này các Tỷ-kheo, mười pháp như vậy đưa đến Niết-bàn. Đó là Chánh pháp vi diệu gồm ba tụ. Ta, là Như Lai, đã làm đầy đủ những điều cần làm cho đệ tử, vì nghĩ đến các ngươi nên chỉ bày lối đi. Các ngươi cũng phải tự lo cho thân mình, hãy ở nơi thanh vắng, dưới gốc câytư duy, chớ lười biếng. Nay không gắng sức, sau hối không ích gì. 50 Các Tỷ-kheo sau khi nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. (Trường A-hàm, Tuệ Sỹ dịch và chú, NXB.Phương Đông, 2008, tr.403-404) 大正新脩大藏經第 01 冊 No. 0001, 佛說長阿含經卷第十, 三 聚經 後秦弘始年佛陀耶舍共竺佛念譯. …又有十法向惡趣. 十法向善趣.十法向涅槃. 云何十法向惡趣. 謂十不善. 身殺. 盜. 婬. 口兩舌. 惡罵. 妄言. 綺語. 意貪取. 嫉妬. 邪見. 云何十法向善趣. 謂十善行. 身不殺. 盜. 婬. 口不兩舌. 惡罵.妄言.綺 語. 意不貪取. 嫉妬. 邪見. 云何十法向涅槃. 謂十直道.正見. 正志. 正 語. 正業. 正命. 正方便. 正念. 正定. 正解脫. 正智. 諸比丘. 如是十法. 得至涅槃. 是名三聚微妙正法. 我為如來. 為眾弟子所應作者. 無不周 備. 憂念汝等. 故演經道. 汝等亦宜自憂其身. 當處閑居. 樹下思惟. 勿 為懈怠. 今不勉力. 後悔無益. 諸比丘聞佛所說. 歡喜奉行. ĐTKĐCTT, tập 3, số 0155, Kinh Phật thuyết Bồ-tát bổn hạnh, quyển hạ. Không rõ người dịch, phụ vào dịch phẩm thời Đông Tấn. Thực hành đầy đủ mười điều thiện, thì sẽ được sanh thiên, trụ xứ là cung điện làm bằng bảy thứ báu, các điều ước muốn tự nhiên thành tựu. Không giết hại, không trộm cắp, không (tà) dâm, không dối trá, dứt hẳn rượu và không say sưa. Năm giới này đầy đủ thì trở lại trong nhân gian, sanh vào nhà trưởng giả, dòng tộc quốc vương, được tôn trọng, vinh danh phú quý và an vui không cùng. Những kẻ không có lòng từ tàn hại chúng sanh, cưỡng bức, cướp đoạt, trộm cắp tài vật của người trái đạo, dâm phạm vợ người, buông lung dục tình, không biết vừa đủ, dối trá, nói lưỡi 51 hai chiều, nói lời thô ác, mắng chửi tha nhân, sân hận ganh ghét, bất hiếu với cha mẹ, không tin Tam bảo, bỏ chánh hướng tà. Làm những việc ác này thì khi chết bị đọa nơi địa ngục. 大正新脩大藏經第 03 冊 No. 0155. 佛說菩薩本行經卷下 . 失譯 人名今附東晉錄. 行此十善具足無缺便得生天. 七寶宮殿所欲自然. 不殺不盜不 婬不欺絕酒不醉. 五事具足生於人中. 國王大姓長者之家. 尊榮豪貴 富樂無極. 無有慈心殘害眾生. 強劫人財盜竊非道. 婬犯他妻愛欲情 態無有厭足. 妄言兩舌. 惡口罵詈. 瞋恚嫉妬. 不孝父母. 不信三尊. 背正向邪.行此諸惡死入地獄.

2.2. Tư liệu Nikaya Kinh Tăng chi bộ, kinh Cunda, Người thợ rèn.
Này Cunda, thân không tịnh hạnh có ba, lời không tịnh hạnh có bốn, ý không tịnh hạnh có ba. Và này Cunda, thế nào là thân không tịnh hạnh có ba? Ở đây, này Cunda, có người sát sanh, hung bạo, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình. Người ấy lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy. Người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh đối với các dục, tà hạnh với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Như vậy, này Cunda, bất tịnh hạnh về thân có ba. Và này Cunda, thế nào là bất tịnh hạnh về lời có bốn? 52 Ở đây, này Cunda, có người nói láo, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì ông biết”. Dầu cho vị ấy không biết, vị ấy nói: “Tôi biết”. Dầu cho vị ấy biết, vị ấy nói: “Tôi không biết”. Hay dầu cho vị ấy không thấy, vị ấy nói: “Tôi thấy”. Hay dầu cho vị ấy thấy, vị ấy nói: “Tôi không thấy”. Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ. Và người ấy là người nói lời thô ác, bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định. Người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Như vậy, này Cunda, không tịnh hạnh về lời có bốn. Và này Cunda, thế nào là không tịnh hạnh về ý có ba? Ở đây, này Cunda, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!”. Có người có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay 53 bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại!”. Lại có người có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: “Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế lễ, các hành vi thiện ác không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”. Như vậy, này Cunda, không tịnh hạnh về ý có ba. Này Cunda, có mười bất thiện nghiệp đạo này. Này Cunda, với ai thành tựu mười bất thiện nghiệp đạo này, có thể dậy sớm và từ giường nếu vị ấy chạm đất, vị ấy vẫn bất tịnh. Dầu cho vị ấy không chạm xuống đất, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy cúng dường lửa, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không cúng dường lửa, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy vào buổi chiều xuống nước lần thứ ba, vị ấy vẫn bất tịnh. Vì sao? Này Cunda, mười bất thiện nghiệp đạo này là bất tịnh, không tạo ra tịnh. Này Cunda, do nhân thành tựu mười bất thiện nghiệp đạo này, địa ngục được trình bày, bàng sanh được trình bày, ngạ quỷ được trình bày hay là ác thú khác được trình bày. Này Cunda, tịnh hạnh về thân có ba, tịnh hạnh về lời có bốn, tịnh hạnh về ý có ba. Này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về thân có ba? Ở đây, này Cunda, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát 54 sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh, và loài hữu tình. Đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho; bất cứ vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không có cho người ấy, người ấy không lấy với ý niệm trộm cắp. Đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục, không hành tà hạnh với hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về thân có ba. Và này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về lời có bốn? Ở đây, này Cunda có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì người biết”. Nếu không biết, người ấy nói: “Tôi không biết”. Nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết”. Hay nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”. Nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hiệp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Đoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác, những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng 55 nhiều người, vui ý nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Đoạn tận lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích. Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về lời nói có bốn. Và này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về ý có ba? Ở đây, này Cunda, có người không tham ái, không tham lam tài vật kẻ khác, không nghĩ rằng: “Ôi! Mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình”. Không có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống lo tự ngã, không thù hận, không sân hận, không nhiễm loạn, được an lạc”. Có chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo, nghĩ rằng: “Có bố thí, có cúng thí, có tế lễ, các hành vi thiện ác, có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”. Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về ý có ba. Này Cunda, có mười thiện nghiệp đạo này. Này Cunda, ai thành tựu mười thiện nghiệp đạo này, nếu có dậy sớm và từ giường chạm đất, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm xuống đất, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy thờ lửa, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không thờ lửa, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn trong sạch. 56 Nếu vào buổi chiều, vị ấy xuống nước lần thứ ba, vị ấy vẫn trong sạch. Vì sao? Này Cunda, mười thiện nghiệp đạo này là trong sạch, tác thành trong sạch. Do nhân thành tựu mười thiện nghiệp đạo này, chư Thiên được tuyên bố, loài Người được tuyên bố, hay bất cứ thiện thú nào khác được tuyên bố. Được nói vậy, Cunda, con người thợ rèn thưa với Thế Tôn: - Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn...! Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. (Kinh Tăng chi bộ, tập 4, chương mười pháp, phẩm Janussoni, kinh Cunda, Người thợ rèn, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1996, tr.587-595)
3. NHẬN ĐỊNH Đây là một chương đề cập đến những chuẩn mực đạo đức căn bản của người cư sĩ. Hoàn thiện năm giới, mười điều thiện cùng những trách nhiệm và bổn phận tương ứng của người cư sĩ trong các mối quan hệ xã hội, là phương cách sống có ý nghĩa thiết thực, có thể tạo ra những kết quả tối thắng ngay trong đời sống này. Chương này dễ dàng bắt gặp trong nhiều bản kinh tương đồng trong cả hai hệ thống Hán tạng và Nikaya, điều đó cho thấy sự thống nhất về pháp hành dành cho người cư sĩ tại gia.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/06/2010(Xem: 57722)
09/06/2010(Xem: 32767)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.