Thư Viện Hoa Sen

Chương 1: Đức Phật

24/08/20162:51 CH(Xem: 8692)
Chương 1: Đức Phật

PHẬT GIÁO
NHÌN TOÀN DIỆN 

Piyadassi Manhāthera | Phạm Kim Khánh dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

ĐỨC PHẬT

"Năm tháng trôi qua và, nghĩ cho cùng, Đức Phật hình như không mấy xa cách với chúng ta; tiếng nói của Ngài vẫn thì thầm nói khẻ bên tai và dạy rằng không nên đào tẩu, lẫn trốn cuộc chiến, mà phải bình tĩnh đối phó, và phải thấy cuộc sống là cơ hội lớn lao hơn bao giờ hết để chúng ta trưởng thànhtiến bộ. Hiện nay cũng như từ thủa nào, phẩm cách cá nhân được xem là quan trọng, và một người đã tự thấm nhuần tư tưởng cứu nhân độ thế như Đức Phật, cho đến ngày nay vẫn còn là cái gì sống và rung động mỗi khi ta tưởng nhớ đến. Chắc chắn Ngài là một con người tuyệt diệu -- một con người như Barth diễn tả, "mẫu người tuyệt hảo, trang nghiêm một cách trầm tĩnh và dịu hiền, vô cùng từ ái đối với tất cả chúng sanh và bi mẫn với tất cả những ai đau khổ, con người giới hạnh nghiêm túc và đã vượt ra ngoài mọi thành kiến.[1]" "Bức thông điệp xưa cũ nhưng vẫn còn rất mới mẻ và đặc thù của Ngài đối với những ai dấn thân vào những vấn đề vi tế của siêu hình học đã hấp dẫn cân não của hàng trí thức và thấm sâu vào tâm tư của dân tộc."[2]

Ra đời tại Sarnath, gần thị trấn Vàrànasi (Benares), Ấn Độ, với chỉ có năm tín đồ vào lúc sơ khai, Phật Giáo thâm nhập vào nhiều lãnh thổ, và ngày nay là tôn giáo của hơn 600 triệu người. Sở dĩ đạo Phật được hoằng dương mau lẹ như vậy cốt yếu là do giá trị cố hữu và tiếng gọi hấp dẫn của mình đối với những tâm hồn suy tư thích luận lý. Nhưng cũng có những yếu tố khác phụ giúp vào tiến bộ này: không bao giờ các nhà truyền giáo (dhammadùtas) dùng bất luận phương pháp bất công hay cưỡng bách nào để truyền bá Giáo Pháp. Khí cụ duy nhất của các Ngài là tâm từtâm bi.

Hơn nữa, Phật Giáo được hoằng khai trong những quốc gia ấy một cách ôn hòa, không gây xáo trộn cho tín ngưỡng căn bản sẵn có. Công cuộc truyền giáo của đạo Phật, mà trong lịch sử tôn giáo hầu như không có gì tương tợ, không bao giờ được thực hiện bằng bạo lực hay phương pháp cưỡng chế hay áp bức nào. Cưỡng bách người khác tôn giáo theo về đạo mình là phương pháp hoàn toàn xa lạ đối với người Phật tử và trái nghịch với đường lối của Đức Phật và hàng đệ tử Ngài. Phật Giáo không bao giờ phỉ báng một tín ngưỡng khác, do đó có thể tự mình chan hòa trong nhiều văn hóa khác nhau trên cùng khắp thế gian. "Trong toàn thể lịch sử Phật Giáo dài dẳng," Tiến Sĩ T.W. Rhys Davids viết, "xuyên qua nhiều thế kỷ, trong khoảng thời gian ấy người tín đồ Phật Giáo cường thịnh vượt bực, không có điểm ghi nhận nào mà tôi được biết, nói lên bất luận sự hành hạ nào mà người Phật tử gây đau khổ cho những người khác đạo."

Đản Sanh

Đức Phật, vị thủy tổ sáng lập Phật Giáo, sống vào thời hơn 2500 năm về trước và được biết tên là Siddhattha Gotama (Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm) [3]. Cha Ngài, Đức Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) thuộc truyền thống Kshatriya [4], trị vì toàn thể lãnh thổ của Hoàng Tộc Sàkya (Thích Ca) tại Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ), trên biên giới Nepal. Ngài sanh trưởng trong gia đình họ Gotama (Cồ Đàm) nên được gọi là Suddhodana Gotama. Công chúa xứ Koliya, Mahà- màyà (Ma Da), là Hoàng Hậu triều Vua Suddhodana. Năm 623 trước D.L. nhằm ngày Rằm tháng Vasanta (tháng Năm), vào lúc mà ở Ấn Độ cỏ cây đang thời xanh tươi, bông hoa đua nở, con người cũng như các loài chim muông đều vui vẻ thoải mái, Hoàng Hậu Mahàmàyà lên đường, từ Kapilavatthu ngự về hoàng cung của cha mẹ tại Devedaha, đúng theo phong tục thời bấy giờ, khi sanh đẻ thì về nhà cha mẹ ruột. Tuy nhiên, sự việc không xảy diễn đúng như vậy, vì lúc đi được nửa đường giữa hai thị trấn thì, trong khu rừng Lumbini (Lâm Tỳ Ni) tươi đẹp, dưới tàn bóng của những cây sala (long thọ) đang thời trổ bông, Bà hạ sanh một hoàng nam.

Lumbini, hiện nay được gọi là Rummindei, nằm cách Vàrànasi một trăm dặm Anh và từ đó nhìn thấy đỉnh núi Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) tuyết phủ trắng phao. Tại địa điểm lịch sử này, để tưởng niệm nơi mà Thái Tử Siddhattha, vị Phật tương lai, giáng sanh Vua Asoka (A Dục) có cho xây dựng một trụ cột hùng vĩ bằng đá. Năm dòng chữ được khắc ghi trên đá bao gồm chín mươi ba chữ thời Asoka, trong đó có những chữ: "hida budhe jàte sàkyamuni. Nơi đây Đức Phật, bậc hiền triết, đản sanh."

Trụ cột hùng dũng ấy đến nay vẫn còn. Trụ đá dõng dạc oai nghi ấy có một thời bị sấm sét làm hư, như Ngài Huyền Trang sang hành hương đã có thấy vào khoảng giữa thế kỷ thứ bảy. Thánh địa này được khám phánhận ra vào năm 1896 do nhà khảo cổ trứ danh, Tướng Cunningham.

Vào ngày thứ năm sau khi hoàng tử ra đời, vua triệu tập tám vị hiền triết để chọn tên cho con và tiên đoán tương lai của em bé vương tộc. Tên được chọn là Siddhattha (phiên âm là Sĩ Đạt Ta, hay Tất Đạt Đa), có nghĩa là người thành tựu nguyện vọng. Tám vị Bà La Môn bàn thảo, và bảy vị đưa lên hai ngón tay, tuyên bố: "Muôn Tâu Đại Vương, Hoàng Tử sẽ trở thành bậc Cakravarti, Chuyển Luân Thánh Vương, vị hoàng đế vĩ đại nhất trên thế gian, nếu Ngài muốn trị vì. Nếu từ bỏ thế gian Ngài sẽ trở nên Sammà-sambuddha, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, và sẽ giải thoát nhân loại ra khỏi vòng tăm tối vô minh." Nhưng Kondanna, vị trẻ tuổi nhất và sáng suốt nhất, sau khi quan sát hoàng tử, đưa lên chỉ một ngón và nói: "Tâu Đại Vương, một ngày nọ Hoàng Tử đi tìm Chân Lý và trở nên vị Phật Chánh Giác Tối Thượng."

Bảy ngày sau khi khai hoa nở nhụy Hoàng Hậu Mahàmàyà băng hà, và em bé được dì, em của mẹ, Bà Pajàpati Gotami nuôi dưỡng. Mặc dầu hoàng tử trưởng thành trong hoàn cảnh phong phú dồi dào trên nhung lụa vua cha vẫn hết lòng chú trọng đến việc tạo cho con một nền giáo dục đúng như một hoàng tử phải có. Ngài tinh thông mọi ngành kiến thức và trong nghệ thuật kiếm cung. Ngài chiến thắng dễ dàng tất cả mọi người. Dầu sao, từ thủa còn bé Ngài vẫn trang nghiêm, trầm tư mặc tưởng.

Bốn Ảnh Tượng Quan Trọng

Khi thái tử trưởng thành, điều ước mong khẩn thiết của vua cha là con mình lập nên gia thất, chăm lo gia đình, và xứng đáng kế vị mình; bởi vì lời tiên tri của nhà hiền triết Kondanna luôn luôn ám ảnh vua. Vua luôn luôn lo sợ một ngày nào thái tử sẽ rời bỏ nhà ra đi, sống đời tu sĩ không nhà cửa. Theo tập tục thời bấy giờ, thái tử kết duyên sớm sủa vào năm lên mười sáu, cùng với người bà con cô cậu xinh đẹp, Công Chúa Yasodharà, con gái duy nhất của Vua Suppabuddha và Hoàng Hậu Pamità xứ Koliya. Công chúa cùng tuổi với thái tử.

Vua cha cung ứng cho thái tử đầy đủ những tiện nghi sang trọng nhất. Sách ghi rằng Ngài có ba cung điện để sống thích hợp với ba mùa, theo thời tiết xứ Ấn Độ. Không thiếu gì trên đời để thọ hưởng những lạc thú trần gian, Ngài sống giữa cảnh đàn ca múa hát, trong xa hoa hỷ lạc lộng lẩy, không biết gì đến khổ đau sầu muộn. Tuy nhiên, tất cả những cố gắng của vua cha để giam hảm con trong nhục dục ngũ trần và tạo cho con một tâm hồn trần tục không đem lại hiệu quả. Bao nhiêu công trình để tách rời cặp mắt tìm tòi của con khuất xa những trạng huống khốn khổ phiền lụy trong đời sống chỉ làm cho tánh tò mò và ý chí quyết tìm chân lýthành đạt Giác Ngộ của Thái Tử Siddhattha càng lên cao độ. Với tuổi lớn khôn và thành thục thái tử bắt đầu thoáng nhìn thấy nỗi thống khổ của thế gian.

Một hôm, khi thái tử ngồi xe do người đánh xe Channa (Xa Nặc) chở vào Ngự Uyển để thưởng ngoạn thì, hết sức ngạc nhiên, Ngài trông thấy một cảnh tượng não nề chưa từng bao giờ thấy: một cụ già lụm cụm ở vào giai đoạn cuối cùng của cuộc sống, rên rỉ khóc than:

"Muôn lạy Ngài, hãy giúp tôi! giúp tôi đứng vững trên cặp chân; trời đất ơi, hãy giúp tôi! Nếu không, tôi sẽ chết trước khi về đến nhà!." [5]

Đó là khích động mạnh mẽ đầu tiên của thái tử. Lần thứ nhì, khi Ngài thấy một người chỉ còn da bọc xương, vô cùng khổ sở và buồn thảm, "quằn quại dưới một cơn bệnh dịch. Sức đã kiệt quệ, lưng khòm, gối yếu, tất cả sinh lực, tất cả hy vọng và tất cả niềm vui để sống của con người đã cạn. [6]" Lần thứ ba Ngài thấy một nhóm người than khóc van rên thê thảm, khiêng trên vai thi hài của một thân nhân để đi hỏa táng. Những ảnh tượng bất hạnh ấy mà Ngài thấy lần đầu tiên trong đời, làm cho Ngài vô cùng cảm kích. Và Ngài được người nài Channa cho biết là chính Ngài, Công Chúa Yasodharà và tất cả thân bằng quyến thuộc lớn nhỏ, tất cả không trừ bỏ một ai, đều phải trải qua những giai đoạn già, bệnh và chết.

Một ít lâu sau, thái tử thấy một tu sĩ khoan thai từng bước đi, mắt nhìn xuống, ung dungvắng lặng, thanh thoáttự tại. Tác phong trầm tĩnh của con người từ tốn ấy đập mạnh vào tâm tư Ngài. Ngài được Channa cho biết rằng đó là một tu sĩ đã lìa bỏ nhà cửa để sống đời trong sạch, tìm chân lýgiải đáp cho những bí ẩn của đời sống.

Ý niệm xuất gia bỗng chốc thoáng qua trong tâm thái tử và Ngài ngự về hoàng cung, trầm tư mặc tưởng. Nhịp tim ốm đau mòn mỏi của nhân loại lâm chung đã tìm được một vang âm cứu chữa trong tim Ngài. Càng đụng chạm với cuộc sống bên ngoài những vách thành của hoàng cung, Ngài càng xác nhận rằng thế gian quả thật không có hạnh phúc thật sự. Nhưng trước khi về đến hoàng cung thì có người đến báo tin Công Chúa Yasodharà lâm bồn, hạ sanh một hoàng nam. "Lại thêm một trói buộc cho ta", Ngài thốt ra lời than, và trở về. Cuộc Thoát Ly Vĩ Đại

Trong cảnh tịch mịch của một đêm trăng thanh -- đêm Rằm tháng Bảy, Àsàlha -- ý nghĩ sau đây đến với thái tử: "Thời niên thiếu, tuổi thanh xuân của đời sống, chấm dứt trong trạng thái già nua, mắt mờ tai điếc, giác quan suy tàn vào lúc con người cần nhất đến nó. Sức lực cường tráng hao mòn, tiều tụy và những cơn bệnh thình lình trờ tới bước vào. Cuối cùng cái chết đến, có lẽ một cách đột ngột, bất ngờ, và chấm dứt khoảng đời ngắn ngủi của kiếp sống. Chắc chắn phải có một lối thoát cho cảnh bất toại nguyện, cho cảnh già và chết."

Như vậy cuộc đầu độc vĩ đại của tuổi thanh xuân (yobbana-mada), của sức khỏe (àrogya-mada) và của đời sống (jìvita-mada) đã rời xa, không còn ảnh hưởng đến Ngài. Đã nhận thức tánh cách phù du ảo mộng và mối hiểm họa của ba độc hại trên Ngài cảm nghe có một năng lực hùng dũng thúc giục ra đi, nhằm khám pháthành đạt trạng thái Vô Sanh Bất Diệt, kiên trì cố gắng vượt thoát ra khỏi cảnh đau, già, khốn khổ và chết [7], không phải chỉ riêng cho Ngài mà cho tất cả chúng sanh đau khổ (trong đó có vợ và con Ngài). Chính lòng bi mẫn thâm sâu đã dẫn dắt Ngài trên con đườngchấm dứt trong sự giác ngộ, trong Đạo Quả Phật. Chính lòng bi mẫn lúc bấy giờ đã thúc giục Ngài Thoát Ly Vĩ Đại và mở tung cửa cho Ngài thoát ra khỏi cái lồng vàng cung điện. Chính lòng bi mẫn đã đưa Ngài đến quyết định bất thối chuyển, chí đến lúc thoáng liếc nhìn qua để giả từ người vợ yêu quý đang yên giấc với con sơ sinh nằm trên tay.

Lúc ấy Ngài hai mươi chín tuổi, trong thời son trẻ của tuổi thanh xuân. Vào ngày mà bà vợ đẹp Yasodharà vừa hạ sanh hoàng nam duy nhất, Ràhula (La Hầu La), Thái Tử Siddhattha từ bỏxem thường sức quyến rũ của cuộc đời vương giả, khinh thường và đẩy lui những lạc thú mà phần đông bạn trẻ đắm đuối ham mê, ra đi, lánh xa vợ con và một ngai vàng đầy hứa hẹn đem lại quyền thếvinh quang.

Ngài dùng gươm cắt đoạn suối tóc dài, bỏ lại áo giáp của một hoàng tử và đắp lên mình tấm y vàng của người tu sĩ ẩn dật, đi vào rừng sâu vắng vẻ để tìm giải pháp cho những vấn đề khó khăn của kiếp nhân sinh mà từ lâu vẫn làm bận tâm. Ngài đi tìm giải đáp cho những bí ẩn của đời sống, không phải cái gì tương tợ, một cái gì hình như vậy, mà thật sự là con đường vượt thoát ra khỏi mọi đau khổ -- con đường đến giác ngộNiết Bàn. Cuộc chiến đấu để thành đạt mức châu toàn tối thượng của Ngài để ra khỏi mọi trói buộc bắt đầu. Đây là khước từ, là thoát ly vĩ đại, cuộc thám hiểm to lớn và cao cả nhất mà nhân loại được biết.

Đầu tiên Ngài tìm đến sự hướng dẫn của hai vị đạonổi tiếng, Àlàra Kàlàma và Uddaka Ràmaputta, hy vọng rằng hai vị này, vốn là bậc đại thiền sư, có thể trao truyền cho Ngài những lời giáo huấn dẫn dắt đến mức cao siêu của pháp môn hành thiền. Ngài hành thiền vắng lặngđạt đến tầng cao nhất mà pháp hành này có thể đưa đến, nhưng không thỏa mãn với bất luận gì kém hơn là Tối Thượng Toàn Giác. Nhưng tầm mức kiến thứcphạm vi kinh nghiệm của hai vị đạo sư này không thể giúp thành đạt điều hằng mong muốn, và Ngài thấy mình còn xa mục tiêu cứu cánh. Mặc dầu cả hai vị đạo sư, hai lần khác nhau, đều có lời thỉnh mời Ngài ở lại dạy dỗ nhóm đệ tử, đạo sĩ Gotama (Cồ Đàm) nhã nhặn từ chối. Từ giả thầy, Ngài lại cất bước lên đường, đi tìm cái gì vẫn chưa từng được biết.

Trên bước thênh thang Ngài cuối cùng đến Uruvela, gần ngọn sông Neranjarà tại Gayà. Nơi đây Ngài để tâm đến khu rừng rậm rạp yên tĩnh và dòng sông nước trong veo, làm êm dịu giác quankích thích tâm trí. Gần đó có xóm làng với dân cư chất phác làm ăn mà Ngài có thể đến trì bình. Nhận thấy rằng đây là nơi thích hợp để tiếp tục cuộc chiến đấu nhằm thành đạt Giác Ngộ, Ngài quyết định dừng bước. Không bao lâu sau, năm vị đạo sĩ mà trước kia đã hết lòng cảm phục sự quyết tâmcố gắng của Ngài -- Kondanna, Bhaddiya, Vappa, Mahànàma và Assaji -- cũng đến cùng tu với Ngài.

Tu Khổ Hạnh

Vào thời bấy giờ, và đến nay vẫn còn, ở Ấn Độ, có nhiều đạo sĩ tin tưởng mãnh liệt rằng lối tu khắc khe ép xác khổ hạnh có thể thanh lọc thân tâm và đưa đến giải thoát cùng tột, và đạo sĩ Gotama quyết định trắc nghiệm chân lý này. Tại Uruvela Ngài bắt đầu cuộc đấu tranh quyết liệt để khắc phục thân xác, với niềm hy vọng rằng một khi đã thoát ra khỏi mọi khuấy động của thân, tâm có thể vượt đến mức độ giải thoát cao siêu. Ngài cố gắng đến mức cùng tột của pháp hành này. Chỉ ăn lá và rễ cây để sống và thâu gọn vật thực đến mức tối thiểu. Ngài đắp y may bằng giẻ rách lượm lặt ở các đống rác, ngủ trên giường gai hay giữa đám tử thi. Trạng thái rõ ràng thiếu thốn vật thực quá ư khắc nghiệt sớm biến Ngài thành một thân hình chỉ còn da bọc xương. Ngài nói: "Như Lai đã sống khắc khổ trong kỷ cương của người tu ép xác. Khắc khổ, Như Lai đã sống khắc khổ hơn tất cả những vị khác, đến độ tay chân chỉ còn như cọng sậy úa tàn, không dùng được nữa..." Về sau, khi đã chứng ngộ Toàn Giác Ngài mô tả như thế ấy cho hàng môn đệ, mức khổ hạnh kinh hoàng của những năm đầu tiên. [8]

Sau sáu năm trường chiến đấu cam go như thế Ngài đã đến tận ngưỡng cửa của thần chết, nhưng tự thấy mình không gần mục tiêu hơn chút nào. Lối tu khổ hạnh rõ ràng vô ích, kinh nghiệm của chính bản thân Ngài dồi dào sáng tỏ như vậy. Ngài nhận định rằng con đường đưa đến đạo quả mà Ngài hằng nóng lòng quyết thành đạt phải hướng về phía nội tâm. Không hề nản chí, tâm của Ngài vẫn tích cực hoạt động nhằm tìm một lối đi mới dẫn đến mục tiêu. Tuy nhiên, Ngài cảm nghe rằng cơ thể hao mòntiều tụy như thế ấy ắt không thể hy vọng thành công với lối tu tương tợ. Do đó Ngài từ bỏ lối sống ép xác và nhịn ăn uống đến mức cùng cực và trở lại dùng các thức ăn thông thường. Tấm thân gầy còm của Ngài dần dần bình phụcsức khỏe vô cùng kiệt quệ cũng sớm phục hồi. Lúc bấy giờ năm vị đạo sĩ cùng tu với Ngài thấy vậy lầm tưởng rằng Ngài đã từ bỏ cố gắng để trở về nếp sống dồi dào phong phú nên ra đi, làm cho Ngài thất vọng. Tuy nhiên, với tâm kiên cố quyết địnhniềm tin trọn vẹn nơi trạng thái trong sạchnăng lực của chính mình, không có sự hỗ trợ của một đạo sư nào, không cùng tu với bất luận ai, Bồ Tát cương quyết thành tựu mục tiêu cuối cùng trong khung cảnh hoàn toàn cô đơn vắng vẻ.

Vào một buổi sáng, trước giờ ngọ ngày Thành Đạo, trong khi Bồ Tát ngồi hành thiền dưới bóng cây da thì Sujàtà, người con gái của một trưởng giả, không biết Ngài là người hay thánh thần, dâng cơm nấu với sửa và bạch: "Bạch Ngài, con xin ngưỡng nguyện Ngài sẽ thành công!" Đó là bửa cơm cuối cùng trước khi Ngài Thành Đạo.

Chiến Thắng Cuối Cùng

Ngồi tréo chân dưới cội cây mà sau này được gọi là Bodhi, Bồ Đề, "Cây Giác Ngộ", hay "Cây Trí Tuệ", bên bờ sông Neranjarà (Ni Liên Thiền), tại Gayà (nay được gọi là Buddhagayà, Bồ Đề Đạo Tràng), Ngài nhất quyết nỗ lực cùng tột với lời chú nguyện bất thối chuyển: "Dầu chỉ còn da, gân và xương, máu và thịt đã khô cạn và tan biến, ta vẫn không xê dịch khỏi chỗ ngồi này cho đến khi chứng ngộ Toàn Giác (sammà-sambodhi, Chánh Đẳng Chánh Giác)." Cố gắng không biết mệt, nhiệt thành không thối chuyển, Ngài nhất quyết chứng ngộ chân lýthành tựu trạng thái Toàn Giác.

Bồ Tát áp dụng pháp "niệm hơi thở-vào-thở-ra" (ànàpàna sati) nhập vào, giữ vững sơ thiền (jhàna, Skrt. dhyàna). Rồi dần dần từng bậc Ngài tiến lên nhị thiền, tam thiềntứ thiền. Như thế ấy Ngài gội rửa mọi bợn nhơ trong tâm và, với tâm đã thanh lọc, Ngài hướng về tuệ giác hồi nhớ những kiếp sống quá khứ (pubbenivà-sànussatinàna, túc mạng minh). Đó là tuệ giác đầu tiên mà Ngài thành đạt vào canh đầu trong đêm Thành Đạo. Rồi Bồ Tát hướng tâm về tuệ giác thấy chúng sanh hoại diệttái sanh trong nhiều hình thức khác nhau, vào những cảnh giới nhàn hạ cũng như vào những khổ cảnh, mỗi chúng sanh đi và đến tùy hành động của mình (cutùpapàtanàna, thiên nhãn minh). Đó là tuệ giác mà Ngài thành đạt vào canh giữa, đêm Thành Đạo. Kế đó Ngài hướng tâm về tuệ giác tận diệt các hoặc lậu (àsavakkhayanàna, lậu tận minh [9]), tuyệt trừ những ô nhiễm ngủ ngầm từ vô lượng kiếp.

Ngài thấu triệt vạn pháp đúng như thật sự là vậy: "Đây là khổ (dukkha), đây là sự phát sanh của khổ, đây là sự chấm dứt của khổ, đây là con đường dẫn đến chấm dứt khổ.

Ngài thấu triệt đúng như thật: "Đây là những hoặc lậu (àsavas), đây là sự phát sanh của hoặc lậu, đây là sự chấm dứt hoặc lậu, đây là con đường dẫn đến chấm dứt hoặc lậu."

Thấu triệt như thế, nhận thấy như thế, tâm Ngài giải thoát, vượt ra ngoài mọi hoặc lậu: của dục vọng (kàmàsava, dục lậu), của mọi luyến ái bám níu vào đời sống (bhavàsava, hữu lậu), và của vô minh (avijjàsava, vô minh lậu) [10]. Khi tâm giải thoát như thế, phát sanh tuệ giác hiểu biết "giải thoát" và Ngài thấu triệt:

"Đã tận diệt sự sanh, đời sống thánh thiện (brahmacariya, phạm hạnh) đã trải qua, đã làm những gì phải làm, không còn gì đến nữa" (có nghĩa là không còn thân và tâm đến rồi đi nữa, tức không còn tái sanh nữa). Đó là tuệ giác thứ ba mà Ngài thành đạt vào canh cuối cùng trong đêm ấy. Những tuệ giác ấy được gọi là tevijjà (skt. trividyà). [11]

Lúc bấy giờ Ngài nói lên những lời hoan hỷ chiến thắng:

"Xuyên qua nhiều kiếp sống, 
Như Lai thênh thang đi trong vòng luân hồi 
Để tìm, nhưng không gặp, người thợ cất nhà này. 
Phiền muộn thay, đời sống triền miên tiếp diễn
Này hởi người thợ làm nhà! 
Ngươi đã bị bắt gặp. 
Ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. 
Tất cả rui mè của ngươi đã gãy. 
Cây đòn dong của ngươi cũng bị phá tan. 
Tâm của Như Lai đã thành đạt Niết Bàn Vô Lậu 
hoàn toàn chấm dứt mọi hình thức ái dục." [12]
Như vậy, vào ngày trăng tròn tháng Năm (Vesàkha, Vesak) năm 578 trước D.L., Bồ Tát Gotama [13], lúc ấy ba mươi lăm tuổi, thành đạt Chánh Đẳng Chánh Giác bằng cách thấu triệt tận tường, đầy đủ và trọn vẹn Thực Tế Vĩnh Cửu, Bốn Chân Lý Cao Siêu, Tứ Diệu Đế, và trở thành Phật, đấng Tối Thượng Y Vương và bậc Tôn Sư Toàn Thiện có thể trị liệu những chứng bệnh của chúng sanh. Đây là cuộc chiến thắng vĩ đại không lay chuyển.

Tứ Diệu Đế là bức thông điệp vô giáĐức Phật ban truyền để hướng dẫn nhân loại đau khổ, cởi mở những trói buộc bất toại nguyện, và thoát đến Hạnh Phúc Tuyệt Đối, Thực Tế Tuyệt Đối -- Niết Bàn.

Những Chân Lý Thâm Diệu ấy không phải do Ngài tạo nên. Ngài chỉ khám phá, nhận diện ra nó. Như vậy nơi Đức Phật ta tìm ra một nhân vật đáng được kỉnh mộ và tôn sùng, không phải chỉ như một vị thầy mà là mẫu người thánh thiện trong sạch, với đức độ hy sanh cao cả và cuộc đời mặc tưởng trầm tư sâu sắc, một gương sáng cho chúng ta noi theo nếu ta muốn trở nên toàn hảo.

Một trong những đặc điểm đáng ghi nhận đã phân biệt hẳn Đức Phật và các vị giáo chủ khác là Ngài chỉ là một con người, không có bất luận liên hệ nào với một Thần Linh hay một nhân vật "Siêu Nhiên". Ngài không phải Thần Linh, không phải hiện thân của Thần Linh, cũng không phải là một nhân vật trong huyền thoại thần kỳ. Ngài là một người, nhưng là một người siêu phàm, một siêu nhân, một con người phi thường (acchariya manussa, con người khác người thường), một chúng sanh duy nhất, một người toàn thiện, tuyệt luân, tuyệt hảo (purisuttama). Tất cả những gì mà Ngài thành tựu, tất cả những gì mà Ngài thông hiểu, là thành quả của những cố gắng của chính Ngài, của một con người. Xuyên qua kinh nghiệm bản thân, Ngài thông suốt ưu thế của con người.

Tùy thuộc nơi nỗ lực không ngừng nghỉ và bất thối chuyển của chính mình, không nương nhờ sự giúp đỡ của một vị đạo sư, dầu người hay thần linh, Ngài thành tựu sự chứng ngộ trí thứctinh thần đạo đức cao siêu nhất, tiến đến mức độ trong sạch tuyệt đỉnhtrạng thái toàn hảo trong những phẩm hạnh cao cả nhất mà bản chất thiên nhiên của con ngườithể đạt đến. Ngài là hiện thân của từ bitrí tuệ, vốn là hai nguyên tắc chỉ đạo trong Phật Giáo (sàsana).

Đức Phật không bao giờ tự xưng mình là vị cứu thế, và không tự hào là mình cứu rỗi những "linh hồn" bằng một tôn giáo thần khải. Do hạnh kiên trì nỗ lựckiến thức quảng bá của chính Ngài, Ngài chứng minh rằng bên trong con người có ngủ ngầm một khả năng vô cùng tậncon người phải nỗ lực tinh tấn trau giồi và phát triển những tiềm năng ấy. Do kinh nghiệm của chính bản thân mình Ngài chứng tỏ rằng giác ngộgiải thoát trọn vẹn nằm trong tầm mức cố gắng của con người.

"Tôn giáo của những tâm hồn cao cả và toàn vẹn nhất có thể tồn tại chung mà hoàn toàn không có niềm tin khải thị nào, trong ý nghĩa chân thật nhất của danh từ, không có niềm tin nơi tinh chất cốt yếu của đạo giáo thần khải, nơi một Thần Linh vô ngã. Trong danh từ thần linh vô ngã tôi bao gồm tất cả những ý niệm về cái gọi là thần linh siêu nhân, cùng một bản chất tinh thầnđạo đức như một người nhưng ở tầng lớp cao hơn, hoặc một năng lực đạo đức siêu phàm." (Julian Huxley, Religion Without Revelation, những trang 2 và 7)

Mỗi cá nhân phải cố gắng thích nghi để bẻ gảy những xiềng xích đã giữ chặt mình trong vòng trói buộc, thoát đến tự do, vượt ra khỏi mọi thằng thúc đã siết chắc mình vào những kiếp sinh tồn, bằng cách kiên trì nỗ lực gia công chuyên cầntrí tuệ minh sát. Chính Đức Phật, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đã dạy rằng giải thoát có thể được thành tựu mà không nhờ đến một nguyên lý ngoại lai nào, rằng để vượt qua khỏi mọi khổ đau của đời sống mỗi người phải tự đặt mình lên hòn đe và uốn nắn, đập giũa, bằng hành động của chính mình.

Không ai có thể ban bố giải thoát cho người khác bởi vì người này chỉ làm có mỗi một việc là van vái nguyện cầu. Người khác có thể gián tiếp giúp ta một tay, nhưng tự do tối thượng chỉ có thể thành đạt bằng cách tự mình liễu chứng và tự mình thức tỉnh, giác ngộ chân lý, không phải bằng cách khấn vái hay thỉnh nguyện một Chúng Sanh Tối Thượng, người hay thần linh. Đức Phật cảnh cáo hàng môn đệ không nên trao gánh nặng cho một nguyên lý ngoại lai, Ngài khuyến khích và hướng dẫn họ theo đường lối phân biện và khảo sát, và khuyến khích họ tinh tấn gia công trau giồi và phát triển những năng lực và phẩm chất bên trong mình.

Những Quan Điểm Sai Lầm

Vài người lấy làm thỏa thích làm ra như Đức Phật không phải là một người. Họ trích một đoạn trong bộ Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm, (tr.11, 37), rồi phiên dịch sai và hiểu sai. Câu chuyện như thế này:

Ngày kia Đức Phật ngồi dưới một cội cây trong tư thế tọa thiền, lục căn thu thúc, tâm vắng lặng hoàn toàn được kiểm soáttrầm tĩnh. Vào lúc ấy một vị bà la môn tên Dona đến gần Phật và bạch hỏi:

- Bạch Ngài, phải chăng Ngài là một vị trời, deva? - Không phải, này ông bà la môn. - Bạch Ngài, phải chăng Ngài là thiên thần trên cảnh trời, gandhabba (càn thác bà)? - Không phải, này ông bà la môn. - Bạch Ngài, phải chăng Ngài là quỷ, yakkha? - Không phải, này ông bà la môn. - Bạch Ngài, phải chăng Ngài là người? - Không phải, này ông bà la môn. - Như vậy, quả thật Ngài là gì?

Giờ đây, ta hãy thận trọng thông hiểu câu giải đáp của Đức Phật:

"Này ông bà la môn, bất luận những ô nhiễm (àsava, hoặc lậu, hay những bợn nhơ ngủ ngầm trong tâm) nào mà, do sự hiện hữu của nó một chúng sanh được nhận diện là trời, thiên thần trên cảnh trời, hay quỷ, hay người, tất cả những ô nhiễm ấy bên trong ta đã được tận diệt, đã được bứng tận gốc rễ, đã được chặt đứt tận gốc, đã chết hẳn, không còn mọc lại nữa trong tương lai."
 
"Cũng như hoa sen xanh hay đỏ hay trắng trong nước, này ông bà la môn, sanh trưởng trong nước, và vượt lên khỏi nước mà không dính nước, ta cũng vậy, sanh trong thế gian, trưởng thành trong thế gian, đã vượt lên khỏi thế gian, và sống không vướng mắc thế gian.
 
Hãy nhớ đến ta là người đã giác ngộ (Buddhoti mam dhàrehi brahmana)."

Ý Đức Phật muốn nói rằng Ngài không phải là trời hay thiên thần trên cảnh trời, cũng không phải quỷ hay người còn vướng bận ô nhiễm. Câu nói trên đây của Đức Phật rõ ràng là muốn cho người bà la môn biết rằng Ngài không phải là một người đầy hoặc lậu. Ngài không muốn người bà la môn đặt Ngài vào bất cứ hạng nào trong những hạng kể trên. Đức Phật sống trong thế gian nhưng không phải là người thế gian. Hình ảnh hoa sen rõ ràng nói lên điều này. Tuy nhiên có những nhà phê bình vội vã nhảy tới chụp lấy kết luận sai lầm, và muốn người khác tin rằng Đức Phật không phải là người.

Cũng trong bộ kinh Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm, (1, 22) có một đoạn Đức Phật tuyên ngôn khẳng định rằng Ngài là một người.
 
"Này hởi chư tỳ khưu, có một người (puggala) mà sự đản sanh ra đời là vì an lànhhạnh phúc của phần đông, vì lòng bi mẫn thương xót thế gian, vì lợi ích, vì trạng thái an lànhhạnh phúc của chư thiên (devas) và nhân loại. Ai là con người duy nhất (eka puggala) ấy? Đó là Như Lai (Tathàgata), đấng Trọn Lành (arahat), bậc Chánh Đẳng Chánh Giác (sammà-sambuddho) ... Này chư tỳ khưu, một người đản sanh vào thế gian là người phi thường, người toàn hảo tuyệt luân (acchariya manussa)."
Hãy ghi nhận danh từ Pali "manussa", một người, một chúng sanh trong cảnh người. Đúng thật vậy, Đức Phật là một người, nhưng không phải chỉ là một người như tất cả mọi người, mà là một người toàn hảo, tuyệt luân. Kinh điển Phật Giáo chép rằng Bồ Tát (Bodhisatta, là danh từ để chỉ Đức Phật trước khi đắc quả Phật) ở cung trời Đấu Xuất (Tusita devaloka) và giáng sanh vào cảnh người (manussatta) trong thế gian. Cha mẹ Ngài, Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng Hậu Mahàmàyà (Ma Da) đều là người.

Bồ Tát [14] đản sanh là một người, chứng đắc Đạo Quả Phật như một người, và cuối cùng nhập Đại Niết Bàn (parinibbàna) như một người. Chí đến khi đã chứng ngộ Toàn Giác Tối Thượng Ngài cũng không bao giờ tự xưng là Thần Linh, hay Brahma, hoặc "Chúng Sanh Tối Thượng", mà chỉ là một người thường.

Tiến Sĩ S. Radhakrishnan, một người theo Ấn Độ Giáo, đã được giáo huấn theo kinh điển Veda và Vedanta, nói rằng Phật Giáo xuất nguyên từ Ấn Độ Giáo. Ngài lặp lại và làm ra mới những lý tưởng cũ xưa của văn hóa Ấn Độ Giáo ..." [15]

Tuy nhiên, Đức Phật tuyên ngôn rằng giáo huấn của Ngài là những chân lý do chính tự Ngài đã khám phá, lúc bấy giờ chưa từng có ai biết, không phải là di sản của tập tục cổ truyền. Và như vậy, trong thời Pháp đầu tiên, đề cập đến Tứ Diệu Đế Ngài nói:

"Này chư tỳ khưu, với ý tưởng 'Đây là diệu đế về sự khổ, đây là nguyên nhân sanh khổ, đây là sự chấm dứt của đau khổ, đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.' phát sanh đến Như Lai nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ, và ánh sáng liên quan đến những gì trước kia chưa từng được nghe đến (pubbesu ananussutesu, dhammesu). [16]

Lại nữa, trong khi chỉ vạch rõ ràng cho hàng đệ tử sự khác biệt giữa một bậc Toàn Giác và vị A La Hán, đấng Trọn Lành, Đức Phật dạy:

"Đấng Như Lai, này chư môn đệ, là Toàn Giác trong khi cũng là A La Hán. Chính Ngài tuyên bố con đường trước đó chưa từng được công bố, Ngài là người hiểu biết con đường, thấu triệt con đường, thuần thục trên con đường (maggannu, maggavidu, maggakovido). Và đến nay các vị đệ tử Ngài vẫn còn là khách lữ hành bước theo dấu chân Ngài," [17]

Con đường cũ xa xưa mà Đức Phật đề cập đến là Bát Chánh Đạo và không phải là lý tưởng nào của văn hóa Ấn Độ Giáo như Tiến Sĩ Radhakrisnan tưởng tượng.

Tuy nhiên, khi đề cập đến Đức Phật, Mahatma Gandhi, vị kiến trúc sư của nền độc lập Ấn Độ, nói: "Bằng đức hy sinh rộng lớn mênh mông của Ngài, bằng hạnh từ khước vĩ đại của Ngài, và bằng phẩm hạnh thanh tịnh vô nhiễm của đời Ngài, Ngài đã ghi tạc lên trên Ấn Độ Giáo những dấu vết không bao giờ phai mờ, và đối với bậc thầy vĩ đại ấy Ấn Độ Giáo còn mang một mối nợ phải được tri ân muôn đời." (Mahàdev Desai, With Gandhiji in Ceylon, Madras, 1928, trang 26.)

Pháp Tùy-Thuộc-Phát-Sanh

Liền sau khi chứng đắc Toàn Giác Đức Phật ngồi dưới cội Bồ Đề suốt một tuần, chứng nghiệm hạnh phúc Giải Thoát. Vào cuối ngày thứ bảy Ngài xuất ra khỏi định (samàdhi) và trong canh đầu của đêm ấy suy niệm về pháp tùy thuộc phát sanh (paticca-samuppàda, thập nhị nhân duyên, hay thập nhị duyên khởi) theo chiều khởi phát (anuloma) của vạn pháp như sau:

"Khi có cái này, cái kia phát sanh; với sự phát sanh của cái này, cái kia phát sanh; tức là tùy thuộc nơi vô minh, có hành (những hành động có tác ý, hành động tạo nghiệp); tùy thuộc nơi hành có thức (thức-tái-sanh); tùy thuộc nơi thức có danh-sắc; tùy thuộc nơi danh-sắc có lục căn (tức năm giác quan cùng với ý là căn thứ sáu); tùy thuộc nơi lục căn, xúc; tùy thuộc nơi xúc, thọ; tùy thuộc nơi thọ, ái; tùy thuộc nơi ái, thủ; tùy thuộc nơi thủ, hữu (tiến trình của sự trở thành); tùy thuộc nơi hữu, có sanh đến; tùy thuộc nơi sanh có già và chết, phiền muộn, than van, đau khổ, âu sầutuyệt vọng. Như thế ấy phát sanh toàn thể khối đau khổ dukkha."

Vào canh thứ nhì của đêm ấy Đức Phật suy niệm về pháp tùy thuộc phát sanh theo chiều chấm dứt (patiloma) như sau:

"Khi không có cái này, cái kia không phát sanh, với sự chấm dứt cái này, cái kia chấm dứt; tức là: với sự chấm dứt rõ ràng của vô minh, hành động có tác ý chấm dứt; với sự chấm dứt của hành, thức chấm dứt v.v... Như thế ấy, chấm dứt toàn thể khối đau khổ." Trong canh thứ ba của đêm ấy Đức Phật suy niệm về pháp tùy thuộc phát sanh của vạn pháp theo cả hai chiều, phát sanh và chấm dứt, như sau: "Khi có cái này cái kia phát sanh; với sự phát sanh của cái này cái kia phát sanh; Khi không có cái này cái kia không có; với sự chấm dứt của cái này, cái kia chấm dứt; tức là: tùy thuộc nơi vô minh, hành phát sanh, v.v... Như thế ấy phát sanh toàn thể khối đau khổ. Với sự chấm dứt rõ ràng của vô minh, hành chấm dứt, v.v... Như thế ấy, chấm dứt toàn thể khối đau khổ." [18]

Đức Phật trải qua sáu tuần nhật yên tĩnh ẩn dật ở sáu nơi khác nhau quanh quẩn cây Bồ Đề. Vào cuối thời gian ấy có hai người lái buôn, Tapassu và Bhallika, đi ngang qua và dâng đến Ngài một loại bánh làm bằng gạo và mật ong và bạch: "Chúng con xin quy y Phật và Pháp [19]. Xin Ngài thâu nhận chúng con làm đệ tử. [20]" Đây là hai thiện tín (upàsakas) đầu tiên.
Bài Pháp Đầu Tiên

Trong khi Đức Thế Tôn sống vắng vẻ cô tịch thì ý nghĩ sau đây phát sanh đến Ngài:

"Giáo Pháp mà Như Lai chứng ngộ quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lý, tế nhị, chỉ có bậc thiện trí mới thấu hiểu. Chúng sanh còn thỏa thích, ham vui, và mãi mê say đắm trong nhục dục ngũ trần. Đối với những chúng sanh như thế ấy khó mà thấy được pháp duyên sanh, pháp tùy thuộc phát sanh. Cũng khó cho chúng sanh lãnh hội sự chấm dứt tất cả những pháp hữu vi, sự thoát ly ra khỏi tất cả những tinh chất của tiến trình trở thành, sự dập tắt mọi ái dục, buông bỏ, chấm dứt, Niết Bàn. Nếu Như Lai truyền dạy Giáo Pháp và người khác không thể hiểu thì quả thậtphí công vô ích. [21]"

Nghĩ như vậy thoạt tiên Ngài không sẵn sàng hoằng dương Giáo Pháp, nhưng với nhãn quan tinh thần Ngài quan sát thế gian và thấy chúng sanh kẻ ít người nhiều cát bụi trong mắt, kẻ thì có khả năng hiểu biết bén nhạy người chậm chạp nặng nề, người có phẩm cách cao quý, người thấp hèn, người dễ dạy, người khó, vài người nhận thức được mối hiểm họa mà họ phải gánh chịu trong tương lai vì hành động sai quấy trong hiện tại, vài người không. Thấy như vậy Đức Tôn Sư tuyên ngôn sẵn sàng công bố Giáo Pháp với những lời lẽ long trọng như sau:

"Apàrutà tesam amatassa dvàrà 
Ye sotavanto pamuncantu saddham."
 
"Cửa Vô Sanh Bất Diệt đã rộng mở. 
Hãy để cho ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin." [22}

Khi xét suy sẽ dạy Giáo Pháp cho ai trước tiên, Ngài nghĩ đến Àlàra Kàlàma và Uddaka Ràmaputta, hai vị đạo sư đã dạy Ngài thủa xưa, bởi vì Ngài biết rằng hai vị này là bậc thiện trí minh mẫn. Nhưng không thể được vậy, hai vị đã viên tịch. Rồi Đức Thế Tôn quyết định trao truyền chân lý cho năm đạo sĩ trước kia là huynh đệ đồng tu với Ngài, đến nay vẫn còn giữ vững lối tu khổ hạnh cùng cực, vốn không đem lại thành quả. Biết rằng năm đạo sĩ hiện ở Benares, trong khu Vườn Lộc Giả tại Isipatana (ngày nay là Sarnath), Đức Thế Tôn rời Gayà đi từng giai đoạn đến Benares, cách đó độ 150 dậm Anh. Trên đường đi, không mấy xa Gayà Ngài gặp đạo sĩ Upaka, rất ngạc nhiên trước diện mạo trong sáng và tác phong trầm tĩnh của Ngài. Vị đạo sĩ hỏi: "Thầy của đạo hữu là ai? Đạo hữu truyền bá giáo lý của ai?"

Đức Phật trả lời: "Một đạo sư, ta không có, một người như ta không có trên thế gian, bởi vì ta là Tôn Sư Vô Song, bậc A La Hán, chỉ có ta duy nhấtToàn Giác Tối Thượng. Đã tận diệt tất cả mọi ô nhiễm, ta đã chứng ngộ trạng thái vắng lặng của Niết Bàn. Ta đang đến thành Kàsi (Benares) để vận chuyển Bánh Xe Pháp Bảo. Giữa thế gian mù quáng ta sẽ gióng lên hồi trống Vô Sanh Bất Diệt."

"Này đạo hữu, như vậy đạo hữu tự xưng là bậc siêu hùng, người chiến thắng toàn thể vũ trụ," Upaka nói. Đức Phật trả lời: "Những ai đã chấm dứt mọi nhiễm ô, những người ấy, quả thật vậy, là bậc siêu hùng như ta. Tất cả bất thiện pháp, ta đã chinh phục. Như vậy, ta là đấng siêu hùng."

Upaka lắc đầu, chua cay ghi nhận, "Có thể được vậy chăng, đạo hữu," và rẽ sang một con đường nhỏ. Đức Phật tiếp tục cuộc hành trìnhlần hồi đến Vườn Lộc Giả, tại Isipatana. Năm vị đạo sĩ thấy Đức Phật từ xa đến, bàn thảo với nhau: "Này chư đạo hữu, kìa đạo sĩ Gotama đang đi đến ta. Đạo sĩ ấy bán đồ nhi phế, đã từ bỏ cuộc chiến đấu và trở về lối sống xa hoa phong phú. Ta không nên niềm nở đón chào." Nhưng khi Đức Phật đến gần, phong cách trang nghiêm của Ngài cảm xúc mạnh mẽ cả năm và tất cả đều bỏ ý định. Người thì đến rước y và bát, người dọn chỗ ngồi, người đi lấy nước cho Ngài rửa chân. Đức Phật ngồi trên chỗ đã dọn sẵn, và năm vị quây quần bu lại đón mừng với tư cách huynh đệ, xưng hô với Ngài là "àvuso", có nghĩa đạo hữu.

Đức Phật nói, "Không nên gọi Như Lai bằng danh từ "àvuso". Này chư đạo sĩ, Như Lai là bậc ùng Cúng (A La Hán), đấng Toàn Giác Tối Thượng. Hãy lắng nghe, này chư đạo sĩ, Như Lai đã thành tựu trạng thái Bất Diệt. Như Lai sẽ giảng, sẽ dạy Giáo Pháp. Nếu hành đúng theo lời dạy, chính các thầy sẽ thông hiểu và tự mình chứng ngộ trong kiếp sống này mục tiêu thanh tịnh tối thượng mà bao nhiêu người con trong các gia tộc quý phái sẽ rời nhà để theo cuộc sống không nhà cửa." Đến đây năm đạo sĩ nói: "Này đạo hữu Gotama, trước kia dầu đã thực hành khổ hạnh ép xác đến mức cùng cực đạo hữu đã không thành đạt trí tuệ nào siêu phàmtuệ minh sát. Giờ đây đạo hữu đã trở về lối sống xa hoa lợi dưỡngtừ bỏ cuộc chiến đấu thì làm sao có thể có trí tuệ siêu phàmtuệ minh sát?"

Đức Phật đáp: "Như Lai không chấm dứt cố gắngtrở về lối sống xa hoa phong phú. Như Lai là bậc Toàn Giác Tối Thượng. Hãy lắng nghe, này chư đạo sĩ, Như Lai đã thành tựu trạng thái Bất Diệt. Như Lai sẽ giảng. Như Lai sẽ dạy quý thầy Giáo Pháp."

Lần thứ nhì năm vị đạo sĩ lặp lại lời thắc mắc như cũ, và lần thứ nhì Đức Phật lặp lại lời giải đáp. Lần thứ ba, năm vị đạo sĩ hỏi như trước. Mặc dầu Đức Bổn Sư khẳng định, năm vị không thay đổi thái độ. Lúc bấy giờ Đức Phật nói như sau: "Hãy thú nhận, này chư đạo sĩ, trước đây có lần nào Như Lai đã nói với quý vị như thế không?" Cảm kích trước những lời kêu gọi chân thật của Đức Thế Tôn, năm vị đạo sĩ khuất phục và công nhận: "Quả thật không, Bạch Ngài." Như thế ấy bậc Trí Tuệ Tối Cao, bậc Điều Ngự Trượng Phu, điều ngự tâm của năm vị đạo sĩ bằng nhẫn nhụctừ bi, bằng trí tuệtài năng. Những lời của Đức Phật cảm hóa năm đạo sĩ, lúc bấy giờ tỏ ra sẵn sàng lắng nghe Đức Phật.

Trung Đạo

Lúc bấy giờ nhằm ngày trăng tròn tháng Bảy, 589 năm trước D.L. Vào buổi chiều, lúc mặt trời đang dần dần lặn và mặt trăng Rằm đang ló dạng, tại Vườn Lộc Giả, Isipatana, Đức Phật dạy:

"Này chư tỳ khưu, có hai cực đoan mà người tu sĩ ẩn dật phải tránh. Hai là gì? Lợi dưỡng, dể duôi trong dục lạcthấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh Nhân, và đưa đến tổn hại; và ép xác khổ hạnhđau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh Nhân, và đưa đến tổn hại. Con đường Trung Đạo, này chư tỳ khưu, mà Như Lai đã chứng ngộ, tránh xa cực đoan, đem lại pháp nhãntri kiến và đưa đến tĩnh lặng, liễu ngộ, toàn giácNiết Bàn. Và này chư tỳ khưu, Trung Đạo ấy là gì? Đó là Bát Chánh Đạo, tức: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định."

Rồi Đức Phật giải thích Tứ Diệu Đế cho năm đạo sĩ: chân lý thâm diệu về sự khổ, chân lý thâm diệu về nguyên nhân sanh khổ, chân lý thâm diệu về sự chấm dứt đau khổ, và chân lý thâm diệu về con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ. [23]

Như thế ấy Đức Tối Thượngtuyên bố chân lý và vận chuyển Bánh Xe Pháp Bảo (dhamma-cakka-pavattana). Thời Pháp đầu tiên, bức thông điệp Lộc Giả này là phần nòng cốt của Phật Giáo. Cũng như dấu chân của tất cả mọi loài trên mặt đất đều có thể nằm bên trong dấu chân thớt tượng, pháp Tứ Diệu Đế bao trùm toàn thể giáo huấn của Đức Phật.

Giải thích từng diệu đế, Đức Bổn Sư dạy, "Như vậy, này chư tỳ khưu, pháp nhãn, tri kiến, trí tuệ, tuệ minh sát, và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. Như Lai đã thành đạt những gì mà trước kia chưa từng được biết. Này chư tỳ khưu, ngày nào mà tuệ giác của Như Lai, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về Tứ Diệu Đế chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì Như Lai không khẳng định là mình đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Và lúc ấy phát sanh đến Như Lai tuệ minh sát và tri kiến: tâm của Như Lai đã giải thoát bất thối chuyển (akuppà me ceto vimutti), đây là kiếp cuối cùng của Như Lai, không còn tái sanh nữa. [24]" Đức Phật tuyên ngôn như thế, và năm vị tỳ khưu lấy làm hoan hỷ, tán dương lời dạy.

Vào ngày 2 tháng 12, năm 1930, trong một buổi dạ tiệc do Hoàng Gia Thụy Điển khoản đãi tại hoàng cung, khi đến lượt ông nói, Sir C. V. Raman, lúc ấy vừa đoạt giải thưởng Nobel ngành vật lý học, gác qua một bên vấn đề khoa học, và trước một thính giả kinh ngạc gồm những bậc thượng khách nổi tiếng trên thế giới, đọc lên một bài diễn văn vô cùng hùng biện về Đức Phật và thời quá khứ vinh quang của xứ Ấn Độ. "Trong khu thành Benares," Sir Venkata Raman nói, "có một con đường mòn mà theo tôi là địa điểm thiêng liêng nhất của xứ Ấn. Trên con đường ấy một ngày nọ Thái Tử Siddhartha đã trải qua sau khi từ bỏ tất cả sự nghiệp trần gian để đi cùng khắp thế giancông bố tình thương." (The Bosat, Quyển 5, số 1, 1942, Vajirarama, Colombo, trang 8). Rừng Cây Sinsapa

Vị thế tối quan trọng của pháp Tứ Diệu Đế trong Phật Giáo được nhận thấy dồi dàorõ ràng từ thông điệp tại khu Rừng Sinsapa (Rừng Trâm) cũng như bức thông điệp tại Vườn Lộc Giả. Một ngày kia Đức Phật ngự trú tại Kosambi (gần Allahabad), trong khu Rừng Sinsapa. Lúc ấy, nắm trong tay một nắm lá trâm (sinsapa), Đức Thế Tôn hỏi chư Tăng:

"Các con nghĩ thế nào, này chư tỳ khưu, số lá cây nằm trong tay Như Lai so với số lá trong toàn khu rừng sinsapa này, cái nào nhiều hơn?"

"Bạch Đức Thế Tôn, nắm lá trong tay Ngài quả thật không đáng kể, so với số lá trong toàn khu rừng sinsapa này."

"Cũng nhiều như lá trong toàn khu rừng, này chư tỳ khưu, những gì mà Như Lai hoàn toàn chứng ngộ; chỉ ít thôi, như số lá nắm trong tay, Như Lai tuyên dạy các con. Và tại sao, này chư tỳ khưu, Như Lai không truyền dạy hết? Này chư tỳ khưu, vì nó không hữu ích, không khẩn yếu cho đời sống thiêng liêng thanh tịnh, không dẫn đến nhàm chán, buông bỏ, chấm dứt, tĩnh lặng, thấu đáo toàn diện, không đưa đến Toàn Giác, Niết Bàn. Vì lẽ ấy, này chư tỳ khưu, Như Lai không tuyên dạy.

"Và Như Lai tuyên dạy gì? Đây là đau khổ (dukkha) -- điều này Như Lai tuyên dạy. Đây là sự phát sanh của đau khổ -- điều này Như Lai tuyên dạy. Đây là sự chấm dứt đau khổ -- điều này Như Lai tuyên dạy. Đây là con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ -- điều này Như Lai tuyên dạy. Và tại sao, này chư tỳ khưu, Như Lai tuyên dạy những chân lý ấy?

"Vì nó quả thật hữu ích, quả thật khẩn yếu cho đời sống thiêng liêng thanh tịnh, dẫn đến nhàm chán, buông bỏ, chấm dứt, tĩnh lặng, thấu đáo toàn diện, đến Toàn Giác, Niết Bàn. Vì lẽ ấy, này chư tỳ khưu, Như Lai tuyên dạy. Như vậy, này chư tỳ khưu, cần phải tinh tấn để chứng ngộ: Đây là đau khổ, đây là sự phát sanh đau khổ, đây là sự chấm dứt đau khổ, đây là con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ." [25]

Đức Phật cương quyết khẳng định: "Như Lai làm sáng tỏ một điều: đau khổ và sự chấm dứt đau khổ" (dukkhamceva pannàpemi, dukkhassa ca nirodham). Thấu hiểu rõ ràng Phật ngôn không thể nhầm lẫn này tức thấu hiểu Phật Giáo; bởi vì toàn thể giáo huấn của Đức Phật không có gì khác hơn là áp dụng nguyên tắc duy nhất này. Cái gì mà có thể gọi là khám phá của Đức Phật chỉ là Tứ Diệu Đế. Từ nghìn xưa, đó là giáo huấn đặc thù của chư Phật.

Tối Thượng Y Vương

Đức Phật cũng được tôn là bậc Tối Thượng Y Vương (bhisakko, vị lương y vô song), nhà giải phẩu không ai bì (sallakatto anuttaro). Quả thật vậy, Ngài là vị lương y độc nhất vô nhị.

Phương cáchĐức Phật trình bày Tứ Diệu Đế có thể so sánh với phương pháp trị bịnh của một lương y. Cũng giống như bác sĩ, Ngài bắt đầu chẩn mạch, tìm hiểu chứng bịnh, kế đó tìm nguyên nhân sanh ra bịnh hay bịnh phát sanh như thế nào, rồi nghiền ngẩm khảo sát phương thức trị liệu, và cuối cùng áp dụng, cho thuốc chữa bịnh.

Đau khổ (dukkha) là chứng bịnh; ái dục (tanhà) là sự phát sanh, hay nguyên nhân, căn cội của chứng bịnh (samudaya); bằng cách diệt trừ ái dục, căn bịnh cũng được diệt trừ, và đó là phương thức trị liệu (nirodha-nibbàna); Bát Chánh Đạo (magga) là phương thuốc.

Một vị bà la môn muốn biết tại sao Đức Bổn Sư được gọi là Phật. Lời giải đáp của Đức Phật rõ ràng cho thấy rằng không có lý do nào khác hơn là vì Ngài hoàn toàn thông suốt Tứ Diệu Đế.

Đây là lời của Đức Phật:

"Ta đã thông hiểu những gì phải được thông hiểu, Đã trau giồi những gì phải được trau giồi, Đã dứt bỏ những gì phải được buông bỏ. Do đó, này người bà la môn, ta là Phật -- đấng Giác Ngộ. [26]"

Với thời Pháp (Dhamma) được công bố lần đầu tiên, với sự vận chuyển Bánh Xe Pháp Bảo, và với sự thâu nhận năm vị đạo sĩ làm đệ tử, Vườn Lộc Giả tại Isipatana trở thành nơi chôn nhau cắt rún của Phật Giáo (Buddha-sàsana) và của Giáo Hội Tăng Già (sangha). [27]

Hoằng Dương Giáo Pháp

Sau đó Đức Phật trải qua mùa hạ (vassa) [28] nơi Vườn Lộc Giả, tại Isipatana, ngày nay là địa điểm thiêng liêng (động tâm) của hơn sáu trăm triệu người. Trong ba tháng của mùa mưa này -- ba tháng hạ, vassa -- năm mươi vị khác do Yasa, một thanh niên khá giả, hướng dẫn gia nhập vào Giáo Hội. Giờ đây Đức Phật có sáu mươi đệ tử, tất cả đều là A La Hán, những vị đã chứng ngộ Giáo Pháp và có đầy đủ khả năng để dạy người khác. Khi mùa an cư kiết hạ chấm dứt Đức Bổn mở lời dạy các đệ tử thân tín như sau:

"Này chư tỳ khưu, Như Lai đã thoát ra khỏi mọi trói buộc, dầu ở cảnh người hay cảnh trời. Các con cũng đã giải thoát ra khỏi mọi thằng thúc, dầu ở cảnh người hay cảnh trời. Giờ đây, các con hãy ra đi đó đây vì tình trạng an lànhhạnh phúc của chư thiênnhân loại. Mỗi người đi một ngã, hai người không đi chung về một hướng. Hãy công bố Giáo Pháp, toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn cuối, đầy đủ ý nghĩa trong tinh thần và theo văn tự, và rõ ràng là toàn hảo. Hãy công bố đời sống trong sạch, đời sống thiêng liêng, thanh cao và tinh khiết tột bậc. Có những chúng sanh với ít nhiều cát bụi trong mắt, họ sẽ lạc lối vì không được nghe Giáo Pháp, cũng có những người sẽ lãnh hội, Như Lai sẽ đi về phía Uruvela, đến Senanigama để hoằng dương Giáo Pháp." [29]

Như thế ấy Đức Phật bắt đầu cuộc truyền giáo cao cả kéo dài đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Cùng với chư vị đệ tử Ngài đi trên các con đường lớn và các nẻo nhỏ của xứ Ấn Độ, bủa rộng vừng hào quang từ bi vô lượng vô biên. Mặc dầu khởi đầu với sáu mươi vị tỳ khưu, Giáo Hội Tăng Già sớm phát triển đến hằng ngàn vị và, do số chư Tăng càng ngày càng tăng, số tự viện cũng ngày càng tăng dần, và về sau các đại học Phật Giáo ở Ấn như Nàlandà, Vikramasilà, Jagaddalà, Vikrampuri và Odantapuri trở thành những trung tâm văn hóaảnh hưởng đến đời sống tâm linh của nhân loại.

Sau bốn mươi lăm năm hoằng dương Giáo Phápthành công một cách vẻ vang, Đức Phật viên tịch lúc tám mươi tuổi thọ, giữa hai cây Song Long Thọ (gọi là "song long thọ" vì là một cặp, hai cây long thọ, mỗi cây chia làm hai nhánh giống hệt như sanh đôi), tại Kusinàrà, ngày nay là Uttara Pradesh, khoảng 120 dậm Anh cách Benares. [30]

Công Trình Hoằng Pháp Của Đức Phật

Trong bốn mươi lăm năm hoằng Pháp độ sinh dài dẳng, Đức Phật đi bộ cùng khắp các châu quận miền Bắc xứ Ấn Độ. Nhưng vào mùa nhập hạ thông thường Ngài ở lại một nơi. Sau đây là tóm lược những nơi Ngài nhập hạ, được ghi nhận trong kinh điển.

* Năm đầu: Vàrànasi -- Sau khi Chuyển Pháp Luân vào ngày trăng tròn tháng Bảy D.L. Đức Phật nhập hạ đầu tiên tại Isipatana, Vàrànasi.

* Hạ thứ nhì, thứ ba và thứ tư: Ràjagaha -- Ngài lưu ngụ trong khu Veluvana (Trúc Lâm). Trong hạ thứ ba này Sudatta, một trưởng giả tại thành Sàvatthi (Xá Vệ) mà người ta thường gọi là Anàthapindika, "người nuôi ăn những kẻ bị bỏ rơi" nghe nói đến Đức Phật, tìm đến, lắng nghe Ngài và đặt niềm tin (saddhà) nơi Đức Bổn Sư, nơi Giáo Huấn của Ngài và những vị đã được Ngài dạy (Phật, Pháp, Tăng), đắc quả Tu Đa Huờn (sotàpatti, nhập lưu), tầng Thánh đầu tiên trong Tứ Thánh. Ông nổi tiếng là vị thí chủ (dàyaka) chính của Đức Tôn Sư. Ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc) kiến tạo ngôi chùa trứ danh Jetavana (Kỳ Viên) tại Sàvatthì, ngày nay là Sahet-mahet, rồi dâng lên Đức Phật và các đệ tử Ngài. Những phế tích của ngôi chùa đến nay vẫn còn được thấy.

* Hạ thứ năm: Vesàli -- Đức Phật nhập hạ trong bảo tháp Kùtàgàrasàlà. Vào lúc này Đức Vua Suddhodana lâm trọng bịnh. Ngài trở về viếng cha và thuyết giảng Giáo Pháp. Đức Vua cha chứng đắc A La Hán sau khi nghe Pháp và băng hà sau khi thọ hưởng quả phúc giải thoát trong bảy ngày. Giáo Hội Tỳ Khưu Ni cũng được thành lập trong khoảng thời gian này. (Xin xem phần "Hàng Phụ Nữ Trong Văn Học Phật Giáo, chương 12).

* Hạ thứ sáu: Đồi Mankula -- Nơi đây Đức Phật dùng phép yamaka pàtihàriya, làm cho nước và lửa cùng một lúc phun ra từ lỗ chân lông. Lần đầu tiên tại Kapilavatthu Ngài cũng dùng phép ấy để khắc phục tính ngã mạn của những người dòng Sakya, thân quyến Ngài.

* Hạ thứ bảy: Cung Trời Đạo Lợi (Tàvatimsa, Tam Thập Tam Thiên) -- Nơi đây Đức Phật thuyết giảng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma, Giáo Lý Cao Siêu) cho những vị Trời (devas), do mẹ Ngài hướng dẫn. Sau khi hạ sanh Hoàng Tử Siddhattha được bảy ngày thì Hoàng Hậu Mahàmàyà băng hà và tái sanh vào cảnh Tàvatimsa.

* Hạ thứ tám: Rừng Bhesakalà, gần Sumsumàragiri -- Tại nơi đây đôi vợ chồng khắng khít thương yêu nhau, Nakulapità và vợ, đến hầu Phật, nói lên cuộc sống gia đình nhiều hạnh phúc của mình và ước nguyện mãi mãi chung sống an vui đầm ấm trọn kiếp sống hiện tiềnlâu dài trong những kiếp về sau. Hai người này được Đức Phật khen là đứng hàng đầu trong những người có niềm tin nơi Tam Bảo.

* Hạ thứ chín: Kosambi -- trong hạ này Đức Phật lưu ngụ tại Chùa Ghosita.

* Hạ thứ mười: Rừng Pàrileyyakka -- Trong hạ thứ mười này, tại Kosambi, vụ tranh luận xảy ra giữa hai nhóm tỳ khưu vì có một vị phạm giới không đáng kể, nhưng rồi hai phe không thể hòa giải. Chính Đức Phật bổn thân đứng ra giàn xếp cũng không xong. Ngài bỏ vào nhập hạ trong rừng. Vào cuối hạ (vassa) cuộc tranh luận được giảng hoà êm thuận, chư Tăng đến Sàvatthi xin sám hối và cung thỉnh Đức Thế Tôn về chùa.

* Hạ thứ mười một: Làng Ekanàla (trong xứ Magadha, Ma Kiệt Đà) -- Nơi đây Đức Phật gặp vị bà la môn nông dân Kasìbhàradvàja. Vị này có những lời thiếu lễ độ, nhưng Đức Thế Tôn vẫn bình tĩnh, thản nhiên giải đáp những câu hỏi của ông. Bhàradvàja trở thành một thiện tín nhiệt thành của Đức Phật. Chính trong cơ hội này Ngài giảng thời Pháp rất đáng chú ý Kinh Kasìbhàradvàja Sutta (Sutta Nipàta). (Xin đọc quyển "The Book of Protection" cùng một tác giả, do nhà xuất bản BPS ấn hành).

* Hạ thứ mười hai: Veranjà -- Lời tựa của Tạng Luật (Vinaya) được xem là được ban hành trong hạ này. Cũng trong hạ này vị bà la môn Veranjà đến gặp Đức Phật, bạch hỏi một loạt nhiều câu hỏi, xin quy y, và cung thỉnh Đức Phật cùng chư Tăng nhập hạ (vasssa) tại làng Veranjà. Vào lúc ấy có nạn đói trong xứ, Đức Phật và chư vị đệ tử Ngài phải dùng những thức ăn rất thô sơ do một người lái ngựa dâng cúng. Theo thường lệ, sau khi ra hạ Đức Phật giả từ ông bà la môn thí chủ để lên đường. Ông ta thú nhậnmặc dầu cung thỉnh Đức Thế Tôn và chư vị tỳ khưu đệ tử nhập hạ, ông đã thiếu sót bổn phận suốt trọn thời gian kiết hạ vì phải mắc bận công chuyện nhà. Dầu vậy, ngày hôm sau ông dâng y và cúng dường đầy đủ vật thực.

* Hạ thứ mười ba: Tại tảng đá Càliya (gần thị trấn Càlika) -- Trong hạ này Đại Đức Meghiya làm thị giả Ngài, thấy khu rừng xoài ở cạnh mé sông rất xinh tươi và thuận tiện để hành thiền, nên xin phép Đức Phật đến đó hành đạo. Mặc dầu Đức Phật khuyên sư hãy đợi chờ đến khi có một vị thị giả mới thay thế, sư vẫn lặp lại lời xin. Đức Phật cho phép. Vị tỳ khưu ra đi, nhưng rồi hết sức ngạc nhiên cảm nghe còn luôn luôn mang nặng những tư tưởng tham dục, sân hận và hung bạo. Sư thất vọng trở về. Lúc bấy giờ Đức Phật mở lời khuyên dạy: "Này Meghiya, để giải thoát cái tâm chưa thuần thục, có năm điều hỗ trợ cho nó trở nên thuần thục: 1. một người bạn lành; 2. phẩm hạnh thanh cao trong khuôn khổ của những quy tắc tu tập; 3. bàn thảo chân thành, những lời khuyên bảo có chiều hướng buông bỏ, vắng lặng, chấm dứt, Giác NgộNiết Bàn; 4. tinh tấn loại trừ những tư tưởng bất thiện và 5. thành đạt trí tuệ phân biện trạng thái phát sanh và hoại diệt của vạn pháp." [31]

* Hạ thứ mười bốn: Tại ngôi chùa Jetavana (Kỳ Viên), Sàvatthi -- Trong hạ này Đại Đức Ràhula, lúc ấy còn là sa di (sàmanera), thọ Cụ Túc Giới (upasampadà). Đúng theo Vinaya (Luật), phải đến hai mươi tuổi mới được thọ giới này. Như vậy, lúc ấy Ngài Ràhula vừa đúng tuổi thọ giới để trở nên tỳ khưu.

* Hạ thứ mười lăm: Kapilavatthu (nơi chôn nhau cắt rún của Thái Tử Siddhattha) -- Trong hạ này Đức Vua Suppabuddha, cha của Công Chúa Yasodharà, băng hà.

* Hạ thứ mười sáu: Thị trấn Àlavi -- Trong hạ này Đức Phật cảm hóa Alavaka, quỷ Dạ Xoa ăn thịt người. Quỷ nêu lên những thắc mắc, được Đức Thế Tôn giải thích thỏa đáng và xin quy y Phật. (Về những câu hỏi của Alavaka và giải đáp của Đức Bổn Sư, xin đọc Àlavaka Sutta, trong Sutta Nipàta hoặc "The Book of Protection" trang 81, do Đại Đức tác giả sách này, nhà xuất bản BPS ấn hành.)

* Hạ thứ mười bảy: Ràjagaha (Vương Xá), tại ngôi chùa Veluvana (Trúc Lâm). Trong hạ này cô gái giang hồ nổi tiếng, Sirimà em của vị lương y Jivaka, chết. Đức Phật đến dự lễ hỏa táng và nói với nhà vua hãy truyền rao cho dân chúng, xem có ai muốn mua cái thi hài ấy không -- cái thân hình mà lúc nào, khi còn sống, đã quyến rũ thu hút bao nhiêu người. Không ai màng đến, dầu khỏi phải trả tiền. Nhân cơ hội Đức Phật truyền dạy đám đông với lời kệ:

"Hãy nhìn cái hình ảnh xinh đẹp kìa, 
Một thể xác đầy đau thương
Một đống (xương), đầy bệnh tật, 
Được nhiều người bận tâm lo lắng, nhưng trong đó 
Không chứa đựng gì trường tồn hay ổn định." 
-- Dhammapada, Kinh Pháp Cú, 147

* Hạ thứ mười tám: Tảng đá Càliya -- Trong hạ này một thiếu nữ, con gái người thợ dệt, đến hầu Phật và được nghe thuyết giảng thời Pháp dạy quán tưởng về sự chết (maranànussati). Trong một cơ hội khác, nhờ thường xuyên suy gẫm về những lời giảng của Đức Phật nàng giải đáp đúng tất cả bốn câu hỏi của Ngài. Cuộc vấn đáp có tánh cách triết lý này vượt khỏi tầm hiểu biết của đại chúng, vốn không thường suy niệm theo lời Phật dạy. Đức Phật ca ngợi nàng và mở lời dạy mọi người bằng kệ ngôn:

"Thế gian này mù quáng; ở đây, 
người sáng suốt quả thật hiếm hoi 
Như số chim thoát khỏi lưới, 
Chỉ ít người vào nhàn cảnh." 
-- Dhammapada, Kinh Pháp Cú, 174

Nàng lắng nghe Giáo Phápchứng ngộ tầng Thánh thứ nhất (sotàpatti, Nhập Lưu hay Tu Đà Huờn), nhưng rồi lìa đời một cách bất ngờ. (Xin đọc Chú Giải Kinh Pháp Cú, Quyển lll, trang 170, hoặc Buddhist Legends, tác giả Burlingame, Phần 3, trang 14. Cũng xin đọc chương "Hàng Phụ Nữ Trong Văn Học Phật Giáo", trong phần sau sách này.)

* Hạ thứ mười chín: Tảng đá Càliya.

* Hạ thứ hai mươi: Ràjagaha, tại chùa Veluvana.

* Từ hạ thứ hai mươi mốt đến hạ thứ bốn mươi ba: Sàvatthì. Trong hai mươi bốn năm này, Ngài nhập hạ mười tám lần tại Tịnh Xá Jetavana, sáu hạ tại Pubbàràma. Ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc) và Bà Visàkhà là hai vị đại thí chủ.

* Hạ thứ bốn mươi bốn: Beluva (một làng nhỏ có thể ở gần Vesàli) -- Nơi đây Đức Phật dùng năng lực của ý chí đè nén một cơn bịnh trầm trọng.

Vào năm thứ bốn mươi lăm sau khi Thành Đạo, Đức Phật viên tịch tại Kusinàrà trong tháng Năm (vesàkha), trước ngày nhập hạ.

Trong hai mươi mốt hạ đầu tiên, những vị tỳ khưu Nàgasamàla, Nàgita, Upavàna, Sunakkhatta, Sàgatta, Ràdha và Meghiya và sa di (sàmanera) Cunda hầu cận Ngài, nhưng không đều đặn. Tuy nhiên, đến hạ thứ hai mươi mốt, Đức Phật muốn có một thị giả thường xuyên theo với Ngài. Tất cả tám mươi vị đại đệ tử A La Hán, như quý Ngài Sàriputta (Xá Lợi Phất) và Moggallàna (Mục Kiền Liên) đều tỏ ý tình nguyện. Nhưng Đức Phật không nhậm lời. Có lẽ Ngài nghĩ rằng chư vị A La Hán này sẽ giúp ích cho nhân loại nhiều hơn.

Trong suốt thời gian ấy Đại Đức Ànanda giữ im lặng. Chư vị tỳ khưu thỉnh Ngài xin Phật. Ànanda Thera đáp rằng, "Nếu Đức Bổn Sư muốn tôi làm thị giả cho Ngài thì Ngài sẽ nói." Lúc ấy Đức Phật nói: "Này Ànanda, chớ nên để người khác thuyết phục. Chính con có thể tự nguyện hầu cận Như Lai." (Xem chương 2, đề cập đến Ngài Ànanda).

Đạo Quả Phật Và Các Thánh Quả

Trạng thái hoàn toàn giác ngộ, sự khám pháchứng ngộ Tứ Diệu Đế (tức Đạo Quả Phật) không phải là đặc ân riêng của một chúng sanh tốt phước nào đã được Thần Linh Thiên Hựu chọn trước, cũng không phải là diễn biến duy nhất không bao giờ còn lặp lại trong lịch sử nhân loại. Đây là thành quả mà bất luận ai cũng có thể thành đạt nếu tận lực tinh tấn chuyên cần tự thanh lọc thân tâm và khai triển trí tuệ đến mức tuyệt hảo và có đủ ý chí sắt đá, kiên trì trau giồi mười pháp ba la mật (pàrami) và Bát Chánh Đạo, những phẩm hạnh tất yếu để chứng ngộ Đạo Quả Phật.

Đã có những vị Phật trong quá khứ xa xôi, và trong tương lai sẽ có những vị Phật, khi cần và hội đủ điều kiện thuận lợi. Nhưng ta không cần phải nghĩ đến tương lai xa vời; giờ đây, trong giây phút hiện tại, "cánh cửa Vô Sanh Bất Diệt" đang rộng mở. Những ai bước vào, đạt đến trạng thái tuyệt đối trọn lành (Arahatta), cuối cùng giải thoát, vượt ra khỏi mọi đau khổ (Nibbàna). Đức Phật long trọng tuyên bố rằng trên phương diện tận diệt ô nhiễmthành đạt mục tiêu giải thoát cùng tột, những vị ấy cũng đứng ngang hàng với Ngài:

"Là những người chiến thắng như ta, quả thật vậy, 
Những ai đã tận diệt mọi ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm" [32]

Tuy nhiên, Đức Phật cũng vạch rõ cho hàng môn đệ sự khác biệt giữa vị Toàn Giác và chư vị Arahat (A La Hán) [33], những bậc Thánh Nhân Trọn Lành:

"Như Lai, này chư tỳ khưu, trong khi cũng là Arahat, là Toàn Giác, là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, là người công bố Con Đường chưa được công bố, là người thấu đạt Con Đường, là người tận tường hiểu biết Con Đường, là người thuần thục kinh nghiệm, vẹn toàn trải qua Con Đường. Và giờ đây, các đệ tử của Như Lai là khách lữ hành bước theo dấu chân của Như Lai. Đó là sự khác biệt, này chư tỳ khưu, là những điểm đặc thù phân biệt Như Lai, cũng là Arahat (A La Hán), là bậc Toàn Giác, với hàng đệ tử, những người đã thành đạt giải thoát bằng trí tuệ minh sát. [34]"

Đặc Điểm Nổi Bật Của Giáo Pháp (Dhamma)

Không có những hóc hẻm đen tối của si mê, không có những mạng nhện đầy bí hiểm, không có những gian phòng mịt mù khói tỏa bao trùm bí ẩn, không có "giáo lý bí truyền", không có những tín điều được dấu nhẹm, trong giáo huấn của Đức Phật, vốn được rộng mở sáng tỏ như ban ngày và trong suốt như thủy tinh. "Giáo pháp và giới luậtĐức Phật công bố sáng chói tỏ rạng khi được mở rộng, không phải lúc bị che đậy, giống như mặt trờimặt trăng, tỏ rạng khi trời quang mây tạnh và lu mờ lúc bị mây che án."

Đức Bổnkhông chấp nhận lối giáo huấn bao gồm "Mật nghĩa". Ngài dạy, "Mật nghĩa là dấu hiệu của những giáo lý giả mạo." Ngỏ lời cùng Đức Ànanda Đức Bổntỏ bày như sau: "Này Ànanda, Như Lai truyền dạy Giáo Pháp mà không có sự phân biệt nào giữa giáo lý công truyền và giáo lý bí truyền; vì tôn trọng chân lý, này Ànanda, Như Lai không bao giờ làm những việc như có bàn tay nắm lại của một ông thầy còn giấu lại một vài bí ẩn chánh yếu, không truyền hết cho học trò. [35]"

Một vị Phật quả thật vô cùng hiếm hoi, nhưng không phải là xa lạ trong lịch sử nhân loại. Ngài không dành cho riêng mình sự giác ngộ tối thượng. Đối với người Phật tử, một quan điểm tương tợ thật là vô nghĩa và đáng gạc bỏ qua một bên, và đối với Đức Phật đó là một ước vọng rõ ràng không thể quan niệm được. Với tâm từtâm bi, Đức Phật ban truyền những lời dạy mà không giữ lại pháp môn nào cần thiết để giải thoát con người ra khỏi xiềng xích của vòng luân hồi (samsàra), cuộc đi bất định triền miên lặp đi lặp lại.

Giáo huấn của Đức Phật từ đầu đến cuối được rộng mở cho tất cả những ai có mắt để thấy và có tâm để hiểu biết. Phật Giáo không bao giờ đưa họng súng hay dùng gươm đao để áp bức, cưỡng bách ai. Người Phật tử không bao giờ ép buộc người khác theo tôn giáo mình. Phương pháp cưỡng chế không bao giờ thích nghi đối với Đức Phật.

Đề cập đến lòng bi mẫn của Đức Phật, H. Fielding Hall viết trong quyển "The Soul of a People": "Không bao giờ có thể có một cuộc chiến tranh Phật Giáo. Không quốc gia xâm lăng nào mục kích lòng hăng say chiến đấu của những người Phật tử; không người nào bị sát hại, đổ máu giữa nhà, vì kẻ sát nhân lấy danh nghĩa của Đức Phật. Ngài, và niềm tin nơi Ngài không hề mang một vết máu. Ngài hoằng dương một giáo lý đem lại An Lành Vĩ Đại, tình thương, lòng từ ái, bi mẫn, và lời dạy của Ngài trong sáng rõ rệt đến độ không bao giờ có thể nhầm lẫn."

Trong khi truyền bá Giáo Pháp (Dhamma) Đức Phật không có bất luận sự phân biệt nào giữa hàng môn đệ, không bao giờ chọn riêng vị đệ tử nào để ban ân huệ, không bao giờ có tình trạng thiên vị. Giữa các môn đệ Ngài, là những vị đã đắc Quả A La Hán, đã tận diệt ô nhiễm và đã phá tan mọi thằng thúc cột trói chúng sanh vào một kiếp sinh tồn mới, các vị ấy đã tiến đạt đến mức thanh tịnh tuyệt đỉnh, trong sạch như nhau. Tuy nhiên có vài vị, vì đặc biệt lỗi lạc hơn trên phương diện trí tuệ hay thực hành nào, và nhờ đó được ưu đãi hơn về mặt tinh thần, như được huynh đệ trọng vọng hơn; nhưng Đức Bổn Sư không bao giờ ban bố đặc ân cho vị nào mà xem tất cả như nhau. Như Ngài Upàli chẳng hạn, xuất thân từ một gia đình thợ cạo, được Đức Bổngiao phó nhiệm vụ Tăng Trưởng trong những vấn đề giới luật (vinaya), thay vì chỉ định những vị A La Hán khác mà trước kia thuộc dòng quý phái và chiến sĩ (kshatriya). Hai Ngài Sàriputta và Mahà Moggallàna, sanh trưởng trong gia đình bà la môn, là hai vị đại đệ tử của Đức Phật, vì đó là nguyện vọng của các Ngài từ trong nhiều tiền kiếp xa xôi. Ngài Sàriputta (Xá Lợi Phất) ưu tú về trí tuệ (pannà), còn Ngài Moggallàna (Mục Kiền Liên), về thần thông (iddhi).

Đức Phật không bao giờ muốn rút tỉa nơi hàng tín đồ một đức tin mù quáng và quỳ lụy phục tùng Ngài hay giáo lý của ngài. Ngài luôn luôn đặt nặng công trình quán xét phân biện và khảo sát sáng suốt. Với những lời lẽ quả quyết, trong một thời Pháp mà về sau được gọi rất đúng là hiến chương đầu tiên về tự do tư tưởng, Ngài mạnh mẽ khuyến khích người Kàlàmas nên sáng suốt quán xét.

Vội vã chấp nhận bất luận điều gì rồi đặt niềm tin vào đó quả thật không nằm trong tinh thần Phật Giáo, và ta có thể nhận thức điểm này xuyên qua cuộc đàm thoại giữa Đức Thế Tôn và một số đệ tử: "Nếu bây giờ , biết và chấp giữ tin chắc điều này, các con có nói chăng rằng, 'Chúng ta tôn vinh Đức Bổn Sư, vì quý trọng Ngài chúng ta tôn kính những lời dạy của Ngài?' 'Bạch Đức Thế Tôn, các con không nói như vậy.' 'Điều nào mà các con xác nhận, này chư đệ tử, có phải vì chính tự các con đã nhận thức, trông thấy rõ ràng và nắm vững điều ấy không?' 'Đúng vậy, Bạch hóa Đức Thế Tôn.'" [36]

Đức Phật đối diện với những sự kiện và từ chối không thừa nhận hoặc tán thành điều gì không phù hợp với chân lý. Ngài không muốn chúng ta chấp nhận bất cứ gì một cách mù quáng, không suy xét trước. Ngài muốn chúng ta thông hiểu sự vật đúng như sự vật là vậy, tập trung mọi cố gắng cần thiếtgia công chú niệm nhằm thành đạt giải thoát.

"Các con phải chuyên cần tinh tấn 
Các đấng Như Lai chỉ là người vạch ra con đường." [37]

"Các con hãy tự mình cải thiện, tự vươn lên, 
mở lòng đón nhận giáo huấn của Đức Phật
Hãy rung chuyển đạo binh của tử thần
Như thớt tượng rung chuyển một mái chòi tranh." [38]

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới Đức Phật dạy rằng không nên tìm giải thoát bằng cách tùy thuộc nơi một đấng cứu thế, dầu vị ấy là người hay thần linh.

Ý niệm chủ trương rằng có ai đó nâng đỡ con người từ thấp lên một tầng lớp cao hơn trong đời sống, và rốt cùng cứu thoát luôn, có chiều hướng làm cho con người trở nên lười biếng và yếu hèn, suy nhược, và cuồng si. Tin tưởng như vậy là hạ thấp giá trị con người và làm ngộp tắt mọi tia sáng phẩm cách phát sanh từ đời sống đạo đức.

Bậc Toàn Giác kêu gọi hàng tín đồ nên tự tin, tự nương tựa nơi chính mình, không ỷ lại nơi ai khác. Người khác có thể gián tiếp đưa đến ta một cánh tay hỗ trợ, nhưng trạng thái siêu thoát ra khỏi mọi khổ đau phải được mỗi người tự mình trau chuốt cho mình và gia công chuyên cần, đập đẽo, gọt giũa trên hòn đe, bằng chính hành động của mình.

Thanh Tịnh Thật Sự

Để hiểu biết tận tường sự vật, niềm tin và lòng kinh sợ không có một vai trò nào trong tư tưởng người Phật tử. Chân lý của Giáo Pháp (Dhamma) chỉ có thể thành đạt bằng trí tuệ minh mẫn, không bao giờ bằng đức tin mù quáng hay bằng cách sợ sệt một chúng sanh, đã được hay không được biết.

Chẳng những Đức Phật không tán thành đức tin mù quáng và lòng kinh sợ một Thần Linh toàn năng, xem như điều ấy không thích nghi để thấu đạt chân lý, mà Ngài cũng bác bỏ những nghi thức tế lễ không bổ ích, bởi vì những phương cách từ khước kiêng cữ bề ngoài như nhịn đói, xuống sông tắm để gội rửa tội lỗi, làm thịt thú để tế lễ thần linh và những nghi thức tương tợ không có chiều hướng thanh lọc con người, không làm cho con người trở nên thánh thiện và cao quý. Sau đây là cuộc đàm thoại giữa Đức Phật và vị bà la môn Sundarika Bhàradvàja: Lần nọ Đức Thế Tôn ngỏ lời cùng chư vị tỳ khưu, giải thích cặn kẻ như thế nào người mong tìm giải thoát phải tu tập, và sau đó Ngài dạy thêm rằng người mà tâm không còn mảy may ô nhiễm, người mà cuộc đời trong sạch đã đến mức toàn hảo, người đã làm xong những gì cần phải làm, người ấy có thể được gọi là tắm rửa nội tâm.

Lúc bấy giờ Bhàradvàja, ngồi bên cạnh Đức Phật, nghe như vậy thì bạch hỏi:

"Đức Gotama có xuống tắm dưới sông Bàhuka không?"

"Này Ông Bà La Môn, tắm dưới sông Bàhuka thì có lợi ích gì? Con sông Bàhuka có thể làm gì cho ta?"

"Quả thật vậy, Bạch Đức Tôn Giả Gotama, nhiều người tin tưởng rằng sông Bàhuka rất linh thiêng. Nhiều người đã xuống tắm dưới sông Bàhuka để rửa sạch tội lỗi (pàpa, hành động bất thiện) của mình.

Đức Phật giải thích cho Bhàradvàja rằng tắm nước sông không thể gội rửa những bợn nhơ của tội lỗi, và Ngài dạy ông:

"Này Ông Bà La Môn, hãy tắm rửa nơi đây (tức trong Giáo PhápGiới Luật này), hãy ban bố trạng thái châu toàn cho tất cả chúng sanh. Nếu Ông không nói lời giả dối, hoặc không sát sanh hay không trộm cắp, nếu Ông đáng được tin cậy và không xấu xa đê hèn thì đi tắm dưới sông Gayà (tên một con sông ở Ấn Độ vào thời Đức Phật) có lợi ích gì? Cái giếng nước của chính nhà Ông cũng là một con sông Gayà rồi." [39]

Vấn Đề Giai Cấp

Giai cấpvấn đề tối quan trọng đối với người bà la môn Ấn Độ, nhưng đối với Đức Phật thì rõ ràng không đáng lưu tâm đến. Ngài mạnh dạn đả kích hệ thống phân chia đẳng cấp, xem đó là đê hèn. Giáo Hội Tăng Già gồm đủ người ở tất cả mọi tầng lớp xã hội, giống như sông rạch khắp cùng đều tụ hội, tuông chảy về biển cả. Những vị này gác bỏ lại danh tánh, giai cấp, đẳng cấp và trở thành những thành viên của một cộng đồng -- Tăng Già (Sangha).

Nói về tánh cách bình đẳng của tất cả những thành viên trong Giáo Hội Tăng Già Đức Phật dạy:
"Này chư tỳ khưu, cũng dường những ngọn sông to lớn như Gangà, Yamunà, Aciravati, Sarabhù và Mahì, khi đổ ra biển thì bỏ lại tên riêng và lý lịch của mình, rồi được xem là biển cả, cùng thế ấy, này chư tỳ khưu, từ bốn giai cấp (vannas) ... những người ly gia cắt ái, trở thành tu sĩ không nhà cửa trong Giáo PhápGiới LuậtNhư Lai công bố, cũng mất đi danh tánh và lý lịch của họ và được xem là con dòng Sàkya (Thích Ca)" (Udàna 55).

Quan điểm của người Phật tử về vấn đề chủng tộc và kỳ thị chủng tộc đã được tỏ bày rõ rệt. Quan điểm ấy cũng được phản ảnh trong chủ trương đạo đức và khoa học của UNESCO trong thế kỷ hiện đại (Tuyên ngôn về Chủng TộcThành Kiến Chủng Tộc, UNESCO 1978). [40]

Để trả lời vị bà la môn Sundarika Bhàradvàja, muốn tìm hiểu dòng dõi Ngài, Đức Phật nói:

"Ta không phải bà la môn, không phải hoàng tử, 
Không phải nông dân, hay gì khác. 
Tất cả đẳng cấp trong thế gian, ta đã biết, 
Nhưng đã biết, ta đi con đường của ta 
Chỉ giản dị là không ai hết. 
Không nhà cửa, trong bộ y người tu sĩ
Với đầu cạo trọc làm vương niệm, ta đi 
Đơn độc trên con đường của ta, tĩnh lặng 
Hỏi dòng dõi của ta là vô ích." [41]

Trong trường hợp khác, một người bà la môn có ý phân chia đẳng cấp, mắng chưởi Đức Phật là "bọn tăng lữ!", hạng "cùng đinh!" Đức Bổn Sư không hề cảm nghe ô nhục vì thế mà ôn tồn giải đáp:

"Sự sanh trưởng không làm cho con ngườicùng đinh
Không làm cho con ngườibà la môn
Hành động làm cho người này là cùng đinh
Hành động làm cho người kia là bà la môn." 
-- Sutta-nipàta, v. 142.

và Ngài thuyết giảng trọn thời Pháp, bài kinh Vasala Sutta (Sutta-nipàta) giải thích cho vị bà la môn từng chi tiết những đặc điểm của người thật sự là cùng đinh (vasala). Được cảm hóa, vị bà la môn ngạo mạn xin quy y với Đức Phật (Xem "The Book of Protection, trang 91, cùng Đại Đức tác giả).

Đức Phật thâu nhận vào Giáo Hội một cách tự dobình đẳng, những người đến với Ngài từ mọi chủng tộc và mọi đẳng cấp, khi biết rằng người ấy có thể sống đời thánh thiện, và vài người này đã trở nên lỗi lạc. Đức Phật là vị giáo chủ duy nhất trong thời hiện đại đã cố gắng pha trộn lẫn nhau trong tinh thần khoan dungthuận thảo, những người mà nếu không, sẽ bị phân cách trong những tầng giai cấp khác nhau.

Ngài Upàli, vị Tăng Trưởng trong vấn đề Vinaya -- giới luật của Giáo Hội -- trước khi xuất gia là một người thợ cạo, nghề sinh sống mà thời bấy giờ được xem là hạ cấp nhất. Sunìta, về sau đắc Quả A La Hán, là người hốt rác, một nghề hạ tiện khác. Trong Giáo Hội Tỳ Khưu Ni có hai bà Punnà và Punnikà, cả hai là người nô lệ. Theo Mrs. C.A.F. Rhys Davids, tám phần trăm rưởi (8 1/2%) trong số các vị tỳ khưu ni đã có đủ khả năng chứng ngộ đạo quả là những người đã đến từ những giai cấp hạ lưu, phần đông là thất học. [42]

Những Vị Đại Đệ Tử

Ràjagaha (Vương Xá), kinh đô của vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà), là một trong những địa điểm được Đức Phật quang lâm đến trước nhất sau khi Thành Đạo. Khi còn là đạo sĩ du phương, trong những ngày đầu tiên sau khi xuất gia, Đức Phật đã có lời hứa với Vua Bimbisàra (Bình Sa Vương) xứ Seniya rằng sau khi viên mãn thành tựu mục tiêu Ngài sẽ trở lại viếng Ràjagaha. Vua Bimbisàra vui mừng không xiết kể khi gặp lại Đức Phật. Sau khi nghe được một thời Pháp vua liền xin quy y. Lòng nhiệt thành quý mến Đức Phật cao đến độ trong vài ngày vua dâng ngự uyển Veluvana lên Đức Phật, để thiết lập một ngôi chùa.

Vào thủa bấy giờ Ràjagaha là một trung tâm văn hóa to lớn, nơi có nhiều hệ thống triết học đang thời kỳ dồi dào phong phú. Một trong các hệ thống tư tưởng này do Sanjaya lãnh đạo; và trong hàng môn đệ của Sanjaya có hai, trong hai trăm năm mươi vị, là Upatissa và Kolita, mà về sau trở thành Sàriputta (Xá Lợi Phất) và Moggallàna (Mục Kiền Liên), hai vị đệ tử đứng hàng đầu của Đức Phật. Một hôm nọ, khi Upatissa đang rão bước trên đường phố Ràjagaha thì chàng lấy làm cảm kích trước phong độ thanh nhã, trầm lặng và phẩm cách cao quý của vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật, Ngài A La Hán Assaji (A Tư Đà), lúc ấy đang đi trì bình.

Tất cả tâm thành, tất cả những công phu mà từ nhiều kiếp sống Upatissa đã kiên trì gia công để thành tựu viên mãn, giờ đây đã đến lúc thâu hoạch thành quả. Upatissa không trở về với thầy mình mà theo chân vị A La Hán Assaji đến nơi Ngài ngồi lại nghỉ, nóng lòng muốn biết Ngài học giáo lý của ai và giáo lý ấy như thế nào.

"Này Đạo Hữu," Upatissa nói, "diện mạo của Đạo Hữu thật là trang nghiêm, trầm lặng, dung nhan của Đạo Hữu trong suốt sáng ngời. Ai khuyến khích Đạo Hữu từ bỏ thế gian? Ai là thầy của Đạo Hữu? Đạo Hữu thực hành Giáo Pháp nào?" Ngài Assaji vốn người ít nói, từ tốn trả lời: "Sư không thể giải thích dong dài Giáo PhápGiới Luật, nhưng có thể vắn tắt tóm lược ý nghĩa." Câu nói của Upatissa đáng được chú ý: "Đúng như vậy, này Đạo Hữu, nói nhiều hay ít cũng được, điều tôi muốn nghe chỉ là ý nghĩa. Tại sao phải dùng nhiều lời?" Lúc bấy giờ vị A La Hán Assaji nói lên một câu kệ bao gồm toàn thể giáo lý nhân quả của Đức Phật:

"Ye dhammà hetuppabhavà -- tesam hetum tathàgato àha 
Tesam ca yo nirodho -- Evam vàdi mahà samano."

"Về các pháp phát sanh do nhân, Như Lai đã chỉ dạy nhân ấy, 
(Phương pháp) để chấm dứt, Như Lai cũng chỉ dạy. 
Đó là giáo huấn của bậc Đại Sa Môn." 
-- Vinaya Mahàvagga

Trong tức khắc, Upatissa lãnh hội ý nghĩachứng đắc tầng Thánh đầu tiên, thấu triệt "bất luận gì có bản chất của sự phát sanh, tất cả những gì có bản chất của sự chấm dứt" (yamkinci samudaya dhammam sabbam tam nirodha dhammam).

Lòng vui mừng khấp khởi, Upatissa mau mau về tìm bạn, Kolita, để thuật rõ cuộc gặp gở vị A La Hángiáo huấn được thọ nhận. Kolita cũng vậy, tức khắc chứng đắc tầng Thánh đầu tiên khi nghe Upatissa lặp lại Giáo Pháp. Rồi cả hai cùng nhau đến gặp Sanjaya thầy mình, khuyên thầy theo về Đức Phật. Nhưng Sanjaya từ chối vì sợ mất tiếng đạo sư. Upatissa và Kolita liền từ giả thầy, đến Tịnh Xá Veluvana (Trúc Lâm) xin xuất gia với Đức Phật. Đức Phật hoan hỷ đón mừng với lời kêu gọi, "Hãy lại đây, này tỳ khưu, Giáo Pháp đã được công bố đầy đủ. Hãy sống đời thánh thiện để trọn vẹn chấm dứt đau khổ (dukkha)," và chấp nhận hai vị vào Giáo Hội. Về sau hai Ngài thành tựu giải thoát và trở nên hai vị đứng đầu trong hàng đệ tử Phật.

Một nhân vật quan trọng khác được thâu nhận vào Giáo Hội trong lúc Đức Phật lưu ngự tại Veluvana là vị bà la môn hiền triết Mahà Kassapa (Ma Ha Ca Diếp). Ngài từ bỏ một sự nghiệp đồ sộ để tìm giải thoát. Chính Ngài Đại Đức Mahà Kassapa, ba tháng sau khi Đức Phật nhập Đại Niết Bàn (parinibbàna), đã triệu tập cuộc họp chư vị A La Hán (Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Nhất), tại Động Sattapanni gần Ràjagaha, dưới sự bảo trợ của Vua Ajàtasattu (A Xà Thế), để thu thập và kết tập Giáo PhápGiới Luật.

Giáo Hội Chư Tỳ Khưu Ni

Trong những ngày đầu tiên, chỉ có người nam mới được chấp nhận vào Giáo Hội Tăng Già (Sangha) vì Đức Phật không sẵn sàng thâu nhận nữ giới. Tuy nhiên trong hàng thiện tín, phái nữ có nhiều người tâm đạo nhiệt thành, hết lòng mong muốn sống đời xuất gia. Lòng thành thật khẩn khoản mong cầu ấy thúc giục Bà Pajàpati Gotami, kế mẫu của Đức Phật, cùng một nhóm nhiều vị mạng phụ phu nhân đến kính cẩn bạch Phật xin cho người phụ nữ được xuất gia. Nhưng Đức Phật còn do dự. Nhận thấy nỗi băn khoăn thất vọng và nhiệt tâm của các bà, Đức Ànanda đứng ra ủng hộ, khẩn khoản thỉnh cầu Đức Phật. Cuối cùng Đức Phật chấp thuận, nhưng ban hành tám giới căn bản cho hàng phụ nữ xuất gia.

Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo Hội Tỳ Khưu Ni (Bhikkhunì Sàsana) được thành lập vào năm thứ năm sau khi Đức Phật Thành Đạo, trước đó chưa bao giờ có một Giáo Hội để cho hàng phụ nữ có thể xuất gia sống độc thân. Từ mọi tầng lớp trong đời sống, mọi người phụ nữ đều có thể gia nhập Giáo Hội. Đứng hàng đầu là hai vị Khemà và Uppalavannà. Đời sống của một số đông các vị tỳ khưu ni cao quý ấy, mức độ gia công chuyên cần của các bà nhằm thành đạt mục tiêu cứu cánh và những bài kệ khải hoàn mà các bà hoan hỷ đọc lên khi tâm được giải thoát, đã được mô tả một cách sống động trong những bài Thánh Thi của chư Tỳ Khưu Ni (Therigàthà).

Tại Kapilavatthu

Trong khi lưu ngự tại Ràjagaha, Đức Thế Tôn hay tin vua cha mong muốn được Ngài trở về thăm, nên lên đường về Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ). Tuy nhiên, Ngài không đi ngay vào hoàng cung mà, theo lệ thường, dừng chân nghỉ trong một cái động phía ngoài thành. Ngày hôm sau, tay mang bát, Ngài đi từ nhà này sang nhà kia trên đường phố Kapilavatthu. Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) nghe biết vậy lấy làm kinh ngạc, vội vã đến gặp Đức Phật và bảo: "Bạch Đức Thế Tôn, tại sao Ngài làm nhục nhã hoàng tộc như vậy? Tại sao Ngài lại đi khất thực như vậy? Trong dòng dõi chúng ta chưa có ai từng đi xin ăn như thế." Đức Phật trả lời: "Tâu Đại Vương, Đại Vương và những người trong hoàng tộc có thể xưng là con cháu dòng vua. Như Lai thuộc về dòng dõi của chư Phật từ ngàn xưa, và chư Phật khất thực, chỉ sống nhờ vật thực đi bát."

Rồi giải thích Giáo Pháp, Đức Bổn Sư nói, "Hãy thức tỉnh, luôn luôn chú niệm và có cuộc sống chân chánh. Hãy chân chánh sống hạnh phúc trong thế gian này và thế gian sau này." Đức vua kiên cố vững bước trên Con Đườngchứng ngộ Giáo Pháp. Lúc bấy giờ vua cung thỉnh Đức Phật về hoàng cung, nơi đây tất cả hoàng thân đều ra đón mừng và đảnh lễ Ngài, ngoại trừ Công Chúa Yasodharà. Ngài đến với bà. Bà phủ phục đảnh lễ dưới chân Ngài. Rồi Đức Phật thuật câu chuyện Túc Sanh Truyện Candakinnara Jàtaka [43] kể lại những phẩm hạnh của bà cao cả như thế nào trong kiếp sống ấy, và hướng dẫn bà vào Giáo Pháp.

Về sau, khi Đức Phật được cung thỉnh thành lập Giáo Hội dành cho nữ giới, bà trở thành một trong những vị tỳ khưu ni đầu tiên, rồi chứng ngộ Đạo Quả A La Hán, tầng Thánh cao nhất.
Khi Đức Phật vào đến hoàng cung, Công Chúa Yasodharà ăn mặc chỉnh tề cho con là Ràhula (La Hầu La), rồi chỉ Đức Phật và nói, "Kìa là cha con, này Ràhula, hãy đến cha và xin cái gia tài của con."

Hoàng Tử Ràhula đi đến Đức Phật, đứng trước mặt Ngài và bạch: "Quả thật mát mẻ, này bậc Sa Môn, cái bóng của Ngài quả thật mát mẻ dễ chịu."

Khi Đức Phật độ thực xong và rời hoàng cung Hoàng Tử Ràhula đi theo Ngài xin, "Xin Ngài trao lại cho con phần di sản của con." Lúc bấy giờ Đức Phật nói với vị đại đức A La Hán Sàriputta, "Như vậy, này Sàriputta, hãy đưa Ràhula vào Giáo Hội."

Đức Sàriputta làm lễ xuất gia cho Ràhula [44]. Bộ Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, một trong năm bộ A Hàm của Tạng Kinh trong kinh điển Pali, có ba bài kinh (số 61, 62, 147) tựa đề Ràhulovàda hay những lời khuyên dạy Ràhula do Đức Phật thuyết giảng cho sa di Ràhula. Ba thời kinh này hoàn toàn khuyên dạy về giới luậtpháp hành thiền. Sau đây là một đoạn được trích từ Kinh Mahà Ràhulovàda Sutta [45]:

"Hãy trau giồi pháp niệm tâm từ (mettà), này Ràhula; bởi vì tâm từ được trau giồi sẽ diệt sân hận. Hãy trau giồi pháp niệm tâm bi (karunà), này Ràhula, bởi vì tâm bi được trau giồi sẽ diệt tánh hung bạo. Hãy trau giồi pháp niệm tâm hỷ (mudità), này Ràhula, bởi vì tâm hỷ được trau giồi sẽ diệt lòng ganh tỵ. Hãy trau giồi pháp niệm tâm xả (upekhà), này Ràhula, bởi vì tâm xả được trau giồi sẽ diệt thù hận. Hãy trau giồi pháp niệm thân bất tịnh (asubha), này Ràhula, bởi vì niệm thân ô trược sẽ diệt tâm tham ái. Hãy trau giồi pháp niệm lý vô thường (anicca-sannà), này Ràhula, bởi vì niệm vô thường sẽ diệt kiêu căng ngã mạn (asmi-màna). Hãy trau giồi pháp niệm hơi thở-vô-thở-ra (ànàpàna sati), này Ràhula, thở-vô-thở-ra với chú niệm, này Ràhula, được trau giồi và thường xuyên thực hành, sẽ đem lại nhiều thành quả tốt đẹp, rất lợi ích."

Nữ Giới Trong Phật Giáo

Nhìn tổng quát, vào thời Đức Phật, do ảnh hưởng của Hồi Giáo, pháp quyền của người phụ nữ không mấy được thừa nhận, đôi khi cũng bị khinh khi và làm nô lệ cho đàn ông. Chính Đức Phật nâng cao phẩm giá của nữ giới và có nhiều trường hợp cho thấy rằng người phụ nữ rất uyên thâm trong vấn đề triết học. Ngài mở rộng tâm từ, tâm bi, luôn luôn tôn trọng nữ giới và chỉ dạy cho hàng phụ nữ con đường đưa đến thanh bình an lạc, trong sạchthánh thiện. Đức Thế Tôn nói: "Mẹ là bạn lành trong gia đình. Vợ là người bạn cao quý nhất của chồng."

Đức Phật không từ chối lời cung thỉnh trai tăng của Ambapàli mặc dầumang tiếng xấu [46]. Dù thức ăn mà bà dâng lên Ngài như thế nào, Ngài chấp nhận, và trả lại, Ngài ban truyền cho bà Pháp Bảo (dhammadàna), quà tặng chân lý. Trong tức khắc, lời dạy của Ngài cảm hóa bà và, từ bỏ cuộc sống không chánh đáng trong thế tục, bà xin gia nhập Giáo Hội chư Tỳ Khưu Ni. Nhiệt thành với đạo pháptinh tấn chuyên cần thực hành, bà sớm chứng ngộ Thánh Quả.

Bà Kisàgotami là một thiếu phụ khác đã được tâm bi vô lượng của Đức Phật chiếu cố đến. Câu chuyện của bà là một trong những mẫu chuyện cảm kích nhất được ghi chép trong kinh điển. (Xin xem chương 12, "Người Phụ Nữ Trong Văn Học Phật Giáo"). Nhiều thí dụ khác cho thấy Đức Phật giúp đỡ và an ủi những người phụ nữ đau khổ trong cuộc sống thăng trầm.

Chăm Sóc Người Bịnh

Lòng bi mẫn của Đức Bổn Sư đối với người bệnh quả thật không bờ bến. Một hôm Đức Thế Tôn thấy một vị sư bịnh, Đại Đức Pùtigatta Tissa, trăn trở trên giường đầy những đớm vấy bẩn vì một ung nhọt lở loét. Tức thì Ngài đun nước nóng, và cùng với Ngài Ànanda, tự chính tay dịu dàng săn sóc, rửa sạch ung nhọt, và truyền dạy Giáo Pháp, giúp cho sư đắc Quả A La Hán trước khi viên tịch. Trong một trường hợp khác, Ngài chăm sóc một vị sư bịnh và dạy hàng môn đệ như sau:

"Bất luận ai hết lòng chăm sóc người bịnh, này chư tỳ khưu, là hành theo lời dạy của Như Lai (cũng như chăm sóc Như Lai, tôn vinh Như Lai) [47].

Khi vị A La Hán Tissa viên tịch, nghi lễ hỏa táng được thực hành đầy đủ và Đức Phật dạy đem xá lợi Ngài tôn trí trong một bảo tháp [48].

Tâm từ (mettà) của Đức Phật bao trùm cùng khắp càn khôn vũ trụvô lượng vô biên. Lời kêu gọi khẩn thiết của Ngài đến hàng môn đệ là:

"Cũng giống như bà từ mẫu tâng tiu bảo bọc con, 
Người con duy nhất của bà, 
Dầu có hy sinh mạng sống cũng vui lòng
Dường thế ấy, 
Tâm từ của các con phải bao trùm tất cả sanh linh." [49]

Hành động của Ngài luôn luôn nhất trí với những điều Ngài dạy, lúc nào cũng thấm nhuần từ ái và bi mẫn.

Trong khi du hành từ làng này sang làng khác, từ thị trấn nọ đến thành phố kia, để giáo huấn, giác tỉnh và đem hạnh phúc đến cho nhiều người, Đức Phật nhận thấy trong dân gian những hạng người dị đoan mê tín, những người đã lún sâu dưới lớp bùn vô minh, sát sanh hại vật để tế lễ thần linh. Ngài nói với họ:

"Sự sống, tất cả mọi người đều có thể cướp 
Nhưng không ai có thể cho, 
Đời sống quả thật kỳ diệu, thân ái và dễ mến, 
Đối với mọi người
Chí đến (sự sống của) người xấu số nhất ..." [50]

Như vậy, trong khi con người van vái thần linh để được thương xót, chính họ lại không đoái thương loài cầm thú, trong khi xứ Ấn Độ bị hoen ố vì tập tục hy sinh những con thú vô tội, đặt trên bàn thờ để tế lễ những thần linh tưởng tượng, trong khi nghi thức tế lễ của những vị đạo sĩ và những vị bà la môn đem lại tai ươngđau khổ tàn bạo, thì Đức Phật Đại Từ Đại Bi chỉ dạy Con Đường Cũ Xa Xưa của các bậc Toàn Giác, của lối sống chân chánh, của tình thương và của tâm hiểu biết lẫn nhau.

Mettà, hay tâm từ, là phương thuốc giải độc công hiệu nhất để đối trị lòng sân hận bên trong chúng ta. Tâm từ cũng là món thần dược công hiệu nhất để đối trị lòng sân hận của người khác đối với chúng ta. Hãy nới rộng tình thương, tung rải đến tất cả những ai cần, với tâm tự dovô lượng. Ngôn ngữ của tâm, ngôn ngữ xuất phát từ tấm lòng chân thật lúc nào cũng đơn giản, dịu hiền và đầy năng lực.

Tâm Xả Và Trầm Lặng

Giữa những thăng trầm của cuộc sống -- được và thua, danh thơmtiếng xấu, tán dương và khiển trách, hạnh phúcđau khổ -- Đức Phật không bao giờ lay chuyển. Ngài vững chắc như một tảng đá kiên cố. Trong hạnh phúc hay trong đau khổ, Ngài không phấn khởi cũng không để tinh thần sút kém. Ngài không bao giờ khuyến khích cãi vã ồn ào hay ác cảm thù hận. Có lần Ngài nói với các vị tỳ khưu: "Như Lai không cãi vã với thế gian, chính thế gian cãi vã với Như Lai. Người đi trên con đường của Giáo Pháp (Dhamma) không cãi vã với bất luận ai trong thế gian." [51]

Ngài dạy chư vị đệ tử với những lời lẽ như sau:

"Như voi chiến lâm trận địa, hứng lãnh lằn tên mũi đạn, 
cùng thế ấy, Như Lai sẽ chịu đựng lời nguyền rủa và bất thân thiện của kẻ khác." [52]

Devadatta

Một thí dụ điển hình về thái độ tinh thần của Đức Phật được thấy rõ rệt trong mối liên hệ của Ngài đối với Devadatta (Đề Bà Đạt Đa). Devadatta là em họ của Đức Phật, có gia nhập vào Giáo Hộichứng đắc nhiều thần thông tại thế (puthujjana-iddhi). Nhưng về sau, vì mãi ôm ấp trong lòng tham vọng nắm quyền lãnh đạo Tăng Già (sangha), ông bắt đầu sanh tâm ganh tỵác cảm đối với Đức Phật và hai vị đại đệ tử, Sàriputta và Moggallàna.

Devadatta khéo léo lấy được lòng, và trở nên người thân tín của Hoàng Tử Ajàtasattu (A Xà Thế), con Vua Bimbisàra (Bình Sa Vương). Ngày nọ, khi Đức Thế Tôn ngự tại Tịnh Xá Veluvana (Trúc Lâm) cùng với một nhóm tỳ khưu, có cả vua hiện diện, Devadatta đến gần Đức Phật, đảnh lễ và bạch: "Bạch Đức Thế Tôn, đến nay thì Ngài đã già yếu. Kính xin Đức Bổn Sư hãy an nghĩ thanh nhàn, khỏi phải lo lắng mệt nhọc. Con sẽ đứng ra dìu dắt Giáo Hội."

Đức Phật bác bỏ lời thỉnh cầu, và Devadatta tức giận ra về, lòng bồi hồi nuôi dưỡng thù hận và ác cảm với Đức Thế Tôn. Với ác ý cố tình chia rẽ, ông đến với Hoàng Tử Ajàtasattu và khơi dậy nơi hoàng tử ngọn lửa tham vọng tai hại. Ông xúi giục:

"Này hởi Hoàng Tử trẻ tuổi, nếu giờ đây Hoàng Tử không hạ sát vua cha để chiếm ngôi báu thì đến chết Ngài cũng chưa được làm vua. Phần tôi, sẽ giết Đức Phậttrở thành Giáo Chủ."

Do đó Ajàtasattu giết vua cha và lên ngôi. Devadatta thuê mướn bọn hung tàn ám sát Đức Phật, nhưng thất bại. Chính ông lăn đá từ đỉnh cao xuống, ngay lúc Đức Phật đang trèo lên ngọn núi Gijjhakùta trong thành Ràjagaha (Vương Xá). Đá lăn nhanh xuống, bể ra làm hai và một mảnh vụn làm tổn thương Đức Thế Tôn. Về sau Devadatta cho voi uống rượu rồi chạy sả vào tấn công Đức Phật, nhưng Đức Phật lấy tâm từ cảm hóa, và voi say khấu đầu quỳ lạy dưới chân Ngài. Kế đó Devadatta lại âm mưu chia rẽ Tăng Già, nhưng mối bất hòa giữa chư tăng không kéo dài. Bị thất bại từ âm mưu này đến âm mưu khác Devadatta về già trở thành người thất chí và suy nhược. Sau khi ngã bịnh, trên giường bịnh ông sớm ăn năn hối hận về những điên rồ của mình, ngõ lời muốn đến hầu Phật. Nhưng ước vọng ấy không thành tựu; bởi vì khi được khiêng đi dọc đường thì ông qua đời. Dầu sao, trước khi chết ông thốt ra những lời hối tiếc và mong tìm nương tựa nơi Đức Phật. [53]

Những Ngày Cuối Cùng

Kinh Mahà Parinibbàna Sutta (Kinh Đại Niết Bàn) [54], bài kinh đề cập đến cảnh Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, có tường thuật với nhiều chi tiết rất cảm động, tất cả những diễn biến xảy ra trong những ngày tháng cuối cùng của Đức Phật.

Giờ đây Đức Thế Tôn đã tám mươi tuổi thọ; hai vị đại đệ tử Sàriputta và Mahà Moggallàna, đã viên tịch được ba tháng. Hai bà Pajàpati Gotami và Yasodharà cùng với Đại Đức Ràhula cũng không còn.

Lúc bấy giờ Đức Phật ngự tại Vesàli, và mùa mưa sắp đến. Ngài cùng một nhóm đông tỳ khưu đi Beluva để an cư kiết hạ. Một cơn bệnh trầm trọng làm cho Ngài đau đớn vô cùng nhưng Đức Thế Tôn, luôn luôn giác tỉnh chú niệm và tự làm chủ lấy mình, vẫn trầm tĩnh nhẫn nại chịu đựng. Ngài đã gần đến lúc lâm chung nhưng cảm nghe không nên viên tịch mà không có lời nào giả từ Giáo Hội. Do đó, Ngài cố gắng vận dụng ý chí đè nén cơn đau, và bám lấy sự sống. Bịnh dần dần thuyên giảm. Khi đã bình phục lại như thường Ngài gọi Đức Ànanda, vị thị giả thân tín, và bảo:

Này Ànanda, nay Như Lai đã niên cao tuổi lớn, cuộc hành trình của Như Lai đã đến mức tận cùng. Như Lai đã trải qua suốt cuộc đời, giờ đây đã tám mươi tuổi thọ; và cũng như chiếc xe quá cũ kỹ, này Ànanda, chỉ có thể xử dụng được nếu ta hết sức thận trọng gìn giữ, cùng thế ấy, cơ thể của Như Lai chỉ có thể hoạt động nếu được bồi bổ với nhiều ý chí. Chỉ khi Như Lai ngưng hẳn, không lo nghĩ việc ngoài đời và không kinh nghiệm những cảm xúc của thế gian, tiến đến tâm định không dấu hiệu (animita), và sống trong trạng thái ấy -- chí đến chừng ấy thân của Như Lai mới thoải mái dễ chịu.

"Như vậy, này Ànanda, hãy lấy chính con làm hải đảo của con. Chính con làm nương tựa cho con. Không nên ỷ lại nơi ai khác để làm chỗ nương tựa. Hãy bám sát Giáo Pháp như một hải đảo. Hãy bám sát Giáo Pháp như chỗ nương tựa. Không trông cậy nơi ai để làm chỗ nương tựa. Bất luận ai, này Ànanda, dầu trong hiện tại hay sau khi Như Lai viên tịch, lấy chính mình làm hải đảo cho mình, không còn phải nương tựa nơi nào ở ngoại cảnh -- chính những người ấy trong nhóm môn đệ của Như Lai, này Ànanda, sẽ tiến đạt đến mức cao tuyệt đỉnh! Nhưng những người ấy phải tận lực gia công để tiến hóa."

Từ Beluva Đức Phật đi đến Mahavana. Nơi đây Ngài triệu tập tất cả quý vị tỳ khưu lúc ấy cư ngụ trong vùng Vesàli, và khuyên dạy: "Này chư môn đệ, Giáo PhápNhư Lai chứng ngộ, Như Lai đã làm cho các con chứng ngộ. Các con hãy vững vàng làm chủ Giáo Pháp, hãy thực hành, quán niệm Giáo Pháptruyền bá hoằng dương; vì lòng bi mẫn thương xót thế gian, vì sự tốt đẹp, vì lợi íchhạnh phúc của chư thiênnhân loại."

Đức Phật kết thúc lời kêu gọi:

"Tuổi thọ của Như Lai đã cao, đời sống của Như Lai đã đến mức tận cùng; từ giả các con, Như Lai ra đi, chỉ trông cậy nơi một mình chính Như Lai! Hãy chuyên cần, này chư môn đệ, nuôi dưỡng tràn đầy những tư tưởng thánh thiện! Hãy quyết tâm vững chắc! Hãy theo dõi canh phòng tâm! Kẻ nào không chán ngán mệt mỏi mà bám sát nắm vững Giáo PhápGiới Luật sẽ vượt qua biển trầm luân của đời sống, chấm dứt sầu muộn."

Đức Thế Tôn giờ đây đã suy yếu bịnh hoạn, chân mỏi gối dùn, tiếp tục cuộc hành trình một cách khó khăn, theo sau có Đức Ànanda và đông đảo chư tỳ khưu. Chí đến trong chuyến đi dài dẳng và cam go cuối cùng này, Đức Phật cũng không bao giờ ngừng chăm lo kẻ khác. Ngài khuyên dạy người thợ rèn Cunda, đã dâng cúng buổi cơm cuối cùng, rồi trên đường đi, dừng bước để giáo hóa Pukkusa, một đệ tử của Àlàra Kàlama, giải tỏa những thắc mắc của ông, và truyền dạy Giáo Pháp. Pukkusa xin theo về nương tựa nơi Phật, Pháp, Tăng.

Đức Thế Tôn giờ đây đã đến Rừng Long Thọ (Sala Grove) của dòng Mallas, tại Kusinàrà (Câu Thi Na) -- mức cùng của cuộc hành trình. Biết rằng đây là nơi dừng chân cuối cùng, Ngài bảo Đại Đức Ànanda: "Như Lai đã mệt mỏi, này Ànanda, và sẽ nằm. Con hãy trải cho Như Lai chỗ nằm giữa hai cây song long thọ, đầu về hướng Bắc."

Rồi Ngài nằm nghiêng mình bên phải, trầm lặnggiác tỉnh chú niệm, chân này đặt trên chân kia. Ngõ lời với Đại Đức Ànanda Đức Thế Tôn truyền dạy:

"Những ai đã làm xong bổn phận lớn và nhỏ, những ai sống chân chánh, những ai đi xuyên qua cuộc đời thích ứng với giới luật -- chính những người ấy làm vinh dự, sùng báitôn kính Như Lai, đấng Toàn Thiện, với lòng kỉnh mộ xứng đáng nhất. Như vậy, này Ànanda, hãy vững chắc thực hành những bổn phận lớn và nhỏ, sống chân chánh, và đi xuyên qua cuộc đời thích ứng với giới luật. Này Ànanda, con nên tu tập như thế ấy."

Vị Đệ Tử Cuối Cùng

Vào lúc bấy giờ tại Kusinàrà có một đạo sĩ du phương tên Subhadda, nghe tin Đức Phật sắp nhập diệt thì vội vã đến khu Rừng Long Thọ để nhờ Đức Phật làm sáng tỏ vài thắc mắc đã khuấy động tâm ông. Nhưng Ngài Ànanda không để cho Subhadda vào mặc dầu ông cố nài nỉ, vì không muốn Đức Phật phải bận lòng vào giờ phút cuối cùng. Đức Thế Tôn nghe được. Ngài biết liền rằng Subhadda thật lòng muốn tìm hiểu và biết rằng ông ta có đủ khả năng lãnh hội lời dạy một cách dễ dàng. Ngài bảo cho Subhadda vào.

Hoài nghi của Subhadda là không biết các vị lãnh đạo của những hệ thống tư tưởng khác như Pùrana Kassapa, Nigantha Nàtaputta và những vị khác nữa có thật sự hiểu biết chân lý không. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn dạy:

"Trong bất luận Giáo PhápGiới Luật nào (dhamma-vinaya), này Subhadda, không có Bát Chánh Đạo thì không có hạng nhất đẳng sa môn, cũng không có nhị đẳng, tam đẳng hay tứ đẳng sa môn [55]. Và trong bất luận Giáo PhápGiới Luật nào, này Subhadda, có Bát Chánh Đạo thì cũng có hạng nhất đẳng sa môn, cũng có hạng nhị đẳng sa môn, hạng tam đẳngtứ đẳng sa môn. Giờ đây, trong Giáo PhápGiới Luật này, Subhadda, có Bát Chánh Đạo, và trong ấy cũng có những bậc sa môn đã thật sự chứng đắc bốn tầng thánh. Trong hệ thống của những vị lãnh đạo khác không có ai thật sự chứng đắc thánh quả. Và trong Giáo PhápGiới Luật này, Subhadda, có những người sống chân chánh, như vậy thế gian sẽ không vắng bóng các bậc A La Hán."

Nghe qua những lời Phật dạy Subhadda càng vững chắc niềm tin, xin quy y Phật, Pháp và Tăng. Hơn nữa, ông xin được xuất gia, và Đức Phật dạy Ngài Ànanda truyền giới và thâu nhận vào Giáo Hội Tăng Già. Như vậy Subhadda trở thành vị đệ tử cuối cùng của Đức Thế Tôn. Không bao lâu, nhờ nhiệt tâm chuyên cần tinh tấn, Subhadda đắc tầng Thánh cuối cùng, Đạo Quả A La Hán.

Quang Cảnh Cuối Cùng

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn ngỏ lời khuyên dạy:

"Như Lai đã truyền dạy Giáo Pháp, này Ànanda, mà không có sự phân biệt giữa giáo huấn bí truyềngiáo huấn công truyền, bởi vì đối với Chân Lý, Ànanda, Như Lai không có gì giống như 'bàn tay nắm lại' của một vị thầy còn giấu học trò một vài sở kiến chánh yếu nào.

"Này Ànanda, có thể vài người trong các con nghĩ rằng, 'Tiếng nói của Đức Bổn Sư đã chấm dứt. Chúng ta không còn thầy giảng dạy.' Nhưng Ànanda, chúng con không nên suy tư như thế.

"Giáo Pháp và Giới Luật (dhamma-vinaya) mà Như Lai đã đặt để và ban hành cho các con, sau khi Như Lai nhập diệt, hãy nhận Giáo PhápGiới Luật ấy là thầy của chúng con. Này chư tỳ khưu, có thể vài người trong các con còn hoài nghi về Phật, hay về Pháp, hay về Con Đường (magga), hay về Phương Pháp (patipadà). Hãy tự do khảo sát và tìm hiểu, này chư tỳ khưu. Không nên ăn năn tự trách, nghĩ rằng: 'Khi còn diện đối diện với thầy tại sao ta không nêu lên vấn đề để được Đức Thế Tôn giảng giải.'"

Khi Đức Phật dạy như thế thì tất cả chư Tăng đều im lặng.

Lần thứ nhì và lần thứ ba Đức Thế Tôn lặp lại, và chư Tăng vẫn giữ im lặng. Đại Đức Ànanda bạch với Đức Phật, "Quả thật kỳ diệu, Bạch Đức Thế Tôn, quả thật tuyệt diệu! Đúng vậy, con nghĩ rằng trong toàn thể chư tỳ khưu hội hợp tại đây không có vị nào còn hoài nghi hay thắc mắc gì về Đức Phật hay Giáo Pháp hoặc Con Đường hoặc Phương Pháp."

Đức Thế Tôn xác nhận lời của Ngài Ànanda và thêm rằng trong toàn thể chư tỳ khưu hội hợp lúc bấy giờ, dầu người chậm trể nhất cũng chắc chắn sẽ được giải thoát cùng tột. Và không bao lâu sau đó Đức Bổn Sư nói lên lời kêu gọi cùng tột đến những ai muốn thực hành Giáo Huấn Ngài, trong hiện tại và trong tương lai.

"Hãy lắng nghe đây, này chư tỳ khưu, Như Lai khuyên nhủ các con: tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tận lực chuyên cần chú niệm để thành đạt giải thoát" (vaya dhammà samkhàrà, appamàdena sampàdetha). [56]

Đó là di huấn tối hậu của Đức Phật. Rồi Đức Bổntuần tự nhập vào chín tầng Thiền (jhàna) càng lúc càng tế nhị hơn: trước tiên bốn Thiền Sắc Giới (rùpa-jhàna), rồi bốn Thiền Vô Sắc Giới (arùpa-jhàna), và cuối cùng trạng thái diệt thọ tưởng định (sannà-vedayita-nirodha). Từ đó Ngài tuần tự trở xuống đến Sơ Thiền Sắc Giới, rồi trở lên, nhập trở lại Tứ Thiền (tầng Thiền được mô tả là "trạng thái thanh tịnh của tâm chú niệm do nhờ hoàn toàn xả") Đức Phật nhập diệt (parinibbàna). [57]

Kinh Mahà Parinibbàna Sutta (Kinh Đại Niết Bàn) có ghi chép, với nhiều chi tiết rất cảm động tất cả những diễn biến xảy ra trong những ngày cuối cùng của Đức Bổn Sư.

Trong lịch sử nhân loại không có người nào như Đức Phật Tối Thượng, đã cống hiến trọn cuộc đời của mình để tạo an lành hạnh phúc cho toàn thể chúng sanh, bất kể giai cấp, đẳng cấp, chủng tộc hay nam nữ. Từ giờ phút chứng đắc Toàn Giác cho đến khi chấm dứt cuộc đời, Ngài cố gắng không ngừng nghỉ, không biết mệt, một cách trầm lặng, để nâng cao phẩm giá con người, dầu cam go khổ nhọc đến đâu và bất chấp những trở lực trên đường đi. Ngài luôn luôn tận lực gia cônghạnh phúc chung và không bao giờ mệt mỏi hay suy giảm tinh thần. Mặc dầu cơ thể lắm khi không đủ mạnh khỏe, tinh thần Ngài vẫn luôn luôn dũng mãnh cương quyếtgiác tỉnh. Do đó có lời:

"Ồ! Tuyệt diệu thay bậc Chiến Thắng,
Tận lực cố gắng không bao giờ biết mệt,
phúc lợi của tất cả chúng sanh,
tình trạng an lành cho mọi cuộc sống."

Mặc dầu hai mươi lăm thế kỷ đã trôi qua từ ngày Đức Phật Nhập Niết Bàn, bức thông điệp từ bitrí tuệ của Ngài vẫn còn được lưu truyền, tinh khiết trắng trong và mạnh mẻ ảnh hưởng đến vận mạng của nhân loại. Cả rừng bông hoa hằng ngày đã được dâng lên cúng dường trên bàn thờ Ngài và vô số triệu cặp môi hằng ngày lặp lại câu: Buddham saranam gacchàmi, con xin về nương tựa (quy y) nơi Đức Phật, trong ý nghĩa, "Con xin gởi thân dưới bóng từ bi của Đức Phật". Ánh vinh quang của Ngài sáng tỏ như vừng thái dương, và Giáo Pháp (dhamma) của Ngài vẫn còn vẩy tay mời khách hành hương mệt mỏi vào Niết Bàn, châu toàn và thanh bình an lạc.


________________________________________

Chú thích:

[1] Jawaharlal Nehru, The Discovery of India (Calcutta: Signet Press, 1946) trang 143.

[2] Cùng sách trên, trang 137.

[3] Sanskrit là Siddhartha (tên riêng) Gautama (tên tộc).

[4] Chiến sĩ

[5] Edwin Arnold, The Light of Asia.

[6] Trong cùng tác phẩm trên.

[7] Anguttara-Nikàya, Tăng nhứt A Hàm, trang 146.

[8] Để có thêm chi tiết về điểm này, xin xem Majjhima-Nikàya, Trung A Hàm, trang 36, bản dịch của I.B. Horner trong Middle Length Sayings, tập I (PTS). Cũng xin đọc R. Abeysekara, "The Master's Quest for Light" (Kandy BPS) Bodhi Leaves A7.

[9] Mahà Saccaka Sutta, Majjhima Nikàya, trang 36.

[10] Có nơi kể thêm hoặc lậu thứ tư là ditthàsava, tà kiến lậu.

[11] Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, 36; Majjhima Nikàya 249.

[12] Dhammapada, Pháp Cú Kinh, câu 153-154.

[13] Bồ Tát (Bodhisatta, skt. Bhodhisattva) là người có chú nguyện, hoặc có chí hướng (satta), thiên về lý tưởng giác ngộ -- tức thông suốt Tứ Diệu Đế (bodhi). Trong ý nghĩa này, danh từ Bodhisatta có thể áp dụng cho bất cứ ai có chí hướng thành tựu giác ngộ, nhưng thật sự chỉ đặc biệt áp dụng cho người có chú nguyện chứng đắc Toàn Giác (sammà-sambodhi), Một vị Bồ Tát (Bodhisatta) trau giồi đầy đủ mười đức tánh toàn hảo, hay ba la mật (pàrami), vốn là những phẩm hạnh chánh yếu vô cùng cao cả khởi đầu bằng tâm bi, và luôn luôn đượm nhuần sự hiểu biết sáng suốt, hay trí tuệ minh mẫn, không mảy may nhượm màu ái dục, tà kiếnngã mạn (tanhà, ditthi và màna), những phẩm hạnh của người có chú nguyện thành tựu Đạo Quả Phật. Mười ba la mật là:
bố thí (dàna),
trì giới (sìla),
xuất gia (nekkhamma),
trí tuệ (pannà),
tinh tấn (viriya),
nhẫn nại (khanti),
chân thật (sacca),
quyết định (adhitthàna),
tâm từ (mettà) và
tâm xả (upekkhà).

[14] Xin xem chú giải ở trên.

[15] 2500 Years of Buddhism, Foreword, ix, Government of India, 1971.

[16] Vinaya Pitaka, Tạng Luật, I. 10; V, 420.

[17] Samyutta-Nikàya, Tạp A Hàm, 66.

[18] Udana l. Xem chương 8 của sách này, Pháp Tùy Thuộc Phát Sanh.

[19] Vào lúc bấy giờ chưa có Giáo Hội Tăng Già (sangha)

[20] Vinaya Pitaka l. Mahavagga.

[21] Majjhima-Nikàya, Trung A Hàm, 26/l. 167-168.

[22] Cùng sách trên.

[23] Để hiểu thêm những chân lý thâm diệu, hay diệu đế này, xin xem quyển "The Buddha's Ancient Path" cùng tác giả; Three Cardinal Discourses (Kandy, BPS) loại Wheel, số 17, tác giả Nanamoli; The Four Noble Truths (Kandy: BPS) loại Wheel 34/35, tác giả Francis Story; The Word of the Buddha, (Kandy: BPS), tác giả Nanàtiloka.

[24] Dhamma-cakka-pavattana Sutta, Kinh Chuyển Pháp Luân, Samyutta-Nikàya. v. trang 420.

[25] Samyutta-Nikàya, Tạp A Hàm, v, trang 437.

[26] Samyutta-Nikàya, Tạp A Hàm, v, 588; Majjhima-Nikàya, Trung A Hàm, l, 245; Theragatha, Trưởng Lão Tăng Kệ v, 828.

[27] Vào năm 273 trước D.L. Đại Đế Asoka (A Dục) đến hành hương nơi Thánh Địa này và cho xây cất một số đền đài và một trụ cột tưởng niệm với tượng đá sư tử trên đầu trụ. Đầu trụ cột với tượng đá bốn sư tử tuyệt đẹp khiêng "Bánh Xe Pháp Bảo" (Dharmacakra) ngày nay vẫn còn được trưng bày tại Bảo Tàng Viện Sarnath, Benares, và hiện còn là biểu tượng chánh thức của xứ Ấn. Ngày lễ Dharmacakra vẫn còn được cử hành tại Sri Lanka (Tích Lan). Jawaharlal Nehru viết: "Tại Sarnath gần Benares, dường như tôi vẫn còn thấy Đức Phật đang thuyết giảng bài Pháp đầu tiên, và những lời dạy của Ngài văng vẳng từ xa vang lại, đang còn thì thầm bên tai tôi, xuyên qua hai ngàn năm trăm năm. Trụ cột đá Asoka với những lời ghi khắc trên đó dường như nói lên cho tôi bằng những ngôn từ tuyệt mỹ về một con người, mặc dầu cũng là hoàng đế, nhưng vĩ đại hơn bất luận vua chúa hay hoàng đế nào." -- The Discovery of India (Calcutta; Signet Press 1946) trang 44.

[28] Mùa "Nhập Hạ", hay "An Cư Kiết Hạ", là ba tháng mưa nhiều ở Ấn Độ -- khoảng từ tháng Bảy đến tháng Mười D.L. -- Đức Phậtchư Tăng ở lại một nơi.

[29] Vinaya Pitaka, Tạng Luật, Mahavagga.

[30] Theo một lối nhìn, ta có thể ghi nhận một cách hứng thú rằng Đức Phật, nhà Truyền Giáo Vĩ Đại Nhất xứ Ấn Độ, Đản Sanh dưới một cội cây trong một khu vườn, Thành Đạo dưới cội Bồ Đề (một nhánh đâm về hướng Nam của cây này được vị Trưởng Lão A La Hán, Sư Bà Sanghamitta, vốn là công chúa, con Đại Đế Asoka xứ Ấn, đem qua Tích Lan trồng, vào thế kỷ thứ 3 trước D.L. nay vẫn còn tươi tốt sum sê tại Anuradhapura. Đây là cội cây già nhất thế giới được ghi nhận), Chuyển Pháp Luân tại Vườn Lộc Giả, dưới một cội cây và sau cùng, Nhập Diệt dưới bóng cặp song long thọ. Hầu hết đời Ngài trải qua trong rừng và trong làng mạc.

[31] Toàn thể bài Pháp này được ghi trong bộ Anguttara-Nikàya, iv, 354; Udàna, trang 34; và được tóm lược trong Dhammapada Commentary, Bản Chú Giải Kinh Pháp Cú. l, 287. Trong bộ Theragàthà, Trưởng Lão Tăng Kệ, câu 66 ghi rằng Đại Đức Meghiya vốn là người trong hoàng tộc Sakya. Kinh Pháp Cú, câu 33 và 34, dạy: "Cái tâm, chập chờn, chao động, khó canh phòng, khó kiểm soát -- bậc thiện trí giữ vững tâm ngay ngắn giống như thợ chuốc tên uốn nắn cho mũi tên ngay thẳng." (Câu 33). "Cá bị vớt lên khỏi nước và vứt trên đất khô như thế nào, thì tâm chao động cũng dường thế ấy. Vậy, phải lánh xa cảnh giới của dục vọng. (Câu 34)

[32] Ariya-pariyesana Sutta, Majjhima-Nikàya 26/I, 264.

[33] Danh từ Arahat (A La Hán) chỉ dành cho những ai đã hoàn toàn tận diệt mọi ô nhiễm. Trong định nghĩa này Đức Phật là vị A La Hán đầu tiên trong thế gian, như Ngài đã nói với Upaka. Chính Ngài đã khám phátrải qua con đường tận diệt ô nhiễm.

[34] Samyutta-Nikàya, Tạp A Hàm, iii, 66.

[35] Kinh Đại Niết Bàn, Mahà Parinibbàna Sutta, Dìgha-Nikàya, Trường A Hàm 16/II, 100.

[36] Majjhima-Nikàya, Trung A Hàm, 38/I 264.

[37] Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 276.

[38] Samyutta-Nikàya, Tạp A Hàm, I, 156.

[39] Kinh Vatthùpama Sutta, Majjhima-Nikàya, Trung A Hàm, 7. Cũng xin đọc The Simile of the Cloth, của ĐĐ Nyanaponika do nhà xuất bản BPS, Kandy, ấn hành theo loại Wheel, số 61-62.

[40] "The Buddhist Concept of A Just Social & Political Order" trong quyển Young Buddhist, Singapore. Tác giả: P.D. Premasiri.

[41] Sutta Nipàta, câu 455 và 456. Bản dịch ra Anh ngữ của Chalmer (Harvard Oriental Series).

[42] Xem G.P. Malalasekera và K.N. Jayatilleke, Buddhism and the Race Question (Kandy: BPS) Wheel 220/201.

[43] Jàtaka, Túc Sanh Truyện, số 485.

[44] Vinaya Pitaka, Tạng Luật, I, Mahàvagga. Xin đọc Ordination in Theravàda Buddhism (Kandy: BPS) Wheel 56, tác giả Piyadassi Thera và J.F. Dickson.

[45] Bài Kinh số 62. Trọn bài Kinh này được nhà xuất bản BPS, Kandy ấn hành theo loại Wheel, dưới tựa đề Advice to Ràhula.

[46] C.F. Rhys Davids, Psalms of the Early Buddhists -- The Sisters, P.T.S., trang 120.

[47] Vinaya Mahàvagga, Civarakkhandhaka. Cũng xem I.B. Horner, Book of the Discipline, phần 4, trang 431.

[48] Trong bản tường trình của ngành khảo cổ học, Archaeological Report, 1862-3 của ông, Tướng Alexander Cunningham viết: "Về phía Đông Bắc ngôi Jetavana (Tịnh Xá Kỳ Viên) có một bảo tháp (stupa) được xây dựng, đánh dấu nơi Đức Phật rửa tay và chân một vị tỳ khưu đang lâm bịnh ... Phần còn lại của ngôi bảo tháp, bằng gạch, hiện vẫn còn được thấy cách khoảng 550 bộ Anh (feet) cách Tịnh Xá Jetavana. Trong bản đồ thành phố Sàvatthi của Tướng Cunningham (nay là Sahet-Mahet), địa điểm của bảo tháp được đánh dấu bằng chữ "H". -- Archaeocological Survey of India (Simla 1871) trang 341.

[49] Mettà Sutta, Sutta Nipàta, 149.

[50] Edwin Arnold, The Light of Asia.

[51] Đó là atta loka-dhamma, tám pháp thăng trầm của thế gian. Cũng được gọi là bát phong, tám ngọn gió của đời sống làm chao động ngọn đèn tâm.

[52] Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 320.

[53] Bản Chú Giải Kinh Pháp Cú, Commentary on the Dhammapada, quyển I, trang 147.

[54] Dìgha Nikàya, Trường A Hàm, 16; bản dịch tựa đề Last Days of the Buddha (Kandy:BPS).

[55] Bốn tầng Thánh đó là: sotàpatti (nhập lưu); sakadàgàmi (nhất lai); anàgàmi (bất lai); và arahatta (a-la-hán, tầng Thánh cuối cùng). Bậc A La Hán, hay Ứng Cúng, đã phá tan mọi thằng thúc và tận diệt mọi ô nhiễm.

[56] Dìgha Nikàya, Trường A Hàm, 16, bài kinh Mahà Parinibbàna Sutta, trong đó ghi chép với nhiều chi tiết cảm động, tất cả những diễn biến xảy ra trong những ngày tháng sau cùng của Đức Bổn Sư.

[57] Những đoạn trên đây được trích và sửa đổi chút ít từ "Book of the Great Decease" trong Dialogues of the Buddha, phần II, Dìgha Nikàya, Phần II.

Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 80046)
07/11/2010(Xem: 142255)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.