Báo Tinh Tấn số 2 vừa ra: nấu ăn là hạnh nguyện

18/12/20184:14 SA(Xem: 5345)
Báo Tinh Tấn số 2 vừa ra: nấu ăn là hạnh nguyện

BÁO TINH TẤN SỐ 2 VỪA RA:
NẤU ĂN LÀ HẠNH NGUYỆN
Huỳnh Kim Quang

 

Tinh tan 2 FRONT COVERKhi báo Tinh Tấn Magazine ra mắt số đầu vào tháng 8 năm 2018 đã làm cho giới thưởng ngoạn báo chí Phật Giáo khắp nơi hoan hỷ giữa bối cảnh báo chí Phật Giáo in giấy ngày càng thưa thớt.

Trong tâm tình đó, quý Phật tử khắp nơi ắt vui mừngthích thú với sự tiếp tục có mặt của báo Tinh Tấn Số 2, vừa phát hành tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào tháng 12 năm 2018, mà chủ đề chính là về nấu và ăn chay.

Nhìn mặt mũi trang nghiêm của bìa sách với hình đức Phật Dược Sư, rồi lại vừa ngắm vừa đọc từng bài viết, với cách trình bày trang nhã bên trong của báo Tinh Tấn, mới thấy được bao công đức và tấm lòng của người chủ trương là nhà văn Hoàng Mai Đạt đã cống hiến, và phải nói thêm là có cả sự hy sinh quý báu của ông cho tờ báo này.

Nhưng, nhà văn Hoàng Mai Đạt có lần thổ lộ tâm tình khi đem báo đến tặng cho người đọc, rằng thì là chính công việc này lại làm cho ông cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thư giãn và ý nghĩa sau những thì giờ bận rộn của công việc kiếm ăn. Thế mới lạ đời và đáng trân trọng biết bao!

Quả thật, có lẽ ai cũng biết rồi, làm báo “chùa” là chuyện “cho đi mà không nghĩ tới việc nhận lại,” ngoài sự hoan hỷmãn nguyện của người phát tâm cúng dường Pháp. Nhà văn Hoàng Mai Đạt là một nhà báo từng trải thì dư biết điểu đó. Ông làm báo Tinh Tấn bằng cái tâm của người Phật tử hộ đạo, nên mới cảm thấy hoan hỷ về việc làm này.

Báo Tinh Tấn Số 2, đặc biệt nói về việc ăn chay và những câu chuyện liên quan đến các đầu bếp chay ở Quận Cam rất đáng kính phục về hạnh nguyện đặc biệt của họ. Hai bài viết dễ đọc mà đọc thì khó ngưng nhất của nhà văn Hoàng Mai Đạt là bài “Một Buổi Sáng Với Vị Thấy Tu Hạnh Nấu Ăn,” và bài “Ni Sư ‘Bún Mắm’ Ở Chùa Phổ Linh.” Với lối văn kể chuyện nhẹ nhàn và lôi cuốn, nhà văn Hoàng Mai Đạt đã đưa hình ảnhhạnh nguyện nấu ăn của Thầy Thường Tịnh, Trú Trì Chùa Phật Tổ, Long Beach, và Ni Sư Thiền Tuệ, Trú Trì Chùa Phổ Linh, Gardern Grove, vào câu chuyện thật hay và ý nghĩa. Qua đó người đọc thấy được cả tấm lòng hy sinh để góp phần vào việc truyền bá Phật Pháp của quý Tăng, Ni trẻ bằng việc nấu ăn.

Nhà văn Hoàng Mai Đạt thuật lại lời tâm sự đầy đạo vị  của Thầy Thường Tịnh, rằng:

“Mình coi nấu ăn như một hạnh nguyện. vì muốn cho người ta gieo duyên với chùa, thì mình phải thân thiện. Mà muốn thân thiện, muốn gần gũi với họ thì mình phải có một cái gì đó mà họ thích. Tỉ như họ thích ăn uống, thì mình mang thức ăn đến cho họ. Từ cái tâm của mình. Tâm của mình muốn hướng đến điều thiện, vì khi họ ăn chay thì họ cũng đỡ sát sanh.”

Nhà văn Hoàng Mai Đạt cũng đã chuyển tải ước nguyện chân thành của Ni Sư Thiền Tuệ, rằng:

“Nói thật sự chú biết, chùa này cô đang mướn, nhưng cô thấy rất là vui bởi vì cô có cái hạnh nguyện là chỗ nào có Pháp Hội tu hành thì cô cũng đều phát tâm cúng dường.”

Bởi vậy, bài trước đó là bài giảng về “Ăn Chay, Ăn Mặn” của TT Thích Trí Siêu đã dọn đườnggiải thích rõ về việc ăn chayăn mặn theo các truyền thống Nam và Bắc Truyền của Phật Giáo, cũng như về ý nghĩa đích thực của việc ăn chaylợi ích của nó để cho người đọc hiểu rõ mà không còn thắc mắc, ngại ngùng gì nữa.

Chưa hết, việc ăn chay còn được kể tiếp trong “Chuyện Hai Sư Cô ‘Dốc Lòng Vì Đạo Hy Sinh’” của Hồng Phúc, nói lên cuộc sống tu hành khổ cực của quý Sư Cô phải chịu cực chịu khổ thức khuya dậy sớm để vừa làm việc đời, vừa làm việc Đạo.

Bài “Chiếc Bánh Không Có” của Thích Nữ Huệ Trân kể chuyện rất đạo vị và huyền bí về chiếc ‘bánh không có” của mẫu hậu trao cho Hoàng Tử A Nậu Lâu Đà để chung cho canh bạc bị thua.

Tinh Tấn Số 2 cũng có bài về Phật Pháp, với bản dịch chương đầu của tác phẩm “Buddhism – One Teacher, Many Traditions” của Đức Đạt Lai Lạt MaNi Trưởng Thubten Chodron, “Khởi Nguyên và Truyền Bá Của Phật Pháp” do cư  sĩ Huỳnh Kim Quang chuyển ngữ. Trong bài này, Đức Đạt Lai Lạt MaNi Trưởng Thubten Chodron đã giới thiệu tổng quát về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tam Tạng Kinh Luật Luận, và các truyền thống Pali hay Nam Truyền qua các nước Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt, và Sanskrit hay Bắc Truyền, qua các nước Trung Hoa, Tây Tạng, Việt Nam, Nhật Bản. Có thể nói đây là bản đồ tóm lược về nguồn gốc và sự truyền bá Phật Pháp trên thế giới.

Bài viết “Một Phật Tử Tương Đối Hoàn Chỉnh” của nhà văn Đào Văn Bình đã giới thiệu đến 17 đức tính mà một Phật tử nên có để có thể làm tròn danh nghĩa và làm sáng lên cốt cách cao quý của một người con Phật.

Truyện ngắn “Con Sâu Trên Dàn Bầu Của Mẹ” của tác giả Huyền Trí nói lên tấm lòng yêu thương sự sống, bảo vệ sinh mạng của từng chúng sinh, mà đó cũng chính là động lực để người con Phật ăn chay:

“Con ong cái kiến tuy nhỏ nhoi tầm thường cũng đều có mạng sống. Chắc có con cũng có ‘tánh linh’, chẳng hạn bầy chuột trong hang động lại không thử cạp chân nhà sư…”

Ngoài những bài văn, Tinh Tấn Số 2 còn có những bài thơ như bài “Gío Thổi Tri Âm Ngàn Phương Biệt” của nhà thơ Thái Tú Hạp, “Tiếng Chim Đêm Hè”" của Huyền Trí, “Buổi Chiều Trà Đạo Của Thầy Trò,” của Sư Giác Biên.

Tinh Tấn Số 2 dày 60 trang, từ trong ra ngoài đều in màu trên giấy láng rất đẹp đã làm tăng thêm vẻ đẹp của hình ảnh được chọn lọc đăng trong báo.

Cảm ơn nhà văn Hoàng Mai Đạt.

Xin giới thiệu Tinh Tấn Số 2 đến quý Phật Tử bốn phương.

Địa chỉ liên lạc báo Tinh Tấn: 9082 Jennrich Ave., Westminster, CAD 92683. Phone: (714) 290-7747. Email: tinhtan2018@yahoo.com


Tinh Tan 2 MUC LUCTinh Tan 2 LOI NOI DAU

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.