Là Phật tử, chúng ta đều tin hiểu lời Phật mà thực hành hiếu đạo trong đời sống hàng ngày. Cha mẹ, hai đấng sanh thành có một địa vị quan trọng trong tâm thức của người con Phật, ngang bằng với Phật và các vị Đại Bồ-tát, nên “gặp thời không có Phật, khéo phụng thờcha mẹ tức là phụng thờ Phật vậy”(Kinh Đại tập).
Thế nên, phụng dưỡng cha mẹ với tất cả lòng biết ơn và kính trọng được nâng lên thành hạnh nguyệncúng dường. Thường thì chúng tacúng dường các bậc xuất giagiới đức, phạm hạnh hay các vị Phật và Bồ-tát. Hẳn nhiên cúng dườngthanh tịnh thì được công đức, phước báo lớn.
Ở pháp thoại này, Thế Tôn đã hướng những người đệ tửcúng dường các vị Phật, chư vị Bồ-tát một đờibổ xứ (Nhất sanh bổ xứ Bồ-tát như Bồ-tát Di Lặc sẽ hạ sanh thành Phật ở tương lai) ngay trong nhà của mình, đó chính là cúng dườngcha mẹ. Chỉ cần tận hiếu, cúng dườngcha mẹ thì những người con hiếu thảo “được công đức lớn, thành quả báo lớn, được vị cam-lồ, đến chỗ vô vi”.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có hai pháp dành cho người phàm phu, được công đức lớn, thành quả báo lớn, được vị cam-lồ, đến chỗ vô vi. Thế nào là hai pháp? Là cúng dường cha, mẹ. Đó là hai người được công đức lớn, thành quả báo lớn.
Lại nữa, nếu cúng dường Bồ-tát một đờibổ xứ, được công đức lớn, được quả báo lớn. Đó là, này Tỳ-kheo! Bố thí hai người này được công đức lớn, hưởng quả báo lớn, được vị cam-lồ, đến chỗ vô vi. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy thường nhớ hiếu thuận, cúng dườngcha mẹ. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Thiện tri thức,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.348)
Bồ-tát một đờibổ xứ là vị Bồ-tát đã trải quavô lượng kiếp tu các công hạnh ba-la-mật, chỉ còn một lầnthị hiện sau cùng xuống nhân giantu hành sẽ thành bậc Vô thượng Chánh đẳng giác như Phật Thích Ca Mâu Ni. Tất nhiên, được cúng dường những vị Đại Bồ-tát như thế là phước hạnh vô cùng. Chỉ cần một lần được thanh tịnhcúng dường quý Ngài thì công đức, phước báo đã vô lượng.
Có điều chúng ta ít ngờ là những vị Bồ-tát một đờibổ xứ ấy lại rất nhiều, có mặt xung quanh ta, ở ngay trong nhà của chúng ta. Đó là cha và mẹ. Điều đó có nghĩa là cha và mẹ là ruộng phước báo vô tận để chúng ta gieo trồng phước đức. Ngay đây, hiếu thảo không còn là trách nhiệm và bổn phận nữa mà hiếu thảotrở thànhhạnh nguyện cao cả và thiêng liêng. Nên dù cho cha mẹ có thương ta hay không, hoặc cha mẹ có thế nào đi nữa, trong tâm thức của người con hiếu đích thực, các ngài luôn là Phật, là thánh hiền.
Vậy nên ở đây Thế Tôn không nói phụng dưỡng mà là cúng dườngcha mẹ. Hạnh hiếu đối với cha mẹ thì có thể giống nhau nhưng tâm hiếu phải được thăng hoa đến tột cùng. Phụng dưỡng cho cha mẹ không thiếu thốn là điều có thể làm được, nhưng chừng ấy thì chưa đủ, cần phụng dưỡng trong niềm tôn kính đến cùng tột, đó chính là cúng dườngcha mẹ.
Cha mẹ là Phật, là Đại Bồ-tát nên cúng dườngcha mẹ và Bồ-tát một đờibổ xứ là công hạnhthiêng liêng, được phước đứcvô lượng. Cho nên những người con Phật hiếu thảo luôn hướng về Tam bảo và song thân để phụng thờ, cúng dường với tất cả lòng thành kính. Hiếu thảo theo lời Phật dạy là một hạnh tu, gồm đủ phước trí, tự lợi và lợi tha, công đức vô lượng.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.