- Chương I. CHÁNH KIẾN – Giới thiệu
- Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN – Giới thiệu 63
- Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN - Giới thiệu
- Chương IV. CHÁNH NGỮ
- Chương V. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP – Giới thiệu
- Chương VI. LỢI LẠC CHO MÌNH và LỢI LẠC CHO NGƯỜI KHÁC - Giới thiệu
- Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH - Giới thiệu
- Chương VIII. TRANH CHẤP
- Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
- Chương X. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG
- LỜI KẾT
1. TẠI SAO CHÚNG SINH SỐNG TRONG THÙ HẬN ?
Sakka Thiên chủ (Trời Đế Thích), là vị vua của chư Thiên, hỏi Thế Tôn: “Chúng sinh mong ước sống không oán ghét, không chống đối nhau hay hận thù nhau; họ mong ước sống trong an bình. Tuy vậy, họ lại sống trong oán ghét, làm hại nhau, chống đối nhau, và coi nhau như kẻ thù . Bạch Thế Tôn, do bị trói buộc bởi những kiết sử nào khiến họ sống như vậy ?”.
Thế Tôn trả lời : “ - Này Sakka thiên chủ, chính là do đố kỵ và keo kiệt đã trói buộc chúng sinh như vậy, mặc dù họ muốn sống không oán ghét, không chống đối hay thù hận nhau, và muốn sống trong an bình; tuy nhiên họ lại sống trong oán ghét, làm hại nhau, chống đối nhau và coi nhau như kẻ thù,”
Sakka Thiên chủ vui mừng thốt lên rằng: “ Đúng vậy, bạch Thế Tôn! Đúng vậy, bạch đấng Thiện Thệ ! Qua câu trả lời của Thế Tôn, con đã hết nghi ngờ và giải tỏa hết sự hoang mang .”
Sau khi bày tỏ lòng cảm kích, Thiên chủ Sakka hỏi câu khác : “ - Bạch Thế Tôn, do nhân duyên gì phát sinh đố kỵ và keo kiệt, nguồn gốc chúng từ đâu, chúng tập khởi như thế nào, làm thế nào chúng phát sinh ? Khi cái gì có mặt thì chúng sinh khởi, khi cái gì không có mặt thì chúng không sinh khởi ?”
“ - Này Thiên chủ, đố kỵ và keo kiệt phát sinh từ yêu ghét , đây là nguồn gốc, đây là cách chúng tập khởi, là cách chúng phát sinh. Khi yêu ghét có mặt thì chúng sinh khởi, khi yêu ghét không có mặt thì chúng không sinh khởi.”
“ – Bạch Thế Tôn, nhưng yêu ghét do nhân duyên gì phát sinh…?”
“ - Này Thiên chủ, chúng phát sinh từ tham dục”
“ - Và nhân duyên gì phát sinh tham dục…? “
“ - Chúng phát sinh từ suy nghĩ . Khi tâm suy nghĩ về một đối tượng thì tham dục sinh khởi , khi tâm không suy nghĩ gì thì tham dục không sinh khởi.”
“ - Bạch Thế Tôn, nhưng do nhân duyên gì suy nghĩ sinh khởi ?’’.
“ -Này Thiên chủ, suy nghĩ sinh khởi từ những tri giác và ý niệm sai lầm .(2) Khi tri giác và ý niệm sai lầm có mặt thì suy nghĩ có mặt. Khi những tri giác và ý niệm sai lầm không có mặt thì suy nghĩ không có mặt.”
( Trường BK II, Kinh 21 : Đế Thích Sở Vấn, tr 276-77 )