Nguồn Góc của Sinh TửGiác Ngộ qua Tri Kiến Phi Kiến của Phật Giáo

23/06/201511:51 SA(Xem: 11469)
Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ qua Tri Kiến Phi Kiến của Phật Giáo

Nguồn Gốc của Sinh TửGiác Ngộ
qua Tri Kiến Phi Kiến của Phật Giáo 
Thánh Tri

Trước khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện đản sinh nơi đời uế trược đã có nhiều tôn giáo hay thần giáo và cả triết học ở khắp mọi miền Ấn Độthế giới. Nhưng không có một tôn giáo nào có thể chỉ rõ được nguồn góc của sinh tửcon đường để chấm dứt sinh tử. Bởi tất cả tôn giáotriết học từ xưa đến nay đều dùng vọng thức và hướng ra ngoài mà tìm cầu giải thoát. Trong khi đó nguồn gốc của sinh tử chẳng phải ở bên ngoài mà chính là hiện hữu ở bên trong tâm mình. Nói cách khác, vọng thức chính là nguồn gốc của sinh tử.

Chính vọng thức che lấp tâm tánh nên bị mê mờ, gọi là Vô Minh. Như trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn”, nghĩa là tri kiến mà qua lăng kính của vọng thức thì tức cái thấy biết sai lầm, chính thấy biết sai lầm đó là gốc của vô minh. Vì vậy cũng nói rằng Vô Minh là gốc của sinh tử. Trong Thập Nhị Nhân Duyên thì vô minh đứng đầu làm ghiền mối và then chốt cho vòng sinh tử của chúng sinh. Lại trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng nói sở dĩ chúng sinh lưu chuyển sinh tử là bởi vì không biết mìnhchân tâm thường trụ bản tánh tịnh minh, cứ hướng ra ngoài vơ lấy vọng thân, vọng tâm, vọng cảnh cho là mình, làm mình.   

Vậy thì muốn thoát sinh tử phải nhổ gốc vô minh, tức là cất hết sở niệm thuộc vọng thức che mờ tâm tánh. Chính vì thế mà Phật Thích Ca thị hiện nơi đời để chỉ cho chúng ta con đường tỉnh giác và cũng vì vậy mà mới có hai chữ "Đạo Phật". Đạo là đường, Phật là Giác. Vậy đạo Phậtcon đường Giác ngộ. Chính chỗ "Giác" nầy nó là sự khác biệt giữa đạo Phật và tất cả tôn giáo trên thế giới. Chỉ có đạo Phật mới chỉ cho ta con đường giác ngộ, khi giác rồi thì không còn vô minh, vô minh đã tận thì sinh tử cũng tận. Không có một tôn giáo nào có thể giúp ta vượt thoát sinh tử, bởi vì không có một tôn giáo nào có thể chỉ cho ta con đường giác ngộ, hết vô minh ngoài Phật Giáo. Thế cho nên đối với những ai muốn tìm sự liễu thoát khổ đau của sinh tử, muốn tìm con đường giác ngộ thì phải tìm về đạo Phật, phải Quy Y Tam Bảo.

Quy Y nghĩa là trở về nương tựa. Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Tại sao phải trở về nương tựa? Bởi vì chúng ta từ vô thủy đến nay theo vọng thức hướng bên ngoài mà chạy, đánh mất chân tâm bổn tánh giác nơi mình. Thế cho nên bước đầu tiên Phật dạy cho những ai muốn Giác Tỉnh, muốn đi trên con đường Giác Ngộ thì phải dừng chân lại, đừng theo vọng tâm mà chạy ra bên ngoài nữa; ngược lại còn phải xoay trở về với Tâm Tánh Phật nơi mình, vì thế gọi là Quy Y Phật (trở về nương nựa Phật Tánh nơi mình). Kỳ thật nếu có thể xoay trở về với Tánh Giác nơi mình thì không những là quy y Phật bảo, mà còn cả quy y Phápquy y Tăng bảo nữa. Bởi Phật Pháp TăngBất Nhị. Tự TánhPhật Bảo. Tự TánhPháp Bảo. Tự TánhTăng Bảo. Một Tánh Giác tròn đầy Tam Bảo, không thêm cũng không bớt, không tăng cũng không giảm, không sạch cũng không dơ.

Nay đã biết nguồn gốc của sinh tửvô minh vọng thức và đã biết con đường liễu thoát sinh tửquy y Phật, Pháp, Tăng, thì cứ thế mà làm. Quy Y Phật Pháp Tăng không có nghĩa là cúng kiến, bái lạy, cầu xin bởi Phật Giáo không phải là Thần Giáo (ở đây không có bác bỏ việc kính lễ Phật, nhưng khi làm việc đó mình phải có chánh kiến và hiểu đúng với lời Phật dạy về cách lễ kính như thế nào). Phật giáocon đường giác tỉnh, xóa tan mây mù vô minh vọng thức, trở về với Tâm Tánh Bồ Đề nơi chính mình. Một khi xóa tan mây mù vọng thức thì bản tánh tròn sáng tự chiếu soi. Tới lúc đó thì như kinh nói “Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn”, nghĩa là cái thấy biết phản ảnh trung trực của tâm tánh Bồ Đề với thực tại muôn đời, với thực tại muôn nơi, không qua vọng thức lầm chấp nữa. Muốn được thế thì chỉ còn một cách là thực hành quán chiếu Bát Nhã bởi đạo Phậtcon đường đạo học chứ không phải là triết học. Không thể giác ngộ giải thoát bằng sự tìm tòi của vọng thức, mà chính là phải thực hành việc cất hết sở niệm của vọng thức mới đánh tan được mây mù mà giác ngộ giải thoát.

Thánh Tri kính viết

Thu 2014

 

                                                                                              

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 78184)
07/11/2010(Xem: 140138)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.