Giới luậtPhật giáo và đạo đứcxã hội tuy có
mối quan hệ gần nhau ở một số lãnh vực, nhưng đôi khi không dung hội nhau trong
một số chuẩn mực đạo đức đặc thù. Vì lẽ, con đường đạo đức của thế gian và xuất
thế gian tuy gần nhau nhưng về cơ bản thì không trùng nhau.
Trong quá trình phát triển, ngay tại quê nhà cũng
như du nhập ở một số quốc gia, Phật giáo nói chung và giới luậtPhật giáo nói
riêng đã gặp phải những thử thách không nhỏ, khi có những quy địnhtrái vớicổ
tục cũng như thiết định đạo đức của xã hộihiện hành. Việc con cái lễ lạycha
mẹ hoặc ngược lại, có tiền đề tranh luận trong thời Phật tại thế(1), cũng như đã tốn nhiều bút mực, tâm huyết của các
nhà Phật học Trung Hoa nhiều thời kỳ.
Ngay tại Việt Nam trong thời giangần đây, đã
xuất hiệnsự kiện người xuất gialễ lạycha mẹ đã khuất. Vấn đề vừa nảy sinh từ
hiện thực, đã tạo cho người viết thao thức về việc cần phải khảo cứu lại những
tư liệu liên quan đến việc lễ lạycha mẹ của người xuất gia, thông qua kinh,
luật và điển tịch Phật giáo. Trong giới hạn đề tài, người xuất gia được hiểu là
toàn bộ người xuất gia nói chung và lễ lạy theo cách hiểu là năm vócsát đất (五 體 投 地).
Tâm, hành người xuất gia từ kinh, luật Nikaya
Người xuất gia
là kẻ từ bỏgia đình, sống không gia đình(2);
là con ruột Thế Tôn, sanh ra từ miệng, do pháp sanh, do pháp hóa sanh, thừa
tự Chánh pháp(3). Hình ảnh của nhiều con sông khi đổ vào biển lớn
thì không còn mang tên, họ của mình là ẩn dụsinh động khi đề cập đến tính chất
không gia đình của người xuất gia được Phật dạy trong kinh Tăng chi: Ví
như, này Pahārāda, phàm có các con sông lớn nào, ví nhưsông Hằng, sông Yamunā,
sông Aciravatì, sông Sarabhū, sông Mahī, các con sông ấy khi chảy đến biển,
liền bỏ tên họ cũ trở thành biển lớn. Cũng vậy, này Pahàràda, có bốn giai cấp:
Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà, sau khi từ bỏgia đình, sống không gia
đình, xuất gia trong Pháp và Luật được Như Laituyên bố, họ từ bỏ tên và họ của
họ từ trước, và họ trở thành những Sa-môn Thích tử(4).
Như vậy, kể từ thời điểm được xuất gia theo
Chánh pháp và đúng như pháp, thì tất cả những yêu cầu, những hệ lụy, những quy
định của xã hội, những chuẩn mực đạo đức của gia đình… người xuất gia đã giảm
bớt sự vướng bận, quan tâm. Sự kiệnTôn giảSangamāji đã có gia đình rồi
mới xuất gia, người vợ không hiểu đạo, đem con giao cho tôn giả, tôn giả không
đoái hoài làm cho người vợ phải ôm con trở về, được Phật tự kể lại qua những
vần kệ sống động trong kinh Phật tự thuyết: Không hoan hỷ, nàng đến/
Không sầu muộn, nàng đi/ Giải thoát khỏi ái phược/ Là Sangamàji/ Ta gọi người
như vậy/ Là vị Bà-la-môn(5). Có thể câu chuyện không
mang nhiều tính nhân văn theo quy chuẩn xã
hội, nhưng qua đó đã cho thấy tính chấtthong dong, không bị trói buộc của
người xuất gia, cho dù đó là quan hệ máu mủ, ruột rà.
Với người xuất
gia, phẩm vị được khẳng định ở giới hạnh chứ không phải ở tuổi tác. Có thể đầu
xanh tuổi trẻ nhưng vẫn được tôn trọngcung kính, bởi lẽ có khi ẩn đằng sau vóc
dáng con trẻ là phẩm vị đạo đức cao cả thiêng liêng. Trường hợpTôn giảLakuntaka
được ghi lại trong Tích truyện Pháp cú đã minh chứng cho trường hợp này.
Đức Phật dạy: Ta không gọi người nào là trưởng lão chỉ vì họ già, vì họ ngồi
ở ghế trưởng lão, nhưng người nào thấu đạt chân lý, và đối xử tốt với người
khác, người ấy là Trưởng lão(6). Hơn thế nữa, trong kinh Tương
ưng, Đức Phật dạy đức vua Kosala không nên khinh thường vị Tỳ-kheo nhỏ tuổi(7), vì
phẩm vị đạo đức và tầm mức trí tuệ quan trọng hơn niên cao, tuổi tác. Trong
luật tạng thời Phật cũng thiết định: Này các Tỳ-kheo, ta cho phép việc đảnh
lễ, việc đứng dậy chào, hành động chắp tay, hành động thích hợp, chỗ ngồi tốt
nhất, nước uống tốt nhất, vật thực tốt nhất tính theo thâm niên(8)(Hạ lạp - NV).
Trong vấn đềthể hiện sự cung kính đối với hàng
xuất gia, thì câu chuyệnhoàng thân Sakya và vương phụ Suddhodana thể hiện sự
cung kính với Đức Phật là một sự kiệnchấn động. Theo Chuyện tiền thân số
547(9),
trong chuyến về thăm quê hương Kapilavastu sau khi thành đạo, khi các vị hoàng
thân quốc thích lớn tuổi muốn ra chào Ngài, nhưng vẫn còn ái ngại vì chưa quen
việcthể hiện sự cung kính với một người trẻ tuổi như Đức Phật. Mãi đến khi Đức
Phật thi triển các dạng thức thần thông, thì sự ái ngại đó được xóa tan và ngay
cả phụ vương Suddhodana cũng thể hiện sự cung kính, mà ở đây là lễ lạy đối với
Đức Phật. Cũng ngay trong bản kinh vừa nêu, phụ vương Suddhodana thừa nhận
rằng, đây là lần thứ ba ngài đảnh lễĐức Phật. Theo ngài, hai lần trước đó là
khi thái tử vừa chào đời và lúc thái tửnhập định trong lễ Hạ điền. Chi tiết
này còn được phát hiện trong luật Thiện kiến(善見律)(10).
Có thể hàng đệ tửxuất gia của Đức Phật còn lâu mới
được như Ngài, thậm chí đôi khi còn bị mẹ mắng xối xả như câu chuyện của ngài
Xá Lợi Phất(11). Tuy
nhiên, theo quan điểm của Đức Phật, người cư sĩ dù chứng Thánh nhưng vẫn phải
đảnh lễ, cúng dườngphàm tăng. Vì lẽ, các vị phàm tăng tuy hư hỏng, khuyết
tật nhưng họ vẫn đang trong tăng tướng và phẩm mạo cao thượng; họ đang đi trên
con đườngphạm hạnh, họ ăn một bữa, họ thiểu dục, tri túc; họ thường sống nơi
tịch mịch, xa chỗ huyên náo ồn ào, xa chỗ ngũ dục thấp hèn!... Còn ta là gì? Ta
là cư sĩ áo trắng, dù đắc quả Tu-đà-huờn, nhưng ta vẫn cógia đình với vợ và
con, bạc tiền, của cải, danh vọng, địa vị, nghề nghiệp nuôi sống. Ta không cắt
móng tay, không cạo râu tóc, vẫn trang điểm, vẫn thoa vật thơm, y phục lành
tốt, thọ hưởngngũ dục, ăn ngon, mặc ấm, giường cao, nhà rộng v.v... Chỉ nguyên
nhân ấy thôi, ta đã phải lễ bái, cúng dường đến các ngài rồi. Huống hồ các
ngài, chư phàm tăng ấy còn có khả năng dạy giáo pháp, truyền giới luật cho
người tại gia, người xuất gia?(12).Đây là một quan điểm cực kỳ táo bạo. Quan
điểm này cũng được khẳng định tương tự
bằng câu chuyện về nữ cư sĩMātikamātā được ghi lại trong Tích truyện
Pháp cú. Theo văn kinh, mặc dù đã chứng đệ tam thánh quả A-na-hàm nhưng cư
sĩMātikamātā vẫn phụng cúng cho sáu mươi vị phàm tăng bốn món cần dùng
suốt mùa an cưkiết hạ(13). Từ đây, có thể thấy, người xuất gia mang hình
bóng của Tam bảo thì được cư sĩtại gia phụng kính. Vì Tăng không phải là cá nhân mà là đoàn thể, là ngôi vị tôn quý thứ ba
trong Tam bảo. Và, Tam bảo là đối tượng tôn thờ tối thắng, không thể vượt qua
và không có ai cao hơn ngôi vị Tam bảo.
Về cách thức
thể hiệnlòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, trong một số trường hợp,
Đức Phật vẫn cho phép người xuất gianuôi dưỡngcha mẹ của mình trong điều kiện
khả dĩ. Đây chỉ là giải pháp mang tính tình thế, riêng lẽ, nhằm giúp cho một
vài vị Tỳ-kheo trong hoàn cảnh vừa nêu không phải trở lui đời sốngthế tục, mà
vừa có thể tu tập, vừa có thể chăm lo cha mẹ của mình(14). Về
phương diện người xuất giathể hiện lòng hiếu tháo đối với đấng sanh thành,
kinh điển Nikaya chỉ nhấn mạnh lấy việc tu tập, chuyển hóa của bản thân, xem đó
là một trong những cách thức báo hiếu tối ưu dành cho cha mẹ.
Với những người
thân đã khuất, tâm trạng u buồn, khổ đau không phải là thái độ của một người cư
sĩ đúng mực. Từ các câu chuyệnTiền thânĐức Phật số 352, 354, 449,
chuyện nàng Kisa Gotami (Theri 143), nàng Patacara (Theri 134)… đã cho thấy Đức
Phật có một cái nhìn bình thản trước lẽ thườngsanh tử. Ngài kêu gọi hàng đệ tử
nên có một quan điểm thấu đạt về sự thực vô thường, vô ngã, buông xả mọi chấp
trước trước thực trạng sanh tửbiệt ly. Cơ sở vững chắc nhất về quan điểm này
là thái độ trầm tỉnh, bình thản của Đức Phật khi Ngài tuần tự kể lại 547 câu
chuyện về tiền thân của mình cũng như của các đệ tử.
Từ cơ sở này có thể thấy, đối với cha mẹ, anh em,
thân tộc quá cố… kinh điển Nikaya đề cập nhẹ nhàng, không cổ súy hoạt động cúng
kiếng, tế tự người thân. Thậm chí, đối với thân xác còn lại của Như Lai sau khi
diệt độ, Đức Phật cũng chỉ dạy rằng, các thầy xuất gia đừng quá bận tâm hay băn
khoăn lo lắng, vì theo Ngài, việc ấy là phận sự của hàng tại giacư sĩ. Lời dạy
thống thiết trong đêm Đại diệt độ đã minh chứng cho quan điểm này: Này
Ananda, các Ngươi đừng có lo lắngvấn đềcung kính thân xá-lợi của Như Lai. Này
Ananda, các Người hãy nỗ lực, hãy tinh tấn hướng về tự độ, sống không phóng
dật, cần mẫn, chuyên hướng về tự độ. Này Ananda, có những học giả Sát-đế-lỵ,
những học giả Bà-la-môn, những học giảgia chủthâm tínNhư Lai, những vị này
sẽ lo cho sự cung kínhcúng dường thân xá-lợi của Như Lai(15). Từ
lời căn dặn này, Bà-la-môn Dona cũng như dân chúng Mala đã đóng vai trò chính
trong việc hỏa táng cũng như phân chia xá-lợi của Đức Như Lai sau lễ trà tỳ.
Theo kinh văn
Nikaya, người xuất gia luôn có một vị trítối thắng. Với khảo sát bước đầu,
chúng tôi chưa phát hiện bất cứ một tư liệu nào yêu cầu hàng xuất gia phải cung
phụng, lễ bái hàng tại gia, dù đó là cha mẹ hay quân vương, mà còn phát hiện
nhiều điều ngược lại. Có thể sự tinh nghiêm, trong sạch của đại đa sốchúng
xuất gia trong thời kỳ đầu, đã làm cho chúng tại gia dễ dàng chấp nhận và tuân
phục theo những bổn phận mà Đức Phật đã quy định cho hàng cư sĩ. Hơn nữa, nghi
lễđời người thời Phật cũng rất giản đơn vì theo quan điểm của Đức Phật, cái
chết chỉ là kết thúc một chặng ngắn của hành trình dài. Chết và sẽ tái sanh là
niềm tinphổ biến trong chúng xuất gia và kể cả hàng tại giacư sĩ. Vì vậy, vấn
đề người xuất gialễ lạycha mẹ khi còn sống hay trong tang nghi không có mặt
trong kinh điển thuộc văn hệ Nikaya.
Người xuất
gialễ lạycha mẹ theo kinh điển Bắc
truyền
Từ sự quy định của quân vương và tự nảy sinh trong hiện
thựcđời sống, sự kiện người xuất gialễ lạycha mẹxuất hiện trong Phật giáo
Trung Hoa ở nhiều thời kỳ. Tư liệu về thể tài này được bảo lưu rất phong phú và
sinh động trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu (ĐTKĐCTT). Người viết tiếp cận
vấn đềdựa trên nguồn tư liệu này.
1- Chiếu
lệnh và kháng thư
Vấn đềyêu cầu người xuất gialễ lạycha mẹ, lễ
kính các đối tượng vương quyền và các ý kiếnphản đối của Tăng nhân được tập
hợp trong Tập Sa-môn bất ưng bái tục đẳng sự (集 沙 門 不 應 拜 俗 等 事) thuộc tập 52 mang số hiệu 2108 trong ĐTKĐCTT. Đây là một tác phẩm gồm
sáu quyển, là sự tổng hợp phong phú các dạng Sắc, Chiếu, Lệnh… của vương
quyền như: Kim thượng chế Sa-môn đẳng trí bái quân, thân sắc (今 上 制 沙 門 等 致 拜 君 親 敕); Tống
Hiếu Vũ Đế ức Sa-môn trí bái sự (宋 孝 武 帝 抑 沙 門 致 拜 事); Kim thượng đình Sa-môn bái quân chiếu (今 上 停 沙 門 拜 君 詔)… cùng các kháng thư thể hiện qua các dạng văn bản
nhưKhải, Biểu, Thư, Nghị Trạng… của các Tăng nhân và Đạo sĩ
xuyên suốt nhiều thời kỳ. Theo tác phẩm Tập Sa-môn bất ưng bái tục đẳng sự, các vị vương quanyêu cầu Sa-môn quỳ lạy rất đông
đảo, từ Hán Thành Đế, Hàn Huyền, Hiếu Võ Đế, Hách Liên Bột Bột, Tề Vũ Đế,
Tùy Dạng Đế, Thượng Quan Nghi…Yêu cầu đó đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ
của Đạo sĩ và Tăng nhân. Có thể điểm qua những Tăng nhân có kháng thư tiêu biểu
như Lô Sơn - Tuệ Viễn, Thích Ngạn Tông, Oai Tú, Đạo Tuyên, Linh Hội, Hội Ẩn,
Huyền Phạm, Tĩnh Mại, Sùng Bạt…
Từ nội dung sắc chỉ của các vương quan, có thể
nhận ra cơ sở nền tảng của lý lẽ Sa-môn phải lễ lạy vương quyền và cha mẹdựa
trên những chuẩn mực đạo đức của Nho gia như Lục thuận(16), Ngũ thường(17): Mở bày nền tảng Lục thuận; sánh hợp căn bảnNgũ thường (具 開 六 順之 基. 偕 協 五 常之 本)(18). Trong những Tăng nhân viết kháng thư, người đầu
tiên thể hiện sự phản kháng đáng chú ý là ngài Lô Sơn - Tuệ Viễnvới tác
phẩm thời danh Sa-môn bất kính vương giả luận (沙 門 不 敬 王 者 論). Đặc biệt, ngàiĐạo
Tuyên, vị khai tổ của Luật tôngTrung Quốc, đã viết bốn kháng thư vừa mang tính
lý luậnPhật học vừa dẫn ra những tai hại cho các vương quan khi ban sắc, chiếu
trái đạo. Trong luận thư, ngài Đạo Tuyên đã vận dụng kinh thư Trung Hoa để xiển
dương sự tôn nghiêm của Tam bảo(19). Theo ngài Đạo Tuyên, Do chiếu
lệnh nên phải quỳ báiphụ mẫu, với người xuất gia theo Phật thì đó là việc quá
sai lầm (然於父母猶令跪拜.私懷徒愜佛教甚違)(20). Trong những kháng thư, ngoài việc viện dẫnkinh
điển, các Tăng nhân đều khẳng định rằng, nếu yêu cầu người xuất gialễ bái, dù
đó là quân vương hay cha mẹ, thì việc người thọ lễ sẽ bị tổn phước và thậm chí
là đoản thọ. Theo Phụ mẩu đồng quân thượng bất lệnh xuất gia
nhân trí bái biểu (父 母 同 君 上 不 令 出 家 人 致 拜 表) của
Tăng nhân Sùng Bạt, thì Sa-môn lạy người đời thì họ sẽ tổn giảm công đức và
thọ mạng, dù đó là quân vương hay cha mẹ (沙 門 拜 俗 損 君 父 功 德 及 以 壽 命)(21).
Thái độ phản kháng của Tăng nhân về việc bắt
Sa-môn lễ lạy vua quan và cha mẹ còn được phát hiện rải rác trong Pháp uyển
châu lâm(法 苑 珠 林)(22), Quảng hoằng minh tập (廣 弘 明 集)(23), Phật tổ lịch đại thông tải(佛 祖 歷 代 通 載)(24), Trúc song tùy bút (竹 窗 随 笔)(25)… Cơ sở nền tảng của những yêu cầu Sa-môn lễ lạycha
mẹ, vương quan cùng những kháng thư vừa dẫn, có liên quan đến hoặc căn cứ vào
những bộ kinh, luật căn bản của Phật giáo.
2- Cơ sở
kinh, luật
Đạo Phật được
xem là đạo hiếu. Đạo hiếu ấy bàng bạc trong mỗi trang kinh và được tiếp cận từ nhiều góc độ. Đề cập về hiếu đạo, ĐTKĐCTT có
ghi lại các kinh căn bản sau: Phật thuyếtbáo ân phụng bồn kinh, cũng có tên
là Báo tượng công đức kinh (佛 說 報 恩 奉 盆 經 (亦 云 報 像 功 德 經)(26); Phật
thuyếtphụ mẫu ân trọng kinh (佛 說 父 母 恩 重 經)(27); Phật thuyếthiếu tử kinh (佛 說 孝 子 經)(28); Phật
thuyếtphụ mẫu ân nan báo kinh (佛 說 父 母 恩 難 報 經)(29); Phật thuyếtVu lan bồn kinh(佛 說 盂 蘭 盆 經)(30).
Một trong những
cơ sở lý luận của việc lễ báicha mẹ có liên quan đến luận điểm Đức Phật lạy
đống xương khô. Ở đây, trong tất cả những kinh văn liên quan đến hiếu đạo vừa
dẫn, không có chi tiết này. Lần ngược lại bản chữ Hán từ bản kinh tiếng Việt
của kinh Báo âncha mẹ, chi tiết: Như Lai hướng về đống xương khô,
năm vócsát đất, cung kínhlễ bái (如 來 向 彼 枯 骨,五 體 投 地, 恭 敬 禮 拜) được phát hiện
trong một bản kinhbiệt hành mang tên Phật thuyếtphụ mẫu ân trọng nan báo
kinh (佛 說 父 母 恩 重 難 報
經) do ngàiCưu Ma La Thập phụng chiếu dịch (姚 秦 三 藏 法 師 鳩 摩 羅 什 奉 詔 譯). Điều đáng chú ý là bản kinh này không nằm trong Nghi tợ bộ và cũng
không có tên trong ĐTKĐCTT. Chúng tôi đã khảo sát nhiều cách thức từ ĐTKĐCTT, Đại
tạng kinh tường tế mục lục, cũng như toàn bộ dịch phẩm của ngài Cưu Ma La
Thập trong Xuất tam tạng ký tập, nhưng không phát hiện bản kinh này.
Theo quan điểm chính thống, các kinh văn được đưa vào Đại tạng kinh đã trải qua
sự thẩm địnhnghiêm khắc của nhiều nhà nghiên cứuPhật học có thẩm quyền. Nếu
căn cứ vào ĐTKĐCTT làm nền tảng, bản kinh nào không có trong danh mụcĐại tạng,
thì không được xem là kinh văn chính thống của Phật giáo Bắc truyền. Và như
vậy, từ cơ sở này đã minh chứng,chi tiếtĐức Phật lạy đống xương khô là sự
kiện không có thực trong kinh văn Phật giáo Bắc truyền.
Trong giáo
nghĩaĐại thừa, người xuất giathể hiệnlòng hiếu thảo với cha mẹ bằng nhiều
cách. Trong tất cả những hình thứcbáo hiếu, kinh điển không đề cập đến việc
quỳ lạy cha mẹ.
Theo kinh Đại
bát Niết bàn, quyển thứ sáu (大 般 涅 槃 經 卷 第 六)(31), Đức Phật dạy rằng: Người xuất
gia không nên lễ kính người tại gia (然 出 家 人 不 應 禮 敬 在 家 人 也)(32);
trong Chư kinh yếu tập, quyển thứ hai (諸 經 要 集, 卷 第 二), Phật dạy: Không nên lễ bái hết thảy người tại gia(不 應 禮 拜 一 切 白 衣)(33).Tương tự, kinh Phạm võng Bồ-tát giới (梵 網 經 菩 薩 戒) quyển hạ, tập hai mươi bốn, Đức
Phật dạy: Phép của người xuất gia thì không nên lễ báiquốc vương, không lễ
lạycha mẹ, không kính lễlục thânquyến thuộc, không kính lễquỷ thần (出 家 人 法 不 向 國 王 禮 拜. 不 向 父
母 禮 拜. 六 親 不 敬. 鬼 神 不 禮)(34). Chi tiết
này cũng xuất hiện trong Giới phápxuất giatại gia -Bồ-tát giới,
bản dịch tiếng Việt của Hòa thượngTrí Quang(35). Đặc biệt, trong quyển thứ năm mươi của bộ Tứ
phần luật, bộ luật căn bản của người xuất gia, Đức Phật dạy, không nên
lạy người thế tục (佛 言. 不 應 禮 白 衣)(36). Tư liệu này cũng được tìm thấy trong Luật tứ
phần, bản dịch tiếng Việt của Hòa thượng Thích Đỗng Minh(37).
Đây là những cơ
sở nền tảng bảo chứng rằng, người xuất gia không nên lễ lạy người tại gia, dù
đó là quân vương, cha mẹ hay lục thânquyến thuộc, dù còn sống hay đã chết. Vì
lẽ, người xuất gia, đã thọ giới Bồ-tát, nếu lạy cha mẹ, thì phạm vào giới số 40
trong 48 giới nhẹ của Bồ-tát giới Phạm võng(38);
người xuất gia nói chung, nếu lạy cha mẹ, thì không đúng với kinh, luật vừa
được dẫn ở trên.
Thay lời kết hay những giải pháp gợi mở
Mặc dù thân, tâm xuất gia nhưng Tăng nhân vẫn có
những mối liên hệ về nguồn cội của mình. Ứng xử hài hòa trong quan hệ thân tộc
và hành trì đúng theo giới luật là việc làmcần thiết của một người xuất gia.
Tham khảo về hành xử của Đức Phật trong tang lễ của thân phụTịnh Phạn được ghi
lại trong Phật thuyếtTịnh Phạn vương bát Niết bàn kinh (佛 說 淨 飯 王 般 涅 槃 經)(39), là những giải pháp gợi mở về trường hợp này.
Theo kinh, Đức
Phật đã có những hỗ trợ cần thiết qua những khai thị ngắn gọn và thực tế, để
cuối cùng sau khi từ bỏhuyễn thân, vua Tịnh Phạn được sanh lên cõi Trời
Tịnh Cư (生淨居天).
Kinh văn mô tả ứng xử khéo léo của Đức Phật, xoay quanh những sự kiện trong
tang lễ. Một trong những chi tiết, đó là Đức Phật và Nan Đà nghiêm, kính
đứng ở
trước linh cữu, ngài A Nan và La Vân (La Hầu La – NV) thì đứng ở phía cuối (佛 共 難 陀. 在 喪 頭 前 肅 恭 而 立. 阿 難 羅 云. 住 在 喪 足). Đặc biệt, Đức Phật sợ
chúng sanhđời sau không báo đáp thâm ân cha mẹ, nên dự định tự mình khiêng
quan tài của thân phụ (自 欲 擔 於 父 王 之 棺).
Ở đây, cần phải
thấy rõ là Ngài chưa tự mình khiêng quan tài thân phụ. Hiện tại, chúng tôi chưa
phát hiện tư liệu cho rằng Đức Phật ghé vai khiêng quan tài của thân phụ. Ngài
vừa khởi ý như thế thì tam thiên đại thiên thế giớichấn động. Khi đó, bốn vị
Thiên vương liền phát nguyện và được Phật cho phép, nên thay Đức Phật khiêng
quan tài vua Tịnh Phạn. Chi tiết đáng lưu ý là trước khi khiêng quan tài, bốn
vị Thiên vương đều hiện thân hình như người bình thường (時 四 天 王. 各 自 變 身. 如 人 形 像. 以 手 擎 棺). Nghĩa cửcuối cùng của Đức Phật đối với thân phụTịnh Phạn
là Ngài đã cúi mình, tay cầm lò hương, đi trướclinh cữu, đưa di thể vua
Tịnh
Phạn về nơi an táng (如 來 躬 身.手 執 香 爐.在 喪 前 行.出 詣 葬 所).
Kinh văn đã chuyển tải những thông điệp quan trọng
về hành xử của người xuất gia đối với tang lễ của cha mẹ mình. Từ kinh văn cho
thấy, những ứng xử của Đức Phật trong tang lễ của thân phụ vẫn nằm trong khuôn
khổ những thiết định giới luật mà Ngài đã ban hành.
Trong thực tiễnđời sống, có một số trường hợp người
xuất gia xem mẹ cha như những cư sĩbình thường. Đây là những trường hợp mà Đại
sưLiên Trì đã cực lực lên án trong tác phẩmChánh ngoa tập (正訛集). Theo ngài Liên Trì, có những hạng ngu
tăng không hiểu biết, cứ để cho cha mẹ lạy, hoặc ngồi chính giữa để cha mẹ chầu
hầu bên cạnh, hoặc ngồi giữa thuyền để cha mẹvất vả chèo ghe. Trong sâu xa thì
trái với lời dạy của Phật, trong liên hệ đời thường thì ngược với nhân luân,
làm cho người đời chê cười và tự thân trưởng dưỡng tánh ngã mạn(愚 僧 不 知,遂 納 父 母 之 拜,或 正 座 而 父 母 趨 傍,或 中 舲 而 父 母
操, 楫 遠 違 佛 旨, 近 逆 人 倫. 招 世 譏 嫌, 啟 人 傲 慢
- 正 訛 集). Trong tác phẩmTrúc song tùy bút (竹 窗 随 笔), Đại sưLiên Trì đã đưa ra quan điểm xem cha mẹ giống như Phật (這 是 我 的 父 母 親,如 衕 佛 一 樣) và yêu
cầu người xuất gia nên ứng xử cho tương đồng. Căn cứ vào bối cảnh lịch sử, quan
điểm này của Đại sưLiên Trì là giải pháptình thế, nhằm chống lại một số
trường hợp người xuất gia không hiếu kính, hay ứng xử không phù hợp đối với các
bậc thân sinh ra mình.
Hiếu đạo là giá trị nhân văn mang tính toàn nhân
loại. Mỗi dân tộc, quốc gia, tôn giáo… có những quy chuẩn về hiếu đạo khác
nhau. Thang bậc hiếu thảo lớn nhất theo quy chuẩn của Nho gia là Tôn thân(40). Với
Phật giáo, người con hiếu thảo đúng mực, ngoài những phận sự lo cho cha mẹ
tương đương như Nho gia, thì việc khuyến hóacha mẹan trú trong Tín và Giới(41), quảng phát Bồ-đề tâm, vì cha mẹsám hối nghiệp
chướng, hồi hướng công đứctu hành cho cha mẹ… là những cách thức báo hiếu cao
cả.
(37)Luật tứ phần, quyển 6, HT. Thích Đỗng Minh dịch, Thích Nguyên
Chứng và Thích Đức Thắng hiệu đính và chú thích, Viện Nghiên cứuPhật họcViệt
Nam & NXB. TP. HCM, 2006, tr. 25.
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.