IV Đại nguyện tầm thinh cứu khổ với 32 ứng thân của Bồ tát Quán Thế Âm, và Bồ tát Diệu Âm trong kinh Pháp Hoa.

11/07/20183:19 CH(Xem: 6186)
IV Đại nguyện tầm thinh cứu khổ với 32 ứng thân của Bồ tát Quán Thế Âm, và Bồ tát Diệu Âm trong kinh Pháp Hoa.

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
QUYỀN THỰC
THÁNH ĐẠO VÀ PHẬT GIÁO

 

Phần IV

Đại nguyện tầm thinh cứu khổ với 32 ứng thân của Bồ tát Quán Thế Âm, và Bồ tát Diệu Âm trong kinh Pháp Hoa.

 

Hạnh nguyện cứu khổ ban vui của Bồ tát Quán Thế Âm xuất hiện trong vô số kinh luận. Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thứ 25, nói rất rõ Bồ tát Quán Thế Âm không những chỉ tầm thanh cứu khổ mà còn thị hiện 32 ứng hóa thân phù hợp để dạy bảo, cứu giúp chúng sinh. Con số 32 cũng chỉ là một con số tượng trưng, có thể là muôn triệu muôn ức lần thị hiện hơn thế nữa, tức thân hiện khắp nơi, nơi nào có chúng sinh thì nơi đó có Phật và Bồ tát dưới nhiều thân tướng khác biệt, đồng sự hoặc đồng hành, gọi là phổ môn thị hiện.

Phổ môn thị hiện là hoạt dụng du hí thần thông của chư Phật và Bồ tát, tự tại hóa hiện các giả danh giả tướng khác nhau để thuyết pháp độ sinh.

Trong Quán Âm Huyền Nghĩa Ký của Ngài Tri Lễ, tổ thứ 17 Pháp HoaTông, (960 - 1028), tức tập giải thích tác phẩm Quán Âm Huyền Nghĩa của Trí Giả Đại Sư,  đã giải thích sơ lược mười nghĩa về phổ môn thị hiện là: 1. Nhân Pháp. 2. Từ Bi. 3. Phước Tuệ. 4. Chân Ứng. 5. Dược Châu. 6. Hiển Ẩn, 7. Quyền Thật. 8. Bổn Tích. 9. Duyên Liễu. 10. Trí Đoạn.

 

1/. Nhân Pháp:

Kinh nói: “Vì nhân duyên này mà gọi là Quán Thế Âm”, tức là nói về người trước, lại nói: “Nhờ năng lực phương tiện thị hiện Phổ Môn”, tức là nói về pháp mà con người ấy có khả năng thực hiện, nên nói là nhân pháp.

 

Xin trích dẫn ra đây những đoạn kệ nói về cơ duyên ứng hiện của Bồ tát Quán Thế Âm, trong phẩm Phổ Môn, kinh Pháp Hoa:

“Lúc bấy giờ Vô Tận Ý Bồ Tát

Áo bày vai đảnh lễ Đức Thế Tôn

Bạch lời rằng: Đại Bồ Tát Quán Âm

Xin Phật dạy nhân duyên sinh danh hiệu.

Phật dạy rằng: Đại bi tâm vi diệu!

Nghe lời than từ vô lượng chúng sinh

Người kính tin niệm nhất niệm xưng danh

Sức cảm ứng từ âm thanh mà hiện

 

Lòng vọng dục sân si như lửa đỏ

Sông ái ân vây bủa sóng vạn trùng

sắc tài cuồng vọng giữa bể Đông

Thuyền phiêu bạt trên dòng sâu nghịch gió

Tâm mải miết tìm đường hoa, lối cỏ

Say men đời nghiêng bóng đổ lầm than

Rồi đường ma, nẻo quỷ tiếc đêm tàn

Chút phù bạc giam cầm như vô tận

Chấp nhân ngã, thị phioán tặc

Lòng dâm ô, kiêu mạn gốc mê lầm

Một lời kêu cầu danh hiệu Quán Âm

Thường cung kính tức tâm tâm như nhất

Trên tương hợp giác tâm đồng chư Phật

Dưới độ muôn loài mở ngục tử sinh

Cầu thân trượng phu trí dũng, hiền minh

Cầu thân nữ nét băng trinh như ngọc.

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm thần lực

Chúng sinh nên hằng lễ lạy cúng dường

Nếu có người trì niệm Phật mười phương

Tâm cung kỉnh trọn đời không thối thất

Công đức sinh chẳng bao giờ mai một

Đồng như người một lần niệm xưng danh

Bởi vì sao? Phật đồng Phật, khác tên

Tánh đồng Tướng vô biên công đức tạng”.

(Trích Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô tướng, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm, 2009)

 

2/. Từ Bi:

Đoạn văn sau đây nói về Bồ tát dùng lực từ bi làm phương tiện ứng thânhóa độ chúng sinh, tức Quyền pháp của Bồ tát, là một trong hai chủ đề của tập sách này:

“Ngài Vô Tận Ý chắp tay bạch Phật:

Quán Thế Âm ứng hiện cõi Sa Bà

Phổ độ sáu đường sinh tử lại, qua

Dụng phương tiện thế nào mà vô ngại?

Phật dạy rằng: Lực Từ vào biển ái

Đắc Kim Cang tam muội ứng muôn thân

Kẻ mê lòng khởi kiến chấp ngã, nhân

Hiện nghìn tướng hóa thân từ thực tướng

Ví có Bồ Tát vào Tam Ma Địa

Tu pháp môn vô lậu bậc Trung thừa

Hằng xa lìa phiền não, bỏ ghét, ưa

Liền thị hiện Phật thânthuyết đạo

Hàng hữu học đạt tịch minh thâm áo

Liền hiện thân Độc Giác thuyết minh kinh

Đoạn nhân duyên được thắng giải hiện tiền

Liền đem pháp đại bithuyết giảng

Người trì giới tu hạnh môn nhập diệt

Đạt pháp Không, Tứ Thánh Đế Nhị thừa

Liền hiện thân giới, định, tuệ Thanh Văn

Thuyết liễu nghĩa khiến cho người giải thoát

Nếu có chúng sinh mến thân trong sạch

Liền hiện thân thanh tịnh của Phạm Vương

Nếu có người cầu cảnh giới Thiên cung

Thân Đế Thích lại vì người mà hiện

Nếu người cầu có được thân thần biến

Liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên Vương

Nếu người cầu bay bỗng khắp mười phương

Liền hóa hiện thân Thiên Vương Tự Tại

Nếu người cầu thân anh hùng trí dũng

Liền hiện thân vị Thiên tướng cõi trời

Nếu như người muốn điều ngự bốn phương

Liền thị hiện Tứ Thiên Vương thân tướng

Nếu như người cầu thiên binh vạn tướng

Sai khiến quỷ thần, thống lĩnh Thiên cung

Liền ứng hiện thân Thái tử Thiên vương

Thuyết chánh pháp khiến được như ý nguyện

Nếu có người cầu hoàng cung ngọc điện

Liền vì người hóa hiện sắc thân vua

Nếu như người cầu thiên tứ vạn chung

Liền thị hiện ứng thân người trưởng giả

Nếu như người thích văn đàn tao nhã

Liền hiện thân cư sĩ luận đàm kinh

Nếu như người thích quản trị, điều hành

Liền ứng hiện thân Tể quan thuyết đạo

Nếu như người thích suy tầm số thuật

Liền hiện người tu hạnh Bà la môn

Nếu như người cầu trí tuệ cửa Không

Liền hóa hiện thân người tu tịnh hạnh

Nếu như có thiện nữ nhân, nam tử

Lòng kính tin ngũ giới nhất tâm trì

Liền hiện thân Ưu bà tắc, Ưu bà di

Thuyết thiện pháp khiến người mau thành tựu

Hóa hiện giai nhân gần ngôi Vương hậu

Hướng tâm người đoan chính chốn phòng loan

Nếu có người đồng nữ hoặc đồng nam

Trí tinh vẹn, liền ứng thân thuyết đạo

Nếu có chư Thiên biết thiên đình huyễn ảo

Liền hóa thân thiên nữ hoặc kim đồng

Như gấm thêu lụa dệt sắc mây lồng

Cõi phước báu có sinh thì có diệt

Nơi bể thẳm vẫy vùng đà thấm mệt

Loài rồng thiêng nay chẳng muốn trứng rồng

Liền ứng thân vào tận cửa long cung

Thuyết chánh đạo đổi thành thân trí hạnh

Loài quỷ dữ sinh tâm cầu thân tịnh

Liền tùy tâm ứng hiện cõi Dược Xoa

Nếu nhạc thần Đế Thích Càn Thát Bà

Bỏ ý tưởng chấp thân là cố định

Liền hóa hiện tương tợ thân thiện hạnh

Thuyết lời kinh như tháo củi mở lồng

Nếu như lòng sân hận cõi Thiên ma

Bỏ tâm chấp liền ứng thân cứu giúp

Nếu như Khẩn Na La thần âm nhạc

Nghe âm giai biết thực tướng âm thinh

Liền hóa thân tương tợ thuyết lời kinh

Chánh pháp tạng có đâu rời cung bậc

Nếu như đại mãng xà bỏ tâm hung độc

Nghe Phật danh liền quy niệm nhất tâm

Như tâm Từ liền tương tợ ứng thân

Thuyết đại pháp bỏ thân nhiều oán trược

Nếu như người thích vun bồi cội phước

Thích sinh thân qua lại cõi nhân gian

Sắc là niệm, niệm khởi ứng nghìn thân

Thuyết phước báu được thân người gặp Phật

Nếu có chúng sinh vô hình, vô hữu tưởng

Muốn thoát vòng ràng buộc của thức tình

Dòng vọng tâm như trường dạ minh minh

Liền ứng hiện tương tợ thân thuyết giảng”.

(Trích Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô tướng, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm, 2009).

 

3/. Phước tuệ:

Muốn viên mãn thì cần phải tu hành, tu hành không ngoài phước tuệ. Trong pháp Lục Độ thì Phước tức là năm độ đầu, tức Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định. Tuệ là độ thứ sáu, tức Bát nhã, cho thấy sự và lý đều đầy đủ. Trong đoạn sau đây, bát nhã chính là Tánh Nghe:

 

“Nầy Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát

Dùng vô tác diệu lực tam muội Kim Cang

Mở Bi tâm với tất cả chúng sinh

Phát thệ nguyện làm mất lòng kinh sợ

Mười bốn pháp ban bố tâm vô úy

Quán tâm người năng quán được âm thinh

Xoay thấy nghe về tự tánh bổn sinh

Vào nước lửa Pháp Thân nào tổn hoại

Vọng tưởng diệt chân tâmthường trụ

Ví như người đi giữa lũ yêu ma

Có bao giờ quỷ mị ngự tâm ta

Lực vô ngại vào ra muôn ức cõi.

Luôn huân tập Cái Nghe về bản tánh

Đem sáu căn về lại một Tánh Nghe

Khiến chúng sinh đương lúc bị lâm nguy

Đao gãy đoạn như chạm vào sắt thép

Nước tĩnh lặng chỉ hoài công kiếm bén

Tánh nguyên lai chẳng lay động bao giờ

Một Tánh Nghe rỗng suốt cõi thiên thu

Xóa bóng tối u đồ bừng tuệ nhật

Nghe như không nghe, tiếng như không tiếng

Âm thinh trần nguyên hiện tánh âm thinh

Những gông cùm xiềng xích chốn ngục hình

Chẳng giam nổi thánh tâm người đạt Đạo.

Tiếng theo tiếng trả về cho tĩnh lặng

Thuần Tánh Nghe viên mãn chẳng đến đi

Đại lực Từ viên mật suốt trong ngoài

Cảnh đối cảnh, người đối người an lạc

Vững vàng như núi ai người nhổ được

Lìa sắc thanh, vọng dục vướng chi chân

Căn cảnh viên dung không sở, không năng

Ai người nói ai người nghe đối đãi

Lìa sân hận không ta, người, khôn, dại

Biết cảnh trần hư dối tướng đến, đi

Pháp giới, thân tâm như minh nguyệt lưu ly

Tâm mông muội san bằng như thạch bích.”

(Trích Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô tướng, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm, 2009).

 

4/. Chân Ứng:

Nếu trí tuệ nhận ra thực tướng vạn pháp tức tánh tướng không hai, nhân quả đồng thời, một bàn tay khi úp khi mở, trăng khi tròn khi khuyết… thì đà phù hợp với pháp tánh, pháp tánh tức là tên gọi thật tướng, là pháp thân. Pháp thân đã hiển bày thì có khả năng thuận theo Chân tức Bản hoặc Thực, mà khởi ứng thân tức Tích hoặc Quyền.

 

“Bửu giác viên dung Kiến, Văn, Giác, Tri

Thân ứng hóa trên đường mây, bóng lá

Hiện tám muôn bốn nghìn hình tướng lạ

Khi từ bi, khi định, tuệ, oai nghi

Nói vô biên thần bí tạng chân ngôn

Vào biển khổ hải triều âm bất tuyệt

Cảnh hóa trần ví mây che mặt nguyệt

Do Văn, Tư đã đối cảnh vô tâm

Như âm thinh vượt tường vách che ngăn

Hiện thần dụng lướt trên ngàn mẫu tự

Tín tâm minh vượt vạn trùng sóng dữ

Lòng kinh nghi khiếp hãi được bình an

Chút thịt xương kết hợp gọi là thân

Người tịnh hạnh đã từng phen buông xã

Như trí Phật trang nghiêm nghìn cõi nước

Như tâm Từ hiện Như Ý bảo châu

Cảnh trời, người ba cõi nhiếp tâm tu

Thấy Phật lực như sở cầu ứng hiện.

Bậc Tịnh Thánh chúng sinh thường tâm niệm.”

(Trích Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô tướng, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm, 2009).

 

5/. Dược Châu:

Hai thân Dược Thụ VươngNhư Ý Châu Vương do Phật hóa hiện. Dược là cây thuốc chúa có thể trị lành tất cả tật bệnh của chúng sinh. Châu là hạt ngọc Như Ý có thể sinh ra các vật quý báu. Sự hóa hiện của chư Bồ tát và Chư Phật từ chân thân đều ví như ngọc châu làm ích lợi cho người khác. Chân thân hiện muôn vàn thân tướng dụ như cây thuốc quý trị lành muôn vàn thân bệnh và tâm bệnh. Các ứng thân này tùy muôn cơ duyên ứng dụng tương tự như hạt châu chiếu sáng. Thí dụ này cũng có thể giải thích theo câu chuyện một người đi vào rừng tìm được một cây thuốc quý tỏa hào quang. Người ấy mang cây thuốc về, trị lành tất cả bệnh cho những người xa gần. Cây thuốc được gọi là dược châu.

Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ 24, hai chữ “vãng lai” trong phẩm Bồ Tát Diệu Âm Vãng Lai bao hàm ý nghĩa tinh vi về quyền thực, bản tích, chân ứng, tánh tướng nhất như.

 

“Trên tòa vì người hằng chuyển pháp luân

Chư Bồ Tát quỳ dưới chân phụng thỉnh

Như nhật nguyệt trải dài miền đất tịnh

Tỏa ngời thân vị Bồ Tát Diệu Âm

Dùng vô biên đại tam muội nghiêm thân

Hạnh Bồ Tát dúm bụi hồng phù thế

Bay trong cõi kinh vàng ru sóng bể

Một lần qua rồi lại những lần qua

Vô lượng thân rụng xuống nụ tàn hoa

Mầm nhánh mới bật chồi rung chuyển đất”.

(Trích Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô tướng, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm, 2009).

 

6/. Hiển Ẩn:

Hiển là phơi bày thân ứng hóa. Ẩn là ẩn kín thân chân thực. Hiển là hiển Tích. Ẩn là ẩn Bản. Hiển là hiển Quyền. Ẩn là ẩn Thực. Đây chỉ là một giai đoạn tùy cơ giáo đạo của chư Phật và chư Bồ tát. Đến lúc cần thì lại “khai Tích hiển Bản” như trong phẩm “Như Lai Thọ Lượng” trong kinh Pháp Hoa. Đối với Bồ tát Quán Thế Âm thì danh xưng này cũng như 32 giả danh và giả tướng lúc hiện thân Trời, thân Trưởng giả, thân Dạ Xoa v.v… chỉ là Tích mà thôi. Bồ tát đã thành Phật tự lâu xưa với Phật hiệuChánh Pháp Minh Như Lai, nay hóa hiện thân Bồ tát chính là “hồi đại hướng tiểu”.

 

“Phật dạy rằng: Cũng nên chớ sinh lòng

Khởi ý tưởng cõi Diêm Phù hạ liệt

Vô lượng chúng sinh, chẳng hư, chẳng thiệt

Phật Thích Ca thương xót ứng hiện thân

Giáo pháp cho người, điều phục khó khăn

Chư Bồ Tát mang thân hình đen đúa

Chẳng như ông - từ nhân lành kết quả

Được sắc thân sáng rực, trí quang minh

Như thân ta trùm khắp đại tam thiên

Sắc thân Phật cõi Diêm Phù chẳng vậy.

Ngài Diệu Âm bạch rằng: Như uyên hải

Con nay qua đến cõi nước Diêm Phù

Nương oai thần, Phật lực khối tâm hư

Nhập tam muội dụng thần thông như ý”.

(Trích Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô tướng, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm, 2009).

 

7/. Quyền Thật

Phần này đã nói các trang trên, ở đây không cần thiết phải nhắc lại. Nếu đứng trên phạm vi giáo đạo mà luận thì Tứ trí hợp với Tứ giáo như đã nói trên, nhưng tóm lược mà nói không ra ngoài hai trí là Quyền và Thật.

 

“Phật lại dạy rằng: Hỡi nầy Hoa Đức!

Bồ Tát Diệu Âm biến hóa muôn thân

Dùng âm thanhhoán chuyển tam luân

Dâng kỹ nhạc khiến chúng sinh nhiếp ý

Cảm hóa tâm người đưa về nhất thể

Độ tam đồ cũng vẫn nói kinh nầy

Hoặc hậu cung ứng hiện bậc vương phi

Đại thần lực đến đi không tổn giảm.

Nếu tương ưng pháp Thanh Văn độ thoát

Liền ứng thân người tu hạnh nhị thừa

Nếu độ người mến thích cảnh thanh u

Rừng suối vắng liền hiện thân Duyên Giác

Người phát đại tâm năng cầu đại pháp

Liền hiện thân Bồ Tát nói lục hành

Nếu người cầu thấy Phật chuyển mê tình

Trên đài báu hiện ngồi tòa chư Phật.

Chỗ chúng sinh biếng lười tâm thối thất

Liền vì người thị hiện nhập Niết Bàn

Đại thần thông trí tuệ khó so lường

Như đại hải, biển âm thinh vô ngại”.

(Trích Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô tướng, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm, 2009).

 

8/. Bổn Tích

Quyền Thực là luận về chiều rộng, Bổn Tích là luận về chiều cao. Thực ra chư Phật vì căn tánh chúng sinh cao thấp mà thuyết ra giáo pháp cao thấp, tùy căn cơ chúng sinh hạn hẹp mà thuyết ra giáo pháp rộng sâu. Tự tánh Pháp không cao không thấp không rộng không hẹp.

 

“Lại thưa rằng: Vị Diệu Âm Bồ Tát

Trồng cội căn lành độ thoát thế gian

Bạch Thế Tôn! Chánh định khó nghĩ bàn

Xin được dạy những gì là tam muội?

Phật lại dạy rằng: Hỡi nầy Hoa Đức!

Chánh định là Hiện Nhất Thiết Sắc Thân

Danh vô danh, tướng vô tướng chuyển luân

Luôn khai triển vô lậu tâm hằng hữu”.

(Trích Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô tướng, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm, 2009).

 

9/. Duyên Liễu

Trong Quán Âm Huyền Nghĩa Ký, sư Tri Lễ nói: “Liễu là biểu hiện phát ra, duyên là cung cấp giúp đỡ. Cung cấp giúp đỡ cho Pháp thân phát ra biểu hiện rõ ràng. Liễu là trí quán Bát-nhã, cũng gọi là tuệ hành chánh đạo trí tuệ trang nghiêm. Duyên là giải thoát, hành hạnh trị đạo phước đức trang nghiêm. Đại Luận chép: “Một người có thể làm cỏ – một người có thể gieo trồng. Gieo trồng dụ cho duyên, làm cỏ dụ cho liễu. Nói chung về giáo thì các giáo đều đầy đủ nghĩa duyên liễu”.

Ngoài nghĩa trên, Từ Hoa tôi xin được phép giải thích với một nghĩa khác là “sinh nhân” và “liễu nhân” không phải là hai.

 

“Này Hoa Đức! Xưa Diệu Âm Bồ Tát

Hiện thân này cũng pháp hiệu Diệu Âm

Sắc và thanh đâu ngoài một nguồn tâm

Tâm tinh vẹn ví gặp hằng sa Phật.

Thanh vô thanh – không người và không vật

Nên vào ra vô ngại ứng muôn thân

Tùy hạnh duyên qua lại bể trầm luân

Như tiếng sóng vỗ đôi bờ sinh tử.”

(Trích Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô tướng, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm, 2009).

 

10/. Trí Đoạn:

Trí tức Trí Đức, là trí chiếu soi chân lý, chỉ cho Bồ Đề. Đoạn tức Đoạn Đức, là trí diệt vô minh, chỉ cho Niết Bàn. Cũng có nghĩa là dùng trí tuệ bát nhã chuyển hóa vô minh.

“Muôn cõi tịnh đạo tràngthế giới

Vào thế gian chẳng hoại pháp thế gian

Pháp tử mười phương đảnh lễ cúng dàng

trí tuệ đồng hằng sa chư Phật

Lục căn viên thông, cảnh tâm bất nhị

Như mặt gương hiện rõ nghiệp chúng sinh

Vô lậu căn thân, kính trí Đại Viên

Thể tròn sáng tánh Không Như Lai Tạng

Tri kiến đồng Phật hiện thân đồng Phật

Vào tận mật ngôn, mật ngữ Như Lai

Sinh ra Văn-Thù nhiều đến sáu mươi hai

Số hạt cát sông Hằng nghìn thế giới

Trăm ức mặt trời hiện trăm ức cõi

Vòng trăng xanh nguyệt chiếu mỗi song mây

Pháp Như Lai tùy phương tiện mãn khai

Tùy căn tánh chúng sinh mà thuyết giáo.

Đắc nhĩ căn viên thông vô thượng đạo

Vô tác thần thông diệu đức bất tư nghì.”

(Trích Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô tướng, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm, 2009).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48425)
11/08/2013(Xem: 43812)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.