Tiếng gọi mẹ của người đàn ông tàn tật

06/06/201611:28 CH(Xem: 9337)
Tiếng gọi mẹ của người đàn ông tàn tật

TIẾNG GỌI MẸ CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG TÀN TẬT
Thích Nữ Huệ Nhàn

Gần đây trên mạng xã hội có một video phóng sự về gia cảnh của một người đàn ông tàn tật tên Trương Mùi, sáu mươi hai tuổi ở Phú Yên một mình đi xin ăn để nuôi mẹ qua ngày làm rung động lòng người. Mặc dù  mẹ ông có bốn người con nhưng hoàn cảnh ai cũng nghèo khó, để cuối cùng một người khuyết tật như ông phải chăm lo cho mẹ. Đây là một bức tranh chân thực và đầy cảm xúc nhất trong xã hội ngày nay.

Người đàn ông sáu mươi hai tuổi bị tâm thần nhẹ, tàn tật, nói không được rõ, chỉ có thể hoạt động được một bên tay trái, bước đi từng bước khập khiểng. Mỗi sáng ông đeo trước mình một cái ca bằng nhựa, ngày ngày đi xin ăn ở chợ để mong nhận được tấm lòng nhân ái của mọi người, để  được đôi ba đồng mua cơm mua cháo đủ để nuôi sống hai phận người. Ánh mắt ông dõi theo từng bước chân của dòng người qua lại, đôi mắt ấy như van xin, như chờ đợi và ngày từng ngày trôi qua như thế, mặc cho cái nắng gay gắt của trưa hè miền Trung làm cho người ta khó chịu, oi bức, mặc cho tiếng lao xao của phố chợ ông vẫn miệt mài và tận tụy với trách nhiệm của một người con, với cuộc đời đầy khuyết tật và gian nan của mình.

Đến trưa khi gần tan chợ, sau khi tìm mua thức ăn cho mẹ xong ông trở về nhà, trên gương mặt nhăn nheo, khắc khổ đó có chút hân hoan. Vừa đến trước hiên nhà ông vừa gọi “mẹ ơi, mẹ ơi”, tiếng gọi không được rõ chữ và yếu ớt. Cánh cửa nhà đang đóng im lìm, ông vừa gọi vừa dùng một cánh tay để đẩy ra trong sự nhanh nhất có thể, ánh mắt ông tìm kiếm, có lẽ ông sợ. Ông sợ khi mở cánh cửa đó ra mà không thấy người mẹ  thân yêu của mình ngồi đó, hay mẹ nằm im bất động chắc ông hoảng hốt và đau thương lắm. Nhưng may thay mẹ ông vẫn ngồi đó, một bà lão ốm yếu vì bệnh tim năm nay đã tám mươi mấy tuổi, đôi mắt đã bị mù. Bà ngồi đó  nhìn xa xăm vào không trung, đôi mắt  già nua ấy ẩn chứa nhiều đau thươngmệt mỏi của một kiếp người, bà chờ đợi đứa con tật nguyền về để còn thấy lại một niềm vui, một niềm an ủi cuối cùng. Sau khi nói vài câu với mẹ xong ông cho thức ăn vào một cái tô và bàn tay run run ấy cẩn thận đút từng muỗng cho mẹ. Bà mẹ già đáng thương ấy ăn được vài muỗng liền bảo người con ăn đi, giọng ông ngọng nghịu “mẹ ăn đi”, hai người nói qua nói lại chỉ một câu đó, có vẻ như họ đang nhường nhau những miếng ăn ít ỏi, và khó khăn mới có được, người mẹ già mắt ứa lệ, sau hè tiếng gà vịt kêu oang oác.

Trong căn nhà cũ kỹ và chật hẹp đó, hằng ngày ông Mùi dậy từ sớm nhóm bếp nấu nước, và nấu thức ăn cho mẹ. Vì mẹ ông quá già yếu nên ông phải luôn giúp mẹ ông trong mọi sinh hoạt và giặt giũ. Bản thân ông không có sức khỏe, đi đứng cũng khó khăn, nhìn cách ông giặt đồ cho mẹ mà ai không khỏi chạnh lòng. Một tay ông múc nước và giẫm giẫm lên đống quần áo, xối lại vài ca nước rồi phơi lên, không xà bông, không một cái gì khác ngoài tấm lòng và sự tận tâm của ông. Có lẽ cuộc đời vốn luôn như vậy, trong sự khiếm khuyết nó vẫn hàm chứa cái đẹp, cái chân thật. Cần gì phải đợi đến lúc hoàn hảotrọn vẹn ta mới thấy được cái đẹp hay hạnh phúc.

Đêm đêm ông nằm ôm mẹ ngủ, vì sợ mẹ già không thấy đường lăn xuống đất, hai mẹ con ốm yếu và bất hạnh bao bọc lấy nhau đi qua những tháng ngày khốn khó.  Có lẽ trong lòng mẹ ông xót xa và tủi phận lắm, nghĩ thương cho hoàn cảnh éo le của mình, nhưng bù lại chắc bà cũng còn có chút hạnh phúc khi cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo của người con đáng thương này. Ông có tâm sự rằng điều ông sợ nhất là nếu ông chết trước ai là người sẽ thay ông chăm sóc cho mẹ, hoặc khi mẹ ông mất những tháng ngày còn lại của ông sẽ cô đơnhiu quạnh biết chừng nào. Khi ấy căn nhà ông lạnh lẽo hơn, ngọn lửa yêu thương và tình mẫu tử thiêng liêng đã vụt tắt, một mình trong đêm ông thở dài, đoạn đường phía trước bỗng dài hơn…

Một phóng sự rất ngắn chỉ quẩn quanh với hai nhân vật trong xóm vắng sống với nhau thật lặng lẽ, thế nhưng qua những bất hạnh, nghèo khó và những cử chỉ chăm sóc yêu thương của một người không lành lặn đối với mẹ mình đã làm biết bao con người thổn thức, nó đẩy người xem vào tột cùng cảm xúc. Xem xong mới thấy rằng mình còn may mắnhạnh phúc hơn rất nhiều người trên cuộc đời này, tại sao ta không biết bằng lòng và trân trọng với những gì mình đang có. Có người xem xong cảm thấy thức tỉnh tự hỏi ta đã làm gì đối với những ân đức sâu dày của cha mẹ mình, ta khỏe mạnh, ta sung túc nhưng liệu ta có làm được như ông không? Mỗi người sẽ có những cảm xúcsuy nghĩ khác nhau nhưng có một điều chắc chắn rằng đó là một hình ảnh đẹp và xứng đáng được ca ngợi tán thán, và cần phải được giúp đỡ, được quan tâm từ những tấm lòng hảo tâm trong xã hội. Để những cái đẹp trong cuộc đời được tôn vinh, được phát triển và hơn hết đó chính là  chút ân tình giữa con người với con người dành cho nhau.

Qua hình ảnh của ông Mùi có thể thấy rằng ông là một người tật nguyền nhưng trái tim ông không khuyết tật, nó tròn trịa và đáng trân quý biết bao. Nó là một câu chuyện hết sức cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, về những phận đời trong cuộc sống. Nếu một người lành lặn và sung túc có hiếu với cha mẹ thì đó là một điều đáng quý . Nhưng trường hợp của ông Mùi thực sự gọi là vừa quý lại vừa hiếm. Ông không lành lặn, nuôi bản thân đã khó khăn vậy mà còn phải chăm sóc thêm người mẹ già, lo lắng từng miếng ăn giấc ngủ.  Ông không than trách, không khó chịu với mẹ mà ngược lại ông làm trong niềm vui và bằng hết khả năng của mình. Ngày nay có những người rất khá giả nuôi cha mẹ bị tai biến họ cảm thấy mệt mỏi như một gánh nặng, nếu trút được sớm càng tốt, đáng tiếc thay…bỗng nhớ một lời dạy của Đức Phật trong kinh Tương Ưng “Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các Thầy Tỳ Kheo , đất trên đầu ngón tay Ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều ?
_ Bạch Đức Thế Tôn ! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít .
_ Cũng vậy , này các Tỳ Kheo , những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít , như đất trên đầu ngón tay của Ta , còn những chúng sanh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu” .

Ông Mùi cũng là một tấm gương cho xã hội ngày nay khi mà thế hệ trẻ và tình trạng tha hóa đạo đức ngày càng nhiều hơn, những vụ án thương tâm như giết cha giết mẹ chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân hay đua đòi vật chất ngày càng gia tăng. Một vấn đề nhức nhối và gây bất mãn trong lòng quần chúng thật không may nó chỉ có tăng mà chưa hề giảm.

Có  thể nói rằng trong các tôn giáo Đạo Phậttôn giáo rất đề cao tinh thần hiếu đạo, vị trí của cha mẹ được Thế Tôn ví như một vị Bồ Tát cho nên trong rất nhiều kinh điển ta thấy Ngài thường dạy : “ Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà , hãy hiếu dưỡng cha mẹ , vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà . Muốn có Đế Thích ở trong nhà , hãy hiếu dưỡng cha mẹ , Đế Thích sẵn ở trong nhà . Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà , chỉ cúng dường cha mẹ , tất cả thiên thần đều ở trong nhà . Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật , chỉ cúng dường cha mẹ , các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà” . (Kinh Tạp Bảo Tạng)

Kinh Tăng Chi : “ Có hai hạng người , này các Tỳ Kheo , Ta nói không thể trả ơn được . Thế nào là hai . Là Mẹ và Cha . Nếu một bên vai cõng cha , một bên vai cõng mẹ , làm vậy cho đến trăm tuổi , nếu đấm bóp , thoa nước tắm rửa , thoa gội , và dầu tại đấy có vãi tiểu tiện , đại tiện như thế , này các Tỳ Kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha . Vì cớ sao ? Vì rằng , này các Tỳ Kheo , cha mẹ đã làm nhiều cho con cái , nuôi nấng , nuôi dưỡng con khôn lớn , giới thiệu con vào đời” .

Kinh Hạnh Phúc

 “ Thuở Phật còn tại thế có một vị chư Thiên đến hỏi : “ Bạch Đức Thế Tôn , làm sao để có được vận may ?”

Phật đáp :

“ Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng” .

Đạo Phật là như vậy đó luôn lấy con người làm trung tâm, lấy tinh thần hiếu đạo đặt lên hàng đầu, lấy trí tuệ để soi đường đi và lấy từ bi làm chất liệu sống, đó thực sự là một tôn giáo xứng đáng của nhân loại.






 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/05/2012(Xem: 37693)
28/10/2013(Xem: 12773)
26/12/2017(Xem: 12503)
21/11/2011(Xem: 52329)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.