Hòa Thượng Anuraadha Trả-lời Sai, Kinh Anuraadho

17/03/20164:20 SA(Xem: 8076)
Hòa Thượng Anuraadha Trả-lời Sai, Kinh Anuraadho

HÒA THƯỢNG ANURAADHA TRẢ-LỜI SAI, KINH ANURAADHO
 Bản Dịch Từ Tiếng Pali: Maurice Walshe O'Connell
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: www.accesstoinsight.org

(Anuraadho Sutta: Anuraadha is Caught Out
Translated from the Pali by: Maurice O'Connell Walshe)

 

Duc-Phat[Hòa Thượng Anuraadha, sống một mình trong một túp lều ở trong rừng, ông bị vặn-hỏi bởi những du-tăng ngoại đạo. Hòa Thượng mang những trở ngại nầy đến thưa hỏi Đức Phật, lúc đó ngài đang sống ở Vesali (Tỳ Xá Ly):]

"Bạch Đức Thế Tôn, lúc đó con đang sống trong một túp lều ở trong rừng, cách đây không xa. Bấy giờ, có một số du-tăng ngoại-đạo đến gặp con..., rồi họ nói rằng: 'Ông bạn Anuraadha ơi, Đức Phật (Như Lai), là một siêu nhân, là một người tối-thượng, là một Bậc Cao Quý, ngài phải được mô tả bằng một trong bốn cách sau đây:

a) Đức Phật có-mặt (tồn-tại) sau khi chết;
b) Đức Phật không-có-mặt (không-tồn-tại) sau khi chết;
c) cả hai trường hợp (a) và (b) đều đúng;
d) cả hai trường hợp (a) và (b) đều không đúng;' [1]

Bạch Thế Tôn, con đã trả lời câu hỏi như sau, 'Đức Phật có-thể được mô-tả bằng một-cách khác, nhưng không-phải là bốn cách nói trên...'

Sau khi nghe con trả lời, những du-tăng ngoại đạo nói rằng: 'Nhà sư nầy phải là một chú tiểu (người mới bắt-đầu đi tu), và là người xuất-gia tu-hành chưa lâu, nếu ông ta là hòa-thượng, thì ông ta là một thằng ngốc, vì chẳng hiểu biết gì cả.'

Sau khi các du-tăng nói xấu con là chú tiểu, và cũng là một thằng ngốc, họ đứng lên, rồi ra về. 

Bạch Thế Tôn, sau khi họ ra về, con nghĩ rằng:

'Nếu các du-tăng nầy trở lại để vặn-hỏi con với các câu hỏi khó khăn hơn [2], con sẽ phải trả lời họ như thế nào, để cho phù hợp với Phật Pháp, và để nói cho chính xác quan điểm của Đức Thế Tôn, mà con không trình bày sai lầm, và để không có người nào trong-nhóm của họ thất vọng, và phản đối?'"

"Nầy Anuraadha, bây giờ ông nghĩ rằng tấm thân nầy là vĩnh-cửu, hay là vô-thường?"

"Bạch Thế Tôn, là vô-thường."...

"Anuraadha, thế thì ông xem ta (Như-Lai) đồng-nghĩa với tấm thân của ta [3],... với các cảm xúc của ta,... với các nhận-biết của ta,... với các hành-động của tâm-thức của ta,... với cái-biết của ta?" [4] 

"Bạch Thế Tôn, dạ không."

"Anuraadha, thế thì ông xem ta (Như-Lai) không-có thân thể,... không-có các cảm xúc,... không-có các nhận-biết,... không-có các hành-động của tâm-thức,... không-có cái-biết?"

"Bạch Thế Tôn, dạ không."

"Anuraadha, thế-thì người ta cũng không chắc-chắn, vì không-biết Như-Lai có-mặt (tồn-tại) thật-sự ngay trong kiếp-sống nầy, cho nên, điều ông nói sau-đây có đúng-đắn hay không: 'Những người bạn của tôi ơi, Đức Phật có thể được mô tả bằng một-cách khác, không-phải là bốn cách nói trên...'?" [5]

"Bạch Thế Tôn, dạ không."

"Thế thì tốt, tốt lắm, Anuraadha. Tương-tự như điều ta thường nói trước đây, bây giờ ta tuyên-bố chỉ có sự đau-khổ, và cách chấm dứt sự đau khổ."

GHI CHÚ:

1. Luận-Lý-Học Của Người Ấn Độ về sự suy-luận có bốn-phần (tứ đoạn luận) như sau:

        (a) điều-nầy là,

        (b) điều-nầy không-phải là,

        (c) cả hai [(a) và (b)] là đúng

        (d) cả hai [(a) và (b)] là không đúng.

2. Hoặc là: "họ sẽ đặt cùng một câu hỏi với con, một lần nữa."

3. Ở đây, như những đoạn tương tự khác, SA [SN lời bình luận] giải thích Đức Phật (SN 12.15, n. 10) như là một con người (satta) làm rối-trí các học-giả. Điểm chính-yếu là trong kiếp-sống nầy bất cứ "người nào," chứ không phải chỉ có Đức Phật, là-thật trong chân-lý thông-thường (tục-đế), và không-thật trong chân-lý tột-cùng (chân-đế) (xem SN 1,20, n. 8). Sự khác-biệt ở chỗ chuyện-gì sẽ xảy ra sau khi chết.

4. Sự xác-định tên-tuổi của một người bằng "thần-thức, hoặc cái-biết" đã bị Đức Phật lên-án mạnh-mẽ, và ngài đã quở-trách như trong bài kinh MN 38, "Saati, người con trai của ông đánh-cá".

5. Tất nhiên là Hòa-Thượng Anuraadha sai-lầm khi nói rằng, Đức Phật có thể được mô-tả bằng một-cách khác-hơn là bốn-cách nói trên, bởi vì không-ai có-thể mô-tả được Đức Phật sau khi ngài chết. Hòa-Thượng sẽ nói đúng nếu Hòa-Thượng nói không-có cách-nào trong bốn-cách nói trên (như trong ghi chú số. 1), để mô-tả Đức Phật sau khi ngài chết (và nếu Hòa-Thượng không đề-nghị là có một-cách mô-tả nào khác). Chúng ta cũng nên lưu ý rằng, "các du-tăng ngoại-đạo" rõ-ràng là có vô-cùng đầy-đủ thông-tin về lời giảng-dạy của Đức Phật (mặc dù họ không thật-sự hiểu các lời giảng nầy!), và họ cẩn thận giăng-bẫy Hòa-Thượng Anuraadha. Họ dùng các thuật-ngữ chính-xác, và họ sẵn-sàng đánh vào yếu-điểm của Hòa-Thượng.

Source-Nguồn: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn22/sn22.086.wlsh.html


Anuraadho Sutta: Anuraadha is Caught Out
Translated from the Pali by: Maurice O'Connell Walshe
Source-Nguồn: www.accesstoinsight.org

[The Ven. Anuraadha, dwelling alone in a forest hut, is quizzed by wanderers of another sect. He takes his problem to the Buddha, who is staying at Vesali:]

"I am staying, Lord, in a forest hut not far away. Now a number of wanderers of another sect came to me... and said: 'Friend Anuraadha, a Tathaagata, a superman, a man supreme, one who has gained the Highest, must be describable in [one of] four ways:

- a Tathaagata comes to be after death;

- he does not come to be after death;

- he both comes to be and does not come to be after death;

- he neither comes to be nor does not come to be after death.'[1]

To this Lord, I replied...: 'A Tathaagata can be described otherwise than in these four ways...'

At my reply the wanderers of another sect said: 'This monk must be a novice, not long ordained, or if he is an elder, he is an ignorant fool.'

Then the wanderers, abusing me as a novice and a fool, got up and went away.

Soon after they had left, Lord, I thought:

'If these wanderers were to ply me with further questions,[2] how should I answer them so as to express correctly the Blessed One's standpoint without misrepresentation, in accordance with the true doctrine, so that no follower of his teacher would incur reproach?'"

"Now what do you think Anuraadha, is the body permanent or impermanent?"

"Impermanent, Lord."...

"Well then, Anuraadha, do you equate the Tathaagata with his body,[3]... feelings,... perceptions,... mental formations,... consciousness?"[4]

"No indeed, Lord."

"Do you consider he has no body,... feelings,... perceptions,... mental formations,... consciousness?"

"No indeed, Lord."

"Then, Anuraadha, since in this very life the Tathaagata is not to be regarded as really and truly existing, is it proper for you to declare of him: 'Friends, he who is a Tathaagata... can be described otherwise than in these four ways...'?"[5]

"No indeed, Lord."

"Good, good, Anuraadha. As before, so now I proclaim just suffering and the ceasing of suffering."

NOTES

1. The fourfold division of Indian Logic: a thing

         (1) is,

         (2) is not,

         (3) both is and is not,

         (4) neither is nor is not.

2. Or: "were to ask me the same question again."

3. Here, as in other similar passages, SA [SN commentary] glosses Tathaagata (SN 12.15, n. 10) with satta "a being," to the confusion of scholars. The point seems to be that even in this life any "being," and not merely the Tathaagata, is only real in terms of conventional, not of ultimate truth (see SN 1.20, n. 8). The difference lies in what happens after death.

4. The identification of a person with "consciousness" is strongly condemned by the Buddha's rebuke to "Saati the fisherman's son" in MN 38.

5. Anuraadha was of course wrong to say that a Tathaagata can be described otherwise than in one of these four ways, since he cannot after death be described at all. He would have been right to deny that any one of the four ways of description (n. 1) was correct, but not to suggest that there is any other possible description. We may note that the "wanderers of another sect" were obviously extremely well informed about the Buddha's teaching (even though they did not really understand it!), and laid a careful trap for Anuraadha. They had the terminology off pat, and were only too ready to pounce on a seeming weakness.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/03/2015(Xem: 12793)
23/11/2010(Xem: 75973)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.