CHUYỂN HÓA KHỔ ĐAU
Hằng Như (Liên Trí)
Hằng Như (Liên Trí)
Nếu cầm một ly nước trong giây lát, ai cũng đã từng làm và biết rằng; không có vấn đề gì. Nếu cầm ly nước ấy trong một tiếng đồng hồ, cánh tay sẽ bị mỏi và đau. Nếu liên tục trong 24 tiếng đồng hồ cầm ly nước có cùng trọng lượng như vậy trên tay, chắc hẳn phải đi cấp cứu!
Một ly nước có cùng trọng lượng, nhưng nếu ta cầm trong một thời gian lâu hơn, nó sẽ trở nên nặng hơn. Đây là bài học sinh động nhất để chúng ta sống và ôm ấp, chuyển hóa những nỗi đau và điều bất như ý trong cuộc sống hàng ngày. Càng biết cách phóng thích nỗi khổ niềm đau đúng cách sớm chừng nào, ta đỡ phải chịu đựng và đớn đau. Nếu biết chỗ và biết cách để ly nước xuống mà không phải cầm một tiếng đồng hồ, tay không phải đau nhức. Nếu vụng về mà phải nắm giữ ly nước suốt một ngày một đêm thì đau khổ vô cùng, cuối cùng ta tự rước họa vào thân mà thôi.
Một ly nước có cùng trọng lượng, nhưng nếu ta cầm trong một thời gian lâu hơn, nó sẽ trở nên nặng hơn. Đây là bài học sinh động nhất để chúng ta sống và ôm ấp, chuyển hóa những nỗi đau và điều bất như ý trong cuộc sống hàng ngày. Càng biết cách phóng thích nỗi khổ niềm đau đúng cách sớm chừng nào, ta đỡ phải chịu đựng và đớn đau. Nếu biết chỗ và biết cách để ly nước xuống mà không phải cầm một tiếng đồng hồ, tay không phải đau nhức. Nếu vụng về mà phải nắm giữ ly nước suốt một ngày một đêm thì đau khổ vô cùng, cuối cùng ta tự rước họa vào thân mà thôi.
Trong cuộc sống, con người luôn chuẩn bị tâm thế để đối mặt với khổ đau. Khi khổ đau đến, hoặc chúng ta phải chịu đựng và quỵ ngã, hoặc chúng ta sẽ vượt qua và đứng lên ngay chỗ mình vừa ngã xuống. Có lẽ ai trong chúng ta cũng không muốn chịu đựng khổ đau, vậy cách duy nhất để sống và tồn tại là hãy đứng lên. Cách mình đứng lên thế nào để ít bị trầy sướt và giảm thiểu đớn đau là cả một nghệ thuật mà có khi cả đời người ta chưa kịp học cho thông thạo.
Sở dĩ chúng ta không/chưa tìm được một ‘nơi’ thích hợp cho ly nước khổ đau đang phải cầm trên tay vì khi khổ đau cuộn trào, ta cứ thấy người này cảnh nọ làm cho ta đau khổ nêu khó bỏ qua và tha thứ. Một sự thật tưởng chừng vô lý là chính mình mới có thể gây khổ đau cho mình đến mức phải chịu đựng mà thôi. Người khác, nếu có, cũng không thể tạo cho mình khổ đau nhiều đến thế. Ai có xúc phạm mình, cũng chỉ một lần mà thôi. Thay vì chịu đau một lần, ta đem tâm trí nuôi cảm thọ ấy trong vùng gió lốc và thế là, những lời nói không êm tai kia cứ nổi trôi trên ngọn gió dập dìu mà tâm can như dao đâm muối xát. Mỗi lần nhớ lại là mỗi lần gió xoáy tung bụi vô minh phủ mờ tâm trí. Như vậy, nếu không phải là ta, ai có thể làm chúng ta đau khổ chứ?!
Khi xác định được chính mình là ‘thủ phạm’ đã hủy hoại sức khỏe, tinh thần và sự an lạc của bản thân, chúng ta có thể chuyển hóa khổ đau một cách hiệu quả hơn vì bây giờ, mình đang ở thế chủ động hoàn toàn. Để giải quyết mình vấn đề, điều quan trọng là xác định được thủ phạm. Một khi đã xác định được thủ phạm rồi, việc bắt và xử lý tội phạm không còn quá khó khăn nữa.
Mỗi người đều có cách riêng để ôm ấp và chuyển hóa khổ đau. Với kinh nghiêm bản thân, tôi cảm nhận rằng điều căn bản nhất là hãy bình tâm và khách quan với chính mình và những người liên quan đã làm 'duyên' để nỗi khổ niềm đau đang có mặt trong ta.
Đừng quá căng thẳng, không nên chùng lòng mà hãy tạo một tâm thế cân bằng để xem xét vấn đề tường tận và có hướng giải quyết hiệu quả nhất. Điều trước tiên ta cần làm là lưu tâm đến những gì đang diễn ra trong ta và điều ấy cho ta cảm giác gì? Nếu ta phản ứng theo cảm giác mình đang có thì sẽ đem lại hậu quả gì cho mình và cho những người liên quan? Ta được gì mất gì? người được gì mất gì nếu ta hành động theo hướng này? có con đường ‘thoát hiểm’ nào khác không? Nên đặt ra những câu hỏi đại loại như vậy và khi có các câu trả lời thích đáng và hợp lý, hãy hành động. Tôi tin rằng tâm mình đủ thời gian để lấy lại thế thăng bằng khi hoàn thành xong đáp án cho các câu hỏi liên quan đến vấn đề khó khăn đang đối mặt mà mình đưa ra. Chắc chắn đường ‘thoát hiểm’ sẽ hiện ra trước mặt thôi.
Đừng quá căng thẳng, không nên chùng lòng mà hãy tạo một tâm thế cân bằng để xem xét vấn đề tường tận và có hướng giải quyết hiệu quả nhất. Điều trước tiên ta cần làm là lưu tâm đến những gì đang diễn ra trong ta và điều ấy cho ta cảm giác gì? Nếu ta phản ứng theo cảm giác mình đang có thì sẽ đem lại hậu quả gì cho mình và cho những người liên quan? Ta được gì mất gì? người được gì mất gì nếu ta hành động theo hướng này? có con đường ‘thoát hiểm’ nào khác không? Nên đặt ra những câu hỏi đại loại như vậy và khi có các câu trả lời thích đáng và hợp lý, hãy hành động. Tôi tin rằng tâm mình đủ thời gian để lấy lại thế thăng bằng khi hoàn thành xong đáp án cho các câu hỏi liên quan đến vấn đề khó khăn đang đối mặt mà mình đưa ra. Chắc chắn đường ‘thoát hiểm’ sẽ hiện ra trước mặt thôi.
Khi này hay khi khác, ta có thể nắm lấy ly nước đấy. Thế nhưng điều quan yếu là hãy nắm giữ nó trong thời gian ngắn nhất và nhanh tìm cách và tìm chỗ đặt lý nước xuống để tay mình không vướng bận và mỏi đau, phải không nào?