Con Đường Bồ Tát (Chương 4) Thực Hành Tâm Bồ Đề.

02/05/201412:00 SA(Xem: 11161)
Con Đường Bồ Tát (Chương 4) Thực Hành Tâm Bồ Đề.

Tịch Thiên
CON ĐƯỜNG BỒ TÁT
Chương 4
THỰC HÀNH TÂM BỒ ĐỀ
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc (dịch theo bản Phạn- Anh)
Bản Anh: Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life.
Translated from the Sanskrit and Tibetan
by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace.
Snow Lion, 1997
bodhisattvacharyavatara

Kính Lễ Đức Phật

Chương 4. THỰC HÀNH TÂM BỒ ĐỀ

1. Như vậy, sau khi phát Tâm Bồ Đề trong an định, Bồ tát con chư Tối Thắng phải luôn luôn nỗ lực tinh tấn không thiếu trách nhiệm trong tu học của mình.

2. Mặc dù bạn đã có cam kết, điều tốt là bạn xem xét lại nên làm hay không một việc mà bạn đã khinh suất quyết định làm, và không được xem xét chu đáo.

3. Nhưng tôi có được buông bỏ Tâm Bồ Đề Nguyện đã được khảo sát bởi chư Phật đại trí và chư Bồ tát con Phật là có vô lượng công đức, cũng như bởi chính tôi theo các khả năng tốt nhất của tôi?

4. Nếu, đã hứa như thế, tôi không thể-hiện vào hành động, vậy tôi đã dối gạt các hữu tình đó, nơi tái sinh tương lai của tôi là gì?

5. Kinh nói rằng một cá nhân chỉ nghĩ định cho đi một vật tầm thường nhưng không cho, thế nên trở thành một ngạ qủy.

6. Hơn thế rất nhiều, tôi đang dối gạt toàn thể thế giới sau khi lớn tiếng và chân thành mời toàn thế giới hạnh phúc vô thượng, tái sinh tương lai của tôi sẽ là gì?

7. Chỉ có bậc Nhất thiết trí (=Phật) nhận biết luật nhân quả bất khả tư nghị của những người ngài giải thoát ngay cả khi họ buông bỏ Tâm Bồ Đề.

8. Thế nên, đối với một Bồ tát, tội buông bỏ Tâm Bồ Đề là nặng nhất trong tất cả các tội, vì nếu Bồ tát phạm một tội như thế, Bồ tát làm phương hại an sinh của tất cả hữu tình.

9. Nếu một kẻ nào gây trở ngại cho công đức của Bồ tát, dù chỉ một sát na, cũng sẽ bị đọa ác đạo không cùng tận, bởi vì kẻ đó làm giảm thiểu an sinh của các hữu tình.

10. Xoá bỏ hoàn toàn an lạc của chỉ một hữu tình, bạn sẽ bị hủy diệt. Nhiều hơn biết bao nếu là các hữu tình cư trú trong khắp hư không?

11. Như vậy, do có năng lực của các tội đọa và năng lực của Tâm Bồ Đề, bạn loanh quanh trong luân hồi, và chậm đạt các Địa Bồ tát.

12. Thế nên, tôi nên cung kính hành động chiếu theo cam kết của tôi. Nếu tôi không nỗ lực tiến hành ngay giờ này, tôi sẽ đi từ các cõi thấp xuống các cõi thấp hơn.

13. Vô lượng chư Phật đã đi qua đây, tìm kiếm mỗi hữu tình, nhưng xuyên qua lỗi lầm của chính tôi, tôi không vào trong giáo pháp cứu độ của chư Phật.

14. Nếu nay tôi vẫn tiếp tục như thế này, như tôi hiện nay, tôi sẽ nhiều lần đến các trạng thái khốn khổ của hiện hữu, bệnh, chết, cưa cắt, hủy hoại, v.v…

15. Khi nào tôi sẽ gặp được sự xuất hiện cực kì hiếm có của Như Lai, tín tâm, hiện hữu làm người, và khả năng tu tập công đức,

16. Khoẻ mạnh, hàng ngày đủ ăn, và không có nghịch cảnh thiên tai? Đời sống thì trôi qua chớp nhoáng và dối gạt, và thân thể thì dường như là vay mượn.

17. Tôi có các hành vi như thế, chắc chắn không đạt trở lại trạng thái làm người. Khi không đạt đến một trạng thái làm người, chỉ có nết xấu; và làm cách nào có thể có sự hỗ trợ tùy thuận.

18. Nếu tôi không làm công đức ngay cả khi tôi có khả năng làm, vậy thì tôi sẽ làm gì khi tôi bị choáng váng trọn vẹn bởi các đau khổ của các trạng thái hiện hữu khốn khổ?

19. Nếu một kẻ không làm công đức nhưng tích tập tội, thì trải qua cả ngàn triệu đại kiếp cũng không nghe đến cái tên “trạng thái hiện hữu tốt lành”.

20. Thế nên, Đức Thế Tôn đã tuyên bố rằng hiện hữu làm người thì cực kì khó đạt, giống như một đầu con rùa ngoi lên chui vào được cái lỗ hổng của một cái gông trôi giạt trên đại hải mênh mông.

21. Một kẻ cư trú trong địa ngục Vô gián một đại kiếp vì hệ quả của một nết xấu tạo trong một sát na đơn biệt. Vậy có thể nói gì về một trạng thái hiện hữu tốt lành, vì tội đã được tích tập từ thời gian vô thủy?

22. Trải nghiệm xong các quả đó, kẻ đó vẫn không được giải thoát. Thế nên, trong khi trải nghiệm nó, kẻ đó tạo thêm nết xấu.

23. Khi nhận được thuận duyên như thế, nếu tôi không tu tập công đức, vậy thì không tính nhị tâm nào lớn hơn điều này (no duplicity greater than this), và không có ngu si vô trí nào lớn hơn điều này.

24. Nếu tôi nhận định được điều này nhưng vẫn bị ngu si sa vào lười biếng, kết quả là khi tôi được mệnh lệnh bởi sứ giả của Diêm Vương (Yama), tôi sẽ ở lại lâu dài trong lo âu.

25. Lửa địa ngục không thể chịu đựng nổi sẽ thiêu đốt thân tôi một thời gian dài, và sau đó lửa của hối hận sẽ tra tấn tâm bất trị của tôi một thời gian dài.

26. Tôi đã nhận được những điều lợi lạc khó được, và dầu nhận biết điều đó, tôi bị dẫn trở lại tới cũng các địa ngục đó.

27. Tôi không có ý muốn trong chuyện này, dường như bị bùa chú. Tôi không biết tôi bị ai làm bùa chú hoặc ai cư trú trong tôi.

28. Các kẻ thù tỉ dụ tham và sân đều không có tay, chân, v.v…. Chúng cũng không dũng cảm, cũng không khôn ngoan. Làm cách nào chúng làm tôi nô lệ chúng?

29. Chúng đặt vị trí trong tâm tôi, tàn phá tôi, trong khi chúng vẫn an lập vững vàng; và tôi không nổi giận về việc tôi kiên nhẫn với tình trạng đáng xấu hổláo lếu này.

30. Nếu tất cả chư thiên và các con người là các kẻ thù của tôi, ngay cả vậy, chúng sẽ không thể đem tôi tới ngọn lửa của địa ngục Vô gián được.

31. Lửa địa ngục Vô gián đốt tiêu núi Tu Di đến không còn tro. Các phiền não tinh thần, các kẻ thù quyền lực mãnh liệt, trong tức thời ném tôi vào đó.

32. Về tuổi thọ của các kẻ thù khác thì không kéo dài như thế, vô thủy, vô chung như tuổi thọ của các kẻ thù của tôi, các phiền não tinh thần.

33. Mọi người trở thành có vẻ cư xử biệt đãi khi được săn sóc với lòng từ bi, nhưng khi các phiền não tinh thần này được khen ngợi, chúng gây ra đau khổ nhiều hơn nữa.

34. Làm cách nào tôi có thể sống vui sướng trong luân hồi khi những kẻ thù luôn luôn sống dai, những kẻ là nguyên nhân duy nhất của các dòng nước và các thiên tai lũ lụt, cư trú một cách không sợ hãi trong tâm tôi?

35. Làm cách nào tôi có thể sung sướng nếu các tên canh gác nhà tù luân hồi, những tên sát nhân và những tên đồ tể trong các địa ngục, v.v…vẫn ở trong cái lồng tham vẫn cư trú ở trái tim của tôi?

36. Thế nên, trong bao lâu những kẻ thù này không bị hủy diệt trước mắt tôi, tôi sẽ không buông bỏ nhiệm vụ của tôi. Những kẻ quyền quý kiêu mạn, nổi giận khi ai gây một xúc phạm nhỏ, sẽ không ngủ cho tới khi họ giết người kia.

37. Vào đỉnh cao của một trận chiến, sẵn sàng tàn sát những kẻ trong bóng tối và những kẻ là chủ thể tự nhiên với đau khổ xuyên qua cái chết, những kẻ bị phiền não với các thương tích từ vô số các cây giáo và mũi tên không quay lưng lại mà không hoàn thành mục đích của họ.

38. Vậy kết quả là gì khi tôi hăng hái hủy diệt các kẻ thù tự nhiên của tôi (si mê phiền não), chúng là nguyên nhân vĩnh cửu của tất cả các khốn khổ? Ngày hôm nay, ngay cả nếu tôi bị vây với một trăm khốn khó, tại sao tôi mỏi mệt và nản chí?

39. Nếu chúng xem các thương tích từ các kẻ thù của chúng như là các trang điểm, không có lí do hiển nhiên, chỉ do duyên hội mà có; vậy thì tại sao những đau khổ -- hiển nhiênkẻ thù của hữu tình và của tôi -- gây khốn đốn cho tôi khi tôi tiến lên hoàn thành một mục tiêu tuyệt vời hủy diệt đau khổ lại không được xem như là là các trang điểm? [Dịch theo Vesna A. Wallace & B. Alan Wallace]

(If they wear scars from their enemies for no reason as if they were ornaments, then why do sufferings trouble me when I am set to accomplish a great goal?)

39. Tuy không có chính nghĩa chúng biểu lộ các thương tích từ kẻ thù trên tứ chi của chúng, dường như chúng là các huân chương. Vậy thì, tại sao khi tôi nỗ lực hoàn thành Đại Chính Nghĩa, tôi lại để các đau khổ của tôi áp chế tôi? [Dịch theo Kate Crosby & Andrew Skilton]

(Without cause they display the wounds from the enemy on their limbs, as if they were decorations. Why then, when I am striving to fulfill the Great Cause, do I let my sufferings oppress me?)

40. Nếu các ngư phủ, các người hạ tiện ngoại đẳng cấp (outcasts; Skt. candalas), các nông dân, và các kẻ khác, tâm của họ chỉ thuần lo kiếm sống, chống cự các thiên tai do lạnh và nóng, vậy tại sao tôi không chịu đựnglợi lạc cho an lạc của thế giới?

41. Trong khi tôi đã hứa giải thoát các hữu tình xuyên qua mười phương hư không cách tuyệt các phiền não tinh thần của họ, tôi đã không giải thoát chính tôi cách tuyệt với các phiền não tinh thần.

42. Không nhận biết các giới hạn của tôi, tôi đã hứa vào thời điểm đó, dường như tôi thì phi lí một chút. Thế nên, tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc chiến đấu đánh bại các phiền não tinh thần.

43. Tôi sẽ cương quyết thành công trong vấn đề này; và nhất định phản công, tôi sẽ lâm chiến, không chống gì khác nhưng chỉ chống lại các phiền não tinh thần quan liên đến sự loại bỏ các phiền não tinh thần.

44. Hãy để nội tạng của tôi thấm máu đào và đầu tôi rơi lăn lóc, nhưng không có một phương tiện nào làm tôi sẽ cúi đầu lễ các kẻ thù của tôi, các phiền não tinh thần. (Let my entrails ooze out and my head fall off, but by no means shall I bow down to my enemies, the mental afflictions).

45. Ngay cả nếu bị lưu đày, một kẻ thù có thể nhận được một trú xứ và các bộ hạ trong một nước khác từ đó hắn trở về với toàn thể sức mạnh của hắn. Nhưng kẻ thù là các phiền não tinh thần không có được con đường như thế.

46. Một khi phiền não cư trú trong tâm tôi đã bị trục xuất, nó sẽ đi đâu, và ở đâu nó sẽ nghỉ ngơi dưỡng sức và mưu định tiêu diệt tôi? Yếu đuối trong tinh thần, tôi không tiếp tục nỗ lực làm các việc khó khăn. Các phiền não tinh thần đều yếu ớt ẻo lả (frail), và con mắt trí tuệ có thể đánh bại chúng.

47. Các phiền não tinh thần không hiện hữu trong các đối tượng giác quan, cũng không trong các năng lực giác quan (căn), cũng không ở giữa hư không, cũng không ở bất kì nơi nào khác [không ở nội thân, ngoại cảnh, giữa thân và cảnh]. Vậy chúng hiện hữu ở đâu, và quấy động toàn thế giới? Đây chỉ là một huyễn tượng. Hãy giải thoát trái tim se thắt đang sợ hãi của bạn, và đào luyện sự nỗ lực phấn đấu làm các việc khó khăn vì lợi lạc cho trí tuệ. Tại sao bạn muốn tra tấn chính bạn trong các địa ngục không có lí do hiển nhiên.

48. Tư duy cẩn thận trước khi quyết định theo cách này, tôi sẽ nỗ lực áp dụng các giáo pháp như chúng đã được giải thích. Làm cách nào một cá nhân có thể được chữa hết bệnh bởi dược phẩm phục hồi sức khoẻ nếu họ lang thang xa hẳn lời khuyên của thầy thuốc?

____________________________

Chú thích của bản dịch Anh

1. Thiện Thệ: Trong 10 hiệu của Phật thì thứ nhất là Như Lai, thứ 5 là Thiện Thệ. Như lai nghĩa nương theo đạo như thực, khéo đến thế giới Sa bà này; Thiện thệ nghĩa là thực sự đến bờ bến kia, không còn lui lại biển sinh tử nữa. Hai từ Như laiThiện thệ được sử dụng để nêu tỏ cái đức đi, đến tự tại của chư Phật. (Phật Quang Đại Từ Điển, p.5840)

2. Thiện thệ (Sugata): Prajnakaramati (Bát Nhã Thủ Huệ) trong Panjika, p.1, định nghĩa chư Thiện thệ trong bốn cách:

(1) là các vị đã xoá bỏ các sự che lấp của các phiền não tinh thần (klesyadyavaraprahanam gatah)

(2) là các vị đã thực chứng tính vô ngã của tất cả các hiện tượng (prasatam sarva -dharma-nihsvabhavata-tattvam gata adhigatah)

(3) là các vị đã đi, không trở lại một lần nào (apunaavrttya gatah) bởi vì các vị hoàn toàn xóa sạchvô minh (avidya; spiritual ignorance) là hạt giống chấp thủ “tôi” (ahamkara), và bởi sự xoá bỏ vô minh chư Thiện Thệ khác biệt hẳn với các vị Nhập Lưu/ Dự Lưu ( srotapanna; Stream-enterers; tu đà hoàn), các vị Nhất lai (sakrdagamin; Once-returners; tư đà hàm), và các Bồ tát;

(4) và các vị đã đạt đến sự xoá bỏ hoàn toàn các tập khí nghiệp (vasana; karmic imprint) không còn bất kì dư báo nào (without any remainder), và do nhờ trạng thái viễn li trọn vẹn này, chư Thiện Thệ khác biệt hẳn các vị Bất Hoàn (anagamin; Non-returners; a na hàm), các Thanh Văn (sravakas), và các vị Độc Giác (Pratyekabuddhas).

3. phúc đức (Skt. punya; Tibetan: bsod nams; merit) được quý mến sâu rộng trong Phật giáo là một sự vật được tích tập trong giòng tâm (mind-stream) của bạn trong trạng thái là kết quả của các hành hoạt công đức, và nó thì bị giảm bớt bởi các hành động phi công đức tỉ dụ các hành tác ác ý, tà tâm. Nó là suối nguồn của an lạc trong luân hồi, và sự tích tập của nó là một yếu tố cần thiết trong mục đích đạt niết bàn. Như vậy, nó có ý nghĩa của “năng lực tâm linh”, cộng thêm vào “phúc đức” (merit) và “công đức” (virtue).

4. Chương 1, tụng 25: theo Panjika , p.15 thì “viên ngọc chưa từng có và cao quý này” là quy chỉ một hữu tình.

5. Chương 1, tụng 34: theo Panjika, p.18, một nguồn của trích dẫn này là: Gunaratnasamuccaya; Công đức bảo tích tinh yếu)

6. Chương 2, tụng 1: theo Panjika, p. 12, viên ngọc của Pháp tối thượng là tướng trạng của kinh điển và các thực chứng tâm linh (agamadhigama-laksana).

7. Chú thích của bản Anh. Trong toàn tác phẩm này, ngài Tịch Thiên nói về “Skt. papa” (Tibetan: sdig pa), (nghiệp tội/tội nghiệp); Các độc giả Tây Phương hiện đại thường bác bỏ sự giới thiệu từ ngữ SIN (tội) vào các bản dịch Phật giáo trên các căn cứ là nó chất chứa nặng nề thêm các sai biệt hình bóng thần họctâm lí học từ lịch sử các tôn giáoxã hội Tây Phương. Họ tranh biện, từ ngữ này thì liên kết sít sao với sự thưởng phạt/ sự phán xét thần thánh, sự có tội, và sự sợ hãi, nó nên cùng được tránh sử dụng trong các bài viết Phật giáo.

Trong bản dịch này chúng tôi [dịch giả bản Anh] dịch thuật ngữ Skt. papa thành cả hai: sin (nghiệp tội/tội nghiệp) và vice ( nết xấu/ tính xấu…). Mặc dầu cũng có thể dịch là misdeed, fault, offence, transgression, hoặc wrongdoing (hành tác sai trái, lỗi lầm, vi phạm…) nhưng không từ ngữ nào theo sát ý niệm Phật giáoTịch Thiên phân biệt giữa các thuật ngữ papa (nghiệp tội), apatti (tội đọa), và dosa (fault, tội lỗi; bane, tai họa) trong hai tác phẩm của ngài, Con đường Bồ tátĐại thừa tập Bồ tát học luận. Trong khi Skt. papa quy chỉ về mọi hành nghiệp phi công đức (akusala-karma; non-virtuous deed), Skt. apatti (tội đọa) chỉ quy chỉ vào các tội đọa (downfalls) do sai trái vượt khỏi các giới điều (transgression of precepts); và Skt. dosa quy chỉ các nhóm lỗi lầm rộng hơn, gồm cả các tính nết làm thiệt hại và không chỉ là các hành tác phi công đức. Như vậy các thuật ngữ vi phạm (offence), sai trái với các giới điều (transgression), và lỗi lầm (fault) không có cùng nghĩa như Skt. papa. Từ Anh ngữ misdeed và wrong doing (hành tác sai trái) có nghĩa tương đối hợp lí với nghĩa của papa, nhưng hãy quan tâm ngài Tịch Thiên nhấn mạnh vào tiến trình sám hối (confessing) và tịnh hoá (purifying) papa để tránh các hệ quả thảm hại/thảm khốc của nó (its dire consequences), tỉ dụ tái sinh trong địa ngục, từ ngữ Anh ngữ thông dụng SIN có vẻ tương ứng sít sao nhất với thuật ngữ papa ( tội nghiệp/ nghiệp tội) của tiếng Phạn.

8. Skt. papa (nghiệp tội) nguyên văn -- cái gì đem bạn xuống thấp. Skt. punya (phúc đức) đối nghĩa với Skt.papa. Punya cái gì đem bạn lên cao. Nó là công đức hay phúc đức tinh thần. Phúc đức dẫn đến hạnh phúc. Nghiệp tội dẫn đến đau khổ.

9. Chương 2, tụng15, theo Panjika, p.26, hoa mạn đà la là một loại hoa được tìm thấy ở cõi của chư thiên.

10. Chương 2, tụng 13, tụng 22 -- theo Panjika, p. 28” Chư tối tôn giữa chư Thủ Hộ của thế giới, Văn Thù, Phổ Hiền, và Di Lặc, chư Bồ tát đều là chư vị đại sư của của mười Địa ( dasa-bhumi)

11. Chương 2, tụng 25, -- theo Panjika, p. 28, tuyên bố các tháp thờ (Skt. caitya; shrines) quy chỉ các tháp thờ Phật (Skt. stupas), trong có xá lợi hoặc không, và “các nơi an trú” (resting-places), quy chỉ các nơi Phật đản sinh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn, như được thuật trong các kí mục Kinh Bản sinh (Jataka), Kinh Thí dụ (Avadana).

12. Chương 2, tụng 26 -- theo Panjika, p. 29, giải thích rằng về nương tựa nơi (going for refuge) nghĩa là tuân giữ các mệnh lệnh của quy y đó, nghĩa là không làm sai trái vượt khỏi các mệnh lệnh của vị mà bạn quy y.

13. Chương 4, tụng 47 -- theo Panjika, p.47, “Đây chỉ là một huyễn tượng”, vì lí do này (hence), trên quy kết về không có một gốc rễ, [các phiền não tinh thần] đều rỗng thông trong bản chấtngoại lai / khách trần (Skt. agantuka; adventitious).

________________________________

Chú thích của bản Việt

Bản dịch Việt căn cứ chính yếu vào bản dịch Sanskrit -English:

Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life. Translated from the Sanskrit and Tibetan by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace. Snow Lion, 1997

Và có tham khảo bản dịch Sanskrit - English , và bản dịch Việt sau đây:

Santideva. The Bodhicaryavatara. Translated by Kate Crosby and Andrew Skilton. Oxford University Press. 1995.

Tịch Thiên. Nhập Bồ tát hạnh. Thích nữ Trí Hải. Saigon 1999.

1. Bồ Đề Tâm (Phật Quang Đại Từ Điển. Thích Quảng Độ dịch. p.663, lược trích)

Phạm: bodhi-citta. Gọi đủ: A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm. Cũng gọi là Vô thượng chính chân đạo ý, Vô thượng bồ đề tâm, Vô thượng đạo tâm, Vô thượng đạo ý, Vô thượng tâm, Đạo tâm, Đạo ý, Đạo niệm, Giác ý. Tức là tâm cầu Bồ đề vô thượng (cầu thành Phật). Tâm bồ đềhạt giống sinh ra hết thảy chư Phật, là ruộng tốt nuôi lớn các pháp trong sạch. Nếu phát khởi tâm này mà tu hành tinh tiến, thì sẽ mau chóng được Bồ đề vô thượng. Cho nên biết tâm Bồ đề là chỗ bắt đầu của tất cả thệ nguyện chân chính, là gốc của Bồ đề, là chỗ dựa của đại biBồ tát học. Bồ tát Đại thừa trước hết cần phải phát tâm rộng lớn, gọi là phát tâm Bồ đề, phát tâm, phát ý; mới bắt đầu phát tâm, gọi là sơ phát tâm, tân phát ý. Người cầu sinh về Tịnh độ, cũng phải phát tâm Bồ đề.

Tâm Bồ đề nhờ vào nhiều duyên mà phát khởi.

Mật giáo chủ trương phát tâm là một trong năm lần chuyển biến của chữ A, và dựa vào ba thứ tâm bồ đề: Hạnh nguyện, Thắng nghĩa, Tam ma địa trong luận Bồ đề tâm mà lập bốn loại phát tâm:

1. Tín tâm, chỉ cho tâm đối với việc cầu Vô thượng bồ đề không một mảy may ngờ vực. Vì tâm này là nền tảng của muôn hạnh nên cũng gọi là Bạch tịnh tín tâm (lòng tin trắng sạch).

2. Đại bi tâm, sau khi phát Bạch tịnh tín tâm, lại lập bốn thệ nguyện rộng lớn, tâm này cũng gọi là Hạnh nguyện tâm, Hạnh nguyện bồ đề tâm.

3. Thắng nghĩa tâm, trong các giáo pháp, chọn lựa giáo pháp chân thực. Tâm này cũng gọi là Thâm bát nhã tâm, Thắng nghĩa bồ đề tâm.

4. Đại bồ đề tâm, ngay lúc quyết định bỏ phần kém, chọn phần hơn, thì chư Phật mười phương liền hiện ở trước mặt để chứng minh, các ma thấy thế sợ mà rút lui. Đại bồ đề tâm này cũng gọi Tam ma địa bồ đề tâm.

Tuy chia ra bốn tâm như trên, nhưng vốn là một thể, cho đến lúc thành quả Phật cũng không giây phút nào rời nhau. Được như thế là nhờ tự hành hoá tha, thế gian xuất thế gian tu tam mật của chư tôn mà ra, nên gọi là Hữu tướng bồ đề tâm. Nhưng vì xưa nay vốn có tướng tức không tướng, cũng như hư không lìa tất cả tướng, nên khế hợp với Vô tướng bồ đề tâm.

2. Phát Bồ đề tâm (Kinh Hoa Nghiêm)

Này thiện nam tử! Bậc Bồ-tát phát lòng Vô-thượng Bồ-đề là:

Khởi lòng đại-bi cứu độ tất cả chúng sinh.

Khởi lòng cúng dường chư Phật, cứu cánh thừa sự.

Khởi lòng khắp cầu chính pháp, tất cả không sẻn tiếc.

Khởi lòng thú hướng rộng lớn, cầu Nhất thiết trí.

Khởi lòng đại từ vô lượng, khắp nhiếp tất cả chúng sinh.

Khởi lòng không bỏ rơi các loài hữu tình, mặc áo giáp kiên thệ để cầu bát nhã ba-la-mật.

Khởi lòng không siểm dối, vì cầu được trí như thật.

Khởi lòng thật hành như lời nói, để tu đạo Bồ tát.

Khởi lòng không dối với chư Phật, vì gìn giữ thệ nguyện lớn của tất cả Như Lai.

Khởi lòng nguyện cầu Nhất thiết trí, cùng tận kiếp vị lai giáo hoá chúng sinh không dừng nghỉ.

Bồ tát dùng những công đức Bồ-đề tâm nhiều như số bụi nhỏ cuả cõi Phật như thế, nên được sinh vào nhà Như Lai.

……

Phổ Hiền Bồ tát bảo:

Thiện nam tử! Bồ tátđiều phục giáo hoá tất cả chúng sinh nên phát Bồ-đề tâm.

trừ diệt khổ-tụ cho tất cả chúng sinh, nên phát Bồ đề tâm.

Vì đem cho tất cả chúng sinh sự an vui đầy đủ, nên phát Bồ đề tâm.

Vì dứt trừ sự ngu tối cho tất cả chúng sinh, nên phát Bồ-đề tâm.

Vì đem lại lại Phật trí cho tất cả chúng sinh, nên phát Bồ-đề tâm.

cung kính cúng dường tất cả chư Phật nên phát Bồ-đề tâm.

tùy thuận lời dạy Như Lai khiến chư Phật hoan hỉ, nên phát Bồ-đề tâm.

Vì muốn thấy sắc-thân tướng hảo của tất cả chư Phật, nên phát Bồ-đề tâm.

Vì muốn vào trí-tuệ rộng lớn của tất cả chư Phật, nên phát Bồ-đề tâm.

Vì muốn hiển hiện các đức: lực, vô-úy của chư Phật, nên phát Bồ-đề tâm.

3. Kinh Hoa Nghiêm. Trụ xứ của Bồ tát

Lúc bấy giờ, Bồ tát Di Lặc thâu nhiếp thần lực, bước vào lầu các, khảy móng tay rồi bảo Thiện Tài đồng tử như vầy: “Này thiện nam tử, hãy đứng dậy! Pháp tánh vốn như thế, do sự tích tụ và tập hợp của các nhân duyên nên hiện ra tướng như thế, tự tánh vốn như thế, không tự thành tựu, như mộng, như huyễn, như ảnh tượng”.

Ngay khi ấy, Thiện Tài vừa nghe tiếng khảy móng tay liền dậy khỏi tam muội. Di Lặc tiếp tục: “Ông có thấy không, những thần thông biến hóa của Bồ tát, những lưu xuất năng lực của Bồ tát, sự quảng bá những nguyện và trí của Bồ tát, niềm hoan hỉ tịnh lạc của Bồ tát, những công hạnh của Bồ tát, vô số trang nghiêm cõi Phật, những thệ nguyện vô thượng của các Như lai, giải thoát bất khả tư nghị của Bồ tát, ông có thấy và theo dõi thông suốt những điều đó chăng?”.

Thiện tài nói: “Bạch thánh giả, dạ có, ấy là do thần lực gia hộ của thiện tri thức. Bạch thánh giả, vậy môn giải thoát này gọi là gì?”.

Di Lặc: “Môn giải thoát này gọi là Trang nghiêm tạng (vyuhagarbha) trong đó, chứa đựng, ghi nhớ, không hề quên trí tuệ về hết thảy ba nghìn thế giới (Nhập tam thế nhất thiết cảnh giới bất vong niệm trí trang nghiêm tạng). Thiện nam tử, trong môn giải thoát này lại có bất khả thuyết môn giải thoát, chỉ có Bồ tát nhất sinh mới có thể chứng đắc”.

Thiện Tài: “Bạch thánh giả, những sự trang nghiêm này rồi đi về đâu?”.

Di lặc: “Đi về chỗ đến”.

Thiện Tài: “Từ đâu đến?”.

Di Lặc: “Từ thần lực trí tuệ của Bồ tát mà đến; nương thần lực trí tuệ của bồ tát mà trụ. Không có chỗ đi, cũng không có chỗ trụ, không có tích tập, không có tăng gia, không có thường trụ, không có sở trước, không có sở y trên mặt đất hay giữa hư không.

“Này thiện nam tử; như Long vương làm mưa lũ; mưa không từ thân tuôn ra, không từ tâm tuôn ra, không có sự tích tập nào trong nó, nhưng mưa tuôn ra từ niệm lực của Long vương - và mưa tuôn khắp cả thế gian. Nó không thể nghĩ bàn.

“Này thiện nam tử, những sự trang nghiêm mà ông đã thấy cũng vậy. Không từ bên trong mà có, không từ bên ngoài mà có nhưng nó có trước mắt ông, có từ oai thần của Bồ tát, vì thiện căn mà ông đã thành tựu.

“Này thiện nam tử, như nhà huyễn thuật làm trò huyễn hóa, chúng không từ đâu đến, không đi về đâu, nhưng hiển hiện trước mắt mọi người bởi vì ma lực của chú thuật.

“Cũng vậy, này thiện nam tử, nhưng sự trang nghiêm mà ông đã thấy, chúng không từ đâu đến, không đi về đâu, không tụ tập nơi đâu; chúng hiển hiện là do Bồ tát muốn tập học trí như huyễn bất khả tư nghì, và do đại oai lực của những nguyện và trí của Bồ tát”.

Thiện Tài: “Bạch thánh giả, ngài từ đâu đến”.

Di Lặc: “Bồ tát không đến không đi, như thế mà đến; Bồ tát không bước, không dừng, như thế mà đến; không sống không chết, không ở không qua, không rời không dậy, không cầu không thủ, không nghiệp không báo; không sinh không diệt, không thường không đoạn, như thế mà đến.

“Này nữa, thiện nam tử, Bồ tát đến như vầy: đến từ chỗ đại bi, vì mong điều phục hết thảy chúng sinh khỏi những khổ não; đến từ chỗ tịnh giới, vì muốn thọ sinh vào những nơi tùy thích; đến từ chỗ đại nguyện phải viên mãn, vì năng lực của những thệ nguyện xa kia; đến từ chỗ thần thông? vì muốn hiện thân theo sở thích chúng sinh đến từ chỗ không dao động, vì không hề lãng xa gót Phật; đến từ chỗ không thủ xả vì đi hay đến không nhọc thân và tâm; đến từ chỗ trí tuệ phương tiện vì để tùy thuận hết thảy chúng sinh; đến từ chỗ thị hiện biến hóa, vì tất cả hóa hiện đều như ảnh, như tượng.

“Như thế đó, này thiện nam tử, nhưng ông hỏi ta từ đâu đến. Này thiện nam tử, ta đến từ sinh quán xứ Ma la đề (Maladi). Đến đó để giảng pháp cho thanh niên tên Cù ba la (Gopàlaka) và hết thảy mọi người nơi sinh quán của ta tùy theo căn cơ của họ. Và cũng để đưa cha mẹ, thân quyến, Bà la môn, và mọi người vào con đường của Đại thừa...”
(D.S. Suzuki. Thiền Luận, quyển Hạ . Bản dịch Tuệ Sỹ .Trang 207-210)
____________________________
Chân thành mong độc giả và người dịch đều có các thuận duyên thân tâm, tinh tấn tu học theo con đường Bồ tát.
“Hè đi quẩy gánh nắng theo
Thu về bước nhẹ heo heo núi rừng
Kìa Đông rảo bước sau lưng
Cây khô trẩy gánh tưng bừng hoa Xuân” (TP)
***
Kính
Đặng Hữu Phúc (Sydney - Australia -- tháng 12 / 2013)

Xem tiếp chương kế:
Xem bản tiếng Anh (PDF): ● Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life.

CÁC CHƯƠNG TRƯỚC: (Cùng dịch gỉa)
Con Đường Bồ Tát (Chương 1) Lợi Lạc Của Tâm Bồ Đề.
Con Đường Bồ Tát (Chương 2) Sám Hối Nghiệp Tội.
Con Đường Bồ Tát (Chương 3) Tâm Bồ Đề Nguyện.
Con Đường Bồ Tát (Chương 4) Thực Hành Tâm Bồ Đề.
Con Đường Bồ Tát (chương 5) Bảo Vệ Tỉnh Biết
Con Đường Bồ Tát (Chương 9) Trí Tuệ Siêu Việt.

SÁCH ĐỌC THÊM (KHÁC DỊCH GIẢ):
NHẬP HẠNH BỒ TÁT Tịch Thiên - Nguyên Hiển Việt dịch (sách)
NHẬP BỒ TÁT HẠNH Tịch Thiên (Shantideva
)- Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải (sách)

BỒ TÁT HẠNH Santideva (Tịch Thiên) - Thích Trí Siêu dịch (sách)
BỒ TÁT HẠNH TRONG KINH VIÊN GIÁC Thích Nguyên Tịnh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48504)
11/08/2013(Xem: 44033)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.