Thậm thâm vi diệu pháp (phần 2)

02/10/20164:10 SA(Xem: 8520)
Thậm thâm vi diệu pháp (phần 2)

THẬM THÂM VI DIỆU PHÁP (Phần 2) 
MÃN TỰ

         

Vậy câu hỏi của Ngài Huệ Năng và câu trả lời của Ngài Nam Nhạc thế nào cũng nằm trong ba tự tánh, vì muôn kiếp vô minh luân hồi trong lục đạo nên khi ý thức sơ khởi nhận biết sắc thân này thì sự chấp thủ xác quyết khẳng định rằng! Cái sắc thân hình tướng này, và cái phân biệt hiểu biết bên trong là tính đặc thù biểu tượng của một con người (hay cái ta). Vì sự nhận thức phân biệt như vậy nên có sinh tử luân hồi, có thế giới tương tục biến hiện, và có tranh đấu sinh tồn đau khổ.

Trở lại câu khai ngộ Ngài Huệ Năng đưa ra cho ngài Nam Nhạc là “Ai đến- Cái gì đến” là phá đi biên kế sở chấp tánh, giống như kinh Lăng Nghiêm khi Đức Thế Tôn khai ngộ cho ngài A-Nan; khi Đức Thế Tôn hỏi! Vì sao Ông đi tu? Thì ngài A-Nan trả lời là: Vì thấy ba mươi hai tướng tốt thượng diệu của Đức Như Lai nên Ngài xuất gia đi tu …; Rồi Thế Tôn hỏi lại! Ông nói con mắt thấy ba mươi hai tướng tốt… Vậy cái gì biết? Ngài A-Nan trả lời là: “Cái Tâm bên trong biết”. Sau đó Thế Tôn lần lần khai ngộ cho ngài A-Nan về sự sai lầm thấy biết của năm giác quantâm thức.

Chúng ta không biết bộ kinh Lăng Nghiêm Thế Tôn phải mất bao nhiêu thời gian để khai ngộ cho các tu sĩ và ngài A-Nan; tuy nhiên sau đó nhờ Đức Thế Tôn tận tình khai mở nên Ngài A-Nan ngộ ra: “Tánh sáu căn là bất động”.

căn bản trí được mở nên khi Thế Tôn hỏi! Cái gì động- cái gì tịnh! Thì Ngài trả lời: “Bạch Thế Tôn! Đầu con có quay qua quay lại còn tánh thấy tịnh còn không có nói gì tới động”; Cùng phá đi Biên kế sở chấp tánh là sắc tướngtâm tướng, tuy nhiên ngài A-Nan ngộ được Tánh Thấy, còn ngài Nam Nhạc thì ngộ được Y tha khởi tánh là tánh thứ hai trong ba tự tánh, vì câu trả lời sau sáu năm là: “Nói là cái gì thì cũng không trúng”; vì vạn Pháp trong vũ trụ này đều vô tự tánh, không có Ai là Ai và cũng không có Cái gì là Cái gì.

Trở lại bài Pháp con sư tử vàng; để cho Nữ Hoàng nhận thức được phần nào về cảnh giới ảnh hiện tương tác tương dung, ngài Pháp Tạng phương tiện dùng mười tấm kính và một ngọc đèn, tám tấm kính là biểu tượng cho bốn phương chính và bốn phương phụ, còn hai tấm là một trên một dưới; như vậy là tròn đủ mười phương. Do ánh sáng của ngọn đèn và kính phản chiếu với nhau nên nhìn vào ta thấy ánh sáng giao thoa tương phản trùng trùng vô tận, vào thời đó mà Ngài phương tiện phát minh ra cảnh duyên như vậy thật là hy hữu. Bốn câu kệ đặt trước nhiều bộ kinh được truyền tụng đến bây giờ nói lên tâm phục khẩu phục của Vị Nữ Hoàng thông thái.

Dù là như vậy nó vẫn thiếu đi phần nào sự sinh động đó là ánh không tăng; Thí dụ, trong một căn phòng tối ta thắp lên một cây đèn thì ánh sáng tỏa ra một giới hạn nào đó, nếu ta thắp lên nhiều cây đèn thì ánh sáng tăng lên, cho dù ta thắp bao nhiêu cây đèn thì mỗi cây đèn là mỗi tự nó tuy nhiên ánh sáng thì không ngăn ngại. Phương tiện của ngài Pháp Tạng là nói lên tính “đồng”- ở đây nói lên tính “dị”; tuy dị mà đồng vì lục tướng viên dung vậy, nên trong ba thời, trong tam giới, trong tâm niệm của mỗi chúng sanh, trong mỗi niệm niệmvô lượng Chư Như Lai thành Chánh Đẳng Chánh Giác, Chánh Đẳng Chánh Giác đó không phải một cũng không phải khác (nên nhớ không phải một vì một là thành Thần Giáo).

Trùng trùng duyên khởi Đức Thế Tôn Như Lai chỉ cho chúng ta cái gì? Thông thường những vị đọc kinh Hoa Nghiêm hay nghiên cứu kinh Hoa Nghiêm thời bây giờ, thứ nhất là do tập khí thức- tưởng nhiều đời cộng thêm văn minh khoa học thiên văn nên sự diễn giải của các vị đó hầu hết thiên về duy vật luận. Thật ra không có cái gì sai, tuy nhiên các vị đó nếu biết rằng, kinh Hoa Nghiêm được thuyết ra bằng Viên mãn Hậu đắc Trí- tức sự sự vô ngại- mà Hậu đắc Trí sự sự vô ngại đó thành tựu bằng Phổ Hiền thập nguyện Hạnh, hay ít ra phải thấy được Căn Bản Trí của Bồ tát Bất động địa- tức là Lý vô ngại pháp giới, còn không dù có diễn giải như thế nào về kinh Hoa Nghiêm thì cũng chỉ là thức-tưởng mà thôi.

Cốt tủy Hậu đắc Trí sự sự vô ngại kinh Hoa Nghiêm- Đức Như Lai chỉ cho chúng ta những gì? Đó là trong mỗi mỗi chúng sanh đều có đủ Tam thân Tứ trí cùng Như Lai không hai không khác, không chỉ ở cõi Ta Bà này mà khắp tam thiên đại thiên thế giới khắp Pháp giới đều bình đẳng.

Trùng trùng duyên khởi nói lên Đức Như Lai là “duyên”- còn chúng sanh là “khởi”; nhờ cái duyên Đức Như Lai khai thị nên chúng sanh mới khởi lên sự thấy biết như thật mà từ lâu bị che mờ bởi vô minh. Đó là trong cái thân của chúng sanh ai cũng có “Phật Tính”, cũng đầy đủ Tam thân Tứ trí. Tam thân là: Pháp thân, Báo thânHóa thân; còn Tứ trì là: Đại viên cảnh trí, Bình đẳng thánh trí, Diệu quan sát tríThành sở tác trí.

Duyên khởi kết nối trùng trùng như vậy vì sao chúng sanh không thấy, không biết. Thật ra sự thấy biết của chúng sanh bị nghiệp thức dẫn lối đưa đường phải đi theo quỹ đạo mà chúng ta tạo ra vì vô minh tham ái, tư tưởng suy nghĩ của chúng ta bị trói buộc bởi thế gian luận thuyết nên không tự tại, vì vậy sáu căn bị giới hạn, thấy nghe hay biết không ngoài tư tưởng suy nghĩ mà ta đã tích chứa lưu trữ kinh qua thu thập gạn lọc trong đời sống của mỗi cá nhân, và đó cũng là gia tài trong vô lượng kiếp luân hồi trong sáu đường.

Thật ra diệu dụng của sáu căn là vô biên không ngằn mé vì nó là Thành sở tác Trí; tuy nhiên cái diệu dụng đó bị bao phủ bởi nhiều tầng lớp vô minh tham áicảm thọ nên người thế gian chỉ biết quanh quẩn bao nhiêu đó mà thôi.

Hãy để chuyện Ngài Pháp Tạng lại đó, vì thời đó khoa học chưa phát minh nên muốn minh chứng cảnh giới duyên khởi trùng trùng bị hạn chế; còn thời đại bây giờ nhờ khoa học phát minh nên có nhiều thứ tương tự dùng làm thí dụ minh chứng một cách thực tiễn hơn và nhận thức cũng dễ dàng hơn.

Cảnh giới trùng trùng duyên khởi nói xa thì thật là xa diệu vợi tuyệt đường thí dụ, suy nghĩ, đến đi; còn nói gần thì ngày ngày ta hoạt động chung với nó, đêm đêm ta ngủ với nó chưa bao giờ rời. Tuy nhiên vì không đủ trí tuệ nên không thể phân tích để thấy nó mà thôi.

Pháp Đức Như Lai nói ra là thật Pháp lìa tưởng không triết lý viễn vong, không giống như chín mươi sáu đạo sư ngoại đạo thời đó. Để làm sáng tỏ, để dễ nắm bắt, để dễ hình dung nhận thức vạn pháp trong vũ trụ này nó tương quan kết nối trùng trùng, ở đây xin đưa ra ba câu chuyện một xưa- hai hiện tại. Thứ nhất! Câu chuyện Na-Tiên Tỳ kheo đối Pháp với Vua Di Lan; Thứ hai là chiếc điện thoại (cell phone) ta đang dùng; Thứ ba là tế bào học (DNA).

Câu chuyện Ngài Na-Tiên luận Pháp với Vua Di Lan chỉ ra thực tánh danh sắc hay vạn pháp trong vũ trụ không có một vật nào có một thực thể riêng biệt độc lập, mà tất cả chỉ là duyên hợp. Ngài đưa ra bao nhiêu chi phần của thân thể mà mỗi chi phần đều có danh tướng. Danh là tên gọi phân biệt vật này vật kia, còn tướng là hình tướng. Thí dụ, tên là mắt còn hình dáng của mắt giống như hột hạnh nhân, hay tên là tai mà hình dáng của tai lại giống như cánh quạt nhỏ… các chi phần khác cũng vậy… Vì vậy danh không là tướng mà tướng cũng không là danh, chỉ là tên gọi mà thôi. Hơn nữa mỗi chi phần có mỗi công dụng khác nhau như mắt không thể nghe còn tai không thể thấy… tuy rằng cùng trên một thân thể. Ngài Na-Tiên chỉ ra bao nhiêu chi phần trên cái thân này để xác định rằng tuyệt đối không có chi phần là chủ thể mà chỉ là duyên hợp mà thôi; và chiếc xe của Vua Di Lan cũng vậy.

Thật tuyệt vời bài Pháp Ngài Na-Tiên luận với Vua Di Lan nói lên không có cái ta nào trong danh sắc mà mọi hiện tượng hiện hữu qua sáu căn hoàn toàn không chủ thể và chỉ là huyển ảo mà thôi. Bài kệ Ngài Đai Huệ Bồ tát tán thán ngợi khen Đức Như Lai trong kinh Lăng Già: Thế gianảo mộng; Như hoa đốm trên không… Hay có nhiều vị thiện tri thức cũng nhận ra! Biết đời là giấc chiêm bao, mà trong mộng ảo làm sao không nhàn?! Biết là một việc, còn thật sự được nhàn là một việc khác.

Bây giờ câu hỏi đặt ra là! Chiếc xe bây giờ được vận hành bằng động cơ hay điện… và điều khiển bằng con người. Vậy sắc thân này cũng là duyên hợp không tự thể không có cái ta, vậy cái gì vận hành điều khiển!

Con người điều khiển chiếc xe như thế nào theo ý muốn! Tuy nhiên chúng ta ai ai cũng nghĩ rằng, ta là cái sắc thân này- ta là chủ cái sắc thân này thì tại sao không điều khiển được sắc thân này theo ý muốn mà chỉ cúi đầu chấp nhận. Còn nếu có vị không chấp nhận và nói rằng: Tôi điều khiển được tôi thì hãy suy gẫm câu này: “Ai điều khiển Ai?”

Thứ hai là chiếc điện thoại hay nhiều thiết bị khác để cho ta thấy rằng: “Sắc tức thị Không- Không tức thị Sắc”. Không gian khoảng không ta bằng nhãn quan thấy không có gì hết nên gọi nó là hư không. Khi xưa câu tứ đại giai không đọc lên để cảm thán cuộc đời sinh tử vô thường chung cuộc rồi đều thành không hết. Đó là tư tưởng của các vị thức giả học “Không” mà không học được “Tánh Không”; Vì vậy thời đại nào cũng có một thành phần yếm thế cho cuộc đờihư vô. Các vị đó chỉ quán sát hiện tượng biến đổi thô phù bên ngoài mà không biết được sự vận hành bên trong nên bị cảnh duyên trói buộc. Do Tâm bị cảnh trói buộc nên tư tưởng yếu hèn không tự tranh đấu cho chính mình, không làm lợi cho xã hội nhân quần vì nghĩ rằng có làm gì thì sau cùng cũng trở thành hư vô mà thôi.

Trong bài con sư tử vàng của Ngài Pháp Tạng diễn giải về Danh sắc như thế này:”Mắt đối con sư tửhiện thức đó là danh tướng”; “Con sư tử làm bằng vàng đó là lưu trú thức là sắc tướng”. Bây giờ nói về tứ đại! Đó là đất nước gió lửa, trong bốn đại thì ba đại là mắt thấy còn một đại là gió thì chỉ nhận ra bằng cảm thọ; khi tứ đại hiện tướng thì tính chất của mỗi đại là bất đồng; như Đất tính chất là ngăn ngại, Nước tính chất là ướt- thấm, Lửa tính chất là nóng- đốt cháy, còn tính chất của Gió là phiêu động.

Tứ đại khi sinh trụ là dị, khi hoại diệt là đồng; Vì sao là đồng! Vì từ một gốc đi ra, gốc đó là không gian. Nói về thật tướng của Đất thế nào là Không! Trên bầu trời lâu lâu xuất hiện ngũ sắc cầu vòng (móng trời); đó là sự phản chiếu của ánh sáng lên vật chất cực vi nên hiện lên hình ảnh cho ta thấy như vậy, hay các nhà vi sinh khoa học bây giờ nói về vi khuẩn là nó có khắp mọi chốn mọi nơi, tuy nhiên với đôi mắt thông thường của chúng ta thì không thể nào nhận ra được… Vì vậy biết rằng không gian không phải là “Không”.

Thứ hai! Thế nào là thật tướng của Nước; Thật tướng của Nước là “Không” vì nó không có thể trạng nào nhất định; Khi cô đọng thì gọi là nước, khi bốc hơi thì gọi là mây, khi đông lạnh thì là băng là tuyết, khi phiêu du vô hình là H2O hay là không khí.

Thứ ba là Gió! Gió không có thực tánh, nó không tự làm ra, nó sinh khởi là do sự chuyển động của địa cầu, của mùa màng thời tiết khí hậu nóng lạnh- sự giao thoa của lục địa và đại dương, rồi tùy theo lực xô đẩy của hai đối trọng mà gió phát sinh. Gió phát sinh có muôn hình vạn trạng, dù vậy nó không có nơi chốn cố định, do y tha khởi mà nó hiện hữu, nó là vô tự tánh- là tánh không…

Thứ tư là Lửa! Cũng vậy, Lửa không tự tánh- nó xuất hiện là do có nguyên liệu, khi nguyên liệu còn thì nó tồn tại- khi nguyên liệu hết thì nó biến diệt; khi nó đến không từ đông-tây-nam-bắc, khi biến diệt cũng không đi về đâu. Còn trong không gian thì do sự va chạm mà nó phát sinh như những tia sét, hay ở hộp diêm quẹt trước khi cây diêm cháy lên thì lửa không ở hộp diêm, không ở cây diêm, cũng không ở người, cũng không ở không gian, tuy nhiêntác động va chạm mà lửa cháy cây diêm. Kinh Hoa Nghiêm rằng! Lửa nương đất, đất nương nước, nước nương gió, gió nương hư không, hư không- không nương, do vậy nó gốc của tất cả.

(HẾT PHẦN 2)

MÃN TỰ



Xem bài kỳ trước:
Thậm thâm vi diệu pháp (phần 1)


Đọc thêm sách:















Ghi chú của BBT:
Ngài Pháp Tạng là tổ thứ ba của tông Hoa Nghiêm, Pháp Tạng có nghĩa là kho tàng của chánh pháp... Muốn tìm hiểu mời đọc thêm:
● HOA NGHIÊM KIM SƯ TỬ CHƯƠNG, Thích Pháp Tạng
● KHÁI LUẬN TRIẾT LÝ KINH HOA NGHIÊM, Thích Đức Nhuận
● GIỚI THIỆU KINH HOA NGHIÊM, Cao Quán Như-CS. Định Huệ dịch
● GIỚI THIỆU KINH HOA NGHIÊM, Hoà Thượng Thích Trí Quảng
● GIỚI THIỆU ĐỀ MỤC KINH HOA NGHIÊM, Thích nữ Như Giác
● KINH HOA NGHIÊM - Thích Trí Tịnh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 78141)
07/11/2010(Xem: 140077)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.