Thư Viện Hoa Sen

Danh Từ Bụt

15/09/201012:00 SA(Xem: 58540)
Danh Từ Bụt

DANH TỪ BỤT
(Trích Lá Thư Làng Mai 25 ngày 12-02-2002

buddha-0011Từ những năm 1970, Thầy đã bắt đầu dùng từ Bụt để thay thế cho danh từ Phật trong nhiều trường hợp. Trong các danh từ Hán Việt, từ Phật vẫn còn được Thầy sử dụng, như Phật giáo, Phật học, Phật tính, Phật tử, v.v.. nhưng từ Bụt như một từ Nôm đã được Thầy sử dụng trong tất cả mọi trường hợp khác. Ví dụ: ‘Bụt gọi thầy A Nan ‘ hoặc ‘ Thầy Xá Lợi Phất lên gặp Bụt’.

Dân tộc ta đã từng gọi Buddha là Bụt ngay từ đầu thế kỷ thứ nhất của Tây lịch và vẫn còn sử dụng từ ấy cho đến ngày nay trong văn chương truyền khẩu. Phát âmPhật’ là do ảnh hưởng Trung Quốc, và ta chỉ bắt đầu phát âm như thế từ lúc quân nhà Minh sang xâm chiếm nước ta.

Chính thầy Khuy Cơ, cao đệ của thầy Huyền Trang cũng đã từng nói rằng Buddha phiên âm là Bột mới đúng, phiên âm thành Phật là sai. Nhận thức ấy đến hơi trễ, thành ra người Trung Quốc không sửa sai lại kịp (*).

Không có lý do gì mà một dân tộc phải đi theo sự sai lầm của một dân tộc khác. Các dân tộc khác trong vùng đều phát âm Buddha là Bụt như Thái Lan, Nhật Bản, Miến Điện, Tây Tạng, v.v..

Thầy nói sử dụng cách phát âm Bụt không có nghĩa là mình không còn sử dụng những danh từ Hán Việt có chữ Phật, và như vậy ta chỉ là làm giàu thêm cho tiếng Việt. Ví dụ ta có thể sử dụng cả hai danh từ tâm Bụt (tâm Bụt không đâu không từ bi) và Phật tâm (Phật tâm vô xứ bất từ bi). Mãi đến thế kỷ thứ mười bốn, dân ta vẫn còn sử dụng danh từ Bụt trong văn chương bác học, như vua Trần Nhân Tông đã sử dụng trong các bài phú Đắc Thú Lâm Truyền Thành Đạo Ca. Chúng ta chỉ mới bắt chước người Trung Quốc phát âm chữ Phật từ sau đó, nghĩa là chỉ mới sáu trăm năm. Chỉ mới trôi qua hai chục năm từ ngày ta sử dụng âm Bụt trở lại mà danh từ này đã trở thành sống động, mọi người nghe đã quen tai và cảm thấy rất gần gũi với Bụt khi nghe và sử dụng lại cách phát âm này.

Sư Cô Chơn Không

Chú Thích:
(*) Đại Sư khuy Cơ, cao đệ của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, đời Đường, trong sách Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương, quyển thứ sáu, có nói ‘Bột Đà (Buddha) là tiếng Phạn, gọi tắt một cách sai lầm là “Phật” (Phạn văn Bột Đà, ngọa lược vân Phật)’

 

Vài ý mọn về danh từ Bụt hay Phật

(trích Lá Thư Làng Mai 25 ngày 12-02-2002)

1. Cụm từ đạo Bụt đã hiện diện trong tự điển Việt Bồ La (1651) ... hay trong ấn phẩm "Bụt Sử Liệt Biên Thiệt Truyện" (xuất bản ở Sài Gòn, 1913) - xem thêm chi tiết trang http://www.trangnhahoaihuong.com/files/ButSuLuocBien_quyen_1.pdf - so với địa danh được ghi khoảng cùng thời là Bụt Sơn (A) ...v.v...

2. Câu trích "Phạn văn Bột Đà, ngoạ lược vân Phật" ở phần trên - nên phiên âm Hán Việt là "Phạn vân Bột Đà, ngoa lược vân Phật" (梵雲馞陀, 訛略雲佛) Học giả Lê Quý Đôn (1726-1784) cũng đã nhận ra rằng ' ... Kinh nhà Phật có Kinh, Luật, Luận và Tam Tạng. Từ Hán về sau, đời nào cũng có phiên dịch, tưởng cũng chưa được đúng, vì thanh điệu không thông. Nhà sư Huyền Trang, triều Đường, dịch kinh Phật. Vua Cao tông hạ chiếu cho đại thần xem lại những bản dịch ấy, nếu thấy chỗ nào chưa ổn, thì cho tuỳ ý sửa chữa. Thế thì Phạn bại (các bài tụng kinh Phật) đời Đường có phải đều là lời của Đại Hùng Thị (một danh hiệu của đức Phật Tổ) đâu? ...' - trích từ ‘Vân Đài Loại Ngữ’, tác giả Lê Quý Đôn - Trần Văn Giáp biên dịch và khảo thích, Trần Văn Khang (làm sách dẫn), Cao Xuân Huy (hiệu đínhgiới thiệu) - NXB Văn Hoá Thông Tin (Hà Nội, 2006). Tiếng nói con người thay đổi theo thời gian đến nỗi ta khó nhận ra khả năng cùng nguồn gốc, đúng như Lê Quý Đôn đã nhận xét về 'thanh điệu không thông' : thí dụ như Phọc Sô (Vaksu) là một trong 4 con sông lớn nhất ở Diêm-Phù-đề đã từng có âm cổ hơn là Bắc-xoa (biến âm b > ph - xem phần trên); Vậy mà cũng có tài liệu Phật học ghi là "...Xưa gọi Bắc-xoa là sai ..." ("Tự điển Phật Học Hán Việt" NXB Khoa Học Xã Hội - Hà Nội, 1998), và ngay cao đệ của Pháp Sư Huyền TrangKhuy Cơ còn nhận xét rằng 'Phạn vân Bột Đà, ngoa lược vân Phật'! Chính những dạng phát âm khác nhau là cánh cửa hé mở cho ta nhiều thông tin về nguồn gốc và lịch sử của các chữ này ... Tương quan Bụt Phật là kết quả tự nhiên của vật lí (định luật âm thanh, âm mạnh/strong trở thành yếu/weak - b > ph - như định luật Grimm chẳng hạn).

3. Từ Hán Việt Phật đã dùng trước thời nhà Minh (1368-1644) xâm chiếm Đại Ngu (1407): như trong Cư Trần Lạc Đạo Phú của vua Trần Nhân Tông (1258-1308) dùng từ Bụt 10 lần so với Phật (Tổ) 1 lần, Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo dùng từ Bụt 2 lần so với Phật 1 lần, Vịnh Chùa Hoa Yên dùng từ Bụt 2 lần so với Phật 1 lần ... Ngay cả tên thật của Hậu Lý Nam Đế (? -602) là Lý Phật Tử (李佛子), tên của một nữ tướng của hai bà Trưng là Phật Nguyệt, truyền thuyết Phật Mẫu Man Nương thời Sĩ Nhiếp (Lĩnh Nam Chích Quái) ...v.v....
(A) Bụt Sơn 侼 山 là tên núi ở Tuyên Quang (xã Hướng Minh, huyện Vị Xuyên, phường Tương Yên) theo Đồng Khánh Địa Dư Chí; Phật Sơn 佛 山 là một địa danh nổi tiếng ở Quảng Đông (được ghi nhận trong thư tịch TQ từ thời Đông Tấn).

Vài hàng kính gởi và cùng đóng góp Nguyễn Cung Thông

Tạo bài viết
14/05/2014(Xem: 7218)
23/03/2014(Xem: 10008)
18/02/2013(Xem: 11849)
18/02/2013(Xem: 12983)
17/06/2011(Xem: 25409)
14/05/2011(Xem: 54976)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: