Duyên Hợp – Tinh Túy Của Đạo Phật

09/06/20183:37 CH(Xem: 7997)
  • Tác giả :
Duyên Hợp – Tinh Túy Của Đạo Phật


DUY
ÊN HỢP 
TINH T
ÚY CỦA ĐẠO PHẬT

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu
Chương 1 – Ấn Độ cổ đại thời Đức Phật
1.1 Chính trị
1.2 Kinh tế
1.3 Văn hóa
1.4 Tôn giáotruyền thống Brāhmaṇa
1.5 Phong trào Śramaṇa
1.5.1 Nhóm Upaniśad (Áo Nghĩa Thư)
1.5.2 Nhóm Duy vật luận (Lokāyata)
1.5.3 Nhóm Khổ hạnh hành xác (Tapasvín)
1.5.4 Nhóm Du sĩ khất thực
1.6 Phương pháp của truyền thống Brāhmaṇa
Chương 2 – Sơ nét vĐức Phật, đạo Phật và kinh điển đạo Phật
2.1 Cuộc đời Đức Phật
2.1.1 Trước khi gia nhập phong trào Śramaṇa
2.1.2 Tham gia phong trào Śramaṇa
2.1.3 Thành đạogiảng pháp
2.1.4 Đặc trưng của đạo Phật
2.2 Đạo Phật sau thời Đức Phật
2.2.1 Sự phân chia trong tăng đoàn thời Đức Phật
2.2.2 Sự tan rã của tăng đoàn nguyên thủy
2.2.3 Đạo Phật bộ pháiđạo Phật đại thừa
2.3 Hệ thống kinh điển đạo Phật
2.3.1 Kinh điển đạo Phật đã được hình thành như thế nào?
2.3.2 Đặc điểm của hai hệ thống kinh điển cơ bản
2.3.3 Một số bản kinh Ghandāra cổ
Chương 3 – Bàn về “Tứ Diệu Đế”
3.1 Quan niệm về dūkkha thời cổ Ấn Độ
3.2 Mâu thuẫn nội tại trong kinh điển đạo Phật về Tứ Diệu Đế
3.3 “Diệt dūkkha” hay “diệt nguyên nhân của dūkkha”?
3.4 Quan điểm của các bộ phái về Tứ Diệu Đế
3.5 Một số quan điểm của giới Phật học về Tứ Diệu Đế
3.6 Kết luận
Chương 4 – Bài giảng đầu tiên của Đức Phật
4.1 Yếu tố cốt lõi trong bài giảng đầu tiên
4.2 Phương pháp phục hồi bản Kinh Chuyển Pháp Luân SN 56.11
4.3 Các thuật ngữ quan trọng trong bản phục hồi SN 56.11
4.4. Kinh Như Lai giảng về “Sự luân chuyển gồm ba quá trình sinh ra mười hai yếu tố”
4.5 Tương quan giữa “Sự luân chuyển gồm ba quá trình sinh ra mười hai yếu tố” và Duyên Hợp
Chương 5 – Duyên Hợp – Tinh túy của đạo Phật
5.1 Ý nghĩa của Duyên Hợp
5.1.1 Sinh paccayā (duyên) Chết đồng thời Chết paccayā (duyên) Sinh
5.1.2 A paccayā B (A duyên B)
5.1.3 Kết luận
5.2 Thời gian, sự chuyển động, không gian, đối tượng và Duyên Hợp
5.2.1 Thời gian – sự chuyển động
5.2.2 Sự chuyển động – không gianthời gian
5.2.3 Không gian – đối tượng
5.2.4 Đối tượng
5.2.5 Kết luận
5.3 Duyên Hợp và một số hiện tượng truyền thống
5.3.1 Nhân Quả
5.3.2 Luân hồi
5.4 Duyên Hợp và vật lí
5.4.1 Cơ học cổ điển
5.4.2 Cơ học lượng tử
5.5 Duyên Hợp trong cuộc sống
Phụ lục
Phụ lục 1: Đặc điểm của đạo Hindu – đạo Jain – đạo Phật ở thế kỉ thứ 6 – 5 TCN
Phụ lục 2: Cấu trúc của 17 phiên bản Kinh Chuyển Pháp Luân
Phụ lục 3: Phân tích về công thức 12 nhân duyên
Tài liệu tham khảo

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Từ bài giảng đầu tiên Đức Phật dành cho năm vị tỳ-kheo, đã hơn hai ngàn năm trôi qua. Biết bao thế hệ Phật tử cả tu sĩcư sĩ đã đi theo lời dạy của Ngài, tự nương tựa nơi mình, lấy mình làm hải đảo, để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hướng tới giác ngộ. Người viết cũng thấy mình may mắn có duyên tiếp cận, học hỏithực tập theo những lời dạy của bậc giác ngộ ấy.

Trải qua một thời gian rất dài hình thành, phát triển với nhiều thăng trầm, nhờ bao công sức của tiền nhân, ngày nay người Phật tử có cơ hội thuận tiện để tiếp cận với lượng kinh điển đạo Phật đồ sộ được các truyền thống khác nhau bảo tồn, chứa nhiều nội dung phong phú.

Bên cạnh đó, sự phong phú trong kinh điển cũng ít nhiều gây khó khăn cho người Phật tử khi tìm hiểu những lời dạy của Đức Phật. Bởi có một thực tế là nội dung các kinh điển của các truyền thống đôi khi khác biệt nhau khá lớn; và trong từng truyền thống các thì kinh điển đôi khi cũng không thống nhất. Điều này làm người Phật tử, trong đó có người viết, gặp ít nhiều khó khăn khi muốn tìm hiểu đâu là điều cốt lõi trong lời dạy của Đức Phật.

Qua một thời gian học hỏi và suy ngẫm, người viết đã cố gắng tìm hiểu yếu tố then chốt trong lời dạy của Đức Phật. Và quyển sách nhỏ này là kết quả của quá trình tìm hiểu đó.

Bố cục quyển sách gồm năm chương. Chương 1 miêu tả sơ nét xã hội Ấn Độ ngay trước khi đạo Phật ra đời. Chương 2 cung cấp thông tin sơ nét về cuộc đời Đức Phật; lịch sử đạo Phật từ tăng đoàn nguyên thủy đến khởi nguồn của tư tưởng Đại thừa; và hai hệ kinh điển chính còn lại đến ngày nay. Chương 3 bàn về Tứ Diệu Đế theo quan niệm truyền thống cùng một số phân tích và đề nghị. Chương 4 trình bày bản phục hồi của Kinh Chuyển Pháp Luân từ nhiều nguồn tư liệu, cùng với nội dung cốt lõi của bản phục hồi này. Chương 5 bàn về Duyên Hợp từ nhiều góc độ khác nhau. Cuối mỗi chương đều có phần chú thích.

Sách được viết theo một mạch nối tiếp nhau từ chương 1 đến chương 5, chương sau dựa vào chương trước đó. Tuy vậy, quí độc giả cũng có thể bắt đầu đọc từ chương 3 đến chương 5, vốn là nội dung trọng tâm của sách này. Tất cả các trích dẫn đều được in nghiêng. Đôi khi trong phần trích dẫn, người viết ghi chú thêm thì phần chú thêm này không in nghiêng.

Nếu người đọc tìm thấy được một điểm nào ít nhiều hữu ích cho bản thân trong sách này, thì đó trước tiên là nhờ sự nghiên cứu khách quan, khoa học của nhiều nhà nghiên cứu về đạo Phật, bao gồm giới học giả, giới tu sĩ, và giới cư sĩ. Kế tiếp là nhờ sự bảo tồn kinh điển cẩn trọng của nhiều truyền thống khác nhau trong đạo Phật. Và nhờ các dịch giả tâm huyết đã chuyển các bộ kinh ra nhiều ngôn ngữ, cụ thể ở đây là các ngôn ngữ Việt, Anh, Pāli mà người viết có cơ hội tiếp cận.

Nếu người đọc tìm thấy những điểm sai lầm trong sách này, thì vì một nguyên nhân duy nhất, là do khả năng hạn hẹp của người viết. Người viết chịu trách nhiệm hoàn toàn về những sai lầm đó, và kính mong nhận được sự chỉ dạy từ quí độc giả.

Kính ghi.

Kan
https://kienngot.wordpress.com/.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/11/2022(Xem: 2863)
18/09/2012(Xem: 70113)
28/10/2010(Xem: 39372)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.