ĐẠI CƯƠNG
TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO
Thích Nữ Tịnh Quang biên soạn & tuyển dịch
Buddhist Nun Association in California Publishes 2016
1. ĐỨC PHẬT VÀ HỆ PHÁI PHẬT GIÁO
SAU THỜI PHẬT NHẬP DIỆT
Khái Quát Sự Tương Đồng và Dị Biệt
Giữa Phật Giáo Nam Truyền và Bắc Truyền
Phật giáo có mặt vào thế kỷ thứ 6 BCE tại Ấn Độ sau khi Đức Phật thành đạo (ở tuổi 35) và thành lập giáo đoàn. Trong 45 năm thuyết giảng, Đức Phật đã tiếp độ tất cả mọi người: thường dân, những người ăn xin, hoàng tộc, Bà la môn...Giáo lý của Ngài phù hợp với kinh nghiệm, trình độ hiểu biết và căn cơ của người nghe. Những gì ngài đã dạy được gọi là Buddha Vacana, nghĩa là lời của Đức Phật. Chẳng có gì gọi là Nguyên Thủy hay Đại thừa (Theravada/Hinayana or Mahayana) tại thời điểm đó.
Sau khi Phật nhập diệt (ở tuổi 80 theo sử liệu Bắc tông), Giáo pháp được truyền bá khắp Đông Tây, cho đến nay Phật giáo đã trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới. Xuyên qua lịch sử truyền thừa Phật giáo có nhiều hệ phái, và hai Tông phái chính là Theravada (Nam tông) và Mahayana (Bắc tông), và một nhánh thứ ba từ hướng Bắc truyền không kém phần quan trọng là Vajrayana (Kim Cương tông hay Mật tông). Để thích nghi với phong tục bản xứ khi du nhập, Phật giáo Bắc truyền đã tiếp nhận nhiều hình thái đa văn hóa của vùng miền, nên Phật giáo Bắc truyền còn đuợc gọi là Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo phát triển.
Để hiểu sự đồng-dị của hai tông phái Phật giáo, chúng ta không thề không xuyên qua những phát triển lịch sử của Phật giáo.
Kỳ Kiết tập Giáo pháp đầu tiên
Ba tháng sau khi Đức Phật nhập Đại Niết bàn (Mahaparinibbana), các đệ tử của Ngài lập tức triệu tập một hội đồng Kiết tập lời Phật tại Rajagaha – ngài Maha Kassapa (Đại Ca Diếp), vị Trưởng lão Tăng được kính trọng nhất được bầu làm chủ tọa Hội đồng. Hai lĩnh vực quan trọng đã hình thành là Giới (Vinaya) và Pháp (Dhamma). Một là ngài Ananda, một vị Đệ tử thị giả của Đức Phật trong 25 năm, với một trí nhớ đặc biệt phi thường, đã có thể đọc thuộc lòng những gì mà Đức Phật đã nói. Hai là Ngài Upali đã nằm lòng và trùng tuyên tất cả những giới luật.
Pháp và Luật đã được trùng tuyên tại Đại hội kiết tập Kinh điển đầu tiên. Mặc dù không có sự khác biệt về quan điểm về giáo pháp nhưng có một số thảo luận về các vấn đề giới luật. Trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật đã nói với ngài A Nan rằng nếu Tăng đoàn muốn sửa đổi một số giới luật nhỏ, họ có thể làm như vậy. Nhưng vào lúc Đức Phật sắp nhập diệt ngài A Nan vì quá buồn rầu lo lắng nên quên hỏi Đức Phật rằng những giới luật nhỏ đó là những điều gì. Khi các thành viên của hội đồng đã không đồng ý rằng có những tiểu giới trong giới luật, ngài Maha Kassapa cuối cùng đã phán quyết rằng không được thay đổi những giới luật của Đức Phật. Và Maha Kassapa đã nhắc nhở thêm rằng:"Nếu chúng ta thay đổi các giới luật, người ta sẽ nói rằng các đệ tử của Gotama đã thay đổi các quy tắc ngay trước khi ngọn lửa đám tang của ông ta đã ngừng cháy…"1
Tại Hội đồng này, Giáo Pháp được chia thành nhiều phần và mỗi phần được ấn định với một vị Trưởng lão và những vị đệ tử của vị ấy để trùng đọc và ghi vào bộ nhớ. Giáo pháp được truyền khẩu từ thầy đến trò. Giáo pháp đã được đọc hàng ngày bởi các nhóm và thường kiểm tra với nhau để đảm bảo rằng không có thiếu sót hay thêm vào. Các nhà sử học đồng ý rằng truyền thống truyền miệng là đáng tin cậy hơn so với văn bản được viết bởi người khác từ bộ nhớ nhiều năm sau sự kiện này.
Kỳ kiết tập Giáo Pháp lần thứ hai
Một trăm năm sau, Hội đồng lần thứ hai được tổ chức để thảo luận về một số giới luật. Ba tháng sau Phật nhập diệt không cần phải thay đổi bất cứ điều gì hoặc có thể vấn đề kinh tế, chính trị xã hội diễn ra trong thời gian ấy quá ngắn. Nhưng 100 năm sau đó, một số Tăng sĩ thấy cần phải thay đổi một số giới luật thứ yếu nào đó. Các Tăng sĩ bảo thủ (orthodox) về sau gọi là Trưởng lão bộ (Sthaviravada) giữ lập trường không thay đổi, trong khi những vị khác khẳng định về việc sửa đổi một số quy tắc, Cuối cùng, một nhóm Tăng sĩ rời khỏi Hội đồng và thành lập Mahasangkika (Đại Chúng bộ - Great community). Mặc dù được gọi là Đại Chúng bộ, nó chưa được gọi là Mahayana (Đại thừa), Và trong kỳ kiết tập lần Thứ hai này, chỉ có những vấn đề liên quan đến giới luật đã được thảo luận và không có sự tranh cãi về Giáo pháp như được ghi.
Kỳ kiết tập Giáo pháp lần thứ ba
Vào thế kỷ thứ 3 B.C.E. nhằm thời đại của Hoàng đế Asoka, Hội đồng kiết tập thứ ba đã diễn ra để thảo luận sự khác biệt về quan điểm giữa các Tỳ kheo của các bộ phái khác nhau. Tại Hội đồng này, sự khác biệt không chỉ giới hạn trong Giới Luật mà còn liên quan đến Phật Pháp (Dhamma). Sau buổi kiết tập này, Chủ tịch Hội đồng, ngài Moggaliputta Tissa (Mục-Kiền-Liên-Đế-Tu) biên soạn một cuốn sách gọi là Kathavatthu (Ngữ Tông) bác bỏ các quan điểm và lý thuyết được tổ chức bởi một số giáo phái được cho là sai lạc. Lời giáo huấn đã được phê duyệt và được chấp nhận bởi Hội đồng này được gọi là Theravada (Nguyên thủy). Abhidhamma Pitaka (Vi Diệu Pháp tạng) đã được đưa vào kỳ kiết tập này.
Sau kỳ kiết tập này, con trai của vua Asoka, Đại đức Mahinda, tự thân mang Tam Tạng đến Sri Lanka cùng với những luận giải được đọc tại Hội đồng thứ ba. Các văn bản đưa đến Sri Lanka đã được bảo tồn cho đến ngày nay không mất một trang. Các kinh văn được viết bằng tiếng Pali dựa trên ngôn ngữ Magadhi được nói bởi Đức Phật. Ở thời điểm này, Mahayana chưa được biết đến.
Phân phái của Phật giáo
Sự phân chia bộ phái Tăng đoàn chừng 100 năm sau Phật nhập diệt, trong thời kỳ kiết tập kinh điền lần hai. Lúc này, Tăng đoàn bắt đầu chia thành hai nhóm vì bất đồng quan điểm giới luật (và quả vị A-la-hán) bắt nguồn từ một số Trưởng lão Tăng không đồng ý với sự thay đổi. Đại chúng bộ (Mahasanghika) là cộng đồng Tăng bất đồng một vài điểm về giới luật và giáo pháp. Vào thời Đại đế Ashoka, thế kỷ thứ 3 EC, có 20 (hay 18) bộ phái được phân ra từ hai bộ phái chính.
Thượng Toạ Bộ (Nam truyền) Phân ra 11 Bộ phái
1. Mulasanrvastivada hay Haimavata (雪山部 Tuyết sơn bộ)
2. Sarvastivada (说一切有部 Thuyết nhất thiết hữu bộ)
3. Vatsiputrya (犊子部 Độc tử bộ)
4. Dharmottarya (法上部 Pháp thượng bộ)
5. Bhadrayaniya (贤胄部 Hiền trụ bộ)
6. Sammatiya (正量部 Chánh lượng bộ)
7. Uttariya (密林山部 Mật lâm bộ)
8. Mahisasaka (化地部 Hóa địa bộ)
9. Dharmaguptaka (法藏部 Pháp tạng bộ)
10. Suvarsaka (饮光部 Ẩm quang bộ)
11. Sautrantika hay Samkrantivadin (经量部 Kinh lượngbộ)
Đại chúng bộ (Bắc truyền) phân ra 9 Bộ phái
1. Mahasanghika (大众根本部 Đại chúng Căn bổn bộ)
2. Ehavyavaharika (一说部 Nhất thuyết bộ)
3. Lokottaravadin (说出世部 Thuyết xuất thế bộ)
4. Kaukutika (鸡胤部 Kê dẫn bộ)
5. Bahusrutya (多闻部 Đa văn bộ)
6. Prajnativa (说假部 Thuyết giả bộ)
7. Caityasala (制多山部 Chế đa sơn bộ)
8. Aparasaila (西山住部Tây sơn trụ bộ)
9. Uttarasaila (北山住部 Đông sơn trụ bộ)
Theravada
Vào thời vua Ashoka, kỳ kiết tập kinh điển lần thứ ba nhằm thảo luận những quan điểm bất đồng của Tăng chúng giữa các phân phái. Kết thúc kỳ kiết tập này, những quan điểm và lý thuyết sai lầm được bác bỏ. Giáo pháp được kiểm chứng và chấp thuận bởi hội đồng được biết như “Hội đồng Trưởng lão,” có nhiều bảo thủ, gần gũi, và sớm hơn các truyền thống Phật giáo hiện có.
Các kinh văn thiêng liêng được viết bằng ngôn ngữ Pali được cho là Nguyên Thủy, gần với lời Phật Thích Ca, Tuy nhiên những kinh sách truyền thừa cũng có một chút sai biệt trong các quốc gia hướng Nam. Phật giáo Nam tông tu tập bốn chân lý cao quý, Bát chánh đạo, những pháp hành căn bản của Đức Phật dạy. Mục tiêu loại bỏ những đau khổ từ sự ham muốn của con người và đạt đến Niết bàn, thoát khỏi sinh tử với trạng thái ly dục. Những ai thực hành Bát chánh đạo đều có thể thành công trong việc đạt được Niết bàn hay quả vị A-la-hán. Theo học thuyết này, Niết bàn chỉ có thể có trong cuộc sống này và dành cho các nhà sư tu hành theo lời dạy của Đức Phật.
Nam truyền có mặt trong các quốc gia như Sri Lanka, Cambodia, Laos, Myanmar, Thailand, Việt Nam, Bangladesh, Malaysia, Indonesia, Singapore và các hướng nam của châu Á.
Mahayana
Giữa thế kỷ 1 BCE và thế kỷ 1 CE, hai thuật ngữ Mahayana (Đại thừa) và Hinayana (Tiểu thừa) xuất hiện trong kinh Saddharma Pundarika Sutra (kinh Diệu Pháp Liên Hoa).
Theo Alexander Berzin, thuật ngữ Tiểu Thừa (cỗ xe nhỏ) và Đại thừa (cỗ xe lớn) có nguồn gốc ở những kinh văn thuộc hệ Bát nhã (kinh Nhận Thức Vô Phân Biệt, kinh Trí Tuệ Siêu Việt…) Chúng phá các phạm trù đối đãi, nâng cao Đại thừa và hạ thấp Tiểu thừa. Tuy nhiên, các thuât ngữ chọn lựa vẫn còn có những thiếu sót khác…."2
Vào thể kỳ thứ 2 CE Đại thừa trở nên rõ ràng. Ngài Long Thọ đã phát triển triết học Đại thừa về tính Không (Sunyata) và chứng minh rằng tất cả mọi thứ là trống rỗng trong Madhyamika-karika (Trung Quán Luận). Vào thế kỷ thứ 4, hai luận sư Asanga (Vô Trước) và Vasubandhu (Thế Thân) đã viết nên số lượng đồ sộ cho kiến trúc Đại thừa. Sau thế kỷ 1 CE các nhà Đại thừa đã định vị lập trường để phân biệt Mahayana và Hinayana.
Từ sự phát triển từ Đại chúng bộ (Mahasanghika), những phần nào đó của giáo pháp được đồng thuận từ cuộc kiết tập kinh điển đầu tiên. Sự thay đổi được thấy trong một số kinh và luật. Truyền thống Bắc truyền có nhiều sự thay đổi và cởi mở, với một số kinh văn đã được thêm vào trong tam tạng giáo pháp. Phật giáo Bắc truyền tin rằng con đuờng đến Niết bàn là mở rộng cho tất cả mọi người không chỉ dành cho người xuất gia. Những Phật tử tu theo Bắc truyền với thệ nguyện thực hành Bồ tát đạo hầu giúp cho tất cả mọi người nhận ra Niết bàn của chính họ.
Bắc tông chấp nhận thêm những kinh văn được viết bằng ngôn ngữ Sanskrit, và những kinh văn về sau, và tin thờ nhiều vị Phật và Bồ tát. Khi Mahayana rời khỏi Ấn Độ, nó hòa nhập vào những đặc trưng văn hóa của lãnh thổ và những học thuyết. Như Đại thừa của Trung Quốc có sự khác biệt lớn với Ấn Độ và Nhật Bản. Có nhiều truyền thống khác nhau như Tịnh độ, Zen, Nhật Liên Tông, Kim cương tông (Phật giáo Tây Tạng), Thiên Thai, Chân ngôn tông (Shingon) và Chân như tông (Shinnyo-en)…
Bắc truyền định cư vào China, Japan, Korea, Singapore, những vùng của Russia và Việt Nam.
Một nhánh đặc thù của Bắc truyền: Kim Cương thừa (Vajrayana)
Một giáo phái đặc biệt của Phật giáo, còn được gọi là Mật thừa hay Kim Cương thừa được phát triển từ Phật giáo Đại thừa ở Ấn Độ và đang được mở rộng. Kinh văn đầu của nó đã được truyền bá đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, và đặc biệt ở Tây Tạng. Hành giả Kim Cương thừa chú trọng việc thực hành các nghi lễ bắt nguồn từ các tôn giáo xa xưa. Nhà sư Nhật Kukai đã giới thiệu tông phái đạo Phật này đến Nhật Bản, nơi mà nó được gọi là Shingon (Chân ngôn tông) Phật giáo, và một vài hệ phái Kim cương thừa vẫn còn duy trì đến ngày nay. Một nhóm khác của Kim Cương thừa Phật giáo là cộng đồng Phật tử Newar Vajrayana ở thung lũng Newar Nepal’s Kathmandu của Nepal, nhóm này chỉ thờ một vài vị thần Newar.
Phật giáo Tây Tạng
Có lẽ tông phái nổi tiếng nhất của Kim cương thừa là Phật giáo Tây Tạng. Một trong những khu vực cuối cùng được biết đến, Tây Tạng Tu tập theo Phật giáo Kim Cương thừa khi nó được giới thiệu bởi nhà thần bí Ấn Độ Padmasambhava (Liên Hoa Sanh). Khác với Phật giáo Chân tông và Newar, Phật tử Tây Tạng chú tâm vào các kinh văn mới của Kim Cương thừa, mặc dù có một số lấn áp trong các kinh văn thiêng liêng của họ. Giáo pháp và nghi lễ của Phật giáo Tây Tạng cũng có những yếu tố căn bản của Phật giáo Nguyên Thủy và Đạo Bon-một tôn giáo truyền thống Tây Tạng. Phật giáo Tây Tạng đang tiếp tục chia thành bốn phần chính của nó: Phật giáo Nyingma, các giáo phái Tây Tạng cổ nhất, và các hệ phái Phật giáo mới hơn: Kagyu, Sakya và Geluk.
Sự tương đồng giữa Phật giáo Nam tông và Bắc tông
Căn bản giáo pháp là giống nhau. Biểu đồ dưới đây đã chỉ ra những lời dạy quan trọng của Đức Phật đã được chấp nhận với cả hai Tông phái.
1. Cả hai chấp nhận Đức Phật Thích Ca là bậc Đạo sư
2. Chân lý Tứ diệu đế là căn bản của cả hai tông phái
3. Bát chánh đạo là con đường chánh của cả hai
4. Thập nhị nhân duyên (Paticca-samuppada) hoặc Duyên sinh (Dependent Origination) đều bao hàm trong hai tông phái.
5. Cả hai không chấp nhận khái niệm về một đấng thượng đế toàn năng, siêu nhiên, sáng tạo và điều động thế giới này.
6. Quan điểm Vô thường (Anicca), Khổ (Dukkha), Vô ngã (Anatta) và Giới (Sila), Định (Samadhi), Tuệ (Panna) thì không có bất kỳ sự khác biệt nào.
Sự khác nhau giữa Phật giáo Nam tông và Bắc tông
Mặc dù Giáo pháp căn bản là giống nhau đối với Phật giáo Theravada và Mahayana, có một vài khía cạnh quan trọng trong hai tông phái về tư tưởng khác nhau của Phật giáo. Những khía cạnh quan trọng được trình bày trong sơ đồ dưới đây.3
# |
CHỦ ĐỀ |
PHÂT GIÁO NAM TRUYỀN |
PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN |
1 |
Đức Phật |
|
Bên cạnh đức Phật Thích Ca, cũng thờ thêm các vị Phật khác như Phật A Di Đà, Phật Dược Sư… |
2 |
Bồ Tát |
Chỉ chấp nhận Bồ Tát Di lặc (Maitreya). |
Ngoài Bồ tát Di lặc, còn có bốn vị Bồ tát nổi bậc: Bồ tát Quán Âm (Avalokitesvara), Văn Thù Sư lợi (Mansjuri), Địa Tạng (Ksitigarbha) và Phổ Hiền (Samanthabadra) và các vị Bồ tát trong hệ thống Mật tông |
3 |
Tăng đoàn |
Đoàn thể Tăng và Ni +Nam Nữ Phật tử |
Đoàn thể Tăng và Ni + Nam Nữ Phật tử cùng tu tập theo lời dạy của Phật |
4 |
Quan niệm về nữ giới |
Nữ giới tu tập đều có thề chứng Thánh quả A La Hán. Tuy nhiên nữ giới không được xuất gia tu tập trong Tăng đoàn sau khi Phật nhập diệt. Bây giờ đã đạt được sự bình đẳng trong những năm gần đây khi nữ giới cũng được thọ giới Tỳ kheo ni theo hệ thống Nam truyền. |
Nữ giới đều có thể thọ Tỳ kheo, tu tập và có thể thành Phật |
5 |
Tu chứng |
A La Hán (Arahant) hoặc Bích Chi Phật (pacceka-buddha). |
Giác ngộ (Buddhahood) - bằng con đường Bố tát). |
6 |
Ý nghĩa hệ phái |
|
Mahayana có nghĩa là "Great vehicle, Đại thừa," một số căn bản giáo lý được phát triển. |
7 |
Ý nghĩa giải thoát |
Để đạt đến Niết bàn, phải tu tập Bát chánh đạo, thực hành thiền quán. |
Tất cả Pháp môn tu tập của các Tông phái nhằm hướng dẫn hành giả đạt đến giác ngộ, Niết bàn. |
8 |
Kinh điển |
Tạng (Tipitaka) Pali có 3: Luật tạng (Vinaya Pitaka) có 5 quyển, Kinh tạng (Sutta Pitaka) gồm 5 bộ (nhiều kinh) và luận tạng (Abhidhamma Pitaka) có 7 tập. |
Tạng Bắc Truyền cũng có 3: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Chủ thuyết 12 nhân duyên, nhân quả, Pháp cú. Bao gồm hầu hết Tạng Nam truyền (Theravada Tipikata) và nhiều kinh phát triển. |
9 |
Khái niệm Bồ-đề-tâm |
Chủ trương tự giải thoát. Hoàn toàn dựa vào chính mình để tu tâp đoạn trừ phiền não. |
Ngoài việc tự giải thoát, tự tu đồng thời giúp chúng sanh tu tập để được giải thoát. |
10 |
Khái niệm Tam thân |
Rất giới hạn về Tam thân Phật. Tài liệu tham khảo về Tam thân chủ yếu là Ứng thân (nirmana-kaya) và Pháp thân (dharma-kaya). |
Rất được chú trọng trong Phật giáo Bắc truyền. Báo thân (Samboga-kaya ) hay hỷ lạc thân –(reward/enjoyment body) là khái niệm đầy đủ Tam thân Phật. |
11 |
Lãnh thổ truyền bá |
Hướng Nam: Sri Lanka, Thailand, Burma, Laos, Cambodia và những vùng Đông Nam Á. |
Hướng Bắc: Tibet, China, Taiwan, Japan, Korea, Mongolia và những vùng Đông Nam Á. |
12 |
Ngôn ngữ Giáo pháp |
Pali tạng. Giáo pháp chủ yếu là tiếng Pali được bổ sung bằng ngôn ngữ địa phương. |
Sanskrit tạng được chuyển dịch thành ngôn ngữ địa phương như: Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản. |
13 |
Niết bàn-Nirvana |
Không phân biệt Niết bàn đạt được giữa Phật và A-la-hán hoặc Phật Độc giác (pacceka Buddha). |
Cũng được hiếu như 'giải thoát vòng luân hồi,' Có sự phân biệt vi tế trong trình độ chứng đắc dành cho 3 quả vị này. |
14 |
Đệ tử của Đức Phật Thích Ca |
Theo sử liệu, những đệ tử A-la-hán hoặc những vị bình thường. |
Một số vị Bồ tát được Đức Phật Thích Ca giới thiệu. Hầu hết các vị này không phải là những nhân vật lịch sử. |
15 |
Nghi lễ |
Có vài Nghi lễ nhưng không đặt nặng như các tông phái Bắc truyền. |
Ảnh hưởng văn hóa địa phương, chú trọng quá nhiều về việc dùng nghi lễ; ví dụ, nghi lễ cho người chết, cúng thức ăn cho ngạ quỷ, lễ nghi Mật tông (Vajrayana). |
16 |
Dùng Thần chú và Thủ Ấn |
Có vài điều tương đương trong việc dùng để hộ trì (Parittas). |
Chú trọng thực hành trong Mật tông.Các tông phái khác cũng có bao gồm vài thần chú trong nghi thức hàng ngày. |
17 |
Cách tu cho người sắp chết và chết |
Ít nghiên cứu về tiến trình hấp hối và chết. Thông thường, với người sắp chết được khuyên quán niệm vô thường, đau khổ và trống không. |
Mật tông chú trọng tỉ mỉ với lãnh vực này. Có nhiều dấu hiệu bên trong và bên ngoài được biểu lộ với những người trước khi họ chết. Quan trọng việc thực hành năng lực chuyển giao công đức trong vài tuần trước khi chết để tìm được cảnh giới tái sanh sau khi chết. |
18 |
Thân Trung Ấm (Bardo) |
Trạng thái ở giữa, sau khi chết và trước khi tái sanh là không được đề cập rõ ràng trong Nam truyền. |
Tất cả tông phái Bắc truyền đều dạy về trạng thái Trung ấm, sau khi chết. |
19 |
Ăn ngày một bữa |
Qui tắc này dành cho Tăng đoàn Nam truyền (Theravada). |
Xem đây là môt hạnh đáng trân quí nhưng cũng bỏ qua đối với trường hợp của mỗi cá nhân trong những Tăng đoàn khác nhau. |
20 |
Ăn chay |
Khía cạnh này không cần thiết. Những nơi giống như Thái Lan Tăng đoàn mỗi sáng đi khất thực thì rất khó khăn để đòi hỏi thực phẩm được cúng dường. |
Được thực hành rất hay trong tất cả các Tông phái Bắc truyền. (Ngoại trừ Tây Tạng vì lí do môi trường địa lý). |
21 |
Cách thờ ảnh tượng trong các tự viện |
Chỉ trang trí đơn giản với hình ảnh của Đức Phật Thích Ca…và thi thoảng các đệ tử lịch sử. |
Có thể khá kỹ lưỡng; một gian phòng thờ Đức Phật Thích Ca và hai vị Đệ tử Ngài, một gian phòng thờ 3 Đức Phật (có thêm Đức Phật A Di Đà và Dược Sư) và một gian phòng thờ 3 vị Bồ tát chính; bên cạnh có những vị Hộ Pháp v.v... |
22 |
Tông/Bộ phái truyền thống |
Từ 18 Bộ phái, qua nhiều năm giảm thiểu số luợng và chỉ còn một Tông phái chính. |
8 Tông phái (Chinese) chính dựa vào những giáo lý đầu tiên (Kinh, luật, luận) và những tư tưởng phát triển. Bốn Tông phái nghiêng về việc tu tập như Tịnh độ/A Di Đà, Thiền, Luật và Mật tông (Pure Land/Amitabha, Ch'an, Vajrayana and Vinaya-không dành cho Cư sĩ) thì Phổ cập hơn những tông phái dựa trên căn bản triết học như Thiên Thai, Hoa Nghiêm , Duy Thức và Trung Quán tông (Tien Tai, Avamtasaka, Yogacara and Madhyamika). |
23 |
Mục tiêu Giáo pháp. |
Đạt được tuệ giác hoặc Niết bàn. |
Tuệ giác được hiểu là nhận thức đúng bản tâm và quán sát sự phát triển những nhân phẩm như trí tuệ, từ bi, an lạc v.v… |
24 |
Quan điểm về Phât |
Đức Phật hoặc Tứ diệu đế hướng dẫn chúng sinh con đường thoát khỏi luân hồi hoặc đạt được Niết bàn. Niềm tin sai lầm khi không ứng dụng lời dạy của Phật. |
Đức Phật, cũng được hiểu là bản tâm, Phật tánh của tất cả chúng sanh hoặc bất kỳ ai tu tập đạt được trạng thái đó. |
25 |
Khái niệm về thiên thần |
Thiên hoặc thần luôn luôn được phản chiếu. Khái niệm về thượng đế cũng không phải là một phần của Phật giáo. Tuy nhiên Phật tử tin rằng chư Thiên là những vị còn đau khổ giống như con người, không có liên quan đến sự tồn tại của con người, và không thể cứu chúng ta. |
Bản lai tâm vốn hoàn hảo được xác định bởi bất kỳ chúng sinh nào. |
26 |
Định luật Tôn giáo |
Dharma - lời dạy của đức Phật. |
Giáo pháp (Dharma) là giáo luật hướng dẫn cho những ai thực hành để có an lạc, không phải là luật lệ bắt buộc. |
27 |
Quan điểm về Nhất thần giáo |
Theravada là một giáo pháp. Nó không phải là một hệ thống tôn giáo Hữu thần và lý thuyết Hữu thần như đã bị nhầm lẫn. |
Mahayana là Giáo pháp. Nó không phải là một hệ thống tôn giáo Hữu thần và lý thuyết Hữu thần như đã bị nhầm lẫn. |
28 |
Niềm tin |
Tin rằng Đức Phật lịch sử đã nhập diệt 2560 (…) năm cách đây nhưng lời dạy của ngài cũng còn tồn tại để hướng dẫn chúng sinh. |
Tin rằng Đức Phật Thích Ca và vô số Phật vẫn còn giáo hóa ở các cõi giới khác và có thể hộ trì mọi người tu tập và nguyện hướng. Những điều này được xác định trong nhiều kinh Mahayana, khác với kinh pali. |
29 |
Nhân tánh |
Con người thường có vô minh, khát ái, sân hận, tham lam và ảo tưởng (từ khi họ sinh ra) dẫn dắt họ đau khổ. |
Mỗi người (hoặc chúng sinh) bị phiền não, vô minh và bản ngã chi phối. Cách khác, mỗi chúng sinh đạt được tiềm năng hoàn hảo bất sinh bất diệt (còn gọi là Phật tánh, đó là bản tánh của chính mình). |
30 |
Định luật Tôn giáo |
Dharma - lời dạy của đức Phật. |
Giáo pháp (Dharma) là giáo luật hướng dẫn cho những ai thực hành để có an lạc, không phải là luật lệ bắt buộc. |
31 |
Vai trò của Thượng đế trong việc cứu rỗi |
Đức Phật dạy chúng ta tự mình khám phá Niết bàn và đừng tùy thuộc vào một ai. Thượng đế hoặc thiên thần chẳng bao giờ tồn tại hoặc được chấp bởi giáo lý Theravada. Sự cứu rỗi không có trong Phật giáo. |
Giáo lý Mahayana không tin tưởng có một đấng sáng tạo, toàn năng điều động vũ trụ. Dạy rằng mỗi chúng sanh đều tự mình tu tập để đạt được tuệ giác. |
32 |
Những ảnh hưởng Phi Phật giáo |
Chủ yếu là những ảnh hưởng Ấn Độ/ Bà-la-môn trước thời Phật Thích Ca. Nhiều thuật ngữ như karma, sangha v.v... là những thuật ngữ đã lưu hành trong thời Đức Phật. Tài liệu tham khảo từ Vedas và Upanishads. |
Trong quá trình hội nhập và hài hòa bản sắc trong các nền văn minh khác, có những ảnh hưởng tương quan không nhỏ. Tại Trung Quốc, Phật giáo có một vài ảnh hưởng Lão giáo và Khổng giáo nhằm có một tác động đối với tín ngưỡng bản địa. Kịch bản này đã được lặp lại ở Nhật Bản và Tây Tạng. |
33 |
Phât Tánh |
|
Chú trọng, đặc thù đối với các Tông phái nghiêng vế tu tập. |
Thiền Vipassana và Thiền Samatha
• Thiền Theravada: ‘Vipassana’ được hiểu như là ‘insight’ hay Minh sát tuệ, và là những gì căn bản mà Đức Phật dạy, nó sẽ giúp bạn thấy được bản chất thật của thực tại hiện tiền khi tu tập những gì được gọi là thiền 'Vipassana' (Minh sát tuệ). Thiền Vipassana được lưu truyền nhờ Phật tử Miến Điện lưu giữ, tuy nhiên loại thiền này đã không trở thành phổ biến với Phật tử cho đến thế kỷ 19 và 20. Trước đó, thiền Vipassana là chủ yếu thực hành tại tu viện. Điều này không có nghĩa rằng tất cả các bậc thầy chỉ dạy duy nhất là thiền "Vipassana". Thiền Vipassana cũng là một phần của thực hành thiền định mặc dầu có sự cố chia rẽ giữa Vipassana và các loại Thiền của các Tông phái khác.
• Thiền Mahayana: ‘Samatha’: còn được gọi là shamatha, có nghĩa là ‘tĩnh lự’ hay Thiền chỉ hoặc Thiền định. Thiền samatha còn gọi là "định tâm", cụ thể, là khiến cho các hành (sankhàra) lắng dịu. Đại Thừa có nhiều trường phái khác nhau, tập trung vào việc phát triển tinh thần thiền trong nhiều cách khác nhau. Đại thừa tập trung vào một sự hòa trộn của cả hai Vipassana và samatha, nó tin rằng cả hai Vipassana và Samatha (định và tuệ) là cần thiết để đạt được giác ngộ bởi vì để có được sự phân tích rõ ràng (Vipassana ), đầu óc của bạn phải định tĩnh (samatha). Vì có rất nhiều trường phái của Đại thừa đã tập thiền theo những cách khác nhau và mức độ khác nhau; một số tông phái như Tịnh và Mật đã thực hành tụng kinh, trì chú và thiền định vì Phật tử không có thời gian để tham gia vào việc thực hành tu thiền do công việc bận rộn và cuộc sống gia đình. Điều thú vị là, tụng kinh và trì chú cũng đã chứng minh là có hiệu quả an định như thiền định khi các nhà khoa học chụp những biểu đồ scans của tâm.
Điểm đồng và dị giữa Phật và A La Hán (Buddhas and Arhats)
Bậc A la hán là hàng Thánh giả thứ tư đã thành tựu giải thoát sinh tử phiền não trong ba cõi, đã kinh qua quá trình tu chứng của hàng Sơ quả, Nhị quả và Tam quả rồi mới đến Tứ quả, có thể được tóm tắt như sau:
Bậc Sơ quả Tu đà hoàn thì giải thoát được ba kết-phược: Ngã kiến, Nghi kiến và Giới cấm thủ kiến. Bậc Nhị quả Tư đà hàm là đã bạc tham, sân và si, nghĩa là nghiệp tham, sân và si còn rất là mỏng; cho nên hàng nhị quả còn gọi là Bạc-địa. Bậc Tam quả Tư đà hàm thì đã đoạn trừ ngũ-hạ-phần-kết, đó là Dục tham, sân khuể, Ngã kiến, Nghi kiến, và Giới cấm thủ kiến nên còn gọi là Ly-địa (hàng Sơ quả cũng đoạn trừ Ngã kiến, Nghi kiến và Giới cấm thủ kiến của Dục giới, hàng Tam quả đoạn trừ Ngã kiến, Nghi kiến, và Giới cấm thủ kiến thuộc Vô sắc giới); vì đã hoàn toàn ly khai Dục giới địa nên bậc Tư đà hàm quả đã chứng đắc Sơ thiền. Bậc Tứ quả A la hán thì đoạn trừ Ngũ-thượng-phần-kết: sắc tham, vô sắc tham, trạo cử, mạn, và vô minh. Khi đã chặt đứt hoàn toàn Ngũ-thượng-phần-kết thì mới chứng đắc A la hán, hoàn toàn thoát khỏi vô minh của tam giới lục đạo. Phàm phu chúng sanh bị trói buộc vì cái thấy phiền não và tư duy phiền não, còn gọi là Kiến hoặc và Tư hoặc, bậc Thánh giả A la hán thoát ly ‘nhị hoặc’ này đồng thời cũng ra khỏi luân hồi, không còn Phần-đoạn-sanh-tử hay là sự luân chuyển của ngũ uẩn thân.
Có một sự khác biệt khá lớn giữa các luận thuyết về Hinayana và Mahayana đối với quả vị A La Hán và chư Phật. Cả hai đồng ý rằng A La Hán là những chúng sinh đã giải thoát (A-la-hán 阿羅漢; sa. arhat, arhant; pi. arahat, arahant; bo. dgra com pa) dịch nghĩa là Sát Tặc (殺賊), Ứng Cúng (應供), Bất sinh (不生) hoặc Vô Sinh (無生) là người đã đạt Niết-bàn, đoạn diệt sinh tử.
Thật nghĩa của A la hán là Ứng Cúng, nhân vì hàng A la hán đã ra khỏi ba cõi, làm phước điền cho chúng sanh tu phước cúng dường. Và còn biệt danh là Sát tặc, nghĩa là đã giết giặc phiền não, đoạn trừ những hiện hành ‘phiền não’, tập khí và tất cả ‘tùy phiền não’, và có năng lực giúp cho chúng sanh tổn giảm phiền não. A la hán còn nghĩa là Vô sanh, có nghĩa là không còn thọ thân ‘ngũ uẩn’ nữa, thoát hẳn tam giới, lục đạo luân hồi. A la hán gồm có hai đại loại: Một là Tuệ giải thoát A la hán, hai là Câu giải thoát A la hán. Tuệ giải thoát A la hán là chỉ cho hàng A la hán chưa có chứng đắc Tứ thiền Bát định nhưng có thể dùng trí tuệ ra khỏi tam giới. Tuệ giải thoát A la hán tối thiểu chỉ đắc được định lực Sơ thiền; vì khi ở trong quả vị thứ ba đã chứng đắc viên mãn định lực của Sơ thiền rồi. So với hàng Câu giải thoát A la hán mà nói thì Tuệ giải thoát A la hán cũng ở trong Tứ thiền Bát định nhưng còn có chỗ khinh suất tùy thời, và cũng ở chỗ tùy thời có thể ly khai tam giới vì có định lực Tứ thiền Bát định. Hàng Câu giải thoát A la hán đồng thời chứng đắc Tứ thiền Bát định cũng có trí tuệ giải thoát, nhân đây mà có thể ra khỏi ba cõi. Bậc A la hán không phải nhân vì định lực để thành tựu A la hán mà nhân vì trí tuệ, cho nên hàng Tuệ giải thoát A la hán và Câu giải thoát A la hán đều là Thánh nhân, chủ yếu chỉ sai biệt chứng đắc và chưa chứng đắc Tứ thiền và Bát định; dù là Tuệ giải thoát hay Câu giải thoát, hàng A la hán đều tự chứng tự tri: “Sanh tử đã đoạn, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, tự biết không thọ thân sau.”( 生死已斷,梵行已立,所作已作,自知不受後有) Đó là bậc Thánh hoàn toàn ra khỏi ba cõi.
Trong Phật giáo nguyên thủy.A-la-hán là hiện thân của sự giác ngộ . A-la-hán là danh từ chỉ một Thánh nhân, một người đã đạt cấp "vô học" (không cần phải học gì nữa) của Thánh đạo (sa. āryamārga; pi. ariyamagga), không bị ô nhiễm (sa. āśrava; pi. āsava) và Phiền não (sa. kleśa; pi. kilesa) chi phối. Một A-la-hán khi còn sống thì dù đời là bể khổ thì vẫn ung dung, tự tại nên còn gọi là Hữu dư Niết-bàn (sa. sopadhiśeṣanirvāṇa; pi.savupadisesanibbāna), khi A-la-hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn.
A-la-hán đã giải thoát 10 trói buộc thế gian như: ngã kiến, nghi ngờ, chấp đắm giới luật, tham, sân hận, sắc tham, vô sắc tham, kiêu mạn, hồi hộp không yên (trạo), vô minh.
A-la-hán được xem là người đã từ bỏ ô nhiễm, bỏ các gánh nặng, đã đạt mục đích và tâm thức đã được giải thoát.
Để đạt được giải thoát hay giác ngộ, Theravada và Mahayana đều khẳng định rằng người ấy thấu rõ bản chất ‘vô ngã’ (lack of an impossible ‘soul’), vắng bóng cái tôi (selflessness. S.anatma. P. antta), không có chấp thủ linh hồn (soul) hoặc tiểu ngã (atman) thì không còn bị tác động bởi bất cứ điều gì, đã thoát khỏi sự chi phối của tất cả phiền não. Căn cứ trên phương diện về mục tiêu giác ngộ của Bồ đề tâm, bằng sự tu tập các công đức trong quá khứ và hiện tại, chư Phật đạt được trình độ giác ngộ cao hơn hàng A-la-hán.
Theo kinh điển Pali, Như Lai (tathagatas) là người thấu rõ các hiện tượng * Đoạn cuối của tất cả con đường * nhưng không giải thích những chi tiết khác mà chỉ có Như Lai thấu rõ. “Tỳ Kheo, Như Lai - bậc xứng đáng, người tự đánh thức ngay chính mình, người đã thoát khỏi ảo tưởng từ sắc, người an tịnh, đoạn diệt, giải thoát mọi chấp thủ- đuợc gọi là 'chánh tri giác.” (Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho rūpassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto sammāsambuddhoti vuccati - Monks, the Tathagata — the worthy one, the rightly self-awakened one, who from disenchantment with form, from dispassion, from cessation, from lack of clinging (for form) is released — is termed 'rightly self-awakened).4
Đức Thế Tôn lại nói: "Như Lai - bậc xứng đáng, bậc chánh tri giác - là người dẫn dắt trên con đường (trước đó) chưa ai dẫn đắt, người phát sinh ra con đường (trước đó) chưa ai phát sinh, người chỉ ra con đường (trước đó) không ai chỉ ra. Ngài biết con đường, là bậc đạo sư, tinh thông về các con đường.” Và bây giờ các đệ tử (A La Hán) của Ngài cứ đi theo con đường ấy và sau đó thể nhập với con đường. The Blessed One said, "The Tathagata — the worthy one, the rightly self-awakened one — is the one who gives rise to the path (previously) unarisen, who engenders the path (previously) unengendered, who points out the path (previously) not pointed out. He knows the path, is expert in the path, is adept at the path.” And his [arahant] disciples now keep following the path and afterwards become endowed with the path. 5
Như vậy Đức Thế Tôn, A la hán (Bậc siêu tuyệt), bậc giác ngộ, đầy đủ trí tuệ và đức hạnh, đáng tôn kính, bậc tuệ giác của thế gian, bậc Đạo sư vô thượng, bậc Thầy của Trời và Người, Đức Phật, Đức Thế Tôn (itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā’ti). Such Indeed is the Blessed One, arahant (Consummate One), supremely enlightened, endowed with knowledge and virtue, welcome being, knower of worlds, the peerless trainer of persons, teacher of gods and men, the Buddha, the Blessed One. 6
Như thế tất cả chư Phật là A a hán, nhưng chỉ có Phật (vị giác ngộ hoàn toàn) mới có thể thành lập và giảng dạy Giáo pháp. Tuy nhiên nhóm từ "Arahaṃ sammā-sambuddho" cũng có nghĩa rằng "the completely awakened (samyak sambuddha) arhat ‘bậc A La Hán toàn giác’ (completely awakened); vì vậy A la hán cũng có thể giảng dạy Giáo pháp.
A la hán là những vị Thánh hoặc Hiền Triết. Đức Phật cũng tự gọi mình là một A la hán - người đã phá vỡ mười xiềng xích thuộc về Tâm sở bất thiện (Cetasikas:) dục (Kama –raga), Sân hận (Vyapada), Ngã mạn (Manạn), Tà kiến (Ditthi), Hoài nghi (Vicikiccha), Giới cấm thủ (Silabbata-paramasa), Tật đố (Issa), Xan tham (Macchariya), Vô minh (Avijja) và Hữu tham (Bhavaraga).
Nói chung, trong truyền thống Nam tông, Đức Phật khác với A La Hán trong câu "Sammasambuddha", có nghĩa là ‘bậc tự giác’ (self-enlightened Buddha), Đức Phật là một bậc thầy- người khai sinh của Đạo phật. Chỉ có duy nhất một sammasambuddha. Tất cả A la hán có ánh sáng tuệ giác giống Phật, và vì vậy gọi là A la hán. Tất cả A la hán đều thâm nhập đầy đủ 4 chân lý cao quí, 3 pháp ấn và sự rỗng không.
Một số vị A la hán có cái nhìn sáng chói hơn như Ngài Xá Lợi Phất. Giống như Đức Phật, mỗi vị A la hán có những sức mạnh, thần thông đặc biệt khác nhau, nhưng năng lực và thần thông đặc biệt siêu phàm thì không phải là lĩnh vực của A la hán, ngay cả Thiên thần và ma quỷ cũng có những năng lực đặc biệt đó. Năng lực cao quý của A la hán cũng giống như Đức Phật là sự giải thoát tối thượng và khả năng giảng dạy Giáo pháp.
Tuy nhiên Mahayana cho rằng về cơ bản, A la hán có nhiều hạn chế hơn so với chư Phật, hoặc bậc đã hoàn toàn giác ngộ. A la hán còn vi tế phiền não, sở tri ngăn che tuệ giác toàn tri mặc dù cách mà Phật đi đến giác ngộ cũng giống hệt những vị A-la-hán khác nhưng vì trong vô số kiếp trước Phật đã xả thân làm lợi ích cho chúng sinh, thực hành Bồ tát hạnh nên khi đắc đạo ngài có thần thông, trí tuệ, dung mạo, công đức... cực kỳ cao quý, phi phàm, vượt xa những A-la-hán đệ tử sau này. Và chính Phật là người giác ngộ duy nhất thời bấy giờ (trước đó đã có những vị Phật khác rồi) nên người ta gọi Ngài là Bậc Giác Ngộ, tiếng Hán là "Giác giả" nhưng càng về sau, nhiều luận bản xuất hiện và làm cho khoảng cách giữa từ "Phật" và từ "A-la-hán" càng cách xa. Thậm chí nhiều luận bản còn có ý chê bai quả vị A-la-hán là kém cỏi. Đây là điều trái ngược với quan điểm ban đầu của Phật.
Theo Phật Quang Đại Từ Điển: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và chư Phật gồm có 10 Đai danh hiệu, còn gọi là Như Lai thập hiệu, tuy xưng là 10 hiệu, nhưng thường tôn cử đến 11 hiệu:
- Như Lai (如來) dịch âm là Đa-Đà-A-Già-Đà (sa. pi. tathāgata), nghĩa là từ nơi đạo Như thật mà đến, mà thành chánh đạo (đến như thế, đến từ chân như).
- Ứng Cúng (應供) dịch âm là A-La-Hán (sa. arhat, pi. arahant), nghĩa là xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của Trời người.
- Chính Biến Tri (正遍知), dịch âm là Tam-Miệu-Tam-Phật-Đà (sa. samyaksaṃbuddha), nghĩa là người thông suốt và hiểu biết đúng tất cả các pháp.
- Minh Hạnh Túc (明行足, sa. vidyācaraṇasaṃpanna), nghĩa là người có đủ Tam minh: Thiên nhãn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh và hạnh nghiệp của thân khẩu hoàn toàn đầy đủ.
- Thiện Thệ (善逝, sa. sugata), nghĩa là khéo dùng Nhất thiết trí làm phương tiện (Đại xa), hành Bát chánh đạo mà nhập Niết bàn
- Thế Gian Giải (世間解, sa. lokavid), rõ biết hai loại: chúng sanh và phi chúng sanh, cho nên rõ biết ‘thế gian Diệt’ và ‘xuất thế gian Đạo’.
- Vô Thượng Sĩ (無上士, sa. anuttarapuruṣa), như trong các Pháp, Niết bàn là Vô thượng; ở trong các chúng sanh Phật là Đấng Vô thượng (không ai cao hơn).
- Điều Ngự Trượng Phu (調御大丈夫, sa. puruṣadamyasārathi), nghĩa là Đức Phật là Bậc Đại từ Đại trí, khi dùng ‘nhu mỹ ngữ’, khi dùng ‘từ thiết ngữ’ và nhiều ngôn từ khác, vận dụng vô số phương tiện để dẫn dắt người tu hành (trượng phu) đạt đến Niết bàn.
- Thiên Nhân Sư (天人師, sa. devamanuṣyānāṃ śāstṛ), nghĩa là Bậc thầy của Trời và Người, dạy dỗ chúng sanh những gì nên làm và những gì không nên làm, những gì là thiện, những gì là bất thiện, khiến cho chúng sanh giải thoát phiền não.
- Phật (佛, sa. buddhalokanātha), nghĩa là Bậc tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn, thấy rõ hết thảy các pháp ba đời.
- Thế Tôn (世尊, sa. buddhalokajyeṣṭha, bhagavān), nghĩa là Bậc đầy đủ các đức khiến cho mọi người tôn trọng cung kính. 7
Xuyên qua Ưu Bà Tắc Giới Kinh, 11 danh hiệu của Phật được minh định như sau:
1. Đức Như Lai tu Không tam muội, Diệt định tam muội, Tứ thiền, Từ bi, quán 12 nhân duyên, tất cả đều vì lợi ích chúng sanh. Đức Như Lai phát ngôn không có hai, cho nên gọi là Như Lai. Như Chư Phật đến từ cõi trang nghiêm, đạt sự giác ngộ Chánh đẳng Chánh giác, nên gọi là Như Lai. 8
2. Đức Phật cũng có thể gọi là Bậc Ứng Cúng, A la hán: “Đạt được chánh pháp vi diệu đầy đủ, vĩnh viễn thoát khỏi sanh tử trong ba cõi mà chư Thiên và ngoại đạo không thể đạt đến được nên gọi là A la hán; có thể thọ nhận tất cả sự cúng dường của Trời.” 9 và Người. Gọi Phật là A la hán vì tất cả chư Phật và hàng Thánh nhơn Nhị thừa hoàn toàn đạt được vi diệu chánh pháp, xứng đáng và nhận sự cúng dường (Ứng Cúng) của tất cả chư Thiên và loài người. Đức Phật siêu việt hơn A la hán về phương diện giải thoát, nhân vì Đức Phật đã đoạn tận ‘Phần đoạn sinh tử’ và ‘Biến dịch sinh tử’, thành tựu cứu cánh Đại giải thoát.
3. Đức Phật cũng được gọi là Chánh Đẳng Giác (Chánh Biến Tri): “Giác ngộ Nhị đế, Thế đế, Chơn đế, gọi là Tam miệu tam bồ đề.” 10 Sở dĩ Đức Phật có danh xưng Chánh Đẳng Giác vì Ngài đối với pháp thế tục Uẩn-Xứ-Giới quán chiếu khổ, không, vô ngã mà thực chứng duyên khởi tánh không của năm ấm, mười tám giới, như đây mà thân chứng Thế tục đế, đoạn trừ Ngã kiến và Ngã chấp, cũng gọi là ‘quán chứng thế tục đế’. ‘Thân chứng nhị đế’ thì gọi là Chơn đế-chánh chơn vô nhị, thực tướng của tất cả pháp. ‘Thực chứng pháp giới thực tướng’ là thường trú Như lai tạng tâm hay còn gọi là Vô cấu tâm, Chơn như tâm…Đức Phật từ nơi như thật này quán sát hiện quán, và có năng lực hướng dẫn cho hàng A la hán ra khỏi sinh tử trong ba cõi.
4. Đức Phật cũng đuợc xưng là Minh Hạnh Túc “do tu trì tịnh giới, đầy đủ 3 minh, gọi là Minh Hạnh Túc.”10 Đức Phật nhờ tu nhân địa Bồ tát đạo, nhiều đời tu trì tịnh giới nên đầy đủ Tam minh (Thiên nhãn minh, Túc mệnh minh, Lậu tận minh). Tam minh Lục thông của hàng Đại A la hán chỉ có thế thấy được 8 vạn đại kiếp, chứ không thể siêu việt hơn. Thiên nhãn minh của chư Phật không có hạn chế thời kiếp. Túc mệnh minh của hàng Đại A la hán tối đa cũng chỉ liễu tri 8 vạn việc đại kiếp quá khứ, không thể biết xa hơn. Chư Phật thì biết vô lượng vô số kiếp. Lậu tận minh của hàng Đại A la hán là Lậu tận minh ở trên Thế tục đế, trong Thế tục đế không có chỗ nào mà không rõ biết, nhưng đối với Chơn đế chưa rõ thấu. Đức Phật không như thế, Ngài đã hoàn toàn đoạn tận tất cả tập khí thế gian, đoạn tận tất cả phiền não làm chướng ngại trí tuệ, không có chỗ nào mà không liễu tri; đây cũng là nơi mà hàng Thanh Văn và Duyên Giác không có thể đạt tới. Nhân vì đầy đủ pháp tu chứng Tam minh, nên Phật được xưng là Minh Hạnh Túc vì Tam Minh đã viên mãn cụ túc mà Tam minh của hàng A La hán chưa đầy đủ nên không thể xưng là Minh Hanh Túc. Bích Chi Phật cũng không thể xưng là Minh Hạnh Túc, chỉ có Phật mới là Minh Hạnh Túc (三乘菩提學佛釋疑).
5. Đức Phật cũng được gọi là Thiện Thệ: “Không còn tái sinh trong các cõi, nên gọi là Thiện Thệ.” 12 Chư Phật vĩnh viễn không còn thọ sanh trong 25 cõi, chư Phật ngoài việc đoạn tận ‘Phần đọan sanh tử’ như A la hán, đồng thời các Ngài cũng đoạn tận ‘Biến dịch sanh tử’ mà hàng A la hán và Bích chi Phật không có pháp đạt đến; nên chỉ có chư Phật mới đuợc gọi là Thiện Thệ.
6. Đức Phật được xưng là bậc Thế Gian Giải bởi: “Thông suốt Nhị thế giới: Chúng sanh thế giới, Quốc độ thế giới, nên gọi là Thế Gian Giải.” 13 Nghĩa là Đức Phật hoàn toàn liễu tri về hai loại thế giới: Chúng sanh và quốc độ thế giới. Chúng sanh thế giới là tất cả chúng sanh trong pháp ngũ ấm thế gian, ngũ ấm (hữu tình) thế gian thuộc về chúng sanh trong 3 cõi 5 loài. Quốc độ thế giới còn gọi là Khí thế gian chỉ có chư Phật mới đạt được sự liễu tri rốt ráo. Sở dĩ Đức Phật có danh hiệu là Thế Gian Giải vì Ngài đã liễu tri đầy đủ về Chúng sanh thế gian và Quốc độ thế gian, hay Ngũ ấm thế gian và Khí thế gian.
7. Một danh hiệu khác chỉ dành riêng cho chư Phật là Vô Thượng Sĩ (hoặc Vô Thượng Tôn). Kinh ghi: “Như Lai từ quán bất tịnh, cho đến đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Đẳng Cháng Giác); từ Trang nghiêm địa cho đến Giải thoát địa, vượt hơn các hàng Thanh Văn Bích Chi Phật…như thế Như Lai được gọi là Vô Thượng Tôn.” 14 Do Đức Phật khi ở nhân địa tu Quán bất tịnh, đây là quán hạnh cơ bản ở thời kỳ tối sơ, từ nền tảng Quán bất tịnh cơ bản rồi từng bước tiến tu các pháp môn khác, cho đến khi đắc đạo đều theo thứ lớp Thập địa tu hành, thẳng đến Như Lai địa cứu cánh giải thoát; ở mỗi mỗi địa đều tinh tấn tu tập các pháp và siêu việt hơn hàng Thanh Văn và A la hán, và siêu việt hơn hàng Bích chi Phật, cho nên Đức Phật được xưng là Vô Thượng Sĩ hay Vô Thượng Tôn.
8. Đức Phật được tôn xưng là Đấng Điều Ngự Trượng Phu vì Ngài có năng lực điều phục tất cả chúng sanh, Kinh ghi: “Biết rõ phương tiện, điều phục chúng sanh, gọi là Điều Ngự Trượng Phu.” 15 Nhân vì chư Phật khéo biết tâm của chúng sanh và tất cả cảnh giới của tất cả chúng sanh, thông tri tất cả Khí thế gian cảnh giới và đầy đủ phương tiện thiện xảo vô lượng vô biên; dùng trí tuệ phương tiện khéo léo này mà điều phục tất cả tâm chúng sanh, dẫn dắt chúng sanh tự mình lợi ích như thật như pháp mà thành tựu đạo quả. Nhân vì chư Phật khéo rõ Chúng sanh thế gian, liễu tri tất cả những quan hệ của tâm chúng sanh với trí tuệ và phước đức hoàn toàn đầy đủ, và oai đức vô cùng quảng đại nên được xưng là Đại Trượng Phu. Bằng trí tuệ vô lượng vô biên, chư Phật đã dùng nhiều phương tiện thiện xảo, có năng lực điều phục chúng sanh nên có danh hiệu là Điều Ngự Trượng Phu.
9. Một danh hiệu khác của Đức Phật là Thiên Nhơn Sư. Kinh nói:” Đức Phật có năng lực khiến chúng sanh không còn sợ hãi, dùng phương tiện giáo hóa chúng sanh lìa khổ được an lạc, nên gọi là Thiên Nhơn Sư.” 16 Vì tất cả chúng sanh từ cõi trời đến cõi người đều có cái khổ từ ham muốn chi phối, chư Phật có năng lực khiến cho họ nhất tâm tu tập và thoát hẳn sinh tử trong cõi trời và cõi người, hết khổ được vui, nên chư Phật được tôn xưng là Đấng Thiên Nhơn Sư - Bậc Thầy của Trời và Người.
10. Danh hiệu đặc biệt khác mà chúng ta thường tôn xưng là Phật, Kinh ghi: “Tri nhất thiết Pháp và nhất thiết Hành, cho nên gọi là Phật.” 17 Đức Phật thông suốt tất cả muôn Pháp và tất cả Hành, không có một Pháp nào hay một Hành nào mà Ngài không liễu tri trọn vẹn. Nhất thiết Pháp là tất cả sở khởi của tâm chúng sanh, vì vậy trí tuệ của Phật được xưng là Nhất thiết chủng trí; hơn nữa Phật đã thực hành hoàn toàn đầy đủ nhất thiết hạnh-Ngài đã tu tất cả hạnh mới chứng thành Phật quả, do vậy Phật mới được tôn xưng là Phật.
11. Danh hiệu khác của Phật là Bà-dà-bà hay Thế Tôn. Kinh ghi: “Bậc có năng lực phá tứ ma gọi là Bà-dà-bà.” 18 Hoặc định nghĩa rõ hơn: ‘’Bà-dà có nghĩa là phá, ‘bà’ có nghĩa là phiền não. Nên gọi là Bà-dà-Bà”. 19
Như thế với danh hiệu Thế Tôn, Đức Phật có năng lực phá hết bốn ma: Phiền não ma, Sanh tử ma, Thiên ma, và Ngũ ấm ma nên được ca ngợi là Thế Tôn (Bà-dà- bà). Chỉ có Phật là đấng duy nhất đoạn tận tất cả phiền não, vô minh, sinh tử và thành tựu rốt ráo Phật đạo, viên mãn trí tuệ bất khả tư nghì.
Vì vậy trong 11 danh hiệu vừa nêu trên có một danh hiệu ‘Ứng Cúng’ với ý nghĩa là A-la-hán (Arhat), có nghĩa là ‘chúng sanh được xứng đáng thọ nhận sự cúng dường’
Theo Nguyên Thỉ Phật Giáo Đích Quán Niệm (原始佛教的觀念), ‘A-la-hán quả’ là mục tiêu tu hành được thành tựu, đạt được quả vị chứng ngộ ‘A-la-hán’ là thông qua việc tu hành đạt đến giải thoát, bậc Thánh giả thực thấy rõ ràng ‘ngã sanh đã tận, phạm hạnh đã lập, sở tác đã đoạn, không còn tái sanh’20
Những vị không còn tham ái, dục nhiễm, đoạn trừ tất cả phiền não, thoát khỏi sự trói buộc của những hệ lụy phàm phu sinh tử, vãng lai Tam giới, thường tiếp nhận sự cúng dường của nhân-thiên. Do đây, với nghĩa rộng thì ‘A-la-hán’ bao quát cả Phật bởi thông qua việc tu hành mà hành giả chứng đắc quả A-la-hán.
Phật cũng có thể được xưng là A-la-hán, nhưng xưa nay chẳng ai nói ‘A-la-hán’ là Phật. thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ chủ trương ‘Phật và hàng Nhị thừa giải thoát vô quả, Tam thừa Thánh đạo đều có sai biệt’, nói chung nghĩa là từ việc đoạn trừ Phiền não chướng, xuất ly sanh tử mà nói, ‘Sở chứng đắc’ giải thoát của hàng Thanh văn, Duyên giác cùng với sở chứng đắc giải thoát của Đức Phật là bình đắng không khác. Nhưng trí tuệ ‘Năng chứng đắc’ quả vị thì khác biệt. Sự khác biệt là phương thức tu hành đạt quả không đồng: Phật là Tự giác mà thành tựu bồ đề, A-la-hán là thông qua việc nghe Phật giảng pháp sau đó mới chứng quả mà tiến vào Niết bàn. Kinh A Hàm nói: “Như Lai, Bậc Ứng Cúng, Đẳng Chánh Đẳng giác chưa từng nghe pháp, tự (năng) giác ngộ pháp, thông đạt vô thượng bồ đề; đối với đời vị lai mà thuyết pháp khai ngộ cho Thanh văn…người chưa đắc mà đắc, chưa lợi mà lợi, tri đạo, phân biệt đạo, nói đạo, thông đạo; lại có năng lực thành tựu truyền trao giáo giới cho các Thanh văn. Như thế mà thuyết chánh thuận, khiến cho (hàng Thanh văn) vui mừng với thiện pháp, như vậy gọi là Như lai, La-hán khác biệt.20
Tuy Phật và A-la-hán đều trãi qua sự học đạo viên mãn, Bậc Thánh giả không còn phải tu học nữa (vô học), chỉ có Đức Thích tôn mới được xưng là ‘Phật’ vì ‘sở đoạn’ và ‘sở chứng’ cao hơn hàng Nhị thừa. Trong Đại Tỳ Bà Sa Luận (大毗婆沙論) nói, Phật có khả năng ‘sơ giác’, ‘biến giác’ và ‘biệt giác’ mà hàng A-la-hán thì không thể. Trong nhiều luận giải cho rằng Phật và A-la-hán có đến 20 điều khác biệt. Như thế, Đức Phật có năng lực điều phục mà không ai có thể sánh, rõ biết tất cả duyên khởi thậm thâm, pháp nghĩa sở thuyết không rơi vào nhị biên, biện tài phong phú bất tận, đối với vị lai tiến hành thọ ký mà không có sai sót. Không nhiễm trước tám pháp thế gian, độ thoát tất cả nguy nan, đầy đủ 10 lực, bốn vô sở úy, đại từ, tam niệm trụ…mà hàng A-la-hán không đầy đủ. Như thế ở trên phương diện Trí và Hạnh, A-la-hán và Phật có nhiều tương đồng và sai khác.
Điểm đồng và dị giữa Bồ tát và A-la-hán (Bodhisattvas and Arhats), giữa Bồ tát và Phật.
Mục tiêu căn bản khác nhau giữa A la hán và Bồ tát
Theravada: Trở thành một bậc Arhart (Đức Phật trong kiếp sống cuối cùng của ngài cũng được biết đến như một vị Arhart). Điều này không quá khó hiểu, có nhiều loại khác nhau của Arharts, ví dụ như 'Phật' là một Arhart người đã đạt được giác ngộ bởi chính mình, trong khi ‘thông thường’ một bậc Arhart nhận được sự hướng dẫn và giác ngộ bởi Phật. các bậc Arhart đã hoàn thành công việc của họ với cuộc sống này, và đạt được Niết bàn, chấm dứt vĩnh viễn vòng luân hồi.
Mahayana: Trở thành một vị Bồ Tát (Bodhisattva / Đức Phật là một vị Bồ Tát trong nhiều kiếp về trước) so với một Arhart (hãy nhớ, cả hai đều là những bậc giác ngộ) thì Bồ Tát lăn xả vào đời (không nhập Niết-bàn) và trong chu kỳ tái sinh kế tiếp để giúp đỡ, cứu độ chúng sanh giác ngộ. Thệ nguyện đầu tiên của một vị Bồ tát là "chúng sinh là vô số, tôi nguyện giải thoát đau khổ cho họ." Nhưng điều đó không có nghĩa là Bố tát từ chối trở thành một Arhart / Phật; tâm nguyện của Bồ tát chỉ hướng tới việc giúp đỡ tất cả chúng sanh.
Bồ tát là danh xưng theo hệ thống tu tập của Đại thừa hay Bồ tát thừa, còn gọi là Hữu tình giác. Bồ tát cũng là pháp hiệu của chư Phật quá khứ trãi qua tam đại vô lượng vô số kiếp thực hành hạnh tự lợi và lợi tha, tinh tấn không ngừng để thành tựu Phật đạo; khi thành tựu quả vị Phật, cũng đầy đủ thập hiệu như chư Phật. Bồ tát chính là phân thân tu hành của Đức Phật khi còn ở nhân địa, chưa có một Đức Phật nào mà không tu Bồ tát đạo, tất cả chư Phật đều từ nhân địa tu hạnh Bồ tát mà thành tựu các quả đức, tu tất cả hạnh.Vì đang ở trong nhân địa của Bồ tát, so với chư Phật, hàng Bồ tát có thiểu phần công đức trong đó nhưng hàng Nhị thừa, Độc giác và A la hán không thể liễu tri. Bồ tát tu hành trãi qua tam đại vô lượng vô số kiếp, khi ở Thất trụ vị minh tâm thì có năng lực chứng đắc “Pháp giới thật tướng tâm.” Trước Thất trụ vị thì thực hành Lục độ vạn hạnh, từ Thất trụ vị về sau thì chứng ngộ minh tâm, đắc Pháp giới thực tướng tâm, nhân đây mà liễu ngộ ‘Tổng tướng trí’ của Niết bàn; trí tuệ của hàng Bồ tát khác với hàng ngoại đạo phàm phu và nhị thừa. Ở ‘Kiến đạo vị’ về sau, Bồ tát chuyển thanh tịnh thể tánh ở đệ bát thức Như lai tàng, ở trong nội môn quảng tu lục độ vạn hạnh, hiệp lực đoạn trừ tánh chướng, huân tu trí tuệ cho đến gieo trồng phước đức ở trong ‘Tam hiền vị’; như thế đầy đủ phước và trí ở hàng Sơ địa Bồ tát, về sau mới đầy đủ ‘Bát nhã biệt trí tướng’, nhân đây mà thành tựu công đức ‘Kiến đạo Thông đạt vị’, cũng là thành tựu một phần ‘Vô sanh pháp nhẫn đạo chủng trí’ mà tiến vào Sơ địa, ở trên tu địa’Vô sanh pháp nhẫn đạo chủng trí’ như thế cứ tiếp tục tu hành. Ở trong Tu đạo vị của Thánh chủng tánh này tu hành Bồ tát hạnh, rộng tu Thập độ ba la mật ở Thập địa, trãi qua quá trình gần hai Đại a tăng kỳ kiếp mới hoàn mãn Thập địa tâm, với sự hộ niệm gia trì của chư Phật mà bước vào hàng ‘Đẳng giác vị’ Bồ tát. Hàng Đẳng giác bồ tát tiếp tục ở trong Đẳng giác vị làm lợi ích chúng sanh không ngằn mé, trăm kiếp tu tướng hảo, tích lũy nhân tu quảng đại phước đức thành Phật, ở vị Đẳng giác Bồ tát tu tập bố thí: Không có chỗ nào mà không xả thân bố thí, không có lúc nào mà không xả thân mạng (無一處非捨身處,無一時非捨命時); trãi qua trăm kiếp tu hành bố thí nội tài và ngoại tài, thành tựu 32 đại nhân tướng và 80 vẻ đẹp mới thành tựu Phật đạo, đầy đủ mới danh hiệu như Phật.
Cũng theo Duy thức học Đức Phật đã kinh qua vô lượng vô số kiếp tu Lục độ Vạn hạnh, và Tứ gia hạnh (noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất pháp), năng thủ và sở thủ hoàn toàn không, chứng Đệ-bát-như-lai-tàng-thức.
Thấu suốt tất cả hữu tình bổn lai đầy đủ thật tướng tâm, thông đạt Bát nhã trí tướng và dần dần tu tập Biệt tướng trí, đoạn trừ Dị sanh tánh, phát khởi Kim cang tâm, sau đó tiến tu Chủng trí. Khi đã tu chứng Đạo-chủng-trí dần dần theo thứ lớp. Từ Sơ địa thẳng đến Thập địa tiến tu thập độ hạnh, kinh qua Đẳng giác, Diệu giác, rồi đến Phật địa, quá trình tu chứng đều từ căn bổn tự tâm của Như-lai-tàng-thức, sau đó theo thứ đệ mà tu hành. Sở dĩ Chư Phật giác ngộ đều từ Thập tín vị, Thập trụ vị, Thập hạnh vị, Thập hồi hướng vị, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác, trãi qua 52 vị mới thành Phật trong thời gian Tam-đại-a-tăng-kỳ-kiếp, thời gian rất dài thì công đức của Phật mới viên mãn; vì thế công đức của Phật mới vô lượng, trí tuệ của Phật mới vô lượng.
BIỀU ĐỒ BIỆT GIÁO HẠNH VỊ CỦA HÀNG BỒ TÁT
Căn cứ theo Thập địa kinh (zh. 十地經, sa. daśabhūmika-sūtra), Kinh Hoa nghiêm và kinh phạm võng thì hàng Bồ Tát Thập địa gồm:
- Hoan hỷ địa (歡喜地 Pramuditâ-bhûmi): Bồ tát đã hoàn thành sự tu hành ở sơ kiếp A-tăng-kỳ, sơ ngộ tâm tánh, phá được kiến hoặc, chứng lý nhị không, thành tựu Đàn-ba-la-mật, sanh đại hoan hỷ.
- Ly Cấu địa (離垢地 Vimalâ-bhûmi): Bồ tát đoạn tư hoặc, dứt trừ lỗi lầm khiến thân thanh tịnh, thành tựu Giới-ba-la-mật, lìa hẳn tất cả trần cấu.
- Phát quang địa (發光地 Prabhâkarî-bhûmi): Bồ tát diệt vô minh ám, đắc được tam minh, thành tựu Nhẫn-ba-la-mật.
- Diệm huệ địa (焰慧地 Arcishmati-bhûmi): Bồ tát đã viên mãn hoàn toàn 37 đạo phẩm, tinh tấn tu tập Lực vô úy, Bất cộng pháp, lìa hẳn biếng nhác, thành tựu Tinh-tấn-ba-la-mật, khiến cho ngọn lửa trí tuệ trong tâm bừng phát.
- Nan Thắng địa (難勝地 Sudurjayâ-bhûmi): Bồ tát vì lợi ích chúng sanh, bên ngoài học tập các kỹ nghệ, bên trong thành tựu Thiền-ba-la-mật, chiến thắng những điều rất khó.
- Hiện tiền địa (現前地 Abhimukhî-bhûmi): Bồ tát trụ pháp môn giải thoát, tu không, vô tướng, vô nguyện tam muội, thành tựu Bát-nhã-ba-la-mật, không còn những chấp ngã sai biệt.
- Viễn hành địa (遠行地 Dûrangamâ-bhûmi): Bồ tát đoạn trừ tất cả tướng hiện hành của nghiệp quả vi tế, khởi thù thắng hạnh, quảng hóa chúng sanh, thành tựu Phương-tiện-ba-la-mật, đầy đủ viễn hành tư lương.
- Bất động địa (不動地 Acalâ-bhûmi): Bồ tát trụ vô sanh nhẫn, đoạn các công dụng, thân tâm tịch diệt, giống như hư không, thành tựu Nguyện-ba-la-mật, tâm trụ niết bàn, an nhiên bất động.
- Thiện huệ địa (善慧地 Sâdhumati-bhûmi): Bồ tát diệt tâm tướng, chứng trí tự tại, đầy đủ đại thần thông, khéo hộ chư Phật pháp tạng, thành tựu Lực-ba-la mật, có tài năng vận dụng kiến giải và trí tuệ.
- Pháp vân địa (法雲地 Dharmameghâ-bhûmi): Bồ tát quảng tu vô lượng đạo pháp, tăng trưởng vô biên phước trí, rõ thấu tâm hành của tất cả chúng sanh, tùy theo căn cơ thượng, trung, hạ mà thuyết tam thừa, thành tựu Trí-ba-la-mật, ví như vầng mây lớn, mưa pháp vũ lớn.
BIỀU ĐỒ BA A TĂNG KỲ KIẾP TU HÀNH CỦA HÀNG THẬP ĐỊA BỒ TÁT
Theo 10 Địa của Thiên Thai tông (còn gọi là Thông Giáo Thập địa) phân loại 10 trình độ dành cho cả ba thừa (Thanh Văn, Duyên Giác (Trung thừa) và Bồ Tát (Đại thừa)) tu chứng gồm:
1) Càn Huệ địa: Giai vị này chỉ có Tuệ mà chưa có Định, tương đương với Tam Hiền vị của Thanh Văn và Giác vị của Bồ tát từ Sơ phát tâm cho đến trước khi đạt được Thuận nhẫn.
2) Tánh địa: Giai vị tương đương với Tứ Thiện Căn vị của Thanh Văn và Thuận Nhẫn của Bồ tát tức là tuy đắm trước thật tướng các pháp nhưng không khởi tà kiến, đầy đủ trí tuệ và thiền định.
3) Bát Nhân địa: Tương đương với Tu Đà Hoàn hướng trong 15 tâm kiến đạo của Thanh Văn và Vô Sanh Pháp Nhẫn của Bồ tát.
4) Kiến địa: Tương đương với Tu Đà Hoàn và giai vị Bất thoái chuyển (A-bệ-bạt-trí) của Bồ tát.
5) Bạc địa: Là giai vị của các vị Tu Đà Hoàn hoặc Tư Đà Hàm. Cũng chỉ cho giai vị Bồ tát đã đoạn các phiền não, nhưng vẫn còn các tập khí mỏng tức là giai vị Bất thoái chuyển trở lên cho đến trước quả Phật.
6) Ly Dục địa: Là giai vị hết phiền não, tương đương với quả A na hàm và giai vị Bồ tát ly dục chứng được ngũ thần thông.
7) Dĩ biện địa: Là giai vị được tận trí, vô sanh trí, chứng được quả A la hán của hàng Thanh Văn hoặc giai vị thành tựu Phật địa của Bồ tát.
8) Bích Chi Phật địa: Tức hàng Duyên giác quán sát pháp 12 nhân duyên mà thành đạo.
9) Bồ tát địa: Chỉ cho giai vị từ Càn Huệ địa cho đến Ly Dục địa ở phần trước hoặc từ Hoan Hỉ địa cho đến Pháp Vân địa tức là giác vị từ sơ phát tâm cho đến trước khi thành đạo.
10) Phật địa: Giai vị hoàn toàn đầy đủ các pháp của chư Phật, thành tựu Nhất thiết chủng trí.
BIỂU ĐỒ THÔNG GIÁO HẠNH VỊ CỦA HÀNG BỒ TÁT TAM THỪA THẬP ĐỊA
BIỂU ĐỒ TU TẬP LỤC ĐỘ VẠN HẠNH CỦA CÁC VỊ BỒ TÁT
Tóm lược: Kinh ghi, Như Lai có 7 thắng pháp mà hàng Bồ tát và A la hán không thể có được: 1) Thân thắng. 2) Như pháp trụ thắng. 3) Trí thắng. 4) Cụ túc thắng. 5) Hành xứ thắng. 6) Bất khả tư nghì thắng. 7) Giải thoát thắng. (優婆塞戒經》卷3〈息惡品〉裡面有提到:「如來有七勝事,一者身勝,二者如法住勝,三者智勝,四者具足勝,五者行處勝,六者不可思議勝,七者解脫勝,非 諸聲聞緣覺所能及。」
Tóm tắt những khác biệt trong nghĩa lý tương quan và hướng đến sự dung thông giữa hai hệ phái Bắc-Nam Phật giáo21
Phật giáo bao quát các trường phái và các tư tưởng khác nhau của thế giới. Giữa những nguyên lý ánh sáng triết học, các trường phái đại diện cho chân lý được biết đến rộng rãi nhất là Nguyên thủy và Đại thừa Phật giáo. Các học giả và các nhà nghiên cứu thường có xu hướng xem những Tông phái Phật giáo là sự chia rẽ và tạo nên sự sự khác biệt nổi bật của chúng. Mặc dù các yếu tố tương phản là giáo pháp nổi bật và dễ ứng dụng, đó là những đặc trưng thông thường, phổ biến và nhiều giá trị hơn về sự kiểm tra. Tìm những điểm tương đồng trong dị biệt, chúng ta mới thống nhất quan điệm triết học và thực hành và tạo nên sự đoàn kết giữa các cộng đồng Phật giáo thế giới. Dù Nguyên thủy hay Đại thừa đều cùng mục đích đem lại an lạc cho bản thân và phục vụ cho tất cả chúng sinh giải thoát khổ đau và đạt được giác ngộ.
Định hướng của Nam tông là đạo đức trong khi đó Bắc tông là đạo đức và siêu hình. Phái triết học Tịnh độ của Phật giáo Bắc tông lập trường con đường cố định cho các môn đệ và tín đồ của nó. Do đó, có phạm vi để thích ứng, và Phật tử Bắc tông đều chấp nhận một số các giáo lý của Nam tông. Tịnh độ tông nhấn mạnh niềm tin, niềm tin cũng được chú trọng trong giáo lý Nam tông. Một trong mười phẩm hạnh Ba La Mật hay pháp tu rốt ráo đưa đến trạng thái cao quý của vị A-la-hán hay tuệ giác là giải pháp và không thể đạt được mà không có niềm tin. Trong cả Nam tông và Bắc tông, lý tưởng được gọi là A-la-hán, người đã trừ diệt tất cả sự đam mê và ham muốn. Trong Đại thừa những vị La hán là hiện thân của Phật tánh, hạnh nguyện cứu độ của người khác hơn là sự cứu độ chính mình. Học thuyết nhân duyên (Pratitya Samutpada) hoặc duyên khởi của chúng sinh là trung tâm của A tỳ đàm (Abhidhammapitaka) của Theravada mà Nagarjuna (Long Thọ) - nhà luận học nổi tiếng đầu tiên của của Đại Thừa đã phân tích khái niệm duyên khởi trong luận phẩm Trung Quán (Madhamnika –Karika) và tỏ lòng tôn kính tuệ giác của Đức Phật - bậc thầy của học thuyết lý duyên khởi (Pratitya Samutpada). Long Thọ, nhà lý luận học của Đại Thừa đã xác định luật nhân quả với sự thật cao nhất mà Nguyên Thủy cũng cùng quan điểm ấy. Môt khía cạnh khác của triết học Phật giáo là diệt trừ những tư tưởng bất tịnh, những ham muốn bất thiện đã bàng bạc trong những học thuyết của cả hai Nam tông và Bắc tông.
Niềm tin trong Thuật ngữ Pali là saddha, một thuộc tính tinh thần đó là niềm tin vào sự giác ngộ của Đức Phật. Học thuyết về nghiệp xem đây là một trạng thái lành mạnh của tâm không thể thiếu để đạt được giai đoạn đầu tiên của sự thánh thiện sotapatti (sơ quả Tu-đà-hoàn) khi một tín đồ Phật giáo với niềm tin vững vàng mới phá vỡ xiềng xích của sự nghi ngờ. Niềm tin trang bị cho tâm bằng sự tự tin và quyết tâm không thể thiếu để vượt qua biển khổ luân hồi. Một Phật tử lý tưởng có thể cân bằng niềm tin với trí tuệ. Những đệ tử xuất gia của Đức Phật được cho là người có niềm tin kiên cố (Pali: Saddhanusari/Tín căn) và niềm tin giải thoát (Pali: Saddha-Vimutta/ Tín tuệ). Các kinh văn của Visuddhi Magga đề cập đến người cao quý là người có niềm tin kiên cố và niềm tin giải thoát. Khảo sát về niềm tin có thể là nền tảng chung của Nam tông và Bắc tông. Khái niệm về Niết bàn, chấm dứt tham chấp đối với hiện hữu cũng được diễn tả trong Nguyên thủy và Đại thừa; như thế những quan điểm nhất định song song. Trong Theravada, Niết bàn hiện hữu là sự giải thoát từ tham ái và vô minh. Trong Mahayana, Niết bàn là trạng thái đạt được của sự hiểu biết hoàn hảo, là kết quả của sự chấm dứt ảo tưởng và cũng được đề cập trong Theravada. Như vậy Niết bàn, trong cả hai truyền thống triết học, là mục tiêu nhắm đến việc loại trừ vô minh một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, giải thoát trong Mahayana thì có nhiều cởi mở hơn Theravada, nó có thể bao gồm nhiều ý tưởng và sự hiểu biết sâu sắc so với hệ thống niềm tin của Theravada. Phật tử tin vào sự đồng nhất của tất cả chúng sinh. Do vậy phải nên nhìn vào trách nhiệm đạo đức của chúng khi khảo cứu Nam tông và Bắc tông như là truyền thống, không tông nào có phiên bản độc quyền hoặc không tương thích đối với Phật giáo. Thay vào đó, mục tiêu của chúng nên được xác định những khía cạnh chung của hai truyền thống này là các tông phái bổ sung và đồng minh với nhau để thống nhất quan điểm triết học Phật giáo đặc thù và đa dạng.
Lịch sử của Phật giáo là biên niên sử của việc mở rộng và kết quả của nó thành hai trường phái lớn như Theravada và Mahayana. Giáo lý đạo đức và triết học của Phật hiện hữu với hai hình thái khác biệt của Phật giáo như Nam tông và Bắc tông trong thời cai trị của vua Koniskha và triều đại Kushan. Nhưng các học giả Phật giáo, các nhà tư tưởng và nhà hoạt động xã hội của thế kỷ này nhận ra sự cần thiết về việc xây dựng một trật tự mới của sự hiểu biết, mối quan hệ, tình huynh đệ cùng tồn tại, thống nhất và hài hòa. Họ đều ước muốn duy trì đặc thù quan trọng bao hàm của hai học thuyết và giáo lý, làm nổi bật các nguyên tắc và đặc điểm chung trên lâu đài cao quí của Phật giáo. Xu hướng hiện đại này có thể được xem như là chủ nghĩa tự do Phật giáo nhằm đoàn kết các hệ phái và tông phái tách biệt để duy trì và phát triển mạnh hơn với sự gia tăng của các đối lập, tín ngưỡng và các cộng đồng Phật giáo. Như một học giả Phật giáo có ảnh hưởng là P.V. Bapat khẳng định, "Phật giáo là một tôn giáo của sự tử tế, nhân văn và bình đẳng". (India and Buddhism 1976, page.1) nó đòi hỏi chúng ta hòa giải những khác biệt giữa hai Tông phái và liên kết chặt chẽ hơn giữa chúng. Mặc dù điểm chính của sự khác biệt giữa Theravada và Mahayana là lý tưởng A la hán, sự giác ngộ của hàng đệ tử trong Theravada và lý tưởng của Phật quả trong Mahayana đạt được bởi tất cả mọi người; hai mục tiêu cuối cùng của sự giác ngộ vẫn có thễ gặp gỡ và hoạt động cùng nhau trong tinh thần anh em, thân thuộc, hòa hợp của hai Tông phái Phật giáo trên thế giới. Hai lý tưởng riêng Arhathood (Theravada) và Buddhahood (Mahayana) không phải là một rào cản không thể vượt qua chướng ngại hay sự tình cách biệt giữa những người theo hai trường phái Phật giáo. Sự thành công của nỗ lực này phụ thuộc vào sự thay đổi thái độ và tâm lượng giữa những người xuất gia và các tín đồ của Phật giáo. Nói theo cách kinh tế học: hai Tông phái cần nỗ lực bình đẳng để đi ra khỏi cái kén cá nhân của chúng bị cô lập, thoát ly mặt đất thông thường để tạo thành một liên doanh, sáp nhập các doanh nghiệp tôn giáo khác.
Có sự khác biệt nhất định về giáo nghĩa giữa Nam tông và Bắc tông có thể cần phớt lờ để đạt được sự thống nhất và hòa hợp của Phật giáo thế giới. Một điểm giáo lý như vậy của sự khác biệt là quan điểm Pragga (trí tuệ thanh tịnh) là lý tưởng của Phật tử Theravada cũng như Mahayana. Pragga là mục tiêu nhất của ước vọng để đạt Niết bàn của cả hai. Nhưng Phật giáo Mahayana liên kết Pragga với lòng từ bi. Trí tuệ mà không có lòng từ bi đối với đau khổ chúng sanh là vô giá trị trong Đại thừa. Mahayana tự do và linh hoạt hơn khuôn khổ của một trong khuôn khổ ý thức hệ của mình, cho phép phạm trù tôn kính đến những vị thần và Bồ tát như Avalokiteshawra (Quán âm), Manjusree (Văn thù), Padmapari (Liên Hoa Thủ)…Thực hành sự tôn kính các vị Bồ tát như vậy được cho là xa lạ với tín đồ Phật giáo Theravada. Quan điểm khác biệt này cũng có thể được bỏ qua để đạt được sự hài hòa và đoàn kết hơn.
Một điểm khác biệt giữa Theravada và Mahayana là lý thuyết Tam thân (Trikaya) Phật: Ứng thân, Báo thân và Pháp thân là khái niệm trong các hệ phái Phật giáo sau này (khái niệm này của Thiên Chúa ba ngôi được giải thích những thuật ngữ về hình ảnh, ẩn dụ và biểu tượng), điểm này cũng là sự bất đồng một cách dễ dàng cần được khắc phục để đạt đến giai đoạn cần thiết của hữu nghị và hòa hợp. Một điểm phát triển khác là thần thánh hóa của Đức Phật bởi các học giả Mahayana; Đức Phật trở thành hữu thần siêu thế trong khi Theravada cố gắng để duy trì quan điểm độc nhất của Đức Phật, Ngài như một nhân vật lịch sử của con người. Tùy theo nhận thức của con người, những khác biệt nhằm vượt qua những trở ngại, Nam tông và Bắc tông không nên quá chấp chặc vào tư tưởng hệ phái mình để công việc hoằng hóa trở nên linh hoạt. Đại Chúng bộ (Mahasanghikas), tiền thân của Bắc tông, chứng minh thực thể khác biệt của mình trong việc loại ra các văn điển của Tập Yếu Bộ (Parivara), Minh Giải Trí (Patisambhidà), Nghĩa Thích (Niddesa) và các bộ Bổn Sanh (Jataka) đã được chứng minh tại Kỳ Kiết tập đầu tiên của Thượng Tọa bộ. Đại Chúng bộ hệ thống hóa riêng năm Bô: Kinh, Luật, Luận, Đà La Ni và Tạp bộ. Một điểm khác nhau giữa Thượng Tọa bô và Đại Chúng bộ là quan niệm về Trung Đạo (Modhyma-pratipat). Trong Theravada, Trung Đạo đề cập đến một đời sống điều độ, tránh xa cực đoan tự hành xác hay đam mê dục lạc quá độ. Nhưng trong hệ thống siêu hình Trung quán tông (Madhyamika) một chi nhánh của Mahayana, Trung đạo có nghĩa là một lý thuyết tương đối của hiện tượng, không thực thể cũng không phải phi thực thể, không tồn tại, cũng không phải không tồn tại, không phải Ngã hay vô Ngã. Mặc dù có những bất đồng, Thượng Tọa và Đại Chúng bộ chấp nhận và tôn trọng những nguyên tắc cơ bản và thiết yếu của Phật giáo như Bốn chân lý cao quý, Tám chánh đạo, sự không tồn tại của linh hồn, thuyết nghiệp báo, lý thuyết về Thập nhị nhân duyên (pratitya- samudpada) và Ba mươi bảy phần pháp (Bodhipaksiya-dharmas). Những nguyên tắc chung được chia sẻ bởi hai trường phái hàng đầu của Phật giáo cần nên bổ túc cho nhau để thu hẹp khoảng cách và mang họ đến gần hơn trong một trật tự mới của Phật giáo thế giới, một sự tổng hợp hài hòa của tất cả các tông phái, giáo phái và hệ phái của Phật giáo.
Nguyên Thủy và Đại Thừa chỉ trong các chủ đề siêu hình, triết học và siêu việt và không có sự khác biệt trong tinh thần. Cả hai đều cống hiến mục tiêu tốt đẹp của mình cho tất cả chúng sanh trong vũ trụ. Để Phật tử tin vào sự hiệp nhất toàn thể nhân loại; thay vì nản chí, hãy cảm nhận một mặt bằng chung cho những thỏa thuận giữa hai phân ly của Phật giáo như học giả Phật giáo nổi tiếng Tiến sĩ Nalinaksha Dutta quan sát trong khía cạnh nghiên cứu bất nhị về Phật giáo Mahyana và quan hệ của nó với Hinayana (1930, page46), "Trong suốt chiều dài lịch sử nổi bậc của sự hiệp nhất Phật giáo, đặc trưng đa dạng là sự kiện hiển nhiên. Mỗi người đệ tử hoặc các tông phái ở mọi thời điểm và mọi nơi đều thừa nhận rằng Đức Phật đã dạy con đường trung đạo."
Các nguyên lý và nguyên tắc thể hiện trong cả hai trường phái Bắc tông và Nam tông có thể được liệt kê như sau:
Cả hai trường phái đều nỗ lực để hướng dẫn con người thoát khỏi luyến ái, sân hận và si mê (raga, dvesa, moha). Trong lĩnh vực thực tiễn của đời sống Phật tử của cả hai tông phái là những chiến sĩ chiến đấu chống lại tất cả các loại tệ nạn phát sinh từ khát ái hay tham ái (Tanha).
Cả hai trường phái đều tin vào giáo lý của ba đặc tính về sự tồn tại như vô thường (anicca), đau khổ (dukkhas), và vô ngã (antta).
Cả hai tông phái tin vào sự chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn của đau khổ xuyên qua Niết Bàn. Cả hai xây dựng một lý thuyết về sự cứu độ. Các biện pháp, quy trình, con đường trong cả hai đạt được sự cứu độ có thể khác nhau nhưng đều đặt căn bản trên Tam học của Giới (sila), Định (Samadhi), và trí tuệ (praga) là điều kiện không thể thiếu để đạt đến đích Niết bàn (Nirvana). Cả hai ứng dụng các lý thuyết của ba loại Phật Chánh Biến Tri (Samyat Sambuddha), Bích Chi (Paccheka Buddha) và Thinh Văn (Sravaka Buddha). Cả hai xem Phật Thích Ca (Sayamuni) là Đạo sư (Shasta). Tứ Thánh tâm hay Tứ vô lượng tâm: Từ (metta), Bi (Karuna), hỉ (mudita), và Xả (upekkha) được nâng cao trong cả hai trường phái Phật giáo.
Một điểm giáo lý có thể phục vụ để hòa hợp hai trường phái khác nhau của Đại Thừa và Nguyên Thủy là khái niệm về Ba La mật (parami-perfection) hoặc mười phẩm chất thiết yếu trong Nguyên Thủy và sáu pháp Ba la mật của Đại thừa. Mười phẩm chất hoàn thiện là (1) Bố thí hoàn thiện (dana parami/perfection of giving) (2) Giới hoàn thiện (sila parami/ morality) (3) Ly tục hoàn thiện (nekkhamma/renunciation) (4) Trí tuệ hoàn thiện (pragga/wisdom) (5) Tinh tấn hoàn thiện (viriya/energy, vigour) (6) Nhẫn nhục hoàn thiện (khanti/patience) (7) Sự thật hoàn thiện (sacca/truthfulness) (8) Nguyện hoàn thiện (adhitthana/resolution) (9) Từ hoàn thiện (metta/loving kindness) (10) Xả hoàn thiện (upekkha/equanimity). Sáu Ba la mật của Đại thừa bao gồm: Bố thí (dana), Trì giới (sila), Nhẫn nhục (khanti), Tinh tấn (viriya), Thiền định (dhyana), Trí tuệ (dhyana). Những pháp Hoàn thiện của Nam truyền là tương đương với Sáu ba la mật của Bắc truyền. Khái niệm về sự Hoàn thiện có thể là mấu chốt để tiến hành hoà giải và hài hoà những sự khác biệt.
Tương đồng trong quan điểm có thể là công cụ trong việc thiết lập một mối quan hệ và tạo thành một liên minh giữa hai Tông phái cùng tách ra trong Đạo Phật. Cơ sở triết học tiếp tục bao gồm và phổ biến mà Nguyên Thủy và Đại thừa cùng chia sẻ như sau:
1. Giải phóng khỏi xiềng xích của tam độc: tham, sân, và si (raga, desa, moha).
2. Thế giới vũ trụ là một sự liên tục không có khởi đầu hay kết thúc (anamataggo ayam sansara).
3. Tất cả mọi loài và mọi vật trong vũ trụ là Vô thường (anitya), tạm thời (ksanika) và đang ở trong một trạng thái thay đổi liên tục (samantana) và không có bất kỳ một chủ thể nào là thực (anatmakam).
4. Luật nhân quả hay nhân duyên, học thuyết về duyên khởi (samudpada protitya), bản chất điều kiện và tính chất phụ thuộc của tất cả các hiện tượng hoặc các yếu tố về thể chất và tâm lý không tự tồn tại. Trong Theravada, học thuyết về nhân duyên này được phân tích trong Pháp Tụ Luận (Dhamma-sangani) và Phát Thú Luận (Paṭṭhāna) - tập đầu tiên và cuối cùng của Tạng A-tỳ-đàm (Abhidhamma-Pitaka). Sự phát biểu của nó tương đương trong Đại thừa là Trung Quán Luận (Madhyamika Karika) của Long Thọ (Nagarjuna), nơi ngài cho rằng luật duyên khởi là chân lý cao nhất và hóa thân của nó là Phật.
Theo sự giải thích của Long Thọ: Toàn thể Chúng sinh và đối tượng sinh khởi không tồn tại trong thực tại. Một người nhận ra sự phi thực này đối với toàn thể chúng sanh và các đối tượng thì thấy được sự thật và do đó thấy được Đức Phật, hiện thân của sự thật.
Chúng ta có thể kết luận phân tích của chúng ta về chủ đề tổng hợp, hài hòa và thống nhất giữa các học thuyết, các giáo phái và hệ phái đa dạng của Phật giáo bằng cách nhắc lại một nhận xét chiếu sáng về Phật giáo trong A Short History (1980, trang 126), ở đây Edward Conze xem Phật giáo như ‘một tinh thần’ và ‘lực lượng xã hội' để dung hòa sự khác biệt và bất đồng giữa Đại thừa và Nguyên thủy, chúng ta cần đề cập thêm về những khía cạnh tâm linh, xã hội, nhân văn đối với lợi ích toàn cầu chứ không phải là về các vấn đề giáo lý cứng nhắc. Việc đổi mới giáo lý của Đại thừa như chuyển đổi từ lý tưởng A-la-hán của Nguyên Thủy sang lý tưởng Bồ Tát, phổ cập từ bi với trí tuệ như là đức hạnh cao quý, tôn thờ các vị thần, thần thánh hóa của Đức Phật, quy hướng bản thể của tánh Không và sự giới thiệu một số phương tiện (upayakausalya-skill in means) mới cần được bao hàm trong mức độ lý thuyết và những cuộc bút chiến, các vấn đề phức tạp tinh tế không được phép cản trở sự liên kết và sự gần gũi giữa hai trường phái.
Đức Phật không chỉ là một nhà lãnh đạo tinh thần mà còn là một nhà nhân văn và một nhà cải cách xã hội. Trong thời đại Asoka, Phật giáo đã thể nhập hoạt động như đức tin thiết thực giúp cho mẫu hình xã hội trên các nguyên tắc sống hòa giải, hòa bình, khoan dung tôn giáo, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, hòa hợp và đoàn kết. Narada Opines: "Trong một cách nhìn thì tất cả Phật tử là những chiến binh dũng cảm' (1988: 648) - như những chiến binh họ chiến đấu chống lại những đam mê xấu xa của tham, sân và si. Thông điệp của Đức Phật về bất bạo động và hòa bình, tình yêu thương và lòng từ bi, khoan dung và sự hiểu biết về sự thật và trí tuệ, về sự tôn trọng dành cho tất cả cuộc sống giải thoát từ sự ích kỷ, hận thù và bạo lực trãi qua hơn 2500 năm trước đây vẫn có một sự liên kết tiếp tục và thông cáo cho chúng ta trong thời đại toàn cầu và công nghệ hóa thông tin này. Các Tu sĩ và Phật tử có thể chuyển dịch những lời dạy của Đức Phật vào các chính sách cụ thể, các dự án và các chương trình tổ chức, thúc đẩy và đưa vào phụng sự nhân đạo giáo dục, văn hóa và xã hội không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng và tôn giáo. Họ nên tập trung vào việc sử dụng các lãnh vực công nghệ hiện đại để giảm thiểu bất đồng giữa Đại thừa và Nguyên thủy, hoà hợp những khác biệt nhất định của họ về quan điểm và lý thuyết cùng hỗ trợ với việc xây dựng một cộng đồng toàn cầu mới của sự hiểu biết, hữu nghị, hòa hợp của toàn cầu Phật giáo, và, sử dụng những phương hướng của Edward Conze, ‘Thắt chặt tình huynh đệ Phật giáo - set up the World Fellowship of Buddhists’ (Conze : 1980, page 104, Ashart history of Buddhism).
Note:
1. Gems of Buddhist Wisdom – Part 1
2. Hinayana and Mahayana: Comparison – chapter 2
3. SIMILARITIES AND DIFFERENCES BETWEEN THERAVADA AND MAHAYANA BUDDHISM. Ankur Barua, M.A. Basilio/page 8-9
4. http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn22/sn22.058.than.html
5. Ibid
6..http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn11/sn11.003.piya.html
7.釋迦牟尼佛或諸佛通號之十大名號。又稱如來十號、十種通號。雖稱十號,然一般皆列舉十一號,即:
(一) 如來,音譯多陀阿伽陀,謂乘如實之道而來,而成正覺之意。
(二) 應供,音譯阿羅漢,意指應受人天之供養。
(三) 正遍知,音譯三藐三佛陀,能正遍了知一切之法。
(四) 明行足,即天眼、宿命、漏盡三明及身口之行業悉圓滿具足。
(五) 善逝,乃以一切智為大車,行八正道而入涅槃。
(六) 世間解,了知眾生、非眾生兩種世間,故知世間滅及出世間之道。
(七) 無上士,如諸法中,涅槃無上;在一切眾生中,佛亦無上。
(八)調御丈夫,佛大慈大智,時或軟美語,時或悲切語、雜語等,以種種方便調御修行者(丈夫),使往涅槃。
(九) 天人師,示導眾生何者應作何者不應作、是善是不善,令彼等解脫煩惱。
(十) 佛,即自覺、覺他、覺行圓滿,知見三世一切諸法。
(十一) 世尊,即具備眾德而為世人所尊重恭敬。
此外,諸經論中亦有僅列舉十號者,即將世間解、無上士合為一號,或將佛、世尊合為一號,或將無上士、調御丈夫合為一號等諸說。 (佛光大辭典)
8. 「菩薩優婆塞戒 經》卷三)「如來世尊修空三昧、滅定三昧、四禪、慈悲、觀十二因緣,皆悉爲利諸衆生故。如來正覺發言無二,故名如來。如往先佛從莊嚴地出,得阿耨多羅三藐 三菩提,故名如來。」
9.Ibid…「具足獲得微妙正法,名阿羅呵;能受一切人天供養,名阿羅呵。」
10.Ibid…「覺了二諦:世諦、真諦,名三藐三佛陀。」
11.Ibid…「修持淨戒,具足三明,名明行足。」
12.Ibid...「更不復生諸有之中,故名善逝。」
13.Ibid…「知二世界:衆生世界、國土世界,名世間解。」
14.Ibid…「如來從觀不淨,乃至得阿耨多羅三藐三菩提;從莊嚴地至解脫地,
勝於聲聞辟支佛等,是故如來名無上尊。」
15. Ibid…「善知方便,調伏衆生,名調御丈夫。」
16. Ibid…「能令衆生不生怖畏,方便教化離苦受樂,是名天人師。」
17.Ibid…「知一切法及一切行,故名爲佛。」
18.. Ibid…:「能破四魔,名婆伽婆。」
19. 「婆伽婆者,婆伽名破,婆名煩惱,能破煩惱故,名婆伽婆。」(《大般涅槃經》卷十 八)
20. .阿羅漢果」是修行成就的目標,獲得這種證悟的「阿羅漢」是通過修行達到解脫, 實現了「我生已盡,梵行已立,所作已辦,不 受後有」的聖者
21.http://www.buddhismandaustralia.com/ba/index.php/
Theravada_and_Mahayana:_Parallels,_Connections_and_Unifying_Concepts_by_
Venerable_Jinabodhi_Bhikkhu
Tài liệu tham khảo:
1. Bapat, P.V. “India and Buddhism” in 2500 Year of Buddhism, P.V. Bapat (ed.), Publications Division, Ministry of Information and Broadcasting, Government of India, New Delhi, 1976.
2. Conze Edward. A Short History of Buddhism, George Allen and Unwin, London, 1980.
3. Dutta, Nalinaksha, Aspect of Mahayana Buddhism and Its Relation to Hinayana, Firma KLM Private Ltd. Kolkata, 1930.
4. Narada, The Buddha and His Teachings, Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1988.
7. Alexander Berzin, Introductory Comparison of Hinayana and Mahayana, Germany, January 2002
5. 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988
6. Stendahl, Krister, et al., eds. Great Religions of the World. Washington D.C.: National
National Geographic Society, 1978
7. The History of Buddhism www.acay.com.
8. "Gems of Buddhist Wisdom" Buddhist Missionary Society, Kuala Lumpur, Malaysia, 1996