42. Vị Ác Nhân Thuyết Giới (Vì Người Ác Giảng Giới)

22/06/201012:00 SA(Xem: 25024)
42. Vị Ác Nhân Thuyết Giới (Vì Người Ác Giảng Giới)

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG 
(chánh thức thuyết giảng giới tướng) 

B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)

B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI 
(riêng giảng các giới khinh)

B.2.2.42. VỊ ÁC NHÂN THUYẾT GIỚI 
(vì người ác giảng giới) 

Kinh văn 

1. Phiên âm: 

Từ câu “nhược Phật tử bất đắc vị lợi...” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”. 

2. Dịch nghĩa: 

Nếu là Phật tử thì không được vì tài lợi mà đem đại giới của chư Phật nói cho người chưa thọ giới Bồ Tát, hoặc với hàng ngoại đạo, những người tà kiến... trừ quốc vương. Ngoài ra, không được nói với tất cả hạng người ấy. Những hạng người chẳng thọ giới của chư Phật, gọi là súc sanh, đời đời sanh ra không được gặp Tam Bảo, như cây đá không có tâm thức, gọi là ngoại đạo, bọn tà kiến như vậy khác gì cây cối. Với những hạng người tà ác ấy, nếu Phật tử giảng nói giới pháp của chư Phật thì phạm khinh cấu tội

Lời giảng

Bản thân rõ ràng không thông hiểu kinh luật, nhưng vì có tâm mong cầu lợi dưỡng mà giả bộ làm ra vẻ thông hiểu. Đó là hành vi dối gạt không thể chấp nhận được. Còn quả thật thông hiểu kinh luật, nhưng vì có tâm mong cầu tài lợi mà vọng truyền trao cho người, cũng là hành vi quyết định không được. 
Nên biết rằng: Đức Phật chỉ vì nội chúng mà chế định giới luật, vì thế nội dung của giới luật có rất nhiều vấn đề đi sâu vào sinh hoạt nội bộ. Do đó, đối với người ngoài không nên giảng nói, nhất là đối với những người không hiểu biết Phật pháp, thậm chí không tin ưa Phật pháp thì lại càng không nên nói. 
Vì nếu nói cho những người ấy biết được hành vi của đệ tử Phật là như thế này, thế khác, họ sẽ khởi tâm khinh thị vô cùng, rồi đi đến đâu cũng đem việc không đúng của Phật tử ra để bài báng, kích bác. Như thế sẽ gây ảnh hưởng tai hại rất lớn cho Phật giáo. Vì thế, giảng nói giới pháp là một vấn đề phải đặc biệt lưu tâm thận trọng! 
Nếu tùy tiện vọng nói giới pháp cho người, chẳng những là không biết cơ nghi, còn chứng tỏ đó là người không có con mắt trí huệ. Nhất là có lỗi khinh thị giới pháp mình đã bẩm thọ và hiểu rõ. Hơn nữa, nếu giảng nói giới pháp cho những người muốn thọ giới nghe, trong khi họ chưa được thọ giới, thì họ sẽ không khởi tâm tha thiết kính trọng giới luật, lại còn sanh lòng khinh thị, cho rằng giới luật chẳng qua chỉ là như thế này, như thế kia... Chỉ có một tâm niệm khinh thị này cũng đủ hủy diệt tiền đồ của người ấy. Điều đó tạo tội lỗi lớn biết chừng nào?! 
Vì thế, một vị Bồ Tát chân chính biết tôn trọng giới pháp, phải lưu tâm phân biệt kỹ lưỡng người muốn nghe pháp có phải pháp khí hay không, hoặc người nào được nghe giới pháp và người nào không được nghe giới pháp
Trong Du Già Bồ Tát Địa nói: “Chư Bồ Tát đối với việc thọ Bồ Tát giớibản thân mình đã thọ trì luật nghi một cách đầy đủ rốt ráo, nhưng tuyệt đối không được khinh suất giảng nói Bồ Tát tạng cho những người không có tín tâm nghe. 
Tại sao vậy? 
Vì những người ấy tuy nghe rồi, nhưng không thể tin hiểu, nên bị đại vô trí làm chướng ngại che lấp rồi sanh tâm hủy báng. Vì phỉ báng nên bị vô lượng đại tội, nghiệp chướng theo đuổi”. 
Theo như trên dạy thì nên biết giới pháp không nên tùy tiện giảng nói cho người. Nếu giảng nói không đúng đối tượng sẽ làm tăng trưởng ác kiến, khiến cho họ ngày càng xa lìa Phật pháp, do đó tương lai sẽ bị đọa lạc. Như thế thật là bất lợi cho người. 
Trong kinh Thiên Giới cũng dạy: “Không nên đối với những người bất tín mà giảng nói giới pháp. Cho đến không nên đối với những người phỉ báng Đại Thừa mà giảng nói”. 
Tại sao lại quy định một cách nghiêm khắc như vậy? 
Phải biết chính do nhân duyên bất tínphỉ báng này làm cho người sẽ bị đọa địa ngục. Cổ đức cũng có dạy: “Giới luật là ngôn giáo bí mật của Phật, nên tuyệt đối không được vọng truyền cho người, cũng không nên tùy tiện vì người giảng nói trước”. 
Tâm lý của đại đa số người thế gian là chỉ khi nào họ đang khát nước đến mức cháy khô cả cổ, nếu đem nước cho họ uống, lúc ấy họ mới cảm thấy vị nước quý báu như cam lồ. Trái lại, lúc họ không khát nước, nhất định họ không bao giờ nhận thấy sự tối cần của nước. Giống như một người đang trong cảnh tối tăm, đến chỗ nào cũng tối như mực, sờ soạng, quờ quạng không biết lối ra, tình cảnh vô cùng khốn khổ. Lúc ấy, nếu bạn đốt một ngọn đèn đưa cho họ, họ sẽ thấy chiếc đèn trở nên quý báu vô cùng. Bình thường khi không cần đèn, chiếc đèn ấy không có giá trị gì đối với họ. 
Tương tự như vậy, với người khao khát mong cầu Bồ Tát đại giới, nếu bạn vì người ấy truyền trao giới pháp, họ sẽ tôn trọng, quý báu khác nào người nghèo đặng của báu. Trái lại, khi họ chưa phát khởi Bồ Đề tâm, nếu bạn giảng nói giới pháp trước cho họ, tự nhiên họ sẽ không bao giờ sanh tâm tôn trọng giới pháp
Vì thế, giảng nói giới pháp như vậy thật phí phạm, không hợp thời cơ và là một điều vô cùng bất lợi. Thế nên, đối với giới pháp phải có tâm tôn trọng, không được xem thường mà tùy tiện giảng nói cho người. 
Đức Phật lại dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử, thọ Bồ Tát giới, việc giảng nói giới pháp đương nhiên là bổn phận của mình. Nhưng cần phải xem kỹ và cân nhắc đối với hạng người nào mới nên giảng nói”. Nếu đối tượng là kẻ khát ngưỡng, khẩn thiết cầu giới pháp, và động cơ thúc đẩy người thuyết pháp quang minh chính đại thì mới nên vì người cầu khẩn pháp mà thuyết giới. Còn đối với những người không thể thọ Đại Thừa Bồ Tát giới, nhưng vì tâm mong cầu tài lợi mà vì người đó giảng nói giới pháp cho họ thì tuyệt đối không được. Cho nên kinh văn dạy: “Không được vì ham cầu tài lợi, đối với người chưa thọ Bồ Tát giới mà thuyết giới”. 
Chữ “thuyết giới” ở đây có chỗ giải thích là vì người giảng giới, có chỗ nói là vì người truyền giới, có chỗ nói là trong lúc làm lễ bố-tát cho người nghe giới. Bốn lối giải thích này đều hợp lý. Hơn nữa, hành giả chẳng những không nên ở trước những người chưa thọ Bồ Tát giới mà giảng nói đại giới của ngàn Đức Phật, mà còn nếu ở trước hàng ngoại đạo, người ác, giảng nói Đại giới của ngàn Đức Phật này, càng nhất quyết không được. 
Lại nữa, cũng không được giảng nói Đại giới của ngàn Đức Phật này trước những người tà kiến. Phải biết Bồ Tát đại giới này không phải một Đức Phật hay bảy Đức Phật truyền lại, mà chính do ngàn Đức Phật truyền lại. Như thế, có thể thấy Bồ Tát đại giới thần thánh và đáng quý trọng biết dường nào? Làm sao có thể tùy tiện vọng truyền cho người? 
“Người chưa thọ Bồ Tát giới” là chỉ những hạng người nào? 
Đó là những kẻ chưa từng phát Bồ Đề tâm, vì họ không có tín tâm đối với Bồ Tát đại giới. Những kẻ ấy không phải là pháp khí, không được nghe đại giới. Cho nên bạn không nên vì sự kính trọngcúng dường dồi dào của họ đối với bạn mà đem Đại giới của chư Phật này truyền trao cho họ một cách dễ dàng. 
“Hàng ngoại đạo, người ác” là những người không tin Tam Bảo, phỉ báng Đại Thừa. Họ chấp chặt dị đạo của mình và cho đó là chân lý trên thế gian, nên không bao giờ muốn tiếp thọ những tư tưởng khác. Họ vào trong Phật pháp không phải với tinh thần chân thật vì pháp, mà chỉ vì muốn được nghe chút ít Phật pháp, đôi khi để tìm kiếm những khuyết điểm trong Phật pháp
Vì thế, nếu bạn truyền trao giới pháp cho họ, thì chẳng những họ không thừa nhận Phật pháp là Chánh Tri, Chánh Kiến, lại còn từ trong đó phê bình chỉ trích cái này không đúng, cái kia không đúng v.v... Những hạng người như thế làm sao thọ dụng được sự lợi ích trong Phật pháp?
Bọn người tà kiến cũng vậy, vốn đi theo gót của hàng ngoại đạo và người ác. Mọi thứ trong, ngoài họ đều bài bác. Thế nên, luận điệu của ngoại đạo và người ác thế nào thì luận điệu của bọn tà kiến thế ấy. Dù ra vào Phật pháp nhiều lần, tư tưởng của họ vẫn là một khối sai lầm. Hạng người như vậy làm sao có thể vọng truyền giới pháp cho họ? 
Thế nên vị Bồ Tát trước khi muốn giảng nói Bồ Tát tạng, phải dùng huệ nhãn quán sát, suy nghĩ xem coi hạng người nào có thể tiếp thọ, sau đó mới vì họ giảng nói pháp. 
Tóm lại


Trừ quốc vương, ngoài ra không được giảng nói giới pháp cho tất cả những hạng người này. Quốc vương là đối với thời xưa, bây giờ là vị nguyên thủ quốc gia, có quyền lực rất lớn, muốn làm lợi ích hay tổn hại Phật pháp đều được. Quý vị này muốn Tam Bảo hưng thạnh thì Tam Bảo sẽ hưng thạnh, muốn hủy diệt Tam Bảo thì Tam Bảo sẽ bị hủy diệt
Vì thế khi quốc vương muốn biết nội dung của giới luật thì có thể giảng nói. Chủ ý là vì muốn quốc vương theo đúng như pháphộ trì chánh pháp, nên khi quốc vương muốn nghe giới luật, làm thế nào không nói được? 
Hơn nữa, vì quốc vương biết nội dung của giới luật Phật pháp, để ngài đề cao đạo đứcy theo giới luật của Phật dạy, khích lệ, khuyến hóa nhân dân khiến toàn dân trong nước trở thành những người đồng phụng hành giới luật của Phật pháp
Vì thế, giảng nói giới pháp cho quốc vương là điều không trái phạm. Ngoài quốc vương ra, còn có các vị đại thần trợ giúp cho quốc vương, đều là những người có thế lực, có thể dâng những kiến nghị với tinh thần xiển dương hay phá hoại Phật pháp đều được cả. Cho nên, nếu quý vị ấy muốn biết nội dung của giới luật, cũng phải vì quý vị ấy giảng nói. 
Trong bộ Căn Bổn Mục Đức Ca nói: “Những người ở địa vị tôn quý dù họ không có tâm tín kính, nhưng cũng cần phải vì họ giảng nói. Vì nếu không giảng nói thì có sự lưu nạn cho Phật pháp. Còn những người bần cùng, lại thêm không có tâm tín kính, dù họ có muốn nghe, nhưng cũng không nên giảng nói”. Nên biết trong Căn Bổn Mục Đức Ca nói “tôn quý” là dùng ám chỉ vị nguyên thủ quốc gia vậy. 
Trong lời Tự của Thập Tụng Tỳ Ni cũng có nói: “Khi Phật còn tại thế, vua Ba Tư Nặc đích thân đến cung thỉnh Phật cùng chúng Tăng vào nội cung thọ trai. Nhằm lúc chúng tăng đang bố tát, quý tỳ kheo vừa thấy quốc vương đến vội bảo rằng: “Đại vương nên đi ra ngoài vì chúng tôi đang làm pháp sự!” 
Vua thưa: - Bạch chư đại đức! Trẫm muốn được nghe. 
Chư tỳ kheo bèn bạch lên Phật, Phật dạy: “Từ nay về sau ta cho phép các thầy được thuyết giới trước quốc vương”. 
Nên biết: Vị lãnh đạo tối cao của một quốc gia tức là trời ở trong loài người, có tâm mong muốn nhân dân mình bỏ dữ làm lành và không bao giờ tùy tiện nói những chuyện hay dở của mọi người. Thế nên chư tăng thực hành tất cả Phật sự, đối với quốc vương không cần phải giấu diếm. Điều này chứng tỏ Phật pháp kính thuận quốc vương. Trừ quốc vương và đại thần ra, tất cả những người bất tín khác và những người chưa thọ Đại giới đều không được ở trước những người ấy giảng nói giới pháp
Nên trong kinh Niết Bàn nói: “Thời quá khứ vào ngày Rằm, trong lúc chư tăng đang làm lễ Bồ Tát, có một đồng tử trốn trong chỗ vắn, trộm nghe thuyết giới, bị Kim Cang Lực Sĩ dùng bảo xử đánh đồng tử ấy nát như vi trần”. Như thế làm một vị Pháp Sư tuyên thuyết giới pháp, với vấn đề này có thể nào không đặc biệt lưu ý hay sao? 
Nên biết là những bọn người ác, ngoại đạo, tà kiến này dù sẵn có Phật tánh, nhưng vì chưa phát đại Bồ Đề tâm, không thọ giới của Phật, thiện ác không hiểu, phải quấy không phân, tà chánh không rõ, cho nên gọi là “súc sanh”. 
Tất cả súc sanh dù có đủ Phật tánh, nhưng vì đang mắc quả báo này nên ù ù, cạc cạc, mê muội, tối tăm, không biết gì hết. Làm người nếu cũng như thế thì có khác gì loài súc sanh đâu? 
Không bẩm thọ đại giới của chư Phật, mất hẳn hạt giống Bồ Đề, đời đời sanh vào chỗ không được gặp Tam Bảo, Tam Bảo còn không được thấy thì làm sao có thể quy hướng Tam Bảo? Và làm sao có thể được giải thoát? 
Đã không biết quy hướng đại đạo xuất thế, thì có khác gì như cây đá không có tâm thức. Vì bọn người ác... có tai mà không nghe tên giới, có mắt mà không nhìn thấy quang minh của giới; có mũi ngửi mà không ngửi được mùi thơm của giới, có lưỡi mà không nếm vị của giới; có thân mà không tiếp xúc được giới; có tâm mà không biết giới tướng. Từ mê đi sâu vào mê, sáu căn tăm tối nên gọi là ngoại đạo, bọn người ác tà kiến, nào khác cây đá! 
Vì cây đá cũng mang nhiên không hiểu biết như vậy. Hơn nữa, nếu giảng nói giới pháp cho cây đá, chúng chỉ không hiểu biết mà thôi, chứ không đến nỗi sanh tâm hủy báng. Còn đối với bọn người ác... nếu thuyết giới, chúng chẳng những không biết không tin lại còn quay lại cực lực phỉ báng. Vì thế, không nên vì chúng vọng thuyết giới. 
Nếu Bồ Tát vì mong cầu lợi dưỡng, trước bọn người ác giảng nói giới pháp của bảy đức Phật, thì phạm khinh cấu tội. Quang Minh Kim Cương Bảo Giới này dù tất cả chư Phật trong ba đời đồng tuyên thuyết, nhưng nếu nói thời gian gần đây một chút, là do bảy đức Phật truyền trao bẩm thọ mới có. Cho nên ở đây nói là giới pháp của bảy Đức Phật
Đã là giới pháp của bảy Đức Phật truyền trao, bẩm thọ mới, cho nên đối với chúng ta, lẽ đương nhiên phải hết sức quý trọng. Vì vậy khi giảng nói giới pháp này phải lưu tâm lựa chọnthận trọng cho lắm mới được. Tuyệt đối không nên khinh thường mà giảng nói cho hàng ngoại đạo, bọn người ác và những người chưa thọ giới. Nếu không như thế tức làm hại mình, hại người, tội lỗi ấy sẽ vô cùng to lớn. 
Vì thế trong bộ Bồ Tát Giới Sơ Tân, quyển 8 nói: “Nước mưa chỉ thấm nhuần những mầm cỏ có gốc rễ. Cũng thế, giới pháp của Như Lai chỉ lợi ích cho những người có tín tâm. Vì e rằng những người bất tín tăng trưởng nghi ngờ, quay lại phỉ báng giới pháp, sẽ có hại mà không có lợi cho họ, nên pháp dù bình đẳng, nhưng khi thuyết pháp thì phải hợp với căn cơ. Nếu người thí pháp không tôn trọng, người lãnh thọ pháp không cung kính thì phạm tội khinh cấu”. 
Giới này thuộc về Giá Giới. Bảy chúng Phật tử đều có thể phạm, nhưng sự phân định đối với Đại ThừaTiểu Thừa không đồng nhau. 
Đối với Tiểu Thừa trong tất cả thời khóa, đều không được nói tên tội của Ngũ Thiên cho Sa Di nghe. Vì nếu Sa Di biết rõ tên tội của Ngũ Thiên thì thành ra bị trọng nạn trộm pháp, về sau không được thọ Đại Giới
Còn đối với Đại Thừa chỉ lúc làm lễ Bố Tát tụng giới ở mỗi nửa tháng mới phải bảo người chưa thọ giới đi nơi khác. Ngoài ra, những lúc khác không ở vào điều ngăn cấm. 
Nếu đem Tam Tụ Tịnh Giới phối hợp với giới này thì có sự tương ứng như sau: 
- Không vì người ác thuyết giới thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới
- Ở trước quốc vương thuyết giớiNhiếp Thiện Pháp Giới.
- Không vì lợi dưỡngthuyết giớiNhiếp Chúng Sanh Giới.

Lời phụ: 
Trong bộ Tỳ Ni Hậu Tập Vấn Biện hỏi: 
Trong kinh Phạm Võng dạy: “Ở trước người chưa thọ Bồ Tát đại giới, giảng nói giới pháp của bảy Đức Phật thì phạm tội khinh cấu". Nhưng có chỗ cho rằng chỉ ngăn cấm lúc tụng giới, chứ không ngăn cấm khi giảng giới. Vì lúc tụng giới chỉ tuyên đọc văn cú, còn khi giảng giới thì giảng giải nghĩa lý đầy đủ, như thế có phải là trọng nơm mà khinh cá hay không? Hay còn có ý nghĩa nào khác trong đó không? 
Đáp: Giới tỳ kheo quan hệ nơi tăng luân. Vì phòng ngừa nạn tặc trụ nên tất cả đều ngăn cấm (tặc trụ là không đăng đàn trước tam sư, thất chứng để thọ giới Cụ Túc, tự cạo râu tóc, mặc pháp phục, ở chung với chư tăng, cùng với chư tăng làm pháp sự). 
Còn giới Bồ Tát thâu nhiếp khắp tất cả chúng sanh trong lục đạo, nên khi giảng giải nghĩa lý Bồ Tát giới, nếu có người chưa thọ giới nghe, nhờ được nghe mà người ấy phát tâm Bồ Đề. Vì thế nên không cấm chế việc này. Nhưng lúc làm lễ bố-tát tụng giới, vì có những việc phát lồ sám hối, đối với những người thọ giới không nên cho họ biết điều ấy. Nên trong kinh dạy không nên cho người chưa thọ giới Bồ Tát nghe giới trong khi đang làm lễ Bồ Tát tụng giới. 
Trong bộ kinh Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký này, ở đoạn hai, ở phần đầu cũng có nói. Nơi đây xin thuật lại để giải đáp sự nghi ngờ cho quý đại sĩ nào đối với giới này còn có tâm thắc mắc. 
Giới tỳ kheo có văn điều Ngũ Thiên Thất Tụ. Đối với sa diPhật tử tại gia chưa thọ giới, tuyệt đối không cho phép xem, đọc và nghe. Nên trong Luật dạy nếu lén nghe thuyết giới sẽ bị hộ pháp, thiện thần đánh đuổi. Nhưng đối với Bồ Tát giới, những người chưa thọ giới không được tham dự bố tát, thuyết giới, nhưng trường hợp giảng ý nghĩa của giới thì cho nghe và cũng cho phép xem đọc giới bổn, cũng như nghiên cứu ý nghĩa giới bổn đều không bị cấm chế





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/06/2010(Xem: 36108)
01/11/2012(Xem: 41384)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :