2. Tổ Chức Các Cuộc Thảo Luận

10/09/20182:14 SA(Xem: 4023)
2. Tổ Chức Các Cuộc Thảo Luận
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương IV. CHÁNH NGỮ

 

2. TỔ CHỨC CÁC CUỘC THẢO LUẬN

 

“ Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có khả năng thảo luận hay không. Nếu người này được  hỏi một câu cần phải được trả lời rõ ràng dứt khoát, nhưng người ấy không thể trả lời một cách rõ ràng dứt khoát; nếu người này được hỏi một câu cần phải được trả lời sau khi đã phân tích, nhưng người ấy trả lời mà không có sự phân tích; nếu người này được  hỏi một câu cần phải được trả lời bằng một câu hỏi ngược lại, và người ấy trả lời mà không hỏi ngược lại; nếu người này được hỏi một câu cần phải được dẹp qua một bên và người ấy đã không dẹp qua một bên; trong trường hợp này, người ấy không có khả năng để thảo luận. (3)

 

“Nhưng nếu người này được  hỏi một câu cần phải được trả lời rõ ràng dứt khoát, và người ấy trả lời một cách rõ ràng dứt khoát; nếu người này được hỏi một câu cần phải được trả lời sau khi đã phân tích, và người ấy trả lời sau khi đã phân tích; nếu người này được  hỏi một câu cần phải được trả lời bằng một câu hỏi ngược lại, và người ấy trả lời bằng cách hỏi ngược lại; nếu người này được hỏi một câu cần phải được dẹp qua một bên và người ấy đã  dẹp qua một bên; trong trường hợp này, người ấy có khả năng để thảo luận.

 

“ Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có khả năng thảo luận hay không. Nếu một người được hỏi một câu và người ấy không giữ vững vị trí của mình và vị trí của kẻ đối lập; nếu người ấy không giữ vững sách lược của mình; nếu người ấy không giữ vững lập trường của mình về những gì được biết; nếu người ấy không giữ vững thủ tục của cuộc thảo luận; trong trường hợp này, người ấy không có khả năng để thảo luận.(4)

 

“ Nhưng nếu một người được hỏi một câu  và người ấy giữ vững vị trí của mình và vị trí của kẻ đối lập; nếu người ấy  giữ vững sách lược của mình; nếu người ấy giữ vững lập trường của mình về những gì được biết; nếu người ấy giữ vững thủ tục của cuộc thảo luận; trong trường hợp này, người ấy có khả năng để thảo luận.

 

“ Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có khả năng thảo luận hay không. Nếu một người được hỏi một câu và người ấy trả lời theo kiểu tránh né, rồi đổi hướng cuộc thảo luận qua một đề tài khác không liên quan, biểu lộ sự tức giận, sân hận và cay cú; trong trường hợp này, người ấy không có khả năng để thảo luận.

 

“ Nhưng nếu một người được hỏi một câu và người ấy không  trả lời theo kiểu tránh né, không đổi hướng cuộc thảo luận qua một đề tài khác không liên quan, không biểu lộ sự tức giận, sân hận và cay cú; trong trường hợp này, người ấy có khả năng để thảo luận.

 

“Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có khả năng thảo luận hay không. Nếu một người được hỏi một câu và người ấy trấn áp, hoặc chà đạp, chế nhạo, chụp lấy chỗ sơ hở nhỏ của người hỏi để chỉ trích (5); trong trường hợp này, người ấy không có khả năng để thảo luận.

 

“ Nhưng nếu một người được hỏi một câu và người ấy không trấn áp, hoặc chà đạp, chế nhạo, chụp lấy chỗ sơ hở nhỏ của người hỏi để chỉ trích; trong trường hợp này, người ấy có khả năng để thảo luận.

 

“Này các Tỷ-kheo, liên quan đến vấn đề thảo luận, người ta có thể hiểu một người có trợ duyên hay không có trợ duyên. Người không lắng tai nghe là không có trợ duyên; người có lắng tai nghe là có trợ duyên. Người có trợ duyên trực tiếp hiểu một pháp ( = thánh đạo ), hiểu trọn vẹn một pháp (= chân lý về khổ), từ bỏ một pháp ( = mọi điều bất thiện), và chứng đắc một pháp ( = chứng quả A-la-hán). Trực tiếp hiểu một pháp, hiểu trọn vẹn một pháp, từ bỏ một pháp, và chứng đắc một pháp, người ấy đạt được chánh giải thoát. (6)

 

“Này các Tỷ-kheo, đây là mục tiêu của cuộc đàm luận, mục tiêu của cuộc thảo luận, mục tiêu của lắng tai nghe, đó là, giải thoát tâm khỏi chấp thủ.”

 

 

                    Những người nói với ý định gây sự,

                    Cố chấp ý kiến, tràn đầy kiêu mạn,

                    Không cao thượng, có tâm muốn tấn công,

                    Tìm kẻ hở để tấn công người khác.

 

                    Họ thích thú khi thấy đối thủ,

                    Nói năng kém cỏi và phạm sai lầm,

                    Họ vui mừng trước sự thất bại và bối rối của đối thủ;

                    Nhưng bậc Thánh không tham dự những cuộc thảo luận ấy.

 

                    Nếu một người trí muốn thảo luận,

                    Biết rằng đã đúng thời điểm,

                    Không gây sự hoặc kiêu mạn,

                    Bậc hiền nhân chỉ nói ra,

                    Những lời nói các bậc Thánh đã tu tập,

                    có liên hệ đến ý nghĩaGiáo pháp.

 

                    Không thô lỗ, hung hăng,

                    với tâm không kích động,

                    Vị ấy nói với tâm không đố kỵ,

                    chỉ nói theo hiểu biết chơn chánh.

                    Vị ấy tán thán  những gì khéo nói,

                    nhưng không chê trách những lời nói vụng về.

 

                    Vị ấy không học cách bắt lỗi người khác,

                    Không chụp lấy những sơ hở của người khác,

                    Không trấn áp hay chà đạp đối thủ,

                    Cũng không nói lời sai sự thật.

                    Quả thật, cuộc thảo luận giữa những bậc trí,

                    Là để học hỏi và tạo niềm tin.

 

                    Đó là cách bậc Thánh đàm luận pháp,

                    Đây là cuộc thảo luận của bậc Thánh.

                    Hiểu được như vậy, người trí

                    Không nên lắm lởi, chỉ nên đàm luận pháp.

 

                   

                    ( Tăng Chi BK I, Ch 3, (VII): 67, tr 355-359 )

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.