Mối Quan Hệ Với Một Vị Thầy Tâm Linh Trong Hai Kiếp Sống

03/10/20158:51 SA(Xem: 10952)
Mối Quan Hệ Với Một Vị Thầy Tâm Linh Trong Hai Kiếp Sống

MỐI QUAN HỆ VỚI MỘT VỊ THẦY TÂM LINH TRONG HAI KIẾP SỐNG
Alexander Berzin, tháng Hai, 2002  
Lozang Ngodrub dịch; Chân Thông Tri hiệu đính
www.berzinarchives.com

 

Alexander_Berzin_0Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người. Nó cũng có thể là nguồn gốc của sự lừa dối bản thân, đau đớntuyệt vọng tinh thần. Tất cả đều dựa vào việc chủ động tạo ra một quan hệ lành mạnh. Điều này lại tùy thuộc vào một thái độ thực tiễn về trình độ của chính mình và vị thầy, về mục đích, động lựcranh giới của mối quan hệ.

Tôi đã viết cuốn sách Liên Hệ Với Một Vị Thầy Tâm Linh: Xây Dựng Mối Quan Hệ Lành Mạnh (Ithaca: Snow Lion, 2000; bản in lại: Thầy Thông Tuệ, Trò Thông Tuệ: Tiếp Cận Của Người Tây Tạng Về Mối Quan Hệ Lành Mạnh. Ithaca: Snow Lion, 2010), chủ yếu là vì mối quan hệ với các vị thầy chánh của tôi như Tsenzhab Serkong Rinpoche, Đức Dalai Lama, Geshe Ngawang Dhargyey, đã mang lại cho tôi nhiều lợi lạc rất đáng kể, và vì trong những chuyến hoằng pháp trên thế giới, tôi thấy buồn là đã gặp rất nhiều người đi tìm đời sống tâm linh, nhưng lại có những kinh nghiệm không mấy tốt đẹp.                                

Nhiều người bị lạm dụng về tình dục, tiền bạc hay quyền lực và tự nhận mình là nạn nhân vô tội. Sau khi đã đổ hết tội cho những vị thầy lạm dụng học trò, họ lánh xa tất cả các vị thầy tâm linh, và đôi khi còn lìa bỏ cả con đường tâm linh. Một số khác thì sống trong sự phủ nhận về quan hệ không lành mạnh của mình và cảm thấy “lòng sùng mộ đạo sư” đúng đắn không chỉ hợp lý, mà còn thần thánh hóa mọi hành vi của vị thầy, dù điều này có thể tạo ra bao nhiêu sự tổn thương theo tiêu chuẩn thông thường. Cả hai thái cực đều khiến cho người đệ tử gặp trở ngại để tiếp nhận đầy đủ lợi lạc từ mối quan hệ thầy trò lành mạnh.

Trong trường hợp đệ tử là người Tây phương và vị thầy là người Tây Tạng, một trong những nguồn gốc của vấn đề là sự hiểu lầm về văn hóa, cộng thêm những kỳ vọng không thực tế là người kia sẽ hành động theo chuẩn mực văn hóa của mình. Một nguồn gốc của sự nhầm lẫn khác là lấy sự trình bày về chuẩn mực quan hệ thầy trò trong Kinh điển ra khỏi bối cảnh chính gốc, suy diễn nó theo nghĩa đen và nhầm lẫn ý nghĩa của các thuật ngữ chuyên môn, thường là do việc dịch thuật sai lầm.

Ví dụ như bản văn lam-rim (trình tự đường tu giác ngộ) trình bày quan hệ thầy trò như “cội nguồn của đường tu”, và bàn luận về điều này như chủ đề chánh đầu tiên. Tuy nhiên, điểm quan trọng trong phép ẩn dụ là cây hút chất dinh dưỡng từ rễ, chứ không phải nó mọc từ rễ. Cây thì mọc từ hạt giống, và ngài Tông Khách Ba (Tsongkhapa) không gọi mối quan hệ thầy trò là “hạt giống của đường tu”. Dù sao đi nữa, thính chúng chính gốc của lam-rim không phải là những hành giả sơ cơ. Họ là các vị Tăng Ni tụ họp lại để thọ nhận một lễ quán đảnh Mật điển, và để chuẩn bị cho việc này, chư vị cần phải ôn lại những giáo huấn trong Kinh điển. Đối với những hành giả như vậy, những người trước đó đã dấn thân vào đường tu Phật pháp bằng việc tu họchành trì thì mối quan hệ lành mạnh với vị thầy tâm linh là nguồn cảm hứng để duy trì đường tu trọn vẹn, đưa đến giác ngộ. Chủ ý ở đây không bao giờ ngụ ý là những người mới tu tập ở các trung tâm Phật giáo Tây phương cần phải bắt đầu bằng cách xem các vị thầy tâm linh ở đó như các vị Phật.

Trong trường hợp của tôi, mối quan hệ sâu đậm nhất mà tôi có được với một vị thầy trải qua hai kiếp sống của ngài. Tôi đã trải qua chín năm làm đệ tử, thông dịch viên, thơ ký tiếng Anh, và giám đốc du lịch ngoại quốc cho Tsenzhab Serkong Rinpoche, cố Đạo Sư Đối Tác Tranh LuậnTrợ Giáo của Đức Dalai Lama. Rinpoche viên tịch năm 1983, tái sanh đúng chín tháng sau và đã được nhận diện, rồi trở về Dharamsala lúc bốn tuổi. Cả ngài và tôi đều tái khẳng định quan hệ sâu đậm giữa hai người khi chúng tôi gặp lại nhau vài tháng sau. Khi một thị giả hỏi ngài có biết tôi là ai không, vị tulku (lama tái sanh) trẻ đã trả lời rằng, “Đừng có ngốc. Dĩ nhiên ta biết ông ấy là ai.” Kể từ đó, Rinpoche đã xem tôi như một thành viên gần gũi trong gia đình tâm linh của ngài, điều mà một đứa trẻ bốn tuổi không thể nào giả tạo. Về phần mình, tôi không hề nghi ngờ gì về mối liên hệ sâu đậm của chúng tôi.

Vào mùa hè năm 2001, tôi đã ở gần Rinpoche một tháng trong Tu Viện Ganden Jangtse của ngài ở miền Nam Ấn Độ, nơi mà ở tuổi mười bảy, ngài đã tranh luận giáo pháp trước tập hội tăng già, trong một buổi lễ đánh dấu sự gia nhập chánh thức của ngài vào hàng ngũ học giả. Suốt một tháng, tôi đã thọ nhận giáo huấn của ngài, từ những gì ngài đã học được từ khóa tu Geshe, và đã thông dịch một bài truyền khẩugiảng giải của một bản văn mà ngài đã ban cho một đệ tử Tây phương thân cận khác của Serkong Rinpoche đời trước. Khi tôi nói với Rinpoche thật tuyệt vời là tôi được thông dịch cho ngài một lần nữa, ngài trả lời rằng, “Dĩ nhiên, đó là nghiệp của con mà.” Không theo nghi thức trịnh trọng, tôi cũng tiếp tục quá trình trao lại cho ngài nhiều tác phẩm giáo pháp và những lời khuyên thế tục mà ngài đã ban cho tôi trong kiếp trước.

Mối quan hệ cá nhân của tôi với Serkong Rinpoche qua hai kiếp sống đã mang lại cho tôi nhiều niềm tin vào Phật pháp và sự tái sanh hơn tất cả những điều tôi có thể thu thập được từ việc tu học và hành thiền. Điều này thật sự là một nguồn cảm hứng liên tục trên đường tu. Cả ngài và tôi đều không hề tự lừa dối mình về vai trò của mình đối với người kia trong mỗi một kiếp sống của ngài. Chúng tôi không hoàn toàn giống như trước, mà cũng chẳng hoàn toàn khác với con người trong quá khứ. Mỗi người chúng tôi là một sự tiếp nối. Với sự tương kính sâu đậm dành cho nhau, dựa trên thái độ thực tế về sự khác biệt giữa những giai đoạn của cuộc sống trước kia và hiện nay, mỗi một người trong chúng tôi đều giảng dạy và học hỏi lẫn nhau trong hiện tại. Điều này có vẻ hoàn toàn tự nhiên.

Là một người hâm mộ phim Star Trek, tôi xem kinh nghiệm này như thể mình là một thành viên của phi hành đoàn trong cả hai phim, bộ phim chánh nhiều tập và Next Generation (Thế Hệ Sau), dưới sự chỉ huy của Thuyền Trưởng Kirk trước đây, và bây giờ vị tái sanh của ông là Thuyền Trưởng Picard, đang được đào tạo như một thiếu sinh quân trẻ. Thử thách chánh của tôi là tiếp tục tạo dựng nghiệp lực để làm việc trong phi hành đoàn của tất cả Enterprises (Những Cuộc Mạo Hiểm) trong tương lai.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48553)
11/08/2013(Xem: 44072)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.