Thư Viện Hoa Sen

Ngộ Không

06/04/20184:28 SA(Xem: 11241)
Lý Ngộ Không

NGỘ KHÔNG 
Lê Huy Trứ

 

DharmaPracticeKỳ Tâm có cần ngộ không?   Kỳ Tâm là như vậy - không mê thì làm gì có ngộ?

Vậy thì,

Duy ngã có ngộ không?

Chúng ta có cần chấp ngộ không không?

Trên thực tế, thiểu số nhân sinh tuy có thể “chấp tới” lý Ngộ Không nhưng trong số đó rất ít ai có thể “quán chiếu nhậm vận” để “chấp nhận” dễ dàng chân lý Như Thị ... Không? 

Người Pháp tình cờ triết lý rất gần đúng với lý “như rứa”:  C’est la vie!  Đời là Như Vậy!

Theo tôi nghĩ, tu hay không, ngộ hay mê tùy theo căn cơduyên nghiệp của mỗi cá nhân.   Những pháp môn của Phật Giáo chỉ là phương tiện để giúp hành giả đạt cứu cánh.  Chẳng hạn, một trong những pháp môn của Phật Giáo đó là Thiền “chỉ định quán” cũng chỉ là một trong những phương tiện pháp môn, bướt căn bản đầu tiên, để giúp người có căn cơ gỏ cửa vô môn quan.  Thiền có thể là một trong những phương pháp trực tiếp, đơn giản và hữu hiệu nhất của Phật GiáoĐức Thế Tôn thiền định hàng ngày dù đã đạt giác ngộ.  Nó tương tự như lối tham thiền của Ấn Độ Giáo từ hàng ngàn năm về trước (?)

Người Ấn Độ tự tin, và tự hào có nền văn hóa tối cổ nhất thế giới với 5000 năm văn minh, đặc biệt nhất là trên phương diện triết lý và tâm linh, mà thiền định để an tâm là một trong những phương pháp đặc thù nhất của Ấn Độ?

Truyền thuyết, Đạt Ma Sư Tổ cắt đôi mí mắt để không nhắm mắt ngủ gục, diện bích tham thiền 9 năm trên núi Thiếu Thất, Thiếu Lâm Tự, hủy hoại thân thể để đạt được cái cực đoan?

Người nào đã đặt điều và đã viết ra những chuyện ngụy ngôn như vậy tưởng là ca tụng cái ý chí phi phàm không nhắm mắt trong 9 năm của Đạt Ma nhưng trái lại bị ảnh hưởng ngược đầy tai hại, tam thế Đạt Ma oan.  Đó chính là ngụy kinh sách, nhất tự đồng ma thuyết.

Theo tôi hiểu, phép thiền định để điều hòa nội thân tâm rất đơn giản, dể hiểu, dể thực hành như thở, ăn, uống, ngủ, .... nhưng trở ngại lớn nhất là luyện tập, chuyên cần, kiên nhẫn, và chú tâm để nó trở thành những thói quen tự nhiên đó. 

Cái tuổi tập ngồi thiền hay Yoga tốt nhất là tuổi lên ba.  Cái tuổi thơ này học bất cứ cái gì cũng dễ dàng hấp thụ nhanh chóng, tự nhiên, và có thể có khả năng để trở nên thiện nghệ

Tuổi trẻ và trung niên thì quá nhiều trách nhiệm, bận rộn, chi phối vì phải ganh đua, tranh đấu với đời, và nhất là còn cao ngạo cho nên chưa thể “chính” chắn để tu học được.

Tuổi già thì như cái xác chết biết đi, tu để mà tu vì tham “sống” vĩnh hằng trên cõi “thiên đường,” hay tiêu diêu nơi cõi “niết bàn cực lạc” thay vì sợ chết bị đày xuống địa ngục.  Mà không chết thì làm sao lên thiên đường ở với trời hay tiêu diêu cực lạc theo chầu Phật được?

Lục Tổ Huệ Năng không khuyến khích ngồi chấp không như cục đá giờ này qua giờ khác. 

Lục Tổ bảo: “Thứ nhất là không nên chấp không, nếu để tâm không ngồi tĩnh tọa đó là chấp vô ký không.”

Ý Ngài là nên tu tập để lặng hết những vọng tưởng tức trí Bát-nhã thênh thang hiện tiền.

Ngài Huyền Giác dạy: “tỉnh tỉnh lặng lặng phải!”

Tham thiền để nghe được âm thanh, thấy được hào quang, màu sắc, mở thiên nhản, xuất hồn, ... cũng là ảo tưởng.  Những cảnh giới đó chưa phải là cứu cánh, không nên sở trụ vào những thần thông tạm bợ đó để bị tẩu hỏa nhập ma.

Lục Tổ cũng không chú trọng nhiều đến lý luận từ chương qua kinh điển và những hình thức nghi lễ tôn giáo mà chỉ khuyên nên tự nhiên quán tự tại trong tỉnh lặng với tâm thanh tịnh của Vô Niệm

Từ Vô Niệm sẽ dẫn đến Vô TrụVô Tướng. Huệ Năng chỉ rõ rằng: “Thiền lấy “VÔ NIỆM làm tông, VÔ TƯỚNG làm thể, VÔ TRỤ làm gốc. VÔ TƯỚNG là ở nơi tướng mà lìa tướng. VÔ NIỆM là ở nơi niệm mà chẳng niệm. VÔ TRỤbản tánh của con người đối với tất cả sự vật, thiện ác, tốt xấu, kẻ thù, người thân trên thế gian, cho đến lúc bị người nói xấu, khi dễ, đều cho là không, chẳng nghĩ trả thù, niệm niệm chẳng nghĩ ngoại cảnh… Không ở nơi cảnh mà sinh tà kiến, nhưng ở niệm phải sinh ở Tự tánh. Niệm của Tự tánhVô niệm, tức là đều cho là không. Vô niệm thì khác với niệm tuyệt, tức là không nghĩ gì cả chỉ nhìn vào hư không.”

Niên hiệu Thần Long năm đầu (705 TL) vào ngày rằm tháng giêng vua Trung Tông và Tắc Thiên ban chiếu sai quan Nội Thị Tiết Giản thỉnh Lục Tổ và Trần Tú vời kinh.

Cả hai Ngài, uy vũ bất năng khuất, không màn danh vọng, phú quý vinh hoa, nên trái thánh chỉ, viện cớ từ chối.

nhân duyên mà gặp gỡ, quan Nội Thị Tiết Giản hỏi và được Lục Tổ dạy,

“Đạo do tâm mà ngộ, há tại ngồi sao?

Kinh nói: Nếu nói Như Lai hoặc ngồi hoặc nằm, ấy là người hành đạo tà.

Vì cớ sao?

Không từ đâu lại cũng không có chỗ đi, không sanh không diệt, ấy là Như Lai thanh tịnh thiền, các pháp rỗng lặng ấy là Như

Lai thanh tịnh tọa, cứu kính không chứng, há lại có ngồi ư?”

Nhập thế thiền, xuất thế thiền! 

Thiền hiện đại là thiền của nhân sinh trên thế giới, không phân biệt tôn giáo

Khi động cũng thiền, khi tịnh cũng thiền, đi đứng, nằm ngồi, ăn uống, học hành, nghe nhạc, xem TV, online, làm việc, tập thể thao, di chuyển cũng thiền.  

Thậm chí đang làm vệ sinh thường thức, đang ái dục cũng thiền.

Thay vì không có thì giờ để thiền thì phải không có thì giờ để không thiền. 

Thay vì không có lúc nào là không lo ra thì phải không có lúc nào để lo lắng.

Múa súng giữa trận tiền giết giặt cứu quốc cũng thiền.  

Nằm mơ cũng mớ ... tưởng thiền!

Thiền cho đến lúc mình không biết mình đang thiền.

Thiền mà cứ tưởng chưa thiền, chưa an tâm mà đã kiến tánh.

Tuy nhiên, như thói thường, đa số tự hứa trong lòng chờ khi tịnh tâm, lòng an ổn, không lo lắng bận rộn rồi sẽ tập thiền, tu hành, sám hối, làm phước.  Cứ khất lần như vậy thì còn lâu mới thiền   định được, nói gì đến chuyện mong an được tâm. 

 

Tốt nhất là tập thiền trong lúc họa đang tới trùng trùng, tâm hồn lo sợ, lòng dạ đau khổ, và nếu mà thiền trong lúc tâm can tỳ phổi lộn xộnđạt được an tâm trong lúc đó đó là điều rất khó khăn, và kỳ khôi, có mấy ai làm nổi?

Cho nên thiền “thực tế trung thực” nhất là thiền trong lúc lo sợ, đau khổ, bệnh hoạn, trong ngoài, trên dưới lộn xộn nhưng phải làm sao mà “thiền động tâm ” làm cho tâm não lo sợ hơn, đau khổ hơn, bệnh hoạn hơn, trong ngoài, trên dưới lộn xộn nhiều hơn nữa vì đã lỡ bị khốn khổ rồi thì cho nó khốn nạn luôn ...

Trong lúc đó cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc hữu rồi thì hữu tắc không, không tắc cùng, cùng tắc biến... mất.

Có khác gì với ý của Bát Nhã Tâm Minh:

Cùng tất biến, biến tất thông, thông tất hữu, hữu tất không, không tất cùng, cùng tất biến...

Cùng tất thị biến, biến tất thị thông, thông tất thị hữu, hữu tất thị không, không tất thị cùng, cùng tất thị biến.

Nôm na, khi cực đại đi đến vô cực đại thì biến thành cực tiểu, và khi cực tiểu đi đến vô cực tiểu thì biến thành cực đại

Chỉ khi thay đổi, giản nở, “như như hơi thở” của vũ trụ thì mới “hanh thông”, có vô lượng vật, có vũ trụ sắc tướng, và có vũ trụ không sắc tướng.

Thiền khi tâm tịnh thì thân động chứ không cần ngồi lâu như cục đất, và khi tâm động thì thân phải bình tĩnh trong lo lắng, sợ hãi để kiến tánh cái bản chất của khổ đau.

Ngay lúc đó hãy “nhậm vận thiền” để “quán sát” tất cả những trôi nổi của những nỗi quái ngại, và khổ nạn đó để thấy chúng nó cũng sẽ qua đi, vô thường như chúng ta thường kinh nghiệm trong cuộc đời.   

Giai đoạn cuối quan trọng nhất là quán tự tại rồi thì quán tại ngoại để chứng kiến, quán ngộ, cái ngoại thân, đau khổ giai không đó.

Nếu làm được như rứa thì một ngày nào đó sẽ:

Không ngờ mắt nhìn trở nên thanh tịnh như Quan Âm bồ tát.  Không ngờ bổng nhiên miệng cười mĩm chi như Bụt.  Không ngờ tâm tánh tự nhiên từ bi như bồ tát.  Không ngờ trí tuệ bổng chốc viên diệu như Đại Thế Chí (Tara) bồ tát.  Không ngờ hào quang bất thần tỏa sáng chói từ trong ra.  Không ngờ âm thanh trở nên ngân vang hùng hậu.  Không ngờ bổn thân tự tỏa chân khí ấm áp, êm dịu, sưởi ấm chúng sinh chung quanh. 

Không ngờ nhất là chúng sinhvạn vật chung quanh bổng nhiên cùng đến với nhau, cũng cùng nhau hòa hợp (harmony), và từ “bất đồng căn tánh” (vô lượng thể tướng) trở nên “đồng nhất thể tánh” (singularity, nhất như) bất ngờ như trên vậy.

Đó là lúc lư hỏa thuần thanh, tinh khí thần hợp nhất, đã đạt được vô thiền, đốn lý ngộ không, đại công cáo thành mà chư tổ ngày xưa vì “bận rộn” tu luyện thiền định nên quên truyền lại.

Cách hành văn tối nghĩa ở trên, nữa Mỹ nữa Việt, không đúng quy tắc văn phạm, không thích hợp với tiêu chuẩn văn chương vì không có chủ đề (subject, không có cái tôi, vô ngã) nhưng thường được dùng trong văn chương triết học trên thế giới (?), và nhất là được tôi cố ý dùng trong những pháp luận về triết lý Phật Giáo để nhấn mạnhvô ngã, một triết lý quan trọng của Như Lai ý, bần tăng.

Vậy thì,

Ai đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác?

Vô ngãngộ không không?

Lê Huy Trứ

Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 80045)
07/11/2010(Xem: 142253)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: