Chương 2 – Sơ nét về Đức Phật, đạo Phậtkinh điển đạo Phật

09/06/20183:46 CH(Xem: 5088)
Chương 2 – Sơ nét về Đức Phật, đạo Phật và kinh điển đạo Phật


DUY
ÊN HỢP 
TINH T
ÚY CỦA ĐẠO PHẬT

 

Chương 2 – Sơ nét về Đức Phậtđạo Phật và kinh điển đạo Phật
2.1 Cuộc đời Đức Phật

2.1.1 Trước khi gia nhập phong trào Śramaṇa
2.1.2 Tham gia phong trào Śramaṇa
2.1.3 Thành đạo và giảng pháp
2.1.4 Đặc trưng của đạo Phật
2.2 Đạo Phật sau thời Đức Phật
2.2.1 Sự phân chia trong tăng đoàn thời Đức Phật
2.2.2 Sự tan rã của tăng đoàn nguyên thủy
2.2.3 Đạo Phật bộ phái và đạo Phật đại thừa
2.3 Hệ thống kinh điển đạo Phật
2.3.1 Kinh điển đạo Phật đã được hình thành như thế nào?
2.3.2 Đặc điểm của hai hệ thống kinh điển cơ bản
2.3.3 Một số bản kinh Ghandāra cổ

CHƯƠNG 2
SƠ NÉT VỀ ĐỨC PHẬT, ĐẠO PHẬT
KINH ĐIỂN ĐẠO PHẬT

 

Như sư tử, không động,
An tịnh giữa các tiếng,
Như gió không vướng mắc,
Khi thổi qua màn lưới.
Như hoa sen không dính,
Không bị nước thấm ướt,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.

(Sn 1.3)

Chương hai cung cấp một số thông tin cơ bản về cuộc đời của Đức Phật; sự hình thành, phát triển và phân hóa của tăng đoàn đạo Phật; đồng thời điểm sơ lược về hệ thống kinh điển trong đạo Phật, đặc biệt là hai hệ kinh điển phổ biến ngày nay trong đạo Phật là hệ kinh điển thời kì bộ phái và hệ kinh điển thời kì Đại thừa.

2.1 CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

2.1.1 Trước khi gia nhập phong trào Śramaa

Siddhattha Gotama (Siddhattha nghĩa là “người toại nguyện”) sinh khoảng năm 563 thế kỷ thứ sáu trước công nguyên. Ngài là con của quốc vương Suddhodana điều hành tiểu quốc Śākya ngày nay thuộc biên giới Ấn Độ vàNepal. Mẹ Siddhattha hạ sinh cậu tại Lumbini, ngày nay thuộcNepal, trên đường bà về thăm quê. Một thời gian ngắn sau khi sinh Ngài thì bà mất, và Siddhattha được người dì thay mẹ chăm sóc cho đến khi trưởng thành. Ngày nay, Lumbini trở thành một trong bốn thánh địa hành hương của Phật tử khắp nơi.

Lumbini - Nepal

Hình 04 Lumbini –NepalHình 04: Lumbini –Nepal

Tác phẩm Đức Phật lịch sử – H. W. Schumann – Thích Nữ Trí Hải dịch – NXB TPHCM 2000 – mô tả cuộc sống của Siddhattha trước khi gia nhập phong trào Śramaṇa như sau (từ trang 70 – 77; người viết bổ sung thêm một số chi tiết):

Dựa trên căn bản Siddhattha suốt đời quan tâm đến các vấn đề thiên về trí tuệtinh thần, chúng ta có thể phỏng đoán rằng việc thu thập kiến thức cần thiết cho một thiếu niên quý tộc như cậu là tương đối dễ dàng. Việc giáo dục của Siddhattha có được phần lớn nhờ thường xuyên tham dự các buổi họp hội đồng và phiên tòa xử án, do vua cha Suddhodana chủ tọa. Chúng đã giúp rèn luyện trí thông minh của Siddhattha, dạy cho cậu khả năng biện luận chính xác.

Tuy nhiên, trí thông minh Siddhattha lại phát triển kèm theo một số đặc tính có lẽ đã làm lo ngại vị phụ vương có óc thực tiễn, vì ông xem đó là các dấu hiệu biểu lộ nhược điểm. Những đặc tính này bao gồm tinh thần nhạy cảm và khuynh hướng thiên về suy tư.

Nhận thức rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng đem đến lạc thú và đằng sau mọi hạnh phúc (sūkha) đều sẵn có khổ đau (dūkkha) rình rập không phải chỉ đập mạnh vào trí thái tử Siddhattha lần đầu tiên ngay trước khi ngài xuất gia như truyền thuyết vẫn thường kể lại, mà nhận thức ấy đã đến với thái tử từ thời thiếu niên khi cậu còn sống giữa lòng gia đình ấm cúng, tách biệt với những khổ đau bên ngoài.

Ngay trong ngôn ngữ trịnh trọng của kinh điển, ta nhận thấy tác động từ kinh nghiệm đầu đời của Ngài rất chân thật. Trong một xứ cận nhiệt đới, người bạn thân ta vừa vui vẻ chuyện trò hôm nào bỗng thình lình bị cơn sốt rét cướp mất mạng hay bị rắn độc cắn chết, hoặc bị hổ dữ vồ tan xác, các tư tưởng như thế của thái tử Siddhattha có lẽ không mấy xa lạ.

Một đặc tính khác của thái tử được ghi lại trong sử sách là thiếu quan tâm đến lãnh vực quân sự. Mọi thiếu niên thuộc nhóm Kśatriya đều được kì vọng là phải giỏi cỡi ngựa, lái xe, bắn cung, đấu kiếm, đấu vật và điều khiển voi. Có lẽ Siddhattha cũng phải được tập luyện nhiều về các môn này. Song trước sự thất vọng của cả gia tộc, hình như cậu chỉ kha khá trong các hoạt động ấy, đó là điều đáng hổ thẹn đối với một vương tử. Phụ vương Suddhodana chắc hẳn phải rất lo âu trước thái độ không màng đến đời thế tục và việc quân sự của con trai ngài.

Khi thái tử được mười sáu tuổi, phụ vương quyết định ràng buộc vị vương tử hay trầm ngâm này vào đời thế tục bằng cách kết duyên cho chàng. Dĩ nhiên đó là một cuộc hôn nhân được sắp đặt mà đôi bên nam nữ không được hỏi ý kiến, song kinh điển vẫn cho ta thấy không phải hai vị không quyến luyến nhau.

Ta không nên nghĩ rằng đức tân lang trẻ tuổi này không xúc động trước vẻ kiều diễm hấp dẫn của người vợ mình: trong kinh điển thuật lại lời Đức Phật nói một cách thành thạo khi Ngài cho rằng trên đời không có gì trói buộc tâm hồn người đàn ông hơn là người đàn bà. [06]

Theo phong tục Ấn Độ, đội vợ chồng trẻ ấy hẳn đã sống trong cung điện của vua cha Suddhodana. Các nguồn kinh sách không cho ta biết thái tử dùng thì giờ như thế nào trong thời kỳ này. Có lẽ thái tử phụ tá vua cha trong việc trị nước và thay phiên với hoàng đệ Nanda trông nom việc canh tác ruộng đất của hoàng gia hay có lẽ cả ruộng đất của riêng mình và sai khiến gia nhân làm việc. Ở Ấn Độ cổ đại khoảng 75% dân số sống bằng nghề nông bao gồm cả giới quý tộcđa số giới Brāhmaṇa.

2.1.2 Tham gia phong trào Śramaa

Từ khi lập gia đình, cuộc sống gia đình đã giữ chân Siddhattha thêm mười ba năm nữa. Nhưng có lẽ mong muốn ra đi tìm kiếm con đường giải thoát khỏi những bất toàn của cuộc sống chưa bao giờ nguội lạnh trong tâm trí thái tử. Năm hai mươi chín tuổi, sau khi sinh con trai Rāhula, thái tử quyết định giã từ gia đình lên đường gia nhập phong trào Śramaṇa cầu tìm giải thoát. Thái tử Siddhattha con trai quốc vương tiểu quốc Śākya giờ đây trở thành sa-môn Gotama, một du sĩ khất thực không nhà cửa.

Kinh điển lưu lại những câu chuyện vị sa-môn Gotama đã trải qua trên con đường đi tìm chân lí. Gotama đã tới học đạo với hai vị đạo sư. Ta không biết hai vị này thuộc truyền thống nào nhưng từ những gì kinh điển mô tả, có lẽ hai đạo sư này thuộc nhóm các vị du sĩ khất thực.

Sau khi không đạt giải thoát khi học đạo với hai đạo sư, Gotama chuyển sang nhóm tu khổ hạnh hành xác, như ta đã biết là một phong trào phổ biến lúc bấy giờ. Kinh điển thuật lại sống động lời kể của Ngài về sáu năm tu khổ hạnh nhưng vẫn không đạt giải thoát. Sa-môn Gotama quyết định rời bỏ phương pháp khổ hạnh, trước sự thất vọng của năm vị đồng tu khổ hạnh khác. Gotama quyết định tự mình tìm con đường tới giác ngộ mà không dựa vào những tư tưởng sẵn có.

Như vậy, hơn sáu năm theo học và tu tập theo một số nhóm khác nhau trong phong trào Śramaṇa, nguyện vọng đạt giải thoát của Gotama vẫn chưa thành. Tuy vậy, những kinh nghiệm tu tập thực tiễn có được từ những năm tháng đó, cộng với đời sống du sĩ nay đây mai đó đã tạo nên vốn sống rất phong phú cho vị sa-môn này, mà sau này ta sẽ được nghe Ngài thuật lại qua nhiều kinh điển. Đồng thời, những ưu điểm của từng truyền thống hay phong trào khác như Brāhmaṇa, Upaniśad, Khổ hạnh hành xác, Duy vật luận…đã được Gotama tiếp nhận và lưu lại làm chất liệu giảng dạy cho các môn đồ sau này.

2.1.3 Thành đạogiảng pháp

Sau khi từ bỏ con đường khổ hạnh hành xác, sa-môn Gotama trở lại đời sống bình thường của một du sĩ khất thực. Không thành công với những phương pháp tu tập trước đó, Gotama quyết định tự tìm cho mình con đường. Ông nhớ lại hồi còn nhỏ đã từng có lần đạt được một trạng thái an lạc mà ngày nay ta biết đến với tên gọi “sơ thiền”. Nghĩ rằng mình có thể đi theo hướng đó, ông quyết định tìm lại trạng thái “sơ thiền” năm nào. Rồi ông đạt được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Ở trạng thái tứ thiền, ông tiếp tục hướng tới một trí tuệ chưa từng được biết trước kia, và sau đó đạt tới giác ngộ, hoàn toàn giải thoát. Sa-môn Gotama đã trở thành Phật – Buddha, nghĩa là “bậc giác ngộ”.

Đức Phật đã giác ngộ được điều gì? Kinh điển thuật lại rằng, đó chính là Duyên Hợp (S: Pratītyasamutpāda / P: Paticcasamuppāda). Cội cây nơi sa-môn Gotama đạt giác ngộ sau đó được đặt tên là cây bồ-đề (cây giác ngộ). Địa điểm sa-môn Gotama trở thành bậc giác ngộ tên là Uruvela, ngày nay được biết tới với tên gọi Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Ngày nay, Bodhgaya trở thành một trong bốn thánh địa hành hương của Phật tử khắp nơi.

 Hình 05 Bodhgaya – bangBihar– Ấn ĐộHình 05: Bodhgaya – bangBihar– Ấn Độ

Sau khi trở thành bậc giác ngộ hay Phật, Ngài quyết định truyền giảng những điều mình đã chứng ngộ. Kinh điển thuật lại rằng bài giảng đầu tiên của Ngài là dành cho năm vị tu sĩ trước kia đã cùng tu khổ hạnh với mình. Bài giảng đó xảy ra tại Vườn Nai, ngày nay gọi là Sarnath, gầnVaranasi, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ngày nay, Vườn Nai trở thành một trong bốn thánh địa hành hương của Phật tử khắp nơi.

 Hình 06 Sarnath – bang Uttar Pradesh – Ấn ĐộHình 06: Sarnath – bang Uttar Pradesh – Ấn Độ

Từ đó trở đi, trong suốt bốn mươi lăm năm, Ngài đã giảng dạy về con đường đưa đến giác ngộ, cũng như về đời sống lương thiện cho rất nhiều người thuộc các thành phần xã hội khác nhau, từ các vị tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni (nam nữ tu sĩ trong đạo Phật) trong tăng đoàn (saṇgha) cho đến các tu sĩ Brāhmaṇa, các du sĩ của phong trào Śramaṇa; cho giới vua chúa quí tộc, giới thương nhân, cho người thợ thủ công, cho những người bần cùng trong xã hội; cho người già và trẻ nhỏ, cho đàn ông và phụ nữ…Những lời dạy của Ngài vẫn còn nguyên giá trị sống động trong thời đại ngày nay, nghĩa là hai ngàn năm trăm năm sau khi Ngài thành đạo.

 Hình 07 Kushinagar – bang Uttar Pradesh – Ấn ĐộHình 07: Kushinagar – bang Uttar Pradesh – Ấn Độ

Sau bốn mươi lăm năm miệt mài giảng dạy, Ngài tịch tại Kushinagar vào khoảng năm 483 TCN, ngày nay thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Đức Phật đã dừng giảng dạy, nhưng những lời dạy của Ngài nhờ biết bao thế hệ tăng niPhật tử đã được bảo tồn và truyền lại tới hôm nay. Kushinagar trở thành một trong bốn thánh địa hành hương của Phật tử khắp nơi.

2.1.4 Đặc trưng của đạo Phật

Ngày nay, đạo Phật đã trải qua một lịch sử rất dài, nên không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng qua lại với các tôn giáo, các truyền thống tâm linh khác; nghĩa là đạo Phật ảnh hưởng lên một số truyền thống tâm linh khác và ngược lại, một số truyền thống ảnh hưởng lên đạo Phật. Nên ta không ngạc nhiên khi đạo Phật ngày nay có rất nhiều hệ phái khác nhau ít nhiều, và đôi khi sự khác biệt giữa những hệ phái này là rất lớn. Ta thử điểm lại một vài đặc trưng riêng của đạo Phật khi Đức Phật còn giảng dạy, xét trong bối cảnh xã hội Ấn Độ thời đó mà ta đã biết qua những phần đã nêu ở trước.

Hình 08 Tượng Phật tại Ghandāra – thế kỉ 2 CNHình 08: Tượng Phật tại Ghandāra – thế kỉ 2 CN

Một là, bằng kinh nghiệm giác ngộ thực tiễntrí tuệ sâu sắc, Đức Phật đã nêu lên một tư tưởng hoàn toàn mới trong xã hội Ấn Độ bấy giờ, đó chính là Duyên Hợp (S: Pratītyasamutpāda / P: Paticcasamuppāda). Hệ quả của Duyên Hợp là không công nhận quan niệm về Tự Ngã hay Linh Hồn (ātman) vốn được hầu hết giới Brāhmaṇa và Śramaṇa tại Ấn Độ thời đó công nhận theo những cách thức khác nhau. Từ đó, đạo Phật không công nhận sự tồn tại một đấng sáng tạo nào mà ngày nay ta hay quen gọi bằng từ “thượng đế” hoặc những khái niệm có ý nghĩa tương tự. Nếu cần dùng từ ngữ hiện đại để nói về sự kiện này, thì có thể gọi đó là một cuộc cách mạng trong tư tưởng.

Hệ quả khác của Duyên Hợp là không công nhận quan niệm về một thế giới khôngnguyên nhân như các nhà Duy vật luận cổ Ấn Độ chủ trương như ta đã biết. Một cách ngắn gọn, Duyên Hợp nói rằng sự có mặt (hay vắng mặt) của bất kì thực thể hay hiện tượng nào đều kèm theo sự có mặt (vắng mặt) của vô số thực thể hiện tượng khác. Nên không thể có một “thượng đế” tự mình tồn tại, tự mình tạo ra tất cả; cũng không thể có cái gì tồn tại mà không có nguyên nhân nào. Ta sẽ còn trở lại với Duyên Hợp chi tiết hơn trong những chương sau.

Hai là, đạo Phậttruyền thống tâm linh đầu tiên đề cao vai trò của phụ nữ, hay nói đúng hơn là đặt phụ nữ ngang hàng với nam giới bằng việc lập ra đoàn thể của các vị nữ tu sĩ (tỳ-kheo-ni). Ta đã biết rằng xã hội Ấn Độ từ xưa đến nay luôn coi nhẹ vai trò người phụ nữ, đặc biệt là lĩnh vực tôn giáotính chất thiêng liêng thì phụ nữ càng không có chút vai trò gì. Nên việc hơn hai ngàn năm trước các nữ tu sĩ có mặt trong đạo Phậtthành đạo, cũng là một sự kiện nổi bật.

Ba là, có thể nói rằng không có một truyền thống tâm linh nào, hoặc xét rộng hơn là một quan điểm xã hội nào tại Ấn Độ thời đó có được tinh thần bao dung, cởi mở như đạo Phật. Điều này được Đức Phật nêu rất rõ ràng trong kinh điển còn truyền lại đến ngày nay như sau [07]:

Này các Kālāmā, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị sa-môn là bậc đạo sư của mình.

Nhưng này các Kālāmā, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiệnchấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này Kālāmā, hãy từ bỏ chúng!

Như vậy, ta vừa điểm lại ba nét đặc trưng của đạo Phật vốn không thể trộn lẫn với các truyền thống tư tưởng khác thời cổ Ấn Độ. Chúng vẫn còn nguyên giá trị trong xã hội hiện đại, giúp ta ít nhiều trong cuộc sống của bản thân.

2.2. ĐẠO PHẬT SAU THỜI ĐỨC PHẬT

2.2.1 Sự phân chia trong tăng đoàn thời Đức Phật

Thứ nhất là nguyên nhân khách quan. Ta biết là trong 45 năm thuyết pháp, số lượng kinh mà Đức Phật đã giảng là rất lớn. Sau khi Ngài giảng một bài kinh, các vị tỳ-kheo thường ngồi lại để tụng đọc và thảo luận về nó. Quá trình này diễn ra trong một thời gian dài làm xuất hiện những vị chuyên môn hóa về một lĩnh vực nào đó, thể hiện qua một số danh từ như dhammakathika (người chuyên về pháp), suttantitka (người ghi nhớ hay học thuộc lòng một bài kinh), dhammadhara (người ghi nhớ pháp), vināyadhara (người trì luật), bhanakā (nhà tụng đọc) v.v. Như vậy, các nhà chuyên môn cùng các học trò của họ làm thành những nhóm chuyên môn riêng biệt trong tăng đoàn nguyên thủy. Chính các nhà chuyên môn này đã tham dự vào các kì kết tập kinh điển như đã biết. Chẳng hạn, tại kì kết tập đầu tiên, ta biết ngài Upali tụng đọc Luật, ngài Ānanda tụng đọc Trường Bộ, học trò ngài Saripūtta tụng đọc Trung Bộ.

Thứ hai là nguyên nhân chủ quan. Chắc chắn là phẩm chất của các vị tỳ – kheo trong tăng đoàn nguyên thủy là không đồng đều, dẫn đến cách hiểu và hành trì giáo pháp khác nhau. Ta gặp rất nhiều trong kinh điển mô tả Đức Phật khiển trách một vị tỳ-kheo nào đó hiểu sai hay làm sai lời dạy của Ngài. Thậm chí, đã xảy ra trường hợp các vị tỳ-kheo tại Kosāmbi tranh chấp nhau dẫn tới xung đột vì một điều trong Giới Luật (Vināya), mà đến cả Đức Phật cũng không thể can ngăn nổi!

Ngoài ra, còn có thể xuất hiện những vấn đề khác thuộc về tư cách đạo đức của vị tỳ-kheo. Ta biết rằng trong 20 năm đầu của tăng đoàn không tồn tại Giới Luật. Nhưng vì tăng đoàn ngày càng đông, nên có thể đã xuất hiện một vài vị tỳ-kheo có đạo đức kém. Vì thế mà Đức Phật phải đưa ra Giới Luật, và số quy định ngày càng tăng lên càng chứng tỏ trong tăng đoàn luôn có những vị không xứng đáng về phẩm hạnh. Hai trường hợp nổi tiếng còn lưu lại trong kinh điển là về Devadatta và Subhadda – vị tỳ-kheo đã thốt lên mừng rỡ ngay sau khi Đức Phật vừa tịch!

Từ hai nguyên nhân trên, ta thấy được xu hướng phân hóa trong tăng đoàn nguyên thủy. Từ đó, ta cũng hình dung được nguyên nhân các cuộc phân phái về sau, và do đó, phân li giáo pháp nguyên thủy được Đức Phật truyền dạy.

2.2.2 Sự tan rã của tăng đoàn nguyên thủy

Như đã biết, ngay trong thời Đức Phật đã có nhiều tỳ-kheo không xứng đáng về phẩm hạnh, vi phạm Giới Luật. Nên ta không ngạc nhiên khi khoảng một trăm năm sau thời Đức Phật đã xuất hiện bất đồng về một số điều trong Giới Luật giữa hai nhóm tỳ-kheo chủ trương hai quan điểm khác nhau. Bất đồng này là nguyên nhân chính dẫn đến kì kết tập kinh điển lần thứ hai, đồng thời hai nhóm tỳ-kheo tách ra thành hai bộ phái riêng, Đại Chúng Bộ (Mahāsāṃghika) và Trưởng Lão Bộ (Sthaviravāda). Đạo Phật bắt đầu bước vào thời kì bộ phái và không bao giờ hợp nhất được thành một tăng đoàn như thời nguyên thủy nữa.

Hình 09 Ấn Độ dưới triều đại Maurya – thế kỉ thứ ba TCNHình 09: Ấn Độ dưới triều đại Maurya – thế kỉ thứ ba TCN

Vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên, vua Aśoka triều đại Maurya đã dựng nên một đế chế rộng lớn nhất trong suốt lịch sử Ấn Độ. Đế chế này bao gồm tất cả các nước Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal hiện đại và phần phía đông Afghanistan. Do mến mộ đạo Phật, vị vua này đã hỗ trợ việc truyền bá tư tưởng đạo Phật đi khắp nơi trong vương quốc, và ra cả các vương quốc láng giềng. Ông cho dựng rất nhiều trụ đá ngày nay ta biết đến với tên gọi “trụ đá Aśoka” cùng với các tháp (stūpa) khắp nơi trên vương quốc của mình. Đặc biệt, hình tượng bốn con sư tử trên trụ đá Aśoka được tìm thấy tại Sarnath, nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên, ngày nay được chọn làm quốc huy của nước Ấn Độ. Nhiều tháp Aśoka vẫn còn tồn tại đến ngày nay như tháp Sanchi, tháp Bharhut…hoặc hệ thống điêu khắc đá đặc trưng đạo Phật tại hang Barabar.

Hình 09 Ấn Độ dưới triều đại Maurya – thế kỉ thứ ba TCNHình 10: Tháp Sanchi – bang Madhya Pradesh – Ấn Độ

Sự truyền bá mạnh mẽ của đạo Phật dưới thời Aśoka đã gián tiếp góp phần đẩy nhanh sự phân phái trong lòng đạo Phật, do sự cách biệt về địa lí giữa các nhóm tỳ-kheo hoạt động trong một vương quốc trở nên rộng lớn hơn rất nhiều lần so với hoạt động của các tỳ-kheo thời Đức Phật.

2.2.3 Đạo Phật bộ pháiđạo Phật đại thừa

Từ hai bộ phái ban đầuĐại Chúng BộTrưởng Lão Bộ, đạo Phật tiếp tục quá trình phân phái. Đến thế kỷ thứ hai công nguyên, nghĩa là khoảng 500 năm sau lần phân phái đầu tiên, các nguồn kinh điển khác nhau lưu dấu lại tên của hơn hai mươi bộ phái. Nguyên nhân trực tiếp làm tiến trình phân phái diễn ra mạnh mẽ là sự xuất hiện của các bộ A-tì-đàm (S: Abhidharma / P: Abhidhamma) thuộc các bộ phái khác nhau. Ban đầu, các bộ A-tì-đàm chỉ chứa một số ít luận giải của các luận sư về những điều Đức Phật dạy được lưu lại trong các bộ kinh (S: sūtra / P: sutta). Dần dần số lượng luận giải ngày càng nhiều thêm, nên ta không ngạc nhiên khi các luận sư không đồng quan điểm với nhau về một hay nhiều vấn đề cụ thể nào đó. Chính sự bất đồng quan điểm này giữa các bộ A-tì-đàm thuộc các bộ phái đã làm tiến trình phân phái diễn ra nhanh hơn. Ngày nay, một số bộ A-tì-đàm còn được bảo tồnnổi bật là A-tì-đàm của Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvātisvāda) dạng chữ Hán, và A-tì-đàm của Thượng Tọa Bộ (Theravāda) dạng chữ Pāli. Riêng các nhà Thượng Tọa Bộ vẫn bảo lưu quan điểm rằng chính Đức Phật đã giảng A-tì-đàm, nhưng quan niệm như vậy có rất ít cơ sở vững chắc.

Có thể nói rằng sự phân nhánh của các bộ phái trong đạo Phật gắn liền với sự phát triển của các bộ A-tì-đàm. Từ đó xuất hiện một hiện tượng chưa từng có trước đó trong đạo Phật, đó là việc học thuật thuần túy dần lấn át việc tu tập thực tiễn. [08] Các nhà A-tì-đàm đã bắt đầu xa rời yếu tố cốt lõiĐức Phật đã truyền lại, là kinh nghiệm giác ngộ thực tiễn qua con đường tu tập. Các bộ A-tì-đàm qua nhiều lần bổ sung phát triển bắt đầu trở nên khô cứng, mang tính chất ít nhiều giáo điều của một học thuyết. Hơn nữa, trong các A-tì-đàm bắt đầu xuất hiện dấu vết của quan niệm thuộc một số truyền thống tâm linh bên ngoài đạo Phật. [09] Từ đây, bắt đầu nảy sinh một xu hướng mới ngay trong lòng các bộ phái, là một số vị tỳ-kheo bắt đầu chống lại chủ trương của các luận sư A-tì-đàm. Xu hướng này đã mở đường cho các tư tưởng gọi là “đạo Phật đại thừa” (Māhayāna) nảy sinh và phát triển sau này ngay trong lòng các bộ phái.

Ngày nay, có một nhầm lẫn cho rằng tư tưởng Đại thừa khởi đầu là do “ngoại đạo” (từ thường được giới Phật tử dùng để ám chỉ các truyền thống tâm linh Ấn Độ khác) đem vào đạo Phật, hoặc bắt nguồn từ phái Đại Chúng Bộ (Mahāsāṃghika)  muốn “cải cách” đạo Phật. Nhưng thực tế không như vậy, mà lí do chính ta vừa biết ở trên. Nhiều người công nhận sự khác biệt cơ bản nhất giữa đạo Phật đại thừađạo Phật bộ phái là: Đại thừa chủ trương lí tưởng Bồ-tát (S: Bodhisattva / P: Bodhisatta), còn các bộ phái chủ trương lí tưởng A-la-hán (S: Arhat / P: Arahant). Theo đó, các nhà phản đối trào lưu A-tì-đàm cho rằng A-la-hán là thấp kém, còn Bồ-tát mới thực sự là cao quí. Từ đó, họ tự nhận tư tưởng của mình là Đại thừa và gộp chung tất cả các bộ phái kia lại bằng một danh từ “Tiểu thừa” (Hīnayāna) có tính hạ thấp ít nhiều.

Hình 11 Tượng Bồ-tát tại Ghandāra – thế kỉ 2 đến 3 CNHình 11: Tượng Bồ-tát tại Ghandāra – thế kỉ 2 đến 3 CN

Thực ra, danh từ Đại thừa chỉ xuất hiện khá trễ, và cũng không có bất kì phái nào tự nhận mình đã khai sinh ra phong trào Đại thừa. Thực tế có thể như sau: như ta biết, đạo Phật thời kì bộ phái có rất nhiều bộ phái tranh luận với nhau phần lớn trên quan điểm về các bộ A-tì-đàm, dần dần đưa đạo Phật đến chỗ ưa chuộng học thuật thuần túy hơn là tu tập thực tiễn. Theo xu thế này, ta không ngạc nhiên nếu số lượng các vị chứng đạo ngày càng ít đi; và cũng không loại trừ khả năng một vài vị đã tuyên bố chứng đạo nhưng phẩm hạnh lẫn đạo hạnh không tương xứng với tuyên bố đó. Vì vậy, quả vị A-la-hán ngày càng trở nên ít giá trị hơn xưa. Các nhà chống lại xu thế A-tì-đàm không thể tiếp tục ủng hộ lí tưởng A-la-hán vốn đã bị mờ dần như vậy, nên họ đã tìm cách xiển dương một lí tưởng mới thay cho A-la-hán. Đó có thể là nguyên nhân khiến lí tưởng Bồ-tát được phôi thai và ra đời ngay trong lòng các bộ phái.

Ngày nay, các truyền thống đạo Phật khác nhau phổ biến tại nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…cho rằng mình theo lí tưởng Đại thừa, nhưng thật ra so với lí tưởng Đại thừa ban đầu như ta vừa biết ở trên thì các truyền thống này không có nhiều điểm tương đồng. Bởi cũng như đạo Phật thờibộ phái, đạo Phật đại thừa qua một thời gian rất dài tồn tại đã pha trộn thêm nhiều nội dung thuộc các truyền thống tâm linh khác, mà một số là hoàn toàn trái ngược với tinh thần đạo Phật nguyên thủy thời Đức Phật.

Bên cạnh đó, truyền thống Thượng Tọa Bộ phổ biến tại Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan…cho rằng mình bảo tồn nguyên vẹn toàn bộ lời dạy của Đức Phật, nên trong nhiều trường hợp các vị nhận mình là “đạo Phật nguyên thủy”, nghĩa là Thượng Tọa Bộ đã truyền lại đúng những gì Đức Phật đã dạy. Nhưng thật ra không như vậy. Thượng Tọa Bộ ngày nay chỉ xuất hiện sớm nhất vào thời kì đạo Phật bộ phái vốn nhấn mạnh vào A-tì-đàm như đã biết. Một bằng chứng rõ ràng là đến ngày nay Thượng Tọa Bộ vẫn rất coi trọng vai trò của bộ Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) là một loại A-tì-đàm, trong hệ thống kinh điểnphương pháp tu tập của mình; thậm chí có những dấu vết trong tạng kinh (Sutta pitaka) Thượng Tọa Bộ cho thấy Abhidhamma đã ảnh hưởng lên cả tạng kinh này.

Như vậy, có thể nói rằng không có bất kì một truyền thống đạo Phật nào ngày nay có thể gọi là nguyên thủy. Ta cần thừa nhận một thực tế rằng, đạo Phật nguyên thủy đã dần dần mờ đi kể từ lần phân phái đầu tiên hơn hai ngàn năm trước; và những yếu tố nguyên thủy, nghĩa là những điều Đức Phật thật sự đã dạy chỉ còn nằm rải rác đâu đó trong những hệ thống kinh điển đồ sộ của tất cả các truyền thống còn lưu lại đến ngày nay.

2.3 HỆ THỐNG KINH ĐIỂN ĐẠO PHẬT

2.3.1 Kinh điển đạo Phật đã được hình thành như thế nào?

Kể từ bài giảng đầu tiên tại Vườn Nai, trong suốt 45 năm chắc chắn Đức Phật đã giảng rất nhiều kinh cho nhiều người thuộc các thành phần xã hội khác nhau, trong những tình huống khác nhau.

Ban đầu, khi số lượng tỳ-kheo trong tăng đoàn còn ít do mới thành lập, hẳn nhiên là số lượng bài giảng không nhiều đồng thời các vị tỳ-kheo được trực tiếp nghe Đức Phật giảng, nên việc ghi nhớ những lời dạy của Đức Phật không mấy khó khăn. Thông thường, sau khi Đức Phật giảng một bài kinh, các vị tỳ-kheo tụ họp lại với nhau để bàn luận về bài giảng đó, rồi sau đó tụng đọc lại cho thuộc lòng. Vị nào chưa hiểu sẽ nêu lên thắc mắc của mình, vị nào đã hiểu sẽ giải thích lại cho bạn. Nếu lời giải thích chưa thỏa đáng, vị tỳ-kheo đang thắc mắc có thể đến gặp trực tiếp Đức Phật để nhờ Ngài giải thích lại.

Dần dần, cùng với sự phát triển của tăng đoàn theo thời gian, số lượng tỳ-kheo ngày một nhiều thêm, nên hình thức tu học không thể giữ nguyên như ban đầu mà phải thay đổi. Tăng đoàn được chia thành nhiều nhóm do các vị tăng ni trưởng thượng dẫn dắt. Ngoài giờ nghe pháp do Đức Phật giảng, các tỳ-kheo sẽ sinh hoạt với vị thầy dẫn dắt mình. Kinh điển còn lưu lại nhiều bài giảng không do Đức Phật nói mà là do các vị khác, là một điển hình cho phương pháp tu họcsinh hoạt trong tăng đoàn sau này. Số lượng bài giảng theo thời gian cũng ngày càng nhiều lên, nên rất khó có vị nào tự mình ghi nhớ được hết những lời Phật dạy. Nên trong nhóm của mình, các vị sẽ chia nhau mỗi người có trách nhiệm ghi nhớ một số bài kinh nhất định để khi tập hợp lại họ sẽ giúp nhau tụng đọc cho chính xác.

Đến năm thứ hai mươi của tăng đoàn, Giới Luật chính thức được Đức Phật ban hành. Như vậy ngoài kinh, các vị tỳ-kheo còn cần phải ghi nhớ cả những điều trong Giới Luật để tránh vi phạm. Ngoài ra, có một số vị tỳ-kheo chuyên trách về Giới Luật, vị này nắm rõ toàn bộ Giới Luật để nhắc nhở các tỳ-kheo khác giữ gìn nếp sống đạo hạnh trong và ngoài tăng đoàn. Các vị này trở thành những nhà chuyên môn về Giới Luật (vināyadhara). Tương tự, số lượng kinh điển đã trở nên quá lớn khiến một nhóm tỳ-kheo riêng biệt nào cũng khó lòng ghi nhớ hết được. Từ đó, xuất hiện các tỳ-kheo chuyên tụng đọc (bhanakā). Các vị này có nhiệm vụ chính là cố gắng ghi nhớ và tụng đọc đến thuộc lòng một phần hay toàn bộ lời dạy của Đức Phật, sau đó sẽ tụng lại cho từng nhóm tỳ-kheo riêng lẻ hoặc toàn bộ tăng đoàn ghi nhớ. Như vậy, quá trình phát triển của tăng đoàn dẫn đến sự chuyên môn hóa, mỗi vị tỳ-kheo chú trọng vào một lĩnh vực cụ thể nào đó của giáo pháp để ghi nhớ và hành trì.

Các nhà chuyên môn này là những người giữ vai trò chính trong lần kết tập kinh điển đầu tiên diễn ra ngay sau khi Đức Phật tịch. Những lời dạy của Đức Phật được sắp xếp lại dựa trên một số tiêu chí cơ bản như độ dài – ngắn của kinh, nội dung chính của kinh, hoặc hình thức thể hiện kinh. Tập hợp các lời dạy được gọi là Pháp (S: dharma / P: dhamma) được lưu giữ trong Tạng Kinh. Tập hợp các điều luật của tăng đoàn được lưu giữ trong Tạng Luật. Trong mấy trăm năm đầu, Tạng Kinh và Tạng Luật được lưu giữ hoàn toàn bằng hình thức truyền khẩu cho đến khi bắt đầu được chép lại ở thời điểm đầu công nguyên.

2.3.2 Đặc điểm của hai hệ thống kinh điển cơ bản

Ngày nay, hai hệ thống kinh điển còn tồn tại đại diện cho hai xu hướng phát triển khác nhau trong đạo Phật như đã biết. Một là hệ kinh điển đại diện cho thời kì đạo Phật bộ phái gọi là hệ Nikāya – Āgama. Hai là hệ kinh điển đại diện cho thời kì đạo Phật đại thừa.

Trước tiên, ta đề cập tới hệ kinh điển Nikāya – Āgama. Hệ kinh điển này thuộc thời kì đạo Phật bộ phái. Vì số lượng các bộ phái là khá lớn, nên hẳn nhiên số lượng kinh điển của chúng là rất lớn. Trải qua lịch sử rất lâu dài, kinh điển của các bộ phái dần dần thất lạc bởi nhiều nguyên nhân. Hiện chỉ còn hai hệ kinh điển Nikāya chữ Pāli và hệ kinh điển Āgama chữ Hán là được bảo tồn tương đối nguyên vẹn nhất.

Hệ Nikāya bằng tiếng Pāli được truyền thống Thượng Tọa Bộ bảo tồn. Hệ Āgama (A-hàm) bằng tiếng Hán dịch từ cổ ngữ Ấn Độ chủ yếu được truyền thống đạo Phật tại Trung Quốc bảo tồn. Hệ A-hàm tiếng Hán được tập hợp từ một vài bộ phái trong thời kì đạo Phật bộ phái, chẳng hạn như Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvātisvāda), Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka), Đại Chúng Bộ (Mahāsāṃghika)…Chúng có những tương đồng như sau:

– Tạng Luật Pāli tương đương Tạng Luật Hán.

Trường Bộ Kinh Pāli tương đương Trường A-hàm Hán.

Trung Bộ Kinh Pāli tương đương Trung A-hàm Hán.

Tương Ưng Bộ Kinh Pāli tương đương Tạp A-hàm Hán.

Tăng Chi Bộ Kinh Pāli tương đương Tăng Nhất A-hàm Hán.

Tiểu Bộ Kinh Pāli không có phiên bản Hán tương đương, nhưng có một số tập kinh thuộc Tiểu Bộ có bản Hán hoặc Sanskrit tương đương như Kinh Pháp Cú (Dhammapada), Kinh Phật Tự Thuyết (Udāna)…

Riêng bộ Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) Pāli rất khác biệt so với bộ A-tì-đàm (Abdhidharma) Hán. Điều này một lần nữa chứng tỏ sự phân hóa về nội dung các bộ A-tì-đàm đã dẫn tới sự phân phái mạnh mẽ như ta đã biết.

Vì hệ kinh điển Nikāya – Āgama thuộc thời kì đạo Phật bộ phái, nên hẳn nhiên chúng chứa nhiều nội dung gần gũi với những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật hơn là hệ kinh điển Đại thừa mà ta đã biết thuộc thời kì đạo Phật đại thừa vốn nảy sinh và phát triển sau này. Thầy Thích Minh Châu, một học giả Phật học uy tín, một vị tỳ-kheo trưởng thượng đã nhấn mạnh rằng giới Phật tử Việt Nam vốn có truyền thống tiếp xúc trực tiếp ngay với kinh điển Đại thừa, cần quay lại tìm hiểu hệ kinh điển Nikāya – Āgama. Bởi không thể hiểu được tư tưởng của đạo Phật Đại thừa nếu chưa biết đến tư tưởng của đạo Phật bộ phái mà hệ kinh điển Nikāya – Āgama là đại diện. [10]

Tiếp theo, ta đề cập sơ nét tới hệ kinh điển Đại thừa vốn rất phổ biến tại ViệtNam. Từ những thông tin hiện có, ta biết rằng bộ kinh Đại thừa sớm nhất bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, đó là những bản kinh đầu tiên trong bộ Kinh Bát-nhã (Prajñāpāramitā sūtra). Dần dần trong quá trình phát triển, nhiều bản kinh đã được đưa thêm vào sau này để hình thành bộ Kinh Bát-nhã đồ sộ ngày nay.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay Pháp Hoa (Saddharmapundarīka sūtra) cũng là một bộ kinh Đại thừa rất phổ biến. Bộ kinh này được sáng tác ra có lẽ trong khoảng thời gian năm 100 trước công nguyên đến năm 100. Ngoài ra, còn có ba bộ kinh A-di-đà (Amitābha) phổ biến trong truyền thống Tịnh Độ Tông và rất nhiều bộ kinh khác nữa.

Tất cả các kinh Đại thừa đều được viết ra trên đất Ấn Độ hoặc vùng Trung Á ngày nay; rồi từ đó được các vị tăng mang vào Trung Quốc và dịch sang chữ Hán. Chẳng hạn, các kinh gắn liền với tư tưởng Tịnh Độ trước khi được đem vào Trung Quốc đã thịnh hành ở Kashmir (một vùng đất quan trọng của đạo Phật trong mấy trăm năm đầu công nguyên, là nơi truyền bá đạo Phật vào Trung Quốc cổ đại; ngày nay ở phía bắc Ấn Độ và nằm trong sự tranh chấp giữa ba nước Ấn Độ – Pakistan – Trung Quốc) và Trung Á; sau đó được dịch sang chữ Hán vào khoảng thế kỉ thứ hai công nguyên.

Ngày nay, phần lớn hai hệ kinh điển vừa nêu trên đã được dịch sang tiếng Việt. Người Phật tử Việt Namđiều kiện thuận lợi hơn bao giờ hết khi tìm tòi, đối chiếu, so sánh các nguồn kinh điển khác nhau để tìm lại những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật.

2.3.3 Một số bản kinh Ghandāra cổ

Cho đến thời điểm hiện tại, các bản kinh cổ xưa nhất được tìm thấy gọi là kinh Ghandāra. Ghandāra là tên gọi của một vương quốc cổ xưa, ngày nay nằm trong địa phận thuộc hai nước Pakistanvà Afghanistan; thủ đô của nó có thể là thành phố Peshawar thuộc Pakistan ngày nay. Hai tượng Phật khổng lồ tại Bamiyan, Afghanistan bị Taliban phá hủy năm 2001 cũng thuộc vương quốc Ghandāra ngày trước.

Hình 12 Một bản kinh Ghandāra – thế kỉ thứ nhất CN – sở hữu của British Library, Anh quốcHình 12: Một bản kinh Ghandāra – thế kỉ thứ nhất CN – sở hữu của British Library, Anh quốc

Những bản kinh này được chép lại trong thế kỷ thứ nhất công nguyên, bằng tiếng Ghandarī cổ. Chúng được coi là kinh điển của các nhà Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka) thuộc về thời kì đạo Phật bộ phái. Khảo sát nội dung của các văn bản này, các nhà Phật học tìm ra nội dung của một số trùng khớp với Kinh Pháp Cú (Dhammapada), Kinh Con Tê Giác Một Sừng thuộc Kinh Tập (Sutta Nipata) trong truyền thống Thượng Tọa Bộ; cùng với một số chú giải về A-tì-đàm (Abhidharma).

Những bản kinh cổ này đóng góp rất nhiều vào việc cung cấp thêm tư liệu cho thời kì đạo Phật bộ phái, cũng như cho việc đối chiếu giữa kinh điển của các bộ pháivị trí địa lí rất cách biệt, chẳng hạn trong trường hợp này là giữa Pakistan và Sri Lanka vốn cách nhau tới 3000 km.

 

Chú thích chương 2

[06] Tăng Chi Bộ Kinh – AN 1.1

[07] http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0507.htm

Tăng Chi Bộ Kinh – AN 3.65 – chương III: ba pháp – VII: Phẩm lớn – Các vị ở Kesaputta.

[08] History of Buddhism inCeylon– Walpola Rahula – trang 152 đến 163.

[09] chẳng hạn khái niệm “pudgāla” của các nhà Độc Tử Bộ; pudgāla rất giống với ātman của đạo Hindu. Quan niệm này của phái Độc Tử Bộ bị nhiều bộ phái khác phê phán, gọi phái này là “ngoại đạo”.

[10] Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu Thừa – N. Dutt – Thích Minh Châu dịch – NXB TPHCM 1999 – Lời dịch giả

Đọc kỹ tiến trình tư tưởng Phật giáo, chúng ta sẽ thấy các luận sư không vị nào là không muốn diễn đạt cho thật sự trung thành giáo nghĩa nguyên thủy của đức Từ Phụ. Dầu cho sự diễn đạt đặt dưới nhiều quan điểm và khía cạnh sai khác, lồng vào những bối cảnh có thể nói là mâu thuẫn, nhưng chúng ta vẫn nhận thấy những sóng ngầm đồng nhất, thật sự nguyên thủy trong sự cố gắng trung thành của các nhà luận sư. Cho nên quan điểm của một số học giả Pàli cho rằng những gì ngoài ba Tạng Pàli là ngụy tạo, vừa nguy hiểm, vừa nông nổi nếu không phải là lạc hậu. Nguy hiểm vì tự mình phủ nhận những cố gắng trung thành với đạo Phật nguyên thủy của các nhà luận sư, như chúng ta đã thấy quá rõ ràng trong tập sách này. Nguy hiểm hơn nữa là chúng ta phủ nhận luôn những tinh hoa đạo Phật nguyên thủy do chính các nhà luận sư khai thác và diễn đạt. Nông nổi và lạc hậu, vì ngày nay các nhà học giả Phật giáo phần lớn đều chấp nhận một số tư tưởng Đại thừa là những tư tưởng của đạo Phật nguyên thủyxác nhận chính trong tam tạng Pàli, được kiết tập trong một thời gian một vài thế kỷ, lẽ dĩ nhiên phải có những đoạn phi nguyên thủy xen kẽ vào. Nếu có nhà học giả nào chịu khó so sánh bốn tập A Hàm (Trung Hoa) với các tập Pàli Nikàya tương đương, các vị ấy sẽ thấy có nhiều đoạn văn A Hàm Trung Hoa lại nguyên thủy hơn các đoạn văn Pàli.

Thái độ của một số Phật tử Đại thừa ngược lại xem những gì Tiểu thừathiển cận, nhỏ hẹp, không đáng học hỏi cũng là một thái độ nguy hiểm, nông nổi, nếu không phải là ngây thơ, phản trí thức. Nguy hiểm vì tự nhiên phủ nhận ba tạng Pàli, bốn bộ A Hàm và các luật tạng, những tinh hoa tốt đẹp nhất và nguyên thủy nhất của lời Phật dạy. Và làm vậy chúng ta mắc mưu các nhà Bà-la-môn giáo đã khôn khéo loại bỏ ra ngoài Phật giáo những tinh ba của lời Phật dạy, bằng cách gán cho danh từ “Tiểu thừa”. Nông nổi và ngây thơ, vì thật sự danh từ Tiểu thừaĐại thừa không được tìm trong ba tạng Pàli và bốn bộ A Hàm và chỉ là những danh từ được tạo ra về sau. Hơn nữa, tìm hiểu quá trình lịch sử tư tưởng Phật giáo, chúng ta chỉ có thể hiểu được tư tưởng Đại thừa sau khi chúng ta tìm hiểu được tư tưởng nguyên thủy. Loại bỏ tư tưởng nguyên thủy để tìm hiểu tư tưởng Đại thừa cũng như thả mồi bắt bóng, và bắt bóng ở đây là bắt bóng tà ma ngoại đạo, mới thật sự nguy hiểm hơn. Các nhà gọi là Đại thừa cần phải xác nhận một sự thật lịch sử, là các nước Tiểu thừa chống giữ sự xâm nhập của ngoại đạo tà giáo kiên trì và hữu hiệu hơn các nước Đại thừa. Lý do chính là tư tưởng Đại thừatà giáo ngoại đạo nhiều khi cách xa chỉ có gang tấc, và nhiều nhà tự cho là Đại thừa lại sẵn sàng bước qua biên giới ấy.

Kan




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/04/2012(Xem: 78187)
07/11/2010(Xem: 140141)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.