- Chương I. CHÁNH KIẾN – Giới thiệu
- Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN – Giới thiệu 63
- Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN - Giới thiệu
- Chương IV. CHÁNH NGỮ
- Chương V. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP – Giới thiệu
- Chương VI. LỢI LẠC CHO MÌNH và LỢI LẠC CHO NGƯỜI KHÁC - Giới thiệu
- Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH - Giới thiệu
- Chương VIII. TRANH CHẤP
- Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
- Chương X. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG
- LỜI KẾT
1. CÁC LOẠI HỘI CHÚNG
(1) Hội chúng nông nổi và hội chúng sâu sắc
“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng nông nổi và hội chúng sâu sắc.
“ Và thế nào là hội chúng nông nổi ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo bất an, vênh váo, kiêu căng, lắm lời, nói năng lộn xộn, thất niệm, thiếu tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn buông lung: đây gọi là hội chúng nông nổi.
“ Và thế nào là hội chúng sâu sắc ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo không bất an, không vênh váo, không kiêu căng, không lắm lời, không nói năng lộn xộn, đã thiết lập chánh niệm, tỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm , các căn được hộ trì: đây gọi là hội chúng sâu sắc.
“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng sâu sắc là tối thượng.”
( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr 133-134 )
(2) Hội chúng chia rẽ và hội chúng hòa hợp
“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng chia rẽ và hội chúng hòa hợp.
“ Và thế nào là hội chúng chia rẽ ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo sống hay cãi cọ, gây gỗ và rơi vào tranh chấp, đả thương nhau bằng những lời nói sắc bén như dao: đây gọi là hội chúng chia rẽ.
“ Và thế nào là hội chúng hòa hợp ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo sống thuận thảo, hòa hợp, không tranh chấp, chan hòa với nhau như nước với sữa, nhìn nhau bằng đôi mắt thân ái: đây gọi là hội chúng hòa hợp.
“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng hòa hợp là tối thượng.”
( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr. 134 )
(3) Hội chúng thấp tém và hội chúng cao thượng
“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng thấp kém và hội chúng cao thượng.
“ Và thế nào là hội chúng thấp kém ? Ở đây, trong hội chúng này, các Tỷ-kheo trưởng lão sống xa hoa, lười biếng, dẫn đầu về thối đọa, vất bỏ nhiệm vụ xả ly; các vị này không cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, thành tựu những gì chưa thành tựu, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Những lớp tăng sĩ thế hệ sau noi theo gương của các vị trưởng lão ấy. Họ cũng sống xa hoa, lười biếng, dẫn đầu về thối đọa, vất bỏ nhiệm vụ xả ly; các vị này không cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, thành tựu những gì chưa thành tựu, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Đây gọi là hội chúng thấp kém.
“ Và thế nào là hội chúng cao thượng ? Ở đây, trong hội chúng này, các Tỷ-kheo trưởng lão không sống xa hoa, không lười biếng, vất bỏ thối đọa, dẫn đầu nhiệm vụ xả ly; các vị này cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, thành tựu những gì chưa thành tựu, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Những lớp tăng sĩ thế hệ sau noi theo gương của các vị trưởng lão ấy. Họ cũng không sống xa hoa, không lười biếng, vất bỏ thối đọa, dẫn đầu nhiệm vụ xả ly; các vị này cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, thành tựu những gì chưa thành tựu, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Đây gọi là hội chúng cao thượng.
“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng cao siêu là tối thắng.”
( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr. 134-136 )
(4) Hội chúng phàm phu và hội chúng bậc thánh
“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng phàm phu và hội chúng bậc thánh.“ Và thế nào là hội chúng phàm phu ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo không hiểu đúng như thật : ‘Đây là khổ; đây là nguồn gốc của khổ; đây là sự diệt khổ; đây là con đường đưa đến diệt khổ’; đây gọi là hội chúng phàm phu.
“ Và thế nào là hội chúng bậc thánh ? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo hiểu đúng như thật : ‘Đây là khổ; đây là nguồn gốc của khổ; đây là sự diệt khổ; đây là con đường đưa đến diệt khổ’; đây gọi là hội chúng bậc thánh.
“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng bậc thánh là tối thượng.”
( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr.136 )
(5)Hội chúng không nghiêm minh và hội chúng nghiêm minh
“ Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng. Thế nào là hai ? Hội chúng không nghiêm minh và hội chúng nghiêm minh.
“ Và thế nào là hội chúng không nghiêm minh ? Trong hội chúng này, những qui chế trái với Giáo Pháp được thi hành và những qui chế đúng với Giáo pháp không được thi hành; những qui chế trái với giới luật được thi hành và những qui chế đúng với giới luật không được thi hành. Những qui chế trái với Giáo pháp được phát huy và những qui chế đúng với Giáo pháp không được phát huy; những qui chế trái với giới luật được phát huy và những qui chế đúng với giới luật không được phát huy. Đây gọi là hội chúng không nghiêm minh. Bởi vì hội chúng này là không nghiêm minh nên trong hội chúng này, những qui chế trái với Giáo pháp được thi hành … và những qui chế đúng với giới luật không được phát huy.
“ Và thế nào là hội chúng nghiêm minh? Ở đây, trong hội chúng này, những qui chế đúng với Giáo pháp được thi hành và những qui chế trái với Giáo pháp không được thi hành; những qui chế đúng với giới luật được thi hành và những qui chế trái với giới luật không được thi hành. Những qui chế đúng với Giáo pháp được phát huy và những qui chế trái với Giáo pháp không được phát huy; những qui chế đúng với giới luật được phát huy và những qui chế trái với giới luật không được phát huy. Đây gọi là hội chúng nghiêm minh. Bởi vì hội chúng này là nghiêm minh nên trong hội chúng này, những qui chế đúng với Giáo pháp được thi hành … và những qui chế trái với giới luật không được phát huy.
“ Đây là hai loại hội chúng. Trong hai hội chúng này, hội chúng nghiêm minh là tối thượng.”
( Tăng Chi BK I, Ch.II, (V):1-10, tr.141-142 )