5. Khi Tự Mình Biết Rõ

21/07/20183:13 SA(Xem: 4124)
5. Khi Tự Mình Biết Rõ

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI

The Buddha’s Teachings on Social
and Communal Harmony
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon

by

BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016

Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

 

CHƯƠNG I – CHÁNH   KIẾN

 

5. KHI  TỰ MÌNH  BIẾT RÕ

 

Những người Kalamas ở Kesaputta đi đến Thế Tôn và bạch rằng :

 

             - Bạch Thế Tôn, có một số Sa môn, Bà-la-môn đi đến Kesaputta, họ giải thích và làm sáng tỏ giáo lý của họ, nhưng lại chê bai, bài xích, khinh miệt, xuyên tạc giáo lý của người khác. Nhưng rồi lại có một số Sa môn, Bà-la-môn khác đi đến Kesaputta, họ cũng giải thích và làm sáng tỏ giáo lý của họ, và chê bai, bài xích, khinh miệt, xuyên tạc giáo lý của người khác. Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, chúng con có những hoang mang nghi ngờ là không biết những vị Sa môn đó, ai là người nói sự thật và ai là người dối trá ?”

           - Này các người  Kālāmas, các người hoang mang là đúng, các người nghi ngờ là đúng. Nghi ngờ khởi lên khi các ngươi thấy hoang mang về một vấn đề nào đó. Này, các người Kālāmas. Đừng tin những gì do truyền khẩu, do giáo lý truyền lại, vì nghe lời đồn đãi, từ các bộ sưu tập  kinh điển, vì hợp luận lý, từ kết luận do suy diễn, vì suy tưởng siêu hình, vì chấp nhận quan điểm sau khi suy xét, vì  diễn giả có vẻ là người có khả năng, hay vì các ngươi suy nghĩ, ‘Sa môn này là thầy của chúng ta’.  Nhưng khi các ngươi tự mình biết rằng, ‘Các pháp này là bất thiện, các pháp này đáng chê trách, các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này, nếu chấp nhậnthực hành, sẽ đưa đến tổn hại và khổ đau’, lúc ấy, các người phải từ bỏ chúng.

          -  Này các người Kālāmas, các ông nghĩ thế nào ? Khi tham, sân, si khởi lên trong tâm một người, điều đó ấy đem lại an vui hay tổn hại cho người ấy?

          -  Tổn hại cho người ấy, bạch Thế Tôn.

           - Này các người Kālāmas, một người có tâm tham lam, sân hậnsi mê, bị tham sân si chế ngự, tâm bị chúng điều khiển, người ấy sẽ sát sinh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo; người ấy cũng sẽ nhắc nhở người khác làm như vậy. Điều này có đưa đến tổn hạiđau khổ lâu dài cho ông ta không ?.

          - Thưa có, bạch Thế Tôn.

          - Này các người Kālāmas, Các ông nghĩ thế nào ? Những điều ấy là thiện hay bất thiện ?

          - Bất thiện, bạch Thế Tôn.

           – Đáng chê trách hay không đáng chê trách ?        

          – Đáng chê trách, bạch Thế Tôn          .

          - Bị người trí chỉ trích hay ca ngợi ?

          – Bị chỉ trich, bạch Thế Tôn”.

          - Nếu chấp nhậnthực hành, chúng có đưa đến tổn hạiđau khổ hay không, hoặc trong trường hợp này, sẽ như thế nào ?

          –  Nếu chấp nhậnthực hành, những điều ấy sẽ đem lại tổn hạiđau khổ. Chúng con thấy như vậy trong trường hợp này.

          - Này các người Kālāmas, chính vì lý do này, mà ta đã nói với các ông: Đừng tin những gì do truyền khẩu….Nhưng khi các ngươi tự mình biết rằng: ‘Các pháp này là bất thiện, các pháp này đáng chê trách, các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này, nếu chấp nhậnthực hành, sẽ đưa đến tổn hại và khổ đau’, lúc ấy, các người phải từ bỏ chúng.

          - Này các người Kālāmas, chính vì lý do này, mà ta đã nói với các ông: Đừng tin những gì do truyền khẩu…hoặc vì các ông nghĩ rằng: ‘Sa môn này là thầy của chúng ta’. Nhưng khi các ngươi tự mình biết rằng: ‘Các pháp này là thiện, các pháp này không có chỗ nào đáng chê trách, các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này, nếu chấp nhậnthực hành, sẽ đưa đến an lạc và hạnh phúc’, lúc ấy, các người hãy chấp nhậnthực hành.

.         - Này các người  Kālāmas, các ông nghĩ thế nào ? Khi một người không khởi tâm tham, không sân, không si, thì những điều này đem lại an vui hay tổn hại cho người ấy ?

           -  Đem lại an vui, bạch Thế Tôn.       

           -   Này các người Kālāmas, một người không có tâm tham, không sân và không si, không bị tham sân si chế ngự, tâm không bị chúng điều khiển, người ấy giữ giới không sát sinh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói láo; người ấy cũng sẽ nhắc nhở người khác làm như vậy. Điều này có đưa đến an vui và hạnh phúc lâu dài cho ông ta không?

           –  Thưa có, bạch Thế Tôn.

          - Này các người Kālāmas, các ông nghĩ thế nào ? Những điều ấy là thiện hay bất thiện ?

          - Thiện, bạch Thế Tôn.

          –  Đáng chê trách hay không đáng chê trách ?        

           – Không có gì đáng chê trách, bạch Thế Tôn.       

          - Bị người trí chỉ trích hay ca ngợi ?

           – Được ca ngợi, bạch Thế Tôn.

          . – Nếu chấp nhậnthực hành, chúng có đưa đến an vui và hạnh phúc hay không, hoặc trong trường hợp  này, sẽ như thế nào ?

           –  Nếu chấp nhậnthực hành, những điều ấy sẽ  đem lại an vui và hạnh phúc . Chúng con thấy như vậy trong trường hợp này.

          - Này các người Kālāmas, vì vậy mà ta đã nói với các ông: ‘đừng tin những gì do truyền khẩu… Nhưng khi các ngươi tự mình biết rằng: ‘Các pháp này là thiện, các pháp này không có chỗ nào đáng chê trách, các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này, nếu chấp nhậnthực hành, sẽ đưa đến an lạc và hạnh phúc’, lúc ấy, các người hãy chấp nhận và thực hành’, chính vì lý do này, mà ta đã nói với các ông như vậy.”

 

                                              ( Tăng Chi BK 1, Ch 3:65, tr 337-344 )

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2016(Xem: 9456)
27/08/2015(Xem: 7885)
30/07/2015(Xem: 14204)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.