- Chương I. CHÁNH KIẾN – Giới thiệu
- Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN – Giới thiệu 63
- Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN - Giới thiệu
- Chương IV. CHÁNH NGỮ
- Chương V. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP – Giới thiệu
- Chương VI. LỢI LẠC CHO MÌNH và LỢI LẠC CHO NGƯỜI KHÁC - Giới thiệu
- Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH - Giới thiệu
- Chương VIII. TRANH CHẤP
- Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
- Chương X. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG
- LỜI KẾT
4. BẮT NGUỒN TỪ THAM ÁI
– “ Này các Tỷ-kheo, ta sẽ giảng về chín pháp bắt nguồn từ tham ái. Hãy chăm chú lắng nghe, ta sẽ giảng.”
- “ Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
- “ Và thế nào là chín pháp bắt nguồn từ tham ái ? (1) Do duyên tham ái nên có tìm cầu. (2) Do duyên tìm cầu nên có nhận được. (3) Do duyên nhận được nên có phán đoán. (4) Do duyên phán đoán nên có khao khát thèm muốn. (5)Do duyên khao khát thèm muốn nên có dính mắc. (6) Do duyên dính mắc nên có chiếm hữu. (7) Do duyên chiếm hữu nên có keo kiệt. (8) Do duyên keo kiệt nên có canh giữ. (9) Với canh giữ là nền tảng từ đó xuất phát việc dùng roi trượng và vũ khí, cãi vả , tranh đấu, tranh chấp, kết tội, dùng ngôn ngữ ly gián, lời nói dối trá và rất nhiều ác pháp khác. Đây là chín pháp có gốc rễ từ tham ái.” (3)
( Tăng Chi BK IV, Ch.IX (III):23, tr.140 )