Chứng Đạo Ca

10/10/201012:00 SA(Xem: 62897)
Chứng Đạo Ca
CHỨNG ĐẠO CA
Tác giả: Thiền sư Huyền Giác
Dịch giả: Cư sĩ Trúc Thiên
Nhà xuất bản Lá Bối ấn hành lần thứ nhất tại Saigon năm 1970


chung-dao-ca-biaCó người nói: “Những tác phẩm lớn, lớn dần theo nhịp thời gian.” Đó là trường hợp của khúc trường ca CHỨNG ĐẠO của nhà thơ áo nâu Vĩnh Gia Huyền Giác (665-713). Khúc ca ra đời cách đây trên 12 thế kỷ mà tưởng như mới hôm nào, chữ chưa ráo mực. Quyền lực của thơ là vậy, từ trong thời gian bước qua ngưỡng cửa âm thanhđi vào vĩnh cửu....

Ngay lúc đầu, Chứng Đạo Ca đã vang lừng trong thiên hạ. Từ huyện Vĩnh Gia là quê hương của Thiền sư, khúc ca chắp cánh bay rợp trời như bướm khắp thiền viện, tòng lâm, rồi khắp Trung Hoa, rồi ra hải ngoại. Một pháp sư Ấn Độ phát nguyện dịch ra chữ Phạn gởi về hành hương ở nước Phật. Mấy trăm năm sau, dưới ngọn bút hào hoa của thi hào Tô Đông Pha, đời nhà Tống, toàn thể khúc ca được khắc ở hai mặt một tấm bia dựng tại chùa Tịnh Huệ, tỉnh Quảng Châu. Nay tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Tây phương len lỏi vào nếp sống cơ giới Âu Mỹ gọi là “tiếp ánh sáng, nối mùi hương, làm sáng rỡ Tổ đăng, huy hoàng Phật nhập.”

Chứng Đạo Ca là một khối pha lê đúc kết lại tinh hoa của Phật giáo mà cốt tủy là Thiền tông. Thiền không nhằm tạo ra một mẫu người để khuôn tín đồ vào đó - dầu mẫu người ấy là La Hán hay Bồ Tát. Bằng diệu tu diệu chứng, Thiền thúc giục mỗi người tự tri tự ngộ. Tri những gì hư dối, chẳng thực là mình, những sở tạo của khối óc: tư tưởng, định kiến, triết học v.v… Ngộ con người thực của chính mình: bổn lai diện mục. Bằng tri và ngộ, Thiền thành tựu con người toàn diệncon người của nguyên lý đại đồng, của thể tánh bình đẳng, mà Huyền Giác gọi là “thiên chân Phật”.

“Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật.”

Tự tánh là Phật. Đó là trái tim của khối pha lê.

MỤC LỤC

Cơ Duyên Chứng Đạo Của Thiền Sư Huyền Giác
Cuộc Trắc Nghiệm Hào Hứng Giữa Huệ NăngHuyền Giác
Giới Thiệu Chứng Đạo Ca
Mười Chín Chân Trời Thiền
Chữ Hán
Chứng Đạo Ca (phiên âm)
Khúc Ca Chứng Đạo (phiên dịch)
Yung Chia’s Song of Enlightenment (Anh ngữ)

Chân thành cảm ơn đạo hữu Lan hu Tran (lanhutran@aol.com)
đã đánh máy gửi tặng Thư Viện Hoa Sen Chứng Đạo Ca của thiền sư Huyền Giác.
BBT/TVHS


Bản PDF: (từ bản in Phật Học Viện Quốc Tế 1987)
chungdaoca


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2017(Xem: 12834)
31/08/2010(Xem: 129856)
04/11/2014(Xem: 19407)
08/06/2011(Xem: 39704)
09/05/2012(Xem: 30550)
07/04/2017(Xem: 15347)
07/07/2013(Xem: 20822)
26/05/2013(Xem: 13880)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.